Links

Thursday, August 30, 2018

NGỰA


Image result for NGá»°A
____________

CHÂN DIỆN MỤC


Xin lỗi quý vị! Tôi cầm bút lên là năm ngón tay nó cứ ngứa ngáy muốn móc chơi! Mà cái người đầu tiên tôi muốn móc là… cái anh Chệt! Anh ta treo bức tranh ngựa! Mà cái câu cửa miệng của anh ta là Mã đáo thành công!
Mà anh ta ngu thiệt! Con ngựa đâu có giúp anh ta làm giầu mau chóng! Cái xe của anh ta đâu có do ngựa kéo! Thưa quý vị: anh ta dùng xe trâu, xe bò!
… Xe trâu dừng bánh cử ngoài
… Sắm sanh nếp tử xe trâu
mà có lẽ ngưu là bò (thủy ngưu mới là trâu). Còn tiếng cổ thì Lao, Thái Lao là bò.
Nếu chưa phát minh ra Cao Su, thì cái xe ngựa không nhanh hơn xe trâu và bò… và dĩ nhiên người ta không dùng ngựa vì… hắn mau mệt hơn bò và trâu !!! Đó là chưa kể ngồi xe ngựa lâu thì sẽ… bể bàn tọa thôi, dù bánh xe gỗ được quấn bọc bằng “cỏ bồ”.

Image result for mã đáo thành công

Cái câu “Mã Đáo Thành Công” là câu dành cho Vua khi tiễn quan võ, và các quan võ nói khi tiễn đưa nhau: Cái tên quan võ này đi tàn sát địch thủ và… dân chúng vùng mà chúng sẽ đi tới! Cái trò tàn sát này hay ho lắm sao mà nó cứ truyền miệng ở những người ham lợi lộc, Xô Vanh… và những người coi khinh địch thủ và… dã nhân.

Mắc cười nhất là nhiều người Việt Nam bắt chước… treo hình ngựa !!! Tôi rất buồn khi người mình không chịu tự lực, chỉ nghe người, sợ người… nên tức mình có bài thơ như sau:

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG

Không phải kể công đi buôn bán
Cũng không dong ngựa kiếm nhà quan
Câu này dành mấy thằng võ tướng
Ra biên thùy cướp bóc dân gian

Tại sao treo câu quỷ quái này
Văn hóa thằng Tầu ngạo nghễ thay
Xin dân ta đừng treo hình ngựa
Hay gì cái giống hí đêm ngày

Văn hóa ta vốn khác tụi Tầu
Hòa Bình Hạnh Phúc tự ta biết
Không cỡi ngựa vênh vang như Chệt
Ta tự do như chiếc thuyền câu

Ngựa và thuyền khác biệt từ xưa
Nam Phương chi cường dũng có thừa
Bắc Phương chẳng bao giờ đắc chí
Bạch Đằng dìm ngựa hiểu ra chưa

C.D.M.

Khi quân Nguyên sang ta, thì chúng vất vả lắm. Ở núi cao phía Bắc thì ta núp sau bụi rậm bắn sẻ, ở vùng thấp phía Đông thì ta núp ở lau, sấy… lại càng dễ bắn tỉa! Chúng phải chạy ở những bãi bồi ven sông, không biết sông nông sậu. Chúng bắn tên lên không trung, tính toán sao cho tên rớt giữa lòng sông để biết độ nông sâu, cho ngựa lội qua… cực khổ và mất công lắm !!!    Tới lúc này chúng mới biết ngựa tốt hay là thuyền hay !!!

Sử Việt ít nói về ngựa, và chép mơ hồ khiến ta khó truy tầm, nhưng chắc một điều là tới thời Lê Lợi ta ít biết, và chưa biết lợi dụng ngựa chăng (!). Chứng cớ là nhà vua đã cho thả mấy trăm con ngựa qua miền Hóa Châu (???)
Mãi tới cuối Trịnh ta vẫn chưa thấy các đội kỵ binh góp phần vào những chiến dịch to lớn (Bình Tây, Bình Ninh, Bình Nam).
Như vậy là rõ ràng người Việt không “Thích“ giống này.
Chả biết thời nào… người ta nói rằng mặt Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) dài như mặt ngựa !!!  Không biết con ngựa có gốc gác từ cao nguyên Thanh Hải hay ở Trung Á, nhưng tới đời Đường thì nó có nhiều ở phương Bắc thôi! Các Tiết Độ Sứ ở Hoàng Hà có 10.000 ngựa, trong khi Giao Châu có 10.000 thuyền, và cái anh nghèo mạt rệp cũng là nạn nhân của các đoàn kỵ binh !!!

Image result for Cưỡi ngựa đi đánh giặc
Tôi rà soát lịch sử Việt Nam thì thấy có mỗi một lần con ngựa được việc! Đó là khi miền Nam đại loạn, Vua sai đại tướng Nguyễn tri Phương cỡi ngựa tốt khỏe để gấp rút vào quân thứ Gia Định điều binh khiển tướng dẹp loạn!
Ở núi rừng miền Bắc thì người ta sài ngựa nhiều hơn miền suôi, nhưng anh ta yếu xịu, cày cà lớt không ra hồn, thồ hàng thì cũng ít (trừ hàng thuốc phiện lời nhiều).
Đối với văn nhân thi sĩ, tôi không biết ông Kim Trọng
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng
như thế nào? Chứ các thi sĩ cổ Việt Nam thì không thích cái giống hí suốt ngày… và gặp người lạ thì… muốn đá hậu…!

Theo tôi thì có lẽ ngựa Hòa An (Cao Bằng) và ngựa Phú Yên… là nổi tiếng thời Pháp. Và từ các Văn Thi Sĩ cho tới Chiến Sĩ cũng chỉ nói nhiều tới anh chàng ngựa từ thời Pháp thuộc!
Cũng từ thời Pháp Thuộc ta mới có cái trò đua ngựa. Đây chỉ là trò chơi của Quí Tộc thôi. Người ta trồng cỏ cho ngựa ăn và tự tay săn sóc ngựa (như nhân tình) chứ không giao cho cu ly! Cái khu nuôi ngựa ở gần vườn Tao Đàn thì người bình dân đừng hòng léo hoánh tới (!)
Cái thú chơi quí tộc, phong lưu, tao nhã (!) này, sau đó nó đi xuống (?!) và càng ngày càng thương mại hóa! Óc cá độ đã khuynh đảo nó! Riêng cái việc nuôi mấy anh Nài đã khiến tôi khinh bỉ nó rồi! Người ta bắt anh Nài ăn rất ít, còn nặng khoảng ba, bốn chục kí… để cho ngựa chở nhẹ, chạy nhanh… Còn nhiều chuyện mưu mẹo, bỉ ổi… chung quanh chuyện cá độ đó nữa!!!

C.D.M.

1 comment:

  1. Thầy quên con ngựa chiến huyền thoại và thi vị của Trần Nhân Tông:

    Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
    Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

    ReplyDelete