________________
HÌNH TOÀN
HÌNH TOÀN
.....Những năm tháng ấy đời sống thật khó khăn, nhà nhà đều túng quẩn
không ai làm ăn được chợ búa hàng quán đều đóng cửa, rồi từ từ người dân cũng tìm cách thích nghi với cuộc sống, tất cả mọi giao tiếp đổi chác bán buôn đều diễn ra trên góc đường bên hè phố, những tấm ny long trải vội bên đường
Những thúng những xề bưng bê mà buôn bán. Chợ họp nơi này một nhóm, đầu kia một tụm, diễn ra chóng nhánh, nhà có gì bán được cũng khuân ra chợ trời
Chợ chồm hổm mà rao bán, từ tỉnh này sang tỉnh khác phải xin giấy đi đường, hàng hoá không được lưu thông, tỉnh nào lo tỉnh nấy, cho nên có nhiều nơi có gạo mà không có rau cải, trái cây ....
Không đứng bán tem( thời buổi này ai có nhu cầu gởi thư nhiều đâu chứ, điện tín thì lại càng ít hơn, ai có trường hợp gì khẩn cấp đâu mà đánh điện cho tốn tiền). Tôi được xếp vào phòng kế toán cơ bản ( thực ra cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu kế toán cơ bản là làm gì, chỉ hiểu hai từ kế toán là cộng sổ sách, là những con số cộng trừ nhân chia cho đúng rồi trình lên trưởng phòng
Trong phòng làm việc thì cũng gần mười người, nhưng đa phần là nhưng nhân viên cũ già của chế độ trước còn giữ lại, chỉ tuyển thêm vài đứa trẻ như tôi, chị Huệ, Mùi, Hương( người bắc vào) tính tình cũng dễ chịu cũng trạc tuổi tôi nhưng hơi mập, trưởng phòng giao việc gì thì làm nấy, chỉ là những hoá đơn của các huyện, các xã đem lên thanh toán tiền nong, mình chỉ cộng trừ cho đúng, rồi họ đi thủ quỷ lấy tiền, không có gì phải nhức đầu cả, công việc nhẹ nhàn chỉ bận rộn lúc giửa tháng hoặc cuối tháng .
.....Lương mỗi tháng tôi lãnh được hai mươi mấy đồng, và được mua nhu yếu phẩm ( đường sữa bột ngọt ...) .Vậy là phần tôi cũng tạm yên, phụ cha mẹ được chút tiền còm tuy không đáng là bao trong thời gạo châu củi quế....
.....em trai út tôi giờ đi không được, cả hai chân bị liệt, đi đâu cũng có người bồng, còn không nó phải lết theo, nhìn em mà rơi nước mắt từ một đứa trẻ bình thường chạy nhảy vui chơi giờ ngồi một chổ, nhìn em mà rơi lệ.....
Má tôi là người đau khổ và ăn năn nhứt( vì lúc sanh em năm 72 nằm nhà bảo sanh tư, lúc ấy gia đình cũng khá rồi, nằm ở đó một tuần lễ, có trồng trái chích ngừa rồi, nhưng khi về cô điều dưỡng dặn tháng sau bồng bé trở lại chích ngừa sốt tê liệt (Polio).tháng sau các chế nhắc má bồng đi chích ngừa, nhưng má bảo nói lề : tao sanh chín mười đứa rồi có chích chíc gì đâu mà nuôi tụi bây cũng tới lớn ... có sao đâu ...vậy là má bỏ qua ....
..... Giờ không có sao mà có TRĂNG...
má tự trách mình, trách trời, trách đất... rồi lại đổ thừa tại số !!!
Cho nên về sau tôi rất ghét. ai gì cũng bảo tại cái số, nghèo cũng đổ thừa tại số
Bị chồng ăn hiếp cũng bảo tại cái số... số gì ?. tôi không tin số phận !!
Mình phải tự cứu mình, tuy mình không thể thay đổi được “ SỐ MẠNG”
Nhưng số phận của mình mình tự quyết ....
Tỷ như : lúc sinh ra đời những đứa trẻ không có quyền chọn cha mẹ hay anh chị em, trời già sắp đặt an bài ...
Nhưng còn vợ chồng mình có quyền lựa chọn, không ai bắt mình phải sống chung với người tệ bạc hay đánh đập mình, cam tâm khuất phục để người ta hành hạ, rồi chịu khổ suốt một đời, vợ chồng giống như chiếc áo, không vừa thì thay áo khác, ai bắt mình mặc áo tả tơi .
Lựa chọn thứ hai: là không ai bắt mình phải chơi với bạn bè xấu, mình có thể lánh xa bởi vậy mới có câu: “ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “
..... Giờ má tôi ân hận thì đã muộn màng .Cả đời em tôi chịu cảnh tật nguyền .....
Sau này má tôi lặn lội bồng em đi trị bịnh ( châm cứu, chạy điện, bồng đi BS ( nhưng chỉ cửa lén vì lúc ấy không có phòng mạch nào mở cửa ). Giờ má tôi không dám tin đồng bóng, thầy bà ... ôi giờ biết ra thì đã muộn .
Chạy chữa một hai năm em bớt được chân mặt, đi được, bắp thịt bắt đầu nở nang, còn chân trái thì đành chịu, vì gân bị giản, chân treo lặt lìa
......Ôi dầu sao cũng còn đi đứng được dù chỉ 50%
.....Niềm đau ấy tới giờ khi má già rồi, có nhiều lúc em về thăm má, khi má ngũ tôi thỉnh thoảng vẫn nghe má lẩm bẩm một mình : tại mình !! tại mình !!! mà nó có tật !!!...Phải bồng nó đi chích thì đâu có sao ?.
.... May mà lúc sau này vượt thoát bằng mọi giá tôi cũng quyết cõng em đi
Nên có một đoạn trong bài thơ VĨNH BIỆT có câu :
—— Nhớ ngày chị cõng em đi
Xuống tàu vượt biển đi tìm tự do
Đi tìm một chút tia hy vọng
Ở cuối chân trời hay ở đâu ???
Thôi chuyện ấy sẽ kể sau giờ trở lại chuyện tôi đi làm, và những gì sẽ xãy ra trong cuộc đời tôi một đứa con gái vừa tròn hai mươi tuổi, chưa học xong trung học, chưa có một mảnh bằng, chưa làm gì để báo đáp ơn cha nghĩa mẹ, chưa biết yêu ai, dẫu biết rằng lắm kẻ si tình, thì dòng đời đưa đẩy phải lo cơm áo gạo tiền, cuộc sống rất chật vật, nhưng người ta thì vẫn phải sống phải làm quen và thích nghi với nó, cơm không đủ no thì độn thêm khoai sắn
Muốn cho chắc bụng thì trộn với bo bo, thịt cá khan hiếm thì kho hơi mặn cho đở tốn, không có đủ xà bông giặt thì mặcáo nâu sòng ( các màu tối ) để đở tốn xà phòng giặt, tóc để dài gội lâu và tốn dầu gội thì cắt ngắn, vừa mát vừa gọn vừa tiết kiệm đủ thứ, áo vải quần ny lon , chân đi dép nhựa , thì hợp thời hợp cảnh hợp túi tiền, càng đơn giản thì đời sống cũng đở hơn nhiều
Thôi xin hẹn kỳ 13 kể tiếp nếp sống mới của cô thư ký trẻ đi làm kiếm cơm trong thời kỳ khó khăn chung của đất nước ..
Tình chị thương em thật là cảm động lắm HT ơi!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTừ sáu tháng nay, Sông nhận thấy trên Ly-Hương nhiều nam nữ văn, ca, nghệ sĩ gởi hình chính tác giã theo bài ghê. Sông không biết là “mốt” hay không vậy?
ReplyDeleteHình của Sông thì làm sao đây. Cô chủ vưởn có nhiều hình tiếng sông không?
Ằ mà Sông không biết viết thơ văn gì hết. Cũng hên.
Tiếng Sông
Tiếng sông nước chảy lững lờ
DeleteĐôi khi cuồn cuộn ra bờ đại dương
Hình sông dài suốt miên trường
Khi khoan, khi nhặt, khi thương, khi sầu
Nước sông lúc chậm, lúc mau
Xuôi dòng chảy mãi biết đâu mà dò
Lúc thẳng tấp, lúc quanh co
Tiếng sông thay đổi vòng vo dáng hình
Êm đềm, lặng lẻ âm thanh
Ào ào rên xiết chảy nhanh tràn bờ
Rạt rào xúc cảnh ý thơ
Viết lên trang giấy hàng tờ văn chương
À thì ra TiengSong là Tiếng Sông dị mà tui cứ tưởng là Tiếng Sóng... Chẳng hạn như tiếng sóng vỗ vào vách văng vẳng vung vút vang vắng vọng về... Kkk... Cuối tuần viết vài hàng cho vui...
ReplyDeleteTật hay gõ...
Hihihi, Tiếng Sông còm dễ thương ghê, tui biết là ai gòi, hỏng cần để hình, hỏng cần thám tử Tha Hương tui cũng biết ai mờ, riêng câu hỏi thì tui xin trã lời phần xi nghỉ của tui thôi nghen, tui hong biết phải mode hong nữa nhưng ...
ReplyDelete- Để hình cho biết ... ai hót
- bi giờ chộp hình quá dễ nên hình lềnh hết phải chia xẻ cho bớt chắc
- tui thấy trên nhà phây có người còn vừa ca vừa èo ẹo nữa kìa
Hihihi
Gõ tiếp nghen...Hồi nãy tui có meo cho Hình Tàn nói là sao bồ viết bài gì mà hỏng chấm phết gì hết dzị , làm cho Tật hay cừ đọc xong thiếu điều muốn xĩu luôn...Biết HT trả lời sao hong ? Ai biểu vừa đọc vừa cừ chi vzậy rùi than kkk...thiệt là... tình mà...
ReplyDeleteKẻ hay nói
Anh Tật Hay Cừ ơi !
ReplyDeleteNgười già đi lâu hơi mệt. Gõ lâu thì mỏi tay vì thế mới chấm nhiều để nghĩ dưỡng sức. Chứ còn trẻ sức còn sung mãn mặc tình mà gõ tội gì phải dừng lại cho tốn thời gian.
Còn những ca sĩ, thi sĩ hay văn sĩ muốn đăng hình kèm theo bài viết là vì người ta tự thấy mình đẹp không khoe thì uổng phí của Giời. Thử xấu xí như ma lem xem coi có dám đem hình ra khoe không.
Com sĩ nếu đẹp cũng khoe được dzị đâu cần phải biết mần thơ hay viết văn.
Bài viết của Hình Tòn tui không cần xem hình, đọc không cũng thấy có duyên rồi.
Cám ơn ông anh Quang Minh.
ReplyDeleteTiếng Sông