_________________Phạm Hữu Phước
Chương 1
Sáng nay tôi nhận được một mẫu tin nhắn trên Face Book từ một người tôi vừa biết vừa không biết.
Biết vì anh đã từng là người được tôi chăm sóc trong hai tuần ở Bệnh xá của trại tù Yên Bái khi anh bị kiết lỵ nặng phải đưa từ trại lên Bệnh xá. Không biết vì giờ này tôi có cố moi óc cũng không thể tài nào hình dung ra anh là ai. Bệnh nhân đến rồi đi, thầy thuốc có bao giờ nhớ hết mọi người.
" Kính anh Phước, tình cờ đọc bài "Củ khoai lang Yên Bái" nhớ đến anh nhiều (có thể anh không còn nhớ tôi!) lúc được anh điều trị cho sau khi được khiêng từ trại 12 ra trạm xá Yên Bái/Hoàng Liên Sơn, lúc đó anh, tuy là tù nhân Phước Long nhưng được tên "bác sĩ" VC tên Cán (?) ủy thác trị bệnh cho anh em QN/VNCH ở Liên trại 4. Tuy ở tram xá có 2 tuần, vào thời điểm anh niên trưởng của chúng tôi là PĐT219 Nguyễn văn Nghĩa bệnh nặng và chết tại đó. Anh cũng đã nhường phần (hồ) bột mì cho tôi "bồi dưỡng", nên chóng bình phục, tôi vẫn còn nhớ và mang ơn anh, hôm nay nhờ bè bạn KQ mách bảo cho nên muốn liên lạc với anh để tỏ lòng tri ân và gợi lại những kỷ niệm thời gian tù đầy gian khổ ngoài Bắc. Mong thay. KQ Trần quang Tuyến/USA. Thân kính.
Mẫu tin nhỏ gợi tôi nhớ lại có một thời tôi đã từng ở nơi rừng sâu nước độc này.
Tháng Tư/75 Sài Gòn rơi vào tay CS. Tháng Sáu/76 , CS ồ ạt chuyển tù từ miền Nam ra. Tôi được điều về Bệnh xá của trai tù Yên Bái, Hoàng Liên Sơn. Lúc ấy trong trại chỉ có tôi là BS, vì tôi bị bắt khá sớm trên chiến trường Phước Long như một tù binh ngay từ tháng Giêng/75 rồi chuyển ra Bắc theo đường mòn HCM.
Bệnh xá gồm 80 giường, 20 giường cho bộ đội và 60 giường còn lại cho tù. Đứng đầu là BS. Cán, thượng úy, ông ta điều trị cho bộ độ; còn 60 giường của tù giao cho tôi. Hai mươi giường của " khung " chỉ lèo tèo mấy tên bộ đội trông còn khỏe chán, chỉ về bệnh xá để nghỉ ngơi. Ông BS Cán quá rảnh, không biết làm gì tiêu thời giờ nên đi nuôi gà và tăng gia trồng trọt để cải thiện thêm "chất tươi". Trong khi 60 giường của tù lúc nào cũng "làm ăn khấm khá", khách khứa ra vào tấp nập, nhất là khi có những trận bệnh bùng phát như kiết lỵ, sốt vàng da ( Leptospirosis )… đôi khi một giường phải nằm đến hai người.
Bệnh xá là tuyến điều trị đầu tiên và cũng là tuyến cuối cùng. Rất hiếm khi tù được chuyển lên tuyến cao hơn là BV Yên Bái. Bệnh xá dụng cụ chẳng có gì, thuốc men lại vô cùng thiếu thốn. Tôi cũng chẳng có sách báo Y khoa gì để tham cứu, hay một người BS bạn để bàn luận khi gặp những trương hợp khó. Tôi chỉ loay hoay, xoay trở trong mớ kiến thức còn rơi rớt lại trong đầu từ thuở còn học ở Y khoa Sài Gòn và lê lết ở các bệnh viện. Cũng may Y khoa Sài Gòn đã đào tạo chúng tôi khá quy củ. Ngày xưa tôi oán mấy ông giáo sư lắm vì bắt bọn này học nhiều quá, mỗi lần thi cử nhìn đống cua cao ngất mà hải hùng. Sau đó khi đi thực tập ở BV Nguyễn Văn Học, Gia định tôi lại có dip học thêm bệnh truyền nhiểm từ GS. Joel D Brown, một BS chuyên môn về bệnh nhiểm trùng. Không ngờ những gì mình phải học chung chung để thi lên lớp và ra trường giờ mới thấy hữu dụng.
Tôi làm việc với cả tấm lòng và nhận lại những ánh mắt biết ơn của các bạn tù. Chúng tôi là những kẻ " cùng một lứa bênh trời lận đận " cả mà, làm sao không trải lòng với nhau. Nói thì có người cho tôi là đạo đức giả, chứ theo tôi đó là thời kỳ đẹp nhất trong đời thầy thuốc của tôi, vì tôi giúp được những người đang tha thiết mong chờ sự giúp đỡ của mình trong hoàn cảnh cùng khổ như nhau, hoàn toàn không dựa vào tiền bạc. Ai cũng muốn sống sót để có ngày về với gia đình. Bệnh tật trong trại tù cũng nguy hiểm dễ đưa đến tử vong không khác gì khi xông pha lửa đạn trên trận mạc. Do đó mọi người rất quý mến tôi, vì tôi là cái phao cho những hy vọng của họ khi phải sống xa sự săn sóc của gia đình. Nói thật tôi qua Úc, học lại rồi hành nghề ở Melbourne 25 năm trước khi về hưu, tất cả giao tiếp của tôi đối với bệnh nhân phần lớn đều dựa trên tiền bạc.
Có những buổi sáng tôi đứng sau hàng rào bệnh xá. Anh em đi lao động ngang qua, thấy tôi họ vẩy tay: " BS. Phước, BS Phước !!!." Tôi thấy cả một niềm vui ấm áp dâng trào trong lòng. Cảm ơn những bạn tù khốn khổ của tôi.
Bệnh xá của tôi cuối cùng được bầu là đơn vị tiên tiến. Điều ấy có nghĩa là bệnh xá chúng tôi đã tiếp nhận bệnh nhân khá đông và tổ điều trị chúng tôi cũng đã làm việc cật lực với những phương tiện hết sức nghèo nàn .
( Còn tiếp )Phạm Hữu Phước
Chương 1
Sáng nay tôi nhận được một mẫu tin nhắn trên Face Book từ một người tôi vừa biết vừa không biết.
Biết vì anh đã từng là người được tôi chăm sóc trong hai tuần ở Bệnh xá của trại tù Yên Bái khi anh bị kiết lỵ nặng phải đưa từ trại lên Bệnh xá. Không biết vì giờ này tôi có cố moi óc cũng không thể tài nào hình dung ra anh là ai. Bệnh nhân đến rồi đi, thầy thuốc có bao giờ nhớ hết mọi người.
" Kính anh Phước, tình cờ đọc bài "Củ khoai lang Yên Bái" nhớ đến anh nhiều (có thể anh không còn nhớ tôi!) lúc được anh điều trị cho sau khi được khiêng từ trại 12 ra trạm xá Yên Bái/Hoàng Liên Sơn, lúc đó anh, tuy là tù nhân Phước Long nhưng được tên "bác sĩ" VC tên Cán (?) ủy thác trị bệnh cho anh em QN/VNCH ở Liên trại 4. Tuy ở tram xá có 2 tuần, vào thời điểm anh niên trưởng của chúng tôi là PĐT219 Nguyễn văn Nghĩa bệnh nặng và chết tại đó. Anh cũng đã nhường phần (hồ) bột mì cho tôi "bồi dưỡng", nên chóng bình phục, tôi vẫn còn nhớ và mang ơn anh, hôm nay nhờ bè bạn KQ mách bảo cho nên muốn liên lạc với anh để tỏ lòng tri ân và gợi lại những kỷ niệm thời gian tù đầy gian khổ ngoài Bắc. Mong thay. KQ Trần quang Tuyến/USA. Thân kính.
Mẫu tin nhỏ gợi tôi nhớ lại có một thời tôi đã từng ở nơi rừng sâu nước độc này.
Tháng Tư/75 Sài Gòn rơi vào tay CS. Tháng Sáu/76 , CS ồ ạt chuyển tù từ miền Nam ra. Tôi được điều về Bệnh xá của trai tù Yên Bái, Hoàng Liên Sơn. Lúc ấy trong trại chỉ có tôi là BS, vì tôi bị bắt khá sớm trên chiến trường Phước Long như một tù binh ngay từ tháng Giêng/75 rồi chuyển ra Bắc theo đường mòn HCM.
Bệnh xá gồm 80 giường, 20 giường cho bộ đội và 60 giường còn lại cho tù. Đứng đầu là BS. Cán, thượng úy, ông ta điều trị cho bộ độ; còn 60 giường của tù giao cho tôi. Hai mươi giường của " khung " chỉ lèo tèo mấy tên bộ đội trông còn khỏe chán, chỉ về bệnh xá để nghỉ ngơi. Ông BS Cán quá rảnh, không biết làm gì tiêu thời giờ nên đi nuôi gà và tăng gia trồng trọt để cải thiện thêm "chất tươi". Trong khi 60 giường của tù lúc nào cũng "làm ăn khấm khá", khách khứa ra vào tấp nập, nhất là khi có những trận bệnh bùng phát như kiết lỵ, sốt vàng da ( Leptospirosis )… đôi khi một giường phải nằm đến hai người.
Bệnh xá là tuyến điều trị đầu tiên và cũng là tuyến cuối cùng. Rất hiếm khi tù được chuyển lên tuyến cao hơn là BV Yên Bái. Bệnh xá dụng cụ chẳng có gì, thuốc men lại vô cùng thiếu thốn. Tôi cũng chẳng có sách báo Y khoa gì để tham cứu, hay một người BS bạn để bàn luận khi gặp những trương hợp khó. Tôi chỉ loay hoay, xoay trở trong mớ kiến thức còn rơi rớt lại trong đầu từ thuở còn học ở Y khoa Sài Gòn và lê lết ở các bệnh viện. Cũng may Y khoa Sài Gòn đã đào tạo chúng tôi khá quy củ. Ngày xưa tôi oán mấy ông giáo sư lắm vì bắt bọn này học nhiều quá, mỗi lần thi cử nhìn đống cua cao ngất mà hải hùng. Sau đó khi đi thực tập ở BV Nguyễn Văn Học, Gia định tôi lại có dip học thêm bệnh truyền nhiểm từ GS. Joel D Brown, một BS chuyên môn về bệnh nhiểm trùng. Không ngờ những gì mình phải học chung chung để thi lên lớp và ra trường giờ mới thấy hữu dụng.
Tôi làm việc với cả tấm lòng và nhận lại những ánh mắt biết ơn của các bạn tù. Chúng tôi là những kẻ " cùng một lứa bênh trời lận đận " cả mà, làm sao không trải lòng với nhau. Nói thì có người cho tôi là đạo đức giả, chứ theo tôi đó là thời kỳ đẹp nhất trong đời thầy thuốc của tôi, vì tôi giúp được những người đang tha thiết mong chờ sự giúp đỡ của mình trong hoàn cảnh cùng khổ như nhau, hoàn toàn không dựa vào tiền bạc. Ai cũng muốn sống sót để có ngày về với gia đình. Bệnh tật trong trại tù cũng nguy hiểm dễ đưa đến tử vong không khác gì khi xông pha lửa đạn trên trận mạc. Do đó mọi người rất quý mến tôi, vì tôi là cái phao cho những hy vọng của họ khi phải sống xa sự săn sóc của gia đình. Nói thật tôi qua Úc, học lại rồi hành nghề ở Melbourne 25 năm trước khi về hưu, tất cả giao tiếp của tôi đối với bệnh nhân phần lớn đều dựa trên tiền bạc.
Có những buổi sáng tôi đứng sau hàng rào bệnh xá. Anh em đi lao động ngang qua, thấy tôi họ vẩy tay: " BS. Phước, BS Phước !!!." Tôi thấy cả một niềm vui ấm áp dâng trào trong lòng. Cảm ơn những bạn tù khốn khổ của tôi.
Bệnh xá của tôi cuối cùng được bầu là đơn vị tiên tiến. Điều ấy có nghĩa là bệnh xá chúng tôi đã tiếp nhận bệnh nhân khá đông và tổ điều trị chúng tôi cũng đã làm việc cật lực với những phương tiện hết sức nghèo nàn .
( Còn tiếp )Phạm Hữu Phước
No comments:
Post a Comment