__________________
HOÀNG THỊ TỐ LANG
Trang nhật ký cuối năm được viết vào mùa xuân Bính Tuất 2006. Trong giây phút nầy, bên kia nửa vòng trái đất quê nhà đang tộn ràng đón chào năm mới .
Bài được post lại như món quà thương yêu gởi về Mẹ tôi còn ở lại bên nhà....
HTTL
Trang nhật ký cuối năm được viết vào mùa xuân Bính Tuất 2006. Trong giây phút nầy, bên kia nửa vòng trái đất quê nhà đang tộn ràng đón chào năm mới .
Bài được post lại như món quà thương yêu gởi về Mẹ tôi còn ở lại bên nhà....
HTTL
Thế là tôi lại lỗi hẹn. Cái lỗi hẹn đã bao nhiêu lần. Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Lần nào cũng như lần nào Visa, Passport, hành lý đã sẵn sàng và quyết định cuối cùng là ở lại thôi không về nữa. Nhà tôi lắc đầu thở dài khẽ bảo “Em làm sao ấy, cứ về như mọi người đã về, đừng nghĩ ngợi gì nữa có hơn không!
Tôi lại
lỗi hẹn với người ở bên nhà. Ở lại thành phố buồn tẻ nầy đón thêm cái Tết ly
hương của những đứa con lưu lạc. Tôi nhớ một câu hát nào đó xa lắm rồi “nếu mai
không nở em đâu biết xuân về hay chưa”.
Tôi hát nho nhỏ và nước mắt chực rơi. Xứ người mai cũng không có và mùa xuân Tết về cũng nào có thấy. Trời Winnipeg cuối tháng Giêng buồn tênh. Bên trong cửa sổ nhìn ra tuyết trắng cả bầu trời. Trong những ngày cuối năm lòng tôi quanh quẽ hơn bao giờ hết. Những nhớ nhung quay quắt tưởng chừng muốn điên lên được. Tưởng là tất cả đã ngủ yên. Tưởng là phận đời ngày xưa đã xếp lại nhưng không, tất cả vẫn còn đó. Vẫn nằm yên đó. Chỉ cần một câu nói, một lời ca, một ảnh hình nào đó tất cả sẽ hồi sinh; như sáng nay trước giờ đến sở nhà tôi bảo:
“Em ở nhà lau dọn bàn thờ, nấu cơm để chiều nay mình cúng mời Ông Bà về ăn Tết, và 12 giờ trưa em nhớ phone cho mẹ chúc Tết. 12 giờ trưa bên nầy là giao thừa ở Vịêt Nam…” Cả một khung trời dĩ vãng trở về, những lớp sóng xưa đã chỗi dậy: Giao thừa, cơm chiều cuối năm. Nhớ ngày xưa mẹ tôi thường hay nói “Đi đâu thì đi, ngày tư ngày Tết buổi cơm chiều cuối năm đứa nào cũng phải có mặt ở nhà. Tôi vẫn nhớ lời mẹ dạy song đứa con lưu lạc vẫn chưa về trong chiều nay… Tôi nhìn lên bàn thờ xem còn thiếu cái gì nữa không. Tôi muốn làm những gì mà ngày xưa mẹ tôi đã làm. Tôi cũng hầm một nồi khổ qua nhồi thịt, làm mấy lọ dưa cải chua ăn kèm với thịt kho nước dừa. Nồi thịt kho của mẹ tôi ngày xưa thì còn có cá lóc béo ngây và thêm vài chục trứng vịt. Tôi còn nhớ hồi còn nhỏ ngày đầu năm chẳng bao giờ tôi dám đụng đũa tới cái hột vịt mẹ tôi rất ngạc nhiên vì món nầy là món tủ của tôi. Mẹ cứ hỏi “Sao con không ăn hột vịt đi, mẹ kho riu riu, hột vịt thấm ngon lắm con à”. Tôi cứ bảo “Nhiều món quá mẹ để từ từ cho con”, nhưng sau nầy mẹ mới vỡ lẽ ra tôi sợ ăn hột vịt đầu năm sẽ xui trọn năm vì chị Hai tôi đã nói với mẹ “Chắc nó sợ đầu năm làm bài bị ăn trứng vịt đó mẹ” Từ đó về sau ngày Tết mẹ không còn ép tôi ăn hột vịt nữa. Tối đêm qua tôi cũng đã gói dăm đòn bánh tét và mấy chục bánh ít. Vừa gói mà vừa khóc, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Tôi muốn dựng một cái Tết quê hương nơi xứ người mà tôi có dựng được đâu. Những hân hoan, rộn ràng của năm xưa có còn đâu nữa. Chị em tôi đâu còn quay quần bên mẹ để đón xuân về. Đứa ở Mỹ, đứa ở Canada, đứa ở tận Úc Châu xa tít. Nhà tôi ngồi xuống bên tôi vỗ về, anh là người hơn ai hết hiểu được tâm trạng của tôi trong chiều nay “Làm chi cho cực vậy em, ngoài chợ có bán đủ cả, mua về cúng có sao đâu”. Anh nói thế chứ anh đã phụ tôi làm cái giò thủ bao tử từ mấy ngày trước. Anh cùng các con tôi xúm xít bên tôi lau lá, cột dây. Con Ty con gái lớn của tôi chợt nói “Sao mẹ làm nhiều thứ quá” Tôi trả lời cũng như ngày xưa mẹ tôi hay nói “Tết mà con”. Mẹ tôi con đông năm nào cũng thế mẹ gói cả hơn 50 đòn bánh tét, bánh ít thì cả trăm. Mẹ hay bảo “Tết nhất phải có đồ ăn đầy nhà con biết không.” Hồi còn nhỏ trong số các chị em tôi tôi là đứa hay quấn quít bên mẹ để được, mẹ sai vặt. Tôi gật đầu bảo “Con biết” mà thực ra tôi có biết gì đâu, tôi đâu có nghĩ như mẹ, cái trí óc non nớt của tôi ngày ấy tôi chỉ nghĩ ngày Tết có thức ăn nhiều để ăn cho thỏa thích thế thôi.
Nhà tôi đang sửa sọan để cúng cơm chiều 30 Tết, trên bàn thờ đèn đuốc sáng choang, mâm ngũ quả lóng lánh đủ màu đủ sắc. Các con tôi phụ Bố bày thức ăn lên bàn thờ. Nhà tôi thắp nến, đốt nhang, ngọn nến lung linh, mùi nhang thơm của Nhật Bản nhè nhẹ một mùi hương thanh thóat. Không khí vừa trang nghiêm mà vừa buồn bã. Tôi nghe lòng rưng rưng, không cầm được giọt lệ khi nghe nhà tôi lâm râm khấn nguyện “vợ chồng con và các cháu có chút cơm canh xin rước ông bà hai bên nội ngọai về đây ăn tết với gia đình chúng con”. Thấy mẹ khóc, mấy đứa con tôi không hiểu chuyện gì cũng òa khóc theo, nhà tôi mắt đã đỏ hoe tự bao giờ…. Ôi! Cái tết ly hương sao mà buồn vậy. Thằng út đến bên tôi thỏ thẻ “Mẹ nhớ bà ngọai phải hông mẹ.”
Tôi hát nho nhỏ và nước mắt chực rơi. Xứ người mai cũng không có và mùa xuân Tết về cũng nào có thấy. Trời Winnipeg cuối tháng Giêng buồn tênh. Bên trong cửa sổ nhìn ra tuyết trắng cả bầu trời. Trong những ngày cuối năm lòng tôi quanh quẽ hơn bao giờ hết. Những nhớ nhung quay quắt tưởng chừng muốn điên lên được. Tưởng là tất cả đã ngủ yên. Tưởng là phận đời ngày xưa đã xếp lại nhưng không, tất cả vẫn còn đó. Vẫn nằm yên đó. Chỉ cần một câu nói, một lời ca, một ảnh hình nào đó tất cả sẽ hồi sinh; như sáng nay trước giờ đến sở nhà tôi bảo:
“Em ở nhà lau dọn bàn thờ, nấu cơm để chiều nay mình cúng mời Ông Bà về ăn Tết, và 12 giờ trưa em nhớ phone cho mẹ chúc Tết. 12 giờ trưa bên nầy là giao thừa ở Vịêt Nam…” Cả một khung trời dĩ vãng trở về, những lớp sóng xưa đã chỗi dậy: Giao thừa, cơm chiều cuối năm. Nhớ ngày xưa mẹ tôi thường hay nói “Đi đâu thì đi, ngày tư ngày Tết buổi cơm chiều cuối năm đứa nào cũng phải có mặt ở nhà. Tôi vẫn nhớ lời mẹ dạy song đứa con lưu lạc vẫn chưa về trong chiều nay… Tôi nhìn lên bàn thờ xem còn thiếu cái gì nữa không. Tôi muốn làm những gì mà ngày xưa mẹ tôi đã làm. Tôi cũng hầm một nồi khổ qua nhồi thịt, làm mấy lọ dưa cải chua ăn kèm với thịt kho nước dừa. Nồi thịt kho của mẹ tôi ngày xưa thì còn có cá lóc béo ngây và thêm vài chục trứng vịt. Tôi còn nhớ hồi còn nhỏ ngày đầu năm chẳng bao giờ tôi dám đụng đũa tới cái hột vịt mẹ tôi rất ngạc nhiên vì món nầy là món tủ của tôi. Mẹ cứ hỏi “Sao con không ăn hột vịt đi, mẹ kho riu riu, hột vịt thấm ngon lắm con à”. Tôi cứ bảo “Nhiều món quá mẹ để từ từ cho con”, nhưng sau nầy mẹ mới vỡ lẽ ra tôi sợ ăn hột vịt đầu năm sẽ xui trọn năm vì chị Hai tôi đã nói với mẹ “Chắc nó sợ đầu năm làm bài bị ăn trứng vịt đó mẹ” Từ đó về sau ngày Tết mẹ không còn ép tôi ăn hột vịt nữa. Tối đêm qua tôi cũng đã gói dăm đòn bánh tét và mấy chục bánh ít. Vừa gói mà vừa khóc, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Tôi muốn dựng một cái Tết quê hương nơi xứ người mà tôi có dựng được đâu. Những hân hoan, rộn ràng của năm xưa có còn đâu nữa. Chị em tôi đâu còn quay quần bên mẹ để đón xuân về. Đứa ở Mỹ, đứa ở Canada, đứa ở tận Úc Châu xa tít. Nhà tôi ngồi xuống bên tôi vỗ về, anh là người hơn ai hết hiểu được tâm trạng của tôi trong chiều nay “Làm chi cho cực vậy em, ngoài chợ có bán đủ cả, mua về cúng có sao đâu”. Anh nói thế chứ anh đã phụ tôi làm cái giò thủ bao tử từ mấy ngày trước. Anh cùng các con tôi xúm xít bên tôi lau lá, cột dây. Con Ty con gái lớn của tôi chợt nói “Sao mẹ làm nhiều thứ quá” Tôi trả lời cũng như ngày xưa mẹ tôi hay nói “Tết mà con”. Mẹ tôi con đông năm nào cũng thế mẹ gói cả hơn 50 đòn bánh tét, bánh ít thì cả trăm. Mẹ hay bảo “Tết nhất phải có đồ ăn đầy nhà con biết không.” Hồi còn nhỏ trong số các chị em tôi tôi là đứa hay quấn quít bên mẹ để được, mẹ sai vặt. Tôi gật đầu bảo “Con biết” mà thực ra tôi có biết gì đâu, tôi đâu có nghĩ như mẹ, cái trí óc non nớt của tôi ngày ấy tôi chỉ nghĩ ngày Tết có thức ăn nhiều để ăn cho thỏa thích thế thôi.
Nhà tôi đang sửa sọan để cúng cơm chiều 30 Tết, trên bàn thờ đèn đuốc sáng choang, mâm ngũ quả lóng lánh đủ màu đủ sắc. Các con tôi phụ Bố bày thức ăn lên bàn thờ. Nhà tôi thắp nến, đốt nhang, ngọn nến lung linh, mùi nhang thơm của Nhật Bản nhè nhẹ một mùi hương thanh thóat. Không khí vừa trang nghiêm mà vừa buồn bã. Tôi nghe lòng rưng rưng, không cầm được giọt lệ khi nghe nhà tôi lâm râm khấn nguyện “vợ chồng con và các cháu có chút cơm canh xin rước ông bà hai bên nội ngọai về đây ăn tết với gia đình chúng con”. Thấy mẹ khóc, mấy đứa con tôi không hiểu chuyện gì cũng òa khóc theo, nhà tôi mắt đã đỏ hoe tự bao giờ…. Ôi! Cái tết ly hương sao mà buồn vậy. Thằng út đến bên tôi thỏ thẻ “Mẹ nhớ bà ngọai phải hông mẹ.”
Vâng đêm
nay tôi nhớ mẹ tôi hơn bao giờ hết. Thế mà tôi xa mẹ tôi hơn hai mươi năm rồi.
Ngày ra đi tóc hãy còn xanh. Bây giờ tóc đã bạc màu. Mẹ tôi một mẫu người đàn
bà miền nam hiền lành đôn hậu song có một tâm hồn tuyệt vời. Tâm hồn mẹ tôi ướp
bằng thơ văn, bằng nhạc. Mẹ không học nhiều chỉ đến bằng tiểu học ngày xưa
nhưng ở mẹ là cả một rừng sách vở có quyển nào của Tự Lực Văn Đòan mà mẹ không
đọc. Một người con gái quê sinh ở thập niên 20-30 mà tư tưởng rất hòa đồng với
thế hệ tôi. Bạn bè dạy cùng trường với tôi rất qúi mẹ, lần nào đến nhà cũng
được mẹ pha caphê phin cho uống và cùng mẹ nói chuyện thi văn. Mẹ rất yêu thơ
Nguyễn Bính. Ngày còn nhỏ mẹ thường ru tôi ngủ bằng những bài lục bát dễ thương
của Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính bài nào mẹ cũng thuộc. Chẳng biết mẹ có tâm sự
gì
không mà mẹ đọc bài “Lỡ bước
sang ngang” thật là não nùng.
Trời mưa ướt áo làm gì
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trong lòng chị một vòng hoa tang.
…
Nhưng em ơi một đêm hè
Hoa soan nở xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang...
Nguyễn Bính
(Lỡ bước sang ngang)
Theo lời
mẹ tôi kể có lần Nguyễn Bính xuống Rạch Giá, mẹ tôi đã lén ngọai để đi xem buổi
ngâm thơ mong nhìn thấy mặt nhà thi sĩ, tài hoa mà mẹ từng mến mộ. Tôi ghẹo mẹ:
Chắc Nguyễn Bính, đẹp trai lắm hở mẹ. Mẹ cười thật dễ thương và nói: Nguyễn
Bính mặt rỗ chằng hà. Nhưng không vì thế mà ngai vị thần tượng sụp đổ trong
lòng mẹ. Có lẽ từ sự đam mê ấy mẹ làm thơ rất hay, những dòng thơ mang âm hưởng
của Nguyễn Bính rất nhiều mà mẹ không học từ trường lớp nào cả.
Thế rồi biến cố 30-4 xảy đến như một tai trời ách nước. Mẹ lại gồng gánh nuôi chồng nuôi con, nước mắt mẹ đã thấm con đường thăm nuôi từ Nam ra Bắc.
Thế rồi biến cố 30-4 xảy đến như một tai trời ách nước. Mẹ lại gồng gánh nuôi chồng nuôi con, nước mắt mẹ đã thấm con đường thăm nuôi từ Nam ra Bắc.
Mẹ là hiện thân của Cái Cò Tản Đà năm xưa. Ba đi rồi một thân một mình mẹ bương chải ngược xuôi để nuôi đàn con dại. Lúc ấy đồng lương cô giáo 50$ một tháng của tôi làm sao có thể thay Ba để nuôi sống gia đình. Sau một thời gian bán buôn ế ẩm mẹ về ngọai bám víu mảnh vườn của ngọai ở ngọn Vàm Trư Rạch Giá mong kiếm miếng cơm đắp đổi qua ngày. Sáng sớm mẹ đi, chiều tối mẹ với về. Hôm nào mẹ về trễ chị em tôi đứng ngồi không yên, lo cho mẹ đi đò qua sông có chuyện gì không, mẹ mà có bề gì tôi mới làm sao đây. Có hôm tối mịt, đèn đường đã lên mẹ mới về đến nhà với gánh hàng kĩu kịt trên vai đủ thứ trái cây để hôm sau đem ra chợ bán. Thế mà mẹ cũng không quên gói về mấy khúc cá chiên, một nhúm tép rang cho các con, chị em tôi mừng biết bao nhiêu khi có thức ăn cho buổi cơm chiều. Giọng mẹ tràn đầy thương yêu “Ăn cơm đi con”. Nhìn các con ngồi ăn tôi nghe mẹ thở dài rồi mẹ rấm rức khóc…
Sống
trong chế độ hiện tại các em tôi phải gia nhập vào đội ngũ văn nghệ phường khóm
để khỏi phải đi lao động. Bài hát thịnh hành nhất vào những ngày đầu giải phóng
vướng vấn chút nhiều tình cảm lãng mạn là bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Em
tôi chơi đàn Mandoline tuyệt vời. Có hôm vừa đàn nó vừa nghêu ngao hát “Cùng
mắc võng trên rừng Trường Sơn hai đứa ở hai đầu xa lạ, đường ra trận mùa nầy
đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Mẹ kêu em tôi đến vừa khóc vừa
nói: Mẹ khổ lắm con ơi, thương mẹ về nhà con đừng hát mấy bài nầy nữa... nữa. Cái tình nước non
đầy ắp trong tâm hồn mẹ. Lúc nầy mẹ làm thơ nhiều lắm. Hai chị lớn của tôi đã
đi lấy chồng trước 75, ngòai tôi ra mẹ đâu còn ai để tâm sự các em tôi còn nhỏ
quá. Mẹ chỉ biết trang trải nỗi lòng bằng những dòng thơ đa sầu đa cảm của
mình. Làm xong bài nào mẹ cũng đọc cho tôi nghe. Tôi hỏi mẹ sao không chép vào
vở. Mẹ lắc đầu và không trả lời câu hỏi của con gái. Có bài thơ của mẹ mà tôi nhớ mãi dù đã
mấy chục năm qua.
Người đã xa rồi ta nhớ mong.
Niềm riêng canh cánh ở bên lòng
Sầu dâng lai láng buồn man mác.
Dặm liễu mờ xa ai ruổi dong
…
Ta cố quên đi ngày tháng cũ
Cho lòng vơi bớt nỗi đau thương
Nhưng nhìn non nước màu tang tóc
Lạnh buốt tim ta mấy đọan trường
…
Chẳng biết thuở nào ta trở lại.
Sống thời tươi đẹp thuở xa xưa
Nụ cười đượm nở trên môi thắm
Chẳng lệ chia tay chẳng tiễn đưa
Mơ ước chỉ là mơ ước thôi
Thời gian đã xóa giấc mơ đời
Giờ đây thực tại buồn, thương lắm
Muôn vạn niềm đau hận chơi vơi
Mơ ước chỉ là mơ ước thôi
Thời gian đã xóa giấc mơ đời
Giờ đây thực tại buồn, thương lắm
Muôn vạn niềm đau hận chơi vơi
…
Ta sống âm thầm trong tiếc thương
Muôn người vượt sóng lướt trùng dương
Chân mây xa thẵm xin cầu nguyện
Cho người mạnh tiến chốn biên cương
Và mong một sớm trời tươi nắng
Muôn vạn người đi quay trở về
Phất phới tung bay cờ chiến thắng
Đẹp tình non nước trọn tình quê
Tôi kính phục mẹ tôi vô cùng. Trong cuộc sống dầu sôi lửa bỏng thế mà mẹ còn cả
một tấm lòng cho non nước. Từ mẹ tôi đã học được tình quê hương. Mẹ đã vạch ra
lý tưởng cho chị em tôi theo đó mà đi. Ngày còn trẻ mẹ yêu biết bao nhiêu là
kháng chiến mùa thu. “Mùa thu rồi ngày 23 ta đi theo tiếng ca sơn hà nguy biến”
Thế rồi kháng chiến mùa thu đã làm vỡ mộng biết bao tâm hồn yêu nước. Ngày ấy
mẹ cũng gia nhập vào đòan thể “Phụ Nữ Tân Văn” Có lần ngoại kể chuyện về mẹ cho
tôi nghe và ngoại cười “Chẳng biết mẹ mầy giống ai” ý ngọai nói là mẹ không
giống ngoại song tôi thầm cám ơn Trời Phật đã ban cho tôi một người mẹ thật tuyệt vời như
thế.
Ôi! Cả
một trời kỷ niệm dấu yêu tôi đã bỏ lại nơi quê nhà. Tôi không ân hận đã bỏ mẹ
mà đi. Chỉ buồn cho hòan cảnh của quê hương không cho phép mình ở lại. Hai mươi
mấy năm qua mà hình ảnh buổi sáng tiễn biệt năm nào vẫn còn đây. Mẹ như chết
đứng. Nước mắt dầm dề, không nói nên lời khi tôi ôm mẹ thốt lên lời giã biệt.
Tôi không chịu đựng nổi, nấn ná thêm phút giây nào nữa tôi sẽ bỏ cuộc. Tôi sẽ ở
lại. Tôi buông mẹ ra, đi thật nhanh như trốn, như chạy. Sau lưng tôi, tôi nghe
tiếng mẹ đứt đọan “Thôi ở lại đi con, để các em con tụi nó đi một mình, con đi
mẹ khổ lắm.” Tôi đã mềm lòng cùng lúc ấy hình ảnh run rẩy của mẹ trong đêm
khuya vắng khi nghe tiếng gõ cửa trổi lên. Mẹ giục hai em tôi chui ngay xuống
cái khạp chôn dưới chân giường để trốn. Lúc ấy chính quyền trong tỉnh đang phát
động chiến dịch “Thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự”. Tôi nói thật nhỏ, thu
hết can đảm, nói lời sau cùng “Mẹ yên tâm, rồi con sẽ về mà”. Nơi bến đò Ông
Dình Ký Rạch Giá buổi sáng hôm ấy lại tiễn người đi. Thuyền từ từ tách bến. Qua
làn sương mỏng ban mai tôi nhìn quê nhà lần cuối cùng. Thuyền càng ra xa thành
phố chỉ còn là một chấm nhỏ, nhỏ dần và khuất hẳn, chỉ còn nghe tiếng máy đuôi
tôm nổ phành phạch cùng tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền. Tôi ngồi bệt xuống khoang
thuyền ôm mặt khóc nức nở…
Thế là tôi xa mẹ từ buổi sáng hôm ấy. Đã hai mươi mấy năm trôi qua tôi vẫn chưa
một lần về thăm chốn cũ. Tôi vẫn biết mẹ buồn lắm khi tôi lại thêm một lần lỗi
hẹn. Có chọn lựa nào mà không mất mát đâu. Tôi nghe lòng thanh thản hơn khi
viết xong những dòng nhật ký sau cùng trong đêm nay. Như một món quà cho mẹ,
cho quê hương bỏ lại.
Đêm nay nơi phương trời viễn xứ xa cách quê nhà ngàn trùng sóng nước biết bao nhiêu người cùng một tâm sự như tôi đang sửa sọan đón thêm một mùa xuân lạnh lùng nơi đất khách. Bao nhiêu giọt lệ ngậm ngùi ứa ra trong giờ phút giao thừa.
Xin gửi về mẹ, về quê hương những giọt lệ chung tình của con nơi ngàn dặm xa xôi…
Đêm nay nơi phương trời viễn xứ xa cách quê nhà ngàn trùng sóng nước biết bao nhiêu người cùng một tâm sự như tôi đang sửa sọan đón thêm một mùa xuân lạnh lùng nơi đất khách. Bao nhiêu giọt lệ ngậm ngùi ứa ra trong giờ phút giao thừa.
Xin gửi về mẹ, về quê hương những giọt lệ chung tình của con nơi ngàn dặm xa xôi…
Bài viết hay và cảm động lắm Cô ơi ! Em đọc xong rồi mắt bị mơ...huyền...
ReplyDeleteKính chúc qúi Thầy Cô Anh Chị Em Bạn Bè và Đọc Giả TH năm mới được mọi sự Như Ý
Thôi tui phải lo cúng Ông Bà hẹn bà con sòng bài cào vùa ,bầu cua ,xì dzách trong
3 ngày tết... ha ha...Vậy đi nghen ! HTX
Cô giáo Tố Lang ơi, đọc xong bài thấy buồn man mác thế nào đó. Chợt dưng không nhớ bài hát Thuyền Viễn Xứ của cố nhạc sĩ Phạm Duy:
ReplyDelete“... Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người...”
Hỗm rày Năm Mới mà toàn là bài buồn, lại buồn. Thôi chắc phải tìm gì “vui vui” viết cho TH của cô trong những ngày Mồng Tết tới!
Thân mến, NNH
Comment của anh TBT
ReplyDeleteBài viết dễ thương quá, làm nhớ nhà những ngày thật xa.
TL được chụp hình với má, thật hạnh phúc.
Nhìn hình bác, vẫn nhớ nét mặt hiền như phật năm nào ở RG.
Thân ái chúc Xuân Bình An
TBT
Cô ơi đọc bài viết của cô buồn ơi là buồn, KT chợt thấy mình trong đó, thật đồng cảm, từ xưa mới qua tỵ nạn tới giờ em luôn đóng đô ở những chỗ khỉ ho cò gáy nên Tết với em " một ngày như mọi ngày " chỉ làm mình buồn và nhớ quê nhà nhiều hơn...
ReplyDeleteMấy ngày Tết trôi qua thật nhanh. Tôi vừa cúng cơm mùng 3 xong, thế là hết Têt...
ReplyDeleteĐêm nay hội người Hoa nơi đây ăn Tết lớn lắm tại nhà hàng trên 50 bàn, họ bán vé để mừng Tết và gây quỹ cho Hội, mỗi vé $50,
Thành thật xin lỗi bài viết "Trang nhật ký cuối năm" đã làm KT và Thầy NNH buôn..
Tết ly hương chỉ còn là hoài niệm mà thôi Trúc ạ
Tự nhiên lúc nầy tôi thèm "nồi xà bần" của má tôi ngày xưa gì đâu
quí vị ăn Tết chắc còn nhớ "xà bần" mà
Nghe Cô nhắc đến món xà bần , không biết bây giờ ngừơi RG có còn nhớ tới món nầy không ?
ReplyDeleteGiờ nghe Cô nhắc làm em phát thèm . Món nầy sau 3 ngày tết ăn mới ngon mới thấm ...Món ăn của quê nhà đi xa rồi càng nhớ càng thấm thía gì đâu . Có ai hiểu cho nổi lòng của tui...hic !!!HTX
Trường tôi em
ReplyDeleteTết ngày ấy cô mê nhất là món xà bần ... Mùng ba Tết là bà Nội Cô hay sai cô đi chợ mua thêm tần ô vào để nhúng thêm
Nồi xà bần đúng như em nói mùng 3 mới thực là ngon, món nầy là chắt chiu của người nghèo sau nầy thành món xịn, người ta bỏ đủ thứ món ngon vào đó như thêm tôm, thêm giò chả, cua, bò viên, heo viên vv...chứ không phải chỉ là hỗn hợp của đồ thừa ngày 30
Nồi xà bần phải trong gia đình mới hên
Nhà Cô bà Nội Cô canh nồi xà bần dừ lắm, không cho ai đụng vào múc bà tin dị đoan sợ nước đụcmà xui cho cả năm ha ha
Tết năm nào TH họp mặt ăn Tết một năm coi mình sẽ làm xà bần ăn đi em ...
Cô ơi món xà bần sau ba ngày Tết cũng như món bánh tét chiên hình như em chưa được thưởng thức khi còn ở quê nhà em, cô biết không! giờ nhớ lại thấy thương ba má vô vàng cô à... ngày xưa mỗi lần Tết đến là rất tốn kém cho bậc cha mẹ, nợ mong trã dứt ( khg biết ba má em có đi vay mượn nợ ai không nữa? Em vô tư lự hé )
ReplyDeleteTết nhứt là phải gạo đầy hủ, nước đầy lu thức ăn, bánh mứt, đồ nhậu cho những ngày Tết vv... nhà em đông con 11 đứa con, mỗi đứa một bộ đồ mới thêm 5 cô con gái 5 bộ áo dài mới ôi chắc là khẩm cho ba má em, rồi còn lì xì nữa ... thế nên ít khi nào sau Tết dư thức ăn để có món xà bần, cứ tưởng tượng 6 trai 5 gái toàn là sức ăn không đó, cũng không dư bánh tét để làm món bánh tét chiên...
Nhưng em nhớ hồi còn rất nhỏ mỗi khi có đám cưới trong gia đình mà đải ở nhà nấu ( gia đình em do cô 5 và cô 7 nấu) thì luôn luôn sau đó sẽ có món xà bần, ăn ngon vô cùng .
Qua xứ này em đoán không riêng bếp nhà em hiện giờ mà đa phần ai cũng bận bịu công ăn việc làm nên món xà bần trở nên thông dụng hơn, chỉ là nó được đổi thành tên khác mà thôi, td : bếp nhà em hể ngày thứ năm là có món xà bần, nguyên cả tuần nấu nướng tới thứ 5 là đuối rồi, còn gì trong tủ lạnh là dọn ra, bào chế lại ăn hết cho xong buổi cơm chiều...
Riêng dân bản xứ, bạn đồng nghiệp hay hỏi nhau ngày thứ 5 hoặc thứ 6 ...
- chiều nay nhà mày ăn gì ? ...
- tout qui ...
là món gì? Ừ thì là món
- tout ce qui ...reste
Nhà tao cũng y chang...
Hihihi !!!
Cô 5 RG