__________________
VŨ THẾ THÀNH
“…Ghé vào quán nhậu gần nghiã trang quân đội, ông bắt gặp một người lính đang ngồi uống bia một mình, trên bàn đặt hai ly bia. Anh lính vừa đi đưa đám bạn mình. Nâng ly, rồi cụng ly, rồi uống… Cứ thế, người lính uống với cái bóng của bạn mình, cho tới khi gục xuống bàn. Nhà điêu khắc lặng lẽ quan sát. Ông bắt được cái “thần sắc” nỗi buồn trên khuôn mặt, trên đôi mắt của người say nhớ bạn….”
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ
(Tiếng cuốc kêu – Nguyễn Khuyến)
—–
Sài Gòn đổi tên, con cọp mất tích, chẳng ai còn nhắc đến la de con cọp một thời , nhưng nhãn hiệu bia 33 thì còn. Ông chủ mới chỉ thêm một con số 3 nữa, thành bia 333 |
Lần đầu tiên nếm mùi bia 33 là hồi tôi mới đậu
Tú tài. Thằng bạn và tôi rủ nhau đi Vũng Tàu, uống cà phê ở Bãi Trước, ngắm biển
và ngắm… người (nữ). Chưa biết nhậu nhẹt, nên chỉ có thế cho bõ công đèn sách.
Trên đường về lại Sài Gòn, thằng bạn rủ ghé ông anh nó đang đóng quân đâu đó ở
Biên Hòa. Đàn anh chơi đẹp, dẫn hai thằng đệ “tân khoa tú tài” đi nhậu lề đường.
Gọi bia 33, ba anh em nâng ly, nốc một nhát cạn ly. Nửa ngọt, nửa cay, hương thơm, vị đắng. Bia mát lạnh, ngoài mặt nhăn nhó, nhưng trong bụng sảng khoái vô cùng. Hồi lâu, ông anh ngập ngừng “Uống chút băm ba cho biết mùi đời. Giữa tháng, anh hết “đạn” rồi, hai chú chịu khó làm tiếp “nước mắt quê hương” cho… chóng lớn!”. Nước mắt quê hương mà ổng nói là rượu đế.
Tình dang dở khó quên. Sảng khoái dang dở cũng không ngoại lệ, huống chi đó lại là ấn tượng sảng khoái bia bọt thuở ban đầu. Sau này đám bạn đi lính về phép, lại kéo nhau ra quán nhậu bù khú. Ít tiền thì la de con cọp, nhiều tiền thì bia 33.
Bia 33 là loại bia sang nhất hồi đó do hãng BGI sản xuất, và đây cũng là hãng bia duy nhất của miền Nam. Hãng chỉ sản xuất chỉ có hai loại bia: chai lớn dung tích 66 phân khối và chai nhỏ, 33 phân khối.
Ngôn ngữ thường được sáng tạo nơi bàn nhậu, mà bàn nhậu đã sáng tạo thì không thể thay đổi. Chai nhỏ, dân nhậu gọi là bia băm- ba, chẳng ai buồn gọi cho đúng “phép tắc” là ba-mươi-ba.
Còn bia chai lớn, gọi là la de con cọp. Gọi thế là vì nhãn chai có in hình đầu con cọp lớn. Còn chữ lade, thì có người giải thích là do chữ Larue, tên của người sáng lập hãng, đọc nhanh thành ra la de. Giải thích thế thì biết thế, nhưng nghe hơi gượng ép.
Bia 33 tuy nhỏ, nhưng có độ cồn cao hơn, hương đậm và vị đắng hơn la de con cọp chai lớn. Tôi nhớ, giá bán hai loại bia này cũng sàn sàn như nhau. Như nhau, nhưng thiệt ra đắt hơn, vì dung tích chai bia 33 chỉ bằng một nửa so với chai bia lớn. Hồi đó, lính Mỹ thích bia 33 hơn bia Mỹ cũng vì hương vị đậm đà này. Cách nay vài năm ra nước ngoài chơi, ghé vào hiệu sách, tôi thấy có quyển hồi ký của một trung úy Mỹ, đã từng có mặt ở Việt Nam. Lướt thử vài trang, thấy chú GI này cũng nói đến bia 33, mà lính Mỹ rất ưa chuộng.
Cái bóng đầu cọp in trên cổ chai là logo của BGI, chai lớn chai nhỏ đều có. Dù chỉ là cái bóng, nhưng cũng đủ cho các chú GI khoái chí gọi bia 33 theo tiếng lóng là “nước đái cọp” (tiger piss). Anh lính viết hồi ký này còn bốc lên rằng, bia 33 được làm từ gạo.
Làm bia từ gạo chỉ đúng một phần thôi. Về nguyên tắc thì ngũ cốc nào cũng đem làm bia được, nhưng trước khi lên men, phải malt hóa chúng, nghĩa là ngâm nước để ngũ cốc nảy mầm. Ngũ cốc nảy mầm mới tạo ra nhiều enzyme để cắt tinh bột thành đường. Từ đường mới lên men thành bia (rượu) được. Trong các loại ngũ cốc, thì lúa mạch (barley) tạo ra nhiều enzyme nhất. Làm bia không thể thiếu lúa mạch. Vì lúa mạch đắt, nên người ta phải “độn” thêm các loại ngũ cốc khác sẵn có ở địa phương như lúa mì, gạo, bắp… để giảm giá thành. Có thể hồi đó hãng BGI đã “độn” thêm gạo để làm bia, nhưng chủ yếu vẫn phải là lúa mạch.
Những năm sau 75, hãng BGI rút về nước, làm gì có đủ lúa mạch để làm bia. Phải độn thêm, rồi độn thêm nhiều ngũ cốc hơn nữa. Nhưng ngũ cốc loại gì? Cơm gạo cho người ăn còn không đủ, thì gạo đâu mà dành cho bia, không chừng còn độn bo bo, khoai bắp cũng nên. Bia Sài Gòn hồi đó uống có vị ngai ngái. Ngai ngái nhưng thuộc hàng quý hiếm trong những năm tháng đó.
Dân Sài Gòn nhâm nhi ly bia ngoài quán hay vỉa hè cũng ít khi ồn ào, chỉ xù xì nói chuyện, nhìn phố người qua kẻ lại, chứ không nâng ly cụng chén “dzô dzô”. Mồi đơn giản thường là đậu phộng, hột vịt lộn, khô bò, khô mực… Nhậu “dữ ” hơn thì xài tới rượu đế, với các món chiên xào bếp núc. Hạng cao cấp, sang trọng thì vô nhà hàng với Chivas, “Ông già chống gậy”… Hạng này, miễn bàn. Còn thứ sinh viên như bọn tôi, dạy kèm rủng rỉnh chút tiền, ra quán vỉa hè làm vài chai la de con cọp, sang hơn thì gọi bia 33 cho ra cái vẻ… sành điệu vậy thôi. Chỉ có những thằng bạn đi lính, thứ gì cũng uống, thức nào cũng ăn, già dặn trưởng thành sau những lần về phép thấy rõ.
Đôi mắt của người say nhớ bạn. Chiến tranh đau thương mất mát buồn lắm. Trải qua mới thấm. |
Một điêu khắc gia được yêu cầu tạc một bức tượng để đặt ở nghĩa trang. Ông nghĩ hoài không biết tạc cái gì, nên đi vào nghĩa trang quân đội (Sài Gòn) ở Hạnh Thông Tây để quan sát tìm cảm hứng. Ghé vào quán nhậu gần đó, ông bắt gặp một người lính đang ngồi uống bia một mình, trên bàn đặt hai ly bia. Anh lính vừa đi đưa đám bạn mình. Nâng ly, rồi cụng ly, rồi uống… Cứ thế, người lính uống với cái bóng của bạn mình, cho tới khi gục xuống bàn. Nhà điêu khắc lặng lẽ quan sát. Ông bắt được cái “thần sắc” nỗi buồn trên khuôn mặt, trên đôi mắt của người say nhớ bạn. Bức tượng hoàn thành, được đặt ở nghĩa trang Biên Hòa. Hồi đó, người ta đồn, đêm đêm bức tượng đến nhà dân quanh đó, gõ cửa xin nước uống… Sau năm 75, bức tượng không còn nữa.Mà có tiền nhâm nhi ly bia đã là khá bảnh rồi, chứ của đâu mà uống cho tới xỉn. Nhưng có câu chuyện (thiệt) về cái “thần” của người uống bia tới xỉn mà tôi đọc được, kể ra đây nghe chơi:
Chiến tranh, đau thương mất mát buồn lắm. Trải qua mới thấm.
Ngoài la de con cọp và bia 33 một mình một chợ, tôi không thấy nhãn hiệu bia nào khác trên thị trường nữa. Bia BGI một thời tung hoành, và nghe nói còn xuất cảng đi những đâu nữa đấy. Trên nhãn bia 33, tôi còn nhớ ghi “Export”.
Sau năm 75, Sài Gòn đổi tên, con cọp mất tích, chẳng ai còn nhắc đến la de con cọp một thời, nhưng nhãn hiệu bia 33 thì còn. Ông chủ mới chỉ thêm một con số 3 nữa, thành bia 333, thương hiệu còn cho đến bây giờ. Dân Sài Gòn vẫn gọi đó là bia “băm ba”. Ba mươi ba dân nhậu còn chả gọi, huống gì ba trăm ba mươi ba.
Thay chủ, thay tên thì chất lượng bia cũng khác, nhưng chẳng ai phàn nàn. Bia bọt là hàng xa xí phẩm lúc đó. Chạy chọt tem phiếu, chen lấn để mua được ly bia hơi thì cũng… tàn hơi. Có khi cửa hàng còn bắt chẹt, phải mua kèm mồi. Uống rượu đế thì cay xè, vào nửa ly xây chừng là bốc hỏa lên rồi. Nhưng sau 75, thì chẳng còn phân biệt gì nữa. Bia hơi là deluxe, là premium quality. Thường nhật chỉ còn rượu đế, rượu Cây lý, rượu Gò Đen… Bia thì là loại bia lên cơn, lên men từ vỏ thơm, cùi khóm ruồi nhặng bu đầy… Uống chỉ để uống, uống để quên đời. Uống tạp như thế, không hiểu sao giờ này vẫn còn sống để… viết.
Những đầu thập niên 90, tôi làm công việc dịch tài liệu, và điểm báo cho một cơ quan xúc tiến ngoại thương, chung với anh Phan Tường Vân. Làm từ trưa tới chập tối là xong, nhưng hai anh em thường nán lại, bù khú với nhau, chỉ một, hai chai bia Sài Gòn xanh với hột vịt lộn, kéo dài có khi đến khuya mới về. Anh Vân chuyên về kinh tế, trước 75 làm việc trong chính quyền Sài Gòn, nên bao chuyện thâm cung bí sử cứ rù rì tuôn ra. Bia Sài Gòn nhạt, nhưng ký ức cứ chảy ngược, dòng đời vẫn chảy xuôi. Anh Phan Tường Vân mất cũng hơn mười năm rồi…
Đời cọp thăng trầm từ sau 75, sống kiếp lưu vong, cũng bị buôn qua bán lại nhiều đời chủ. Rồi đâu đó cũng cỡ đầu những năm 90, cọp quay lại Việt Nam, cũng là tên hãng BGI, nhưng đã bán cho chủ hãng bia khác, lớn hơn. Sài Gòn lạnh nhạt, cọp về nương náu ở Mỹ Tho. Cọp tái xuất giang hồ, nhưng dân Sài Gòn chỉ gọi là bia con cọp. Dĩ vãng đã giữ chặt hai chữ La de mất rồi.
Bia Con cọp và La de có gì khác nhau? Cũng chai nâu lớn, cũng đầu cọp, cũng Larue BGI, nhưng dân nhậu đồn rằng bia con cọp uống vào nhức đầu. Nhức đầu là do nguồn nước ở Mỹ Tho không thích hợp để làm bia? Tôi không biết nguồn nước có phải là nguyên nhân, và bia có thực sự làm nhức đầu hay không. Nhưng với trò chơi thương trường thì điều gì cũng có thể. Các hãng mua lại BGI cũng đều là hãng bia “đồng nghiệp” với nhau cả. Họ mua, đâu chỉ là mua nhà máy, mà mua cả thương hiệu, kênh phân phối, phân khúc khách hàng… Vẫn là con cọp, nhưng ruột cọp thế nào, chủ mới dư sức biến hóa công thức.
Hồi đó, miền Nam chỉ có duy nhất một hãng bia là BGI, và BGI cũng chỉ có một nơi duy nhất để sản xuất bia nằm ở đường Trần Hoàng Quân (nay là Nguyễn Chí Thanh, quận 5). Bây giờ thì nhiều hãng bia với cả vài chục nhà máy sản xuất, rót hơn bốn tỉ lít bia cho non một trăm triệu dân, tính luôn đàn bà và trẻ em…
Cọp hồi hương làm khách nhức đầu thì cọp cũng nhức đầu. BGI đổi chủ, rồi lại đổi chủ nữa, nhưng đầu cọp thì vẫn còn, thương hiệu 33 vẫn còn, thế nhưng văn hóa nhâm nhi ly bia liệu có còn? “Con cọp” lạc lõng giữa văn hóa tiếp thị, chân dài chân ngắn trong những quán nhậu đông người.
Bia ngon bia dở khó luận, nhưng chắc trong bia có phần ký ức. Ừ, thì đôi lúc cũng phải la de vài hột, rồi như khách giang hồ lục tìm trong ký ức, mới thấy đời người còn biết bao điều dở dang, nuối tiếc. Có khác gì tiếng cuốc đêm hè đâu, phải thế không?
Vũ Thế Thành, Xuân Mậu Tuất, 2018
.
.
Ngày xưa khi còn đi học cho đến sau nầy tui
ReplyDeleteít khi uống rượu, thứ nhất là tửu lượng quá yếu, thứ hai lỡ say mình nói năng không kiểm soát lời nói của mình sợ làm phiền lòng bạn bè cũng như người khác .
Nhưng sau khi đọc bài nầy lòng tôi xúc động, khi nhìn bức tượng người ở chiến sĩ mà trước 30-4-1975 đặt trước nghĩa trang Quân Đội ở Biên Hoà, dù đã nhìn thấy nhiều lần vào ngày xa xưa đó. Tôi chợt thấy rằng uống rượu đôi khi giúp cho người nghệ sĩ có đề tài viết là là nghệ thuật , nhưng có lúc làm hại cơ thể mình và người khác nếu quá chén
Có một lần tôi theo bạn ra vàm Ô Môn Cần Thơ dự lễ đình . Gặp mấy ông già ( người quen của bạn ) mời uống rượu . Đâu phải la de hay 33 mà nước mắt quê hương , rượu đế pha xá xị , uống bằng ly xây chừng có rảnh sợi dây thun làm mức đo . Mồi thì có xoài sống hột vịt chiên ( cây nhà lá vườn mà ) chời ơi ! Luật lệ gì mà cứ xoay vòng, hết người nầy tới người kế . Mình cầm ly hơi lâu một chút thì nói là đấp mô, phải phá mô để người kế bên chờ.
Cứ thế tới tối mịt ( khi đón ghe ra đó trời đã về chiều, hoàng hôn tắt nắng ) mới từ giả ra về. Xuống ghe nhỏ giọt chạy về chợ Ô Môn , ghe nhập nhồi, sóng gợn lăn tăn, mặt đỏ ké như ông Quan Công đang phò nhị tẩu vượt qua bao ải, nguy hiểm chập chùng, xỉn say nào biết trời đất mong lung, làm sao ché tương nên phải cho chó ăn chè, ói mửa xuống sông, làm ô nhiểm môi trường, cá đớp lia lịa, lật ngưỡng chết hết. Lên chợ Ô Môn, ngất ngả ngất ngưỡng còn biết đường về, nhà dì gởi cửa, lấy xe Honda đạp máy chạy về phi trường. Mùa hè nóng rực, nông dân phơi lúa trên đường, xa xa đặt con ngựa gỗ, để ngăn chặn người xe chớ vào dẫn lúa. Trời đất tối đen, đường xá chập chờn, mờ mờ trước mắt, bóng quỷ hồn ma, xe chạy quá đà , lướt qua ngựa gỗ,, hú vía hoảng hồn, hỏng té chạy luôn, về tới doanh trại , ngã ra chết giấc hi hi hi...
Thời gian tất bật, lạc tới đất nầy, có dịp hôm nay, vào TH blog kể lại chuyện nầy, ai đọc thấy hay, xin tràng pháo tay, như người giựt giải, đã lội qua sông giữa bầy xấu đông, không bì xấu ăn, nhờ ở sau lưng, có dáng bóng hồng, Hà Đông sư tử ha ha ha ....
Chèn ơi ! Lo gỏ nảy giờ, quên cả nấu ăn, chắc đói nhăn răng như con khỉ đột, nàm sao làm việc, hu hu hu...
ReplyDeleteVậy thôi nghe, thèm bánh ít trần, ma xa lơ xa lắc, đành ăn tay cầm vậy
Lâu lâu đổi món ăn cơm tay cầm coi dị mà ngon ăn xong uống 1 ly nứơc
ReplyDeleteno tới chiều tối , ăn cơm tay cầm lâu đói...Hôm nay tui ăn cháo trắng với hột
vịt muối và sa bấu sực một hơi 2 chén no cành hong món ăn đơn sơ dzị mà ngon
khà khà...
Ngừơi dễ ăn