___________________
Tự truyện của Hình Toàn
......Ở xóm tôi có anh 7 lúc trước gia đình khá giả có xe hàng chạy đường Rạch Giá - Sài Gòn, một vợ bốn con sau giải phóng xe bị lấy nên anh tình nguyện làm tài xế ăn lương cho chính chiếc xe của mình bên ngành giao thông vận tải và anh họ của tôi cũng tài xế xe hàng (anh ba của Nghiềl) nên sau này tôi và Liên đi buôn bằng xe hàng đỡ phải xếp hàng mua vé và vì xe hàng chở đồ cho nhà nước nên cũng ít bị khám xét vả lại cả một chiếc xe chất đầy hàng hoá rất dễ giấu những gói thuốc tây, tụi tui vốn ít đâu có mua nhiều nên cũng tiện cất giấu
Thời buổi ấy (75-85) cái gì cũng lậu gói thuốc ký đường vài ba cân gạo cũng là buôn bán lậu đời sống quá khó khăn nên dân tình chỉ còn một cách là tuôn ra biển. Rồi năm 79 chiến tranh Việt-Trung xảy ra nên lại có phong trào đi bán chính thức, nghĩa là họ cho người tàu đăng ký vượt biển một cách chính thức không cần phải trốn tránh chỉ cần nộp vàng cho họ là thuyền bè bãi đáp họ lo tất cả, có cả công an hộ tống xuống tàu.
....Đi kiểu này chỉ không sợ bị bắt lại nhưng ra khơi ai dám bảo đảm an toàn vì tàu chở quá đông, vài trăm đến cả ngàn người, tàu thì cũ kỹ lương thực thiếu thốn, họ vừa đuổi được người hoa vừa thâu được vàng gia đình tôi dù là người hoa nhưng không có vàng nên cũng đành....
.......Trở lại chuyện đi buôn của tôi có những chuyến chở hàng lên thành phố khi thì chở heo lên Chánh Hưng, khi chở cá lóc có lúc thì chở khóm chở gạo, thường xe đi buổi chiều vì chờ chất hàng và chạy ban đêm để lên tới thành phố trời vừa rạng sáng cho kịp buổi chợ (lúc này là của hợp tác xã) anh 7 thông báo cho tôi trước một ngày để tụi tui chuẩn bị tiền vốn, tôi đạp xe đi Rạch Sỏi cho Liên hay rồi chở Liên vô Rạch Giá bằng chiếc xe đạp đòn dong (vì không có yên sau nên Liên ngồi trên sườn xe, nếu là một cặp trai gái thì tình biết dường nào:
Phải chi tôi đó đừng con gái
Chắc sẽ mang trầu để cưới cô
Thời đó vì xăng dầu khan hiếm nên xe cộ cũng ít xe Honda lại càng ít hơn, ai có tiền mua xăng nếu có tiền mua thì cũng phải có giấy giới thiệu thôi đi xe đạp cho xong nếu gần thì xài lô ca chưn vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa tập thể dục
....Nên đường từ Rạch Sỏi - Rạch Giá vắng tiếng xe tôi cứ đạp tà tà như chở người yêu dạo phố....Ôi đôi bạn học thuở tóc còn ngăn ngắn cắp sách đến trường làm quen cùng sách vở, nay cuộc sống đẩy đưa dòng đời nghiệt ngã
cùng nhau bương trải với đời ....những vòng quay của chiếc xe đạp tôi trôi theo
vòng quay của đất nước ....Đời người vận nước ....ai người nhỏ lệ khóc thương
.....Tôi và Liên theo xe anh 7 đi buôn đường lục tỉnh, những tuyến đường dài những đêm về sáng tôi và Liên được ưu tiên ngồi dưới cabin với tài xế 7 và anh lơ còn một vài chị (dì) thì ngồi trên khoảng trống trên xe có kê thêm một đoạn ván rộng ngồi cũng được 5,3 người (trên cabin xe có một ô cửa nhỏ trèo lên đó) sau 75 những việc buôn bán lậu đa phần đều do phụ nữ đảm nhận vì chồng đi cải tạo hoặc phải đi đào kinh hay bị đưa đi chiến trường Campuchia
Nên vợ con phải tự kiếm sống .....Ôi....đất nước được tự do độc lập ..!!
....Đi buôn đường dài sợ nhứt là những trạm xét dọc đường từ RG-SG biết bao là trạm những trạm cố định thì thường lơ xe chỉ chạy vào trình giấy chở hàng và mời nhau vài gói thuốc....nhưng đôi khi lại có những trạm đột xuất bất tử
Đi buôn lậu trái tim thì treo lơ lững trên cao không biết mất vốn lúc nào...
Vì miếng cơm manh áo chúng ta phải cố vượt qua lúc nào hay lúc nấy
nếu các bạn sống trong khoảng thời gian ấy chắc cũng hiểu đời sống người dân như thế nào rồi ....
....Chuyến lên thì tụi tui không sợ vì không có chở hàng chỉ có tiền vốn mang theo, bây giờ tôi và Liên không dám để tiền trong giỏ quần áo, mà may chiếc áo túi mõng giống như mấy bà già trầu nhưng hơi dài để bỏ áo vào quần
mặc áo ngoài hơi rộng giống như áo bầu, hơi xấu một chút nhưng an tâm người đâu của đó, của mình mình giữ chắc ăn ....
......Chuyến về chúng tôi (cả chiếc xe vì ngoài việc chở hàng cho nhà nước còn móc ngoặc thêm vài con buôn chuyển hàng tạp hoá về tỉnh)
Sợ nhứt là hai trạm, một tại Bến Lức trước khi ra vô Sài Gòn và trạm Kinh B trước khi vào tỉnh Rạch Giá, tôi thấy có những chị bạn hàng ăn mặc lịch sự xuống trình giấy tờ (không biết có tiền lót đường không) vận chuyển hàng mà miệng cười toe toét anh em ngọt sớt nên các anh cũng xét (mà cho có lệ mà thôi) từ đấy tụi tui nghiệm ra một điều “ngọt mật chết ruồi”.
.....Cho nên đi buôn lậu không nhứt thiết phải ăn mặc lam lũ như đi làm ruộng
ai mà không thích nhìn cái đẹp (nhất là bọn đàn ông dù dưới chế độ nào) nên tụi tui cũng học được thêm những mách lới .
Có những chuyến hàng về qua ngã ba lộ tẻ gần đến trạm Kinh B, phải đậu ngủ lại chờ đến ba bốn giờ sáng rồi mới vượt trạm, chúng tôi sợ nhất là trạm Kinh B
Vì nó nằm giữa ranh giới thuộc quyền hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, mình không biết lúc nào đổi ca của tỉnh nào ....
....Mà cánh tài xế các loại xe có cách thông tin cho nhau hay lắm nha ..
bằng cách nhá đèn làm tín hiệu, báo tin cho nhau biết có trạm xét đột xuất hay có chuyện trên đường, cách này thì tôi không biết rành chỉ có tài xế và lơ biết mà thôi .... cho nên đi một ngày đàng học một sàng khôn là thế ...
Thế là về sau tôi và Liên cũng sắm tuồng ăn mặc lịch sự cho giống người Sài Gòn không còn giống dân quê miền lục tỉnh nữa cũng mượt mà ra phết không còn hai lúa nữa, giống hai cô gái Sài Thành, lúc sau này chúng tôi đi buôn thường hơn tháng hai ba lần tiền vốn cũng tăng dần....khi nào về tỉnh thì tôi lại bày hàng ra bán lẻ thuốc tây bên hè phố ...cuộc đời tôi cứ ngược xuôi xuôi ngược SG-RG và ngoài phố chợ ...
....Rồi đầu năm 80 Liên đi vb bỏ tôi lại một mình giữa chợ đời bơ vơ, tôi lại hụt hẫng chơ vơ (vì chú bảo số tôi và Liên đi chung không hạp nên phải tách ra
Còn tôi thì để chuyến sau đi cùng với chú) nên Liên đi mà không cho tôi biết ngày, không có Liên chia bùi sẻ ngọt lúc gian nan một mình tôi rão bước giữa dòng đời nghiệt ngã nên trong bài thơ ĐƯỜNG XA có đoạn:
...Đường đi lục tỉnh xa vời
Một thân tôi bước chợ đời bơ vơ
Sống ở chợ nhưng tôi đây lạc lõng
Đến bên thành một thành phố mất tên
Đời dung rủi ...ÔI..về đâu anh nhỉ. .
Một bạn hàng bất đắc dĩ ai ơi
Lòng muốn khóc nhưng tôi không thể khóc
Khóc cho đời .. hay khóc cả cho tôi ..
Thôi xin chào hẹn lại kỳ 20, tôi lại mất Kim Liên biết còn gặp lại ???
Hình Toàn
......Ở xóm tôi có anh 7 lúc trước gia đình khá giả có xe hàng chạy đường Rạch Giá - Sài Gòn, một vợ bốn con sau giải phóng xe bị lấy nên anh tình nguyện làm tài xế ăn lương cho chính chiếc xe của mình bên ngành giao thông vận tải và anh họ của tôi cũng tài xế xe hàng (anh ba của Nghiềl) nên sau này tôi và Liên đi buôn bằng xe hàng đỡ phải xếp hàng mua vé và vì xe hàng chở đồ cho nhà nước nên cũng ít bị khám xét vả lại cả một chiếc xe chất đầy hàng hoá rất dễ giấu những gói thuốc tây, tụi tui vốn ít đâu có mua nhiều nên cũng tiện cất giấu
Thời buổi ấy (75-85) cái gì cũng lậu gói thuốc ký đường vài ba cân gạo cũng là buôn bán lậu đời sống quá khó khăn nên dân tình chỉ còn một cách là tuôn ra biển. Rồi năm 79 chiến tranh Việt-Trung xảy ra nên lại có phong trào đi bán chính thức, nghĩa là họ cho người tàu đăng ký vượt biển một cách chính thức không cần phải trốn tránh chỉ cần nộp vàng cho họ là thuyền bè bãi đáp họ lo tất cả, có cả công an hộ tống xuống tàu.
....Đi kiểu này chỉ không sợ bị bắt lại nhưng ra khơi ai dám bảo đảm an toàn vì tàu chở quá đông, vài trăm đến cả ngàn người, tàu thì cũ kỹ lương thực thiếu thốn, họ vừa đuổi được người hoa vừa thâu được vàng gia đình tôi dù là người hoa nhưng không có vàng nên cũng đành....
.......Trở lại chuyện đi buôn của tôi có những chuyến chở hàng lên thành phố khi thì chở heo lên Chánh Hưng, khi chở cá lóc có lúc thì chở khóm chở gạo, thường xe đi buổi chiều vì chờ chất hàng và chạy ban đêm để lên tới thành phố trời vừa rạng sáng cho kịp buổi chợ (lúc này là của hợp tác xã) anh 7 thông báo cho tôi trước một ngày để tụi tui chuẩn bị tiền vốn, tôi đạp xe đi Rạch Sỏi cho Liên hay rồi chở Liên vô Rạch Giá bằng chiếc xe đạp đòn dong (vì không có yên sau nên Liên ngồi trên sườn xe, nếu là một cặp trai gái thì tình biết dường nào:
Phải chi tôi đó đừng con gái
Chắc sẽ mang trầu để cưới cô
Thời đó vì xăng dầu khan hiếm nên xe cộ cũng ít xe Honda lại càng ít hơn, ai có tiền mua xăng nếu có tiền mua thì cũng phải có giấy giới thiệu thôi đi xe đạp cho xong nếu gần thì xài lô ca chưn vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa tập thể dục
....Nên đường từ Rạch Sỏi - Rạch Giá vắng tiếng xe tôi cứ đạp tà tà như chở người yêu dạo phố....Ôi đôi bạn học thuở tóc còn ngăn ngắn cắp sách đến trường làm quen cùng sách vở, nay cuộc sống đẩy đưa dòng đời nghiệt ngã
cùng nhau bương trải với đời ....những vòng quay của chiếc xe đạp tôi trôi theo
vòng quay của đất nước ....Đời người vận nước ....ai người nhỏ lệ khóc thương
.....Tôi và Liên theo xe anh 7 đi buôn đường lục tỉnh, những tuyến đường dài những đêm về sáng tôi và Liên được ưu tiên ngồi dưới cabin với tài xế 7 và anh lơ còn một vài chị (dì) thì ngồi trên khoảng trống trên xe có kê thêm một đoạn ván rộng ngồi cũng được 5,3 người (trên cabin xe có một ô cửa nhỏ trèo lên đó) sau 75 những việc buôn bán lậu đa phần đều do phụ nữ đảm nhận vì chồng đi cải tạo hoặc phải đi đào kinh hay bị đưa đi chiến trường Campuchia
Nên vợ con phải tự kiếm sống .....Ôi....đất nước được tự do độc lập ..!!
....Đi buôn đường dài sợ nhứt là những trạm xét dọc đường từ RG-SG biết bao là trạm những trạm cố định thì thường lơ xe chỉ chạy vào trình giấy chở hàng và mời nhau vài gói thuốc....nhưng đôi khi lại có những trạm đột xuất bất tử
Đi buôn lậu trái tim thì treo lơ lững trên cao không biết mất vốn lúc nào...
Vì miếng cơm manh áo chúng ta phải cố vượt qua lúc nào hay lúc nấy
nếu các bạn sống trong khoảng thời gian ấy chắc cũng hiểu đời sống người dân như thế nào rồi ....
....Chuyến lên thì tụi tui không sợ vì không có chở hàng chỉ có tiền vốn mang theo, bây giờ tôi và Liên không dám để tiền trong giỏ quần áo, mà may chiếc áo túi mõng giống như mấy bà già trầu nhưng hơi dài để bỏ áo vào quần
mặc áo ngoài hơi rộng giống như áo bầu, hơi xấu một chút nhưng an tâm người đâu của đó, của mình mình giữ chắc ăn ....
......Chuyến về chúng tôi (cả chiếc xe vì ngoài việc chở hàng cho nhà nước còn móc ngoặc thêm vài con buôn chuyển hàng tạp hoá về tỉnh)
Sợ nhứt là hai trạm, một tại Bến Lức trước khi ra vô Sài Gòn và trạm Kinh B trước khi vào tỉnh Rạch Giá, tôi thấy có những chị bạn hàng ăn mặc lịch sự xuống trình giấy tờ (không biết có tiền lót đường không) vận chuyển hàng mà miệng cười toe toét anh em ngọt sớt nên các anh cũng xét (mà cho có lệ mà thôi) từ đấy tụi tui nghiệm ra một điều “ngọt mật chết ruồi”.
.....Cho nên đi buôn lậu không nhứt thiết phải ăn mặc lam lũ như đi làm ruộng
ai mà không thích nhìn cái đẹp (nhất là bọn đàn ông dù dưới chế độ nào) nên tụi tui cũng học được thêm những mách lới .
Có những chuyến hàng về qua ngã ba lộ tẻ gần đến trạm Kinh B, phải đậu ngủ lại chờ đến ba bốn giờ sáng rồi mới vượt trạm, chúng tôi sợ nhất là trạm Kinh B
Vì nó nằm giữa ranh giới thuộc quyền hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, mình không biết lúc nào đổi ca của tỉnh nào ....
....Mà cánh tài xế các loại xe có cách thông tin cho nhau hay lắm nha ..
bằng cách nhá đèn làm tín hiệu, báo tin cho nhau biết có trạm xét đột xuất hay có chuyện trên đường, cách này thì tôi không biết rành chỉ có tài xế và lơ biết mà thôi .... cho nên đi một ngày đàng học một sàng khôn là thế ...
Thế là về sau tôi và Liên cũng sắm tuồng ăn mặc lịch sự cho giống người Sài Gòn không còn giống dân quê miền lục tỉnh nữa cũng mượt mà ra phết không còn hai lúa nữa, giống hai cô gái Sài Thành, lúc sau này chúng tôi đi buôn thường hơn tháng hai ba lần tiền vốn cũng tăng dần....khi nào về tỉnh thì tôi lại bày hàng ra bán lẻ thuốc tây bên hè phố ...cuộc đời tôi cứ ngược xuôi xuôi ngược SG-RG và ngoài phố chợ ...
....Rồi đầu năm 80 Liên đi vb bỏ tôi lại một mình giữa chợ đời bơ vơ, tôi lại hụt hẫng chơ vơ (vì chú bảo số tôi và Liên đi chung không hạp nên phải tách ra
Còn tôi thì để chuyến sau đi cùng với chú) nên Liên đi mà không cho tôi biết ngày, không có Liên chia bùi sẻ ngọt lúc gian nan một mình tôi rão bước giữa dòng đời nghiệt ngã nên trong bài thơ ĐƯỜNG XA có đoạn:
...Đường đi lục tỉnh xa vời
Một thân tôi bước chợ đời bơ vơ
Sống ở chợ nhưng tôi đây lạc lõng
Đến bên thành một thành phố mất tên
Đời dung rủi ...ÔI..về đâu anh nhỉ. .
Một bạn hàng bất đắc dĩ ai ơi
Lòng muốn khóc nhưng tôi không thể khóc
Khóc cho đời .. hay khóc cả cho tôi ..
Thôi xin chào hẹn lại kỳ 20, tôi lại mất Kim Liên biết còn gặp lại ???
Hình Toàn
Phá phách ngày xưa đã trưỡng thành
ReplyDeleteNgậm ngùi thơ ấu bước qua nhanh
Hình Tròn còn nhớ ngày xưa cũ
Chỉ tạo buồn cho những lữ hành
Khà khà
Tật hay Cừ mần thơ đó cô 5RG và HTX ui
THCừ
Khổ thì thôi
ReplyDeleteThuở xưa lên đất Sài thành
Chợ trời mua bán để mưu sanh
Đường dài lưu lạc thân con gái
Phải bỏ dở dang chuyện học hành.
Ấy bởi trời đày đất nước tôi
Tuổi xuân bị giặc cướp cả rồi
Cái buổi mua đinh còn xin giấy
Ngậm ngùi ngày ấy khổ thì thôi..