CHÂN DIỆN MỤC
Tiếng nước tôi đối với tôi nó thiêng liêng lắm!
Lúc đầu nó là quy ước,
công cụ. Nó giúp cho người nước tôi hiểu nhau… rồi nước láng giềng… rồi bây giờ
là Thế Giới!
Nó truyền tải tín
hiệu, giao tiếp, tâm tình, suy tư, sáng kiến… kể lại chuyện xưa… và… viết để lại
cho đàn sau!!!
Văn suôi thì rất cần thiết, rất thân, ta
biết ơn và trân trọng! Nhưng với THƠ và NHẠC thì nó rất đáng YÊU và SAY MÊ. Cho nên ở đây tôi vinh danh các THI SĨ và NHẠC SĨ!!! Yêu từ lần đầu cho tới
lần cuối! Từ khi nghe mẹ ru cho tới khi đọc những bài kệ, thơ tuyệt mệnh! …
Tôi
không yêu tiếng Việt sao được, khi đọc Chinh Phụ Ngâm, Truyện Kiều, thơ Nguyễn
Bính!!!
Tôi không mê sao được khi nghe nhạc Phạm Duy!!!
Thời “Thơ Mới” tiếng Việt đã rất tiến bộ, gửi ta những vần điệu làm ta
thích thú. Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu trọng Lư và Hàn Mặc Tử đã nâng câu thơ Việt
lên một nghệ thuật cao (mặc dù Xuân Diệu và Huy Cận có chút ảnh hưởng Tây và
còn lưu luyến chút ảnh hưởng Tầu).
Những câu:
Hơn một loài hoa đã rụng
cành
và:
Nghe sầu âm nhạc đến
sao Khuê
rồi:
Sóng gợn Tràng Giang
buồn diệp điệp
Tuy còn có chút ngoại! nhưng
Không cầu gợi chút niềm
than mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp
bãi vàng
và:
Thuyền ai đậu vũng
trăng đêm ấy
Có chở trăng về kịp tối
nay
………
Ở đây sương khói mờ
nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm
đà
khiến ta phải nghiêng mình chào:
Tuyệt quá!
Nếu liệt kê hết những câu:
Nghe chừng gió nhớ qua
sông
E bên lau lách thuyền
không vắng bờ
… Đã nghe rét mướt luồn
trong gió
Đã vắng người sang những
chuyến đò
…Tai nương giọt nước
mái nhà
Nghe trời lạnh lạnh
nghe ta buồn buồn
… Đêm nay mới thực là
đêm
Ai đem trăng giãi lên
trên vườn chè
… Cửa xưa mành trúc
còn ngăn
Góc vườn vẫn đọng
trăng xuân thuở nào
thì e lấy thúng mà đong không hết, mà dù có đậy miệng thúng lại thì thơ
cũng ló đầu ra cười mỉm chi với ta!
Đến Phạm Thiên Thư thì tiếng Việt Lục Bát đã làm ta quay cuồng… rồi chết lịm!
Rất nhiều người bình bầu lục bát của Phạm Thiên Thư trong Động Hoa Vàng đã lên đến
tuyệt đỉnh lục bát!!!
Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im
lặng chờ
… Mắt nàng ru chiếc
nôi êm
Ru hồn tôi ngủ ngàn
đêm tuyệt vời
Ông Tầu và ông Nhật, ông nào yêu tiếng Việt hơn?
Tầu có Đới Ngoạn Quân khắc cả một bài thơ tiếng Việt của Tản Đà lên một miếng
ngà chỉ nhỏ bằng hạt gạo! Các ông Lí văn Hùng, Thôi Tiêu Nhiên, Thi Đạt Chí…
(có chân trong hội Nghiên Cứu Á Châu của thầy Nguyễn Đăng Thục) đã dịch Chinh
Phụ Ngâm, Truyện Kiều… và viết nhiều về văn học Việt Nam! Nhưng không nổi tiếng,
không được nhiều người đọc, người nghe bằng ông Nhật Bản chuyển âm những bài
hát của Trịnh công Sơn!
Bà Đầm Xòe, tuy ở Việt Nam tới 80 năm nhưng ít đọc, ít nghe Việt Nam.
Một ông Tây mua cả cù lao Năm Thôn, mua cả 10.000 mẫu ruộng ở Đồng Tháp,
nhưng bỏ của chạy lấy người vì… có lẽ chưa đọc ca dao Việt Nam:
Tháng giêng tháng bẩy
phân minh
Mồng năm mười chin thin sinh tị hồi
… Bao giờ vối chín bàm trôi
Tua rua đúng ngọ thì thôi cày bừa
Tôi là một thằng rất
dở nhạc lý,
nên đành chơi theo kiểu quê mùa của tôi: Nghe Nhạc Việt lời Việt!
Nhạc có sức truyền
tải nhanh hơn, rộng hơn, xa hơn văn thơ!
Nếu ai hỏi tôi
thích nghe nhạc gì thì tôi trả lời: Chỉ Thích lên Núi Cao Ngủ (Duy Cao Sơn
Miên)
Ngô Trọng Miên thì
hiện đại… và… sông Seine đẹp quá! Trịnh Công Sơn (có hồi tôi nghe suốt ngày)
bay bổng quá, phóng khoáng quá, xúc tích quá (nhưng cũng đôi khi mờ ảo, xa vời).
Văn Cao mơ ước, mơ mộng, Mơ Huyền!
Duy cái anh Phạm
Duy thì lừng lững, tay phải tay trái đều vung ra những lời những điệu ru lòng
người! Tôi phải nói: Đó là Đại Nhạc Sĩ, Đại Thi Hào yêu tiếng Việt xưa, một thuở nào!!! Hàng triệu người hát và hàng chục triệu
người nghe nhạc Phạm Duy!!!
Một cậu Công Tử ở
Hà Nội mà khi đi kháng chiến thì… thì… yêu đến tha thiết! Yêu như lâng lâng và ngây dại… đôi khi nghẹn ngào se thắt!
Chúng ta đã từng được rót vào lòng, hay ngấu nghiến nuốt vào lòng những lời
nhạc của Phạm Duy. Chỉ có nhạc Phạm Duy mới vẽ nên nét đẹp của áo chàm xanh
trong nương chiều. Chỉ có Phạm Duy mới nặn nên em bé quê với củ khoai nướng đẹp
hết biết. Chỉ có Phạm Duy mới dựng lên nét đẹp và tâm tư của dân nghèo từ thôn
quê tới thành thị (tình nghèo, phố buồn).
Chỉ có Phạm Duy mới
quết lên bức tranh quê đẹp từ ông già, bà già cho tới cô gái.
Ruộng khô có những ông già rách vai,
cuốc đất bên đàn trẻ gầy,
có người bừa thay trâu cầy…
Ông già thì cực với ruộng khô! Còn bà già
thì rất lâu mới có một niềm vui là “nồi cơm ngô đầy”. Còn cô gái thì đêm về, thôn xóm ngập tràn héo hắt:
Nửa đêm… thanh vắng không một bóng trai…
có tiếng o nghèo thở dài…
vỗ về trẻ thơ bùi ngùi…
Nói về chiến tranh thì ghi âm của Phạm Duy trên cả tuyệt vời! Một tượng
đài mà không nơi nào, thời nào có được! Và người Việt phải muôn đời ghi nhớ:
Ngày trở về… anh bước lê trên quãng đường đê… đến bên
lũy tre.
Nắng vàng hoe… vườn dâu trước hè… chờ đón người về.
Mẹ lần mò… ra trước ao…
nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ!
Tiếc rằng ta… đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ…
C.D.M. Tháng giêng 2018
Bài viết thật hay và đầy tự hào của tiếng Việt, nước tôi! Cảm ơn thầy Phạm Huy Viên và cô chủ vườn, mong các bạn sẽ đọc và giới thiệu với bạn bè.
ReplyDeleteNhân đây tôi cũng đóng góp một nét “vui vui” của chữ nghĩa tiếng Việt phong phú, muôn màu. Ngày xưa tôi thường dùng mấy câu thơ trong bài “Đám đông” của Nguyễn Tất Nhiên để trêu ghẹo cô bạn gái Bắc kỳ của mình:
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều đạp xe vô chợ
mắt như trời bao dung
-các bạn chú ý 2 chữ sau cùng của câu thơ cuối:
cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc “demi-garçon”
chiều đạp xe vô chợ
mắt như trời "bung dao" – (đọc lái “bao dung”)
NNH