Links

Tuesday, January 8, 2019

Gặp Lại Mùa Xuân

__________________

Hàn Thiên Lương




Mặc dù hiệp định Paris 1973 đem lại hòa bình cho Việt Nam đã ký nhưng Cộng sản đánh phá khắp nơi nhất là-Hâu Nghĩa,một tỉnh áp sát Saigon. Một đêm giáp Tết Vit cộng tấn công xã Tân Mỹ, quân ta phản công quyết liệt, đại đột trinh sát do Trung úy Long làm đại đội trưởng, truy đuổi chúng tới khu Rạch Thiên, giải thoát được một số đồng bào bị chúng bắt theo và giam tại khu vùng rừng tràm rau râm, trong đó có cô giáo Hạnh còn rất trẻ dạy tại trường tiểu học Tân Mỹ, cô giáo Hạnh và vài người bị thương. Y tá đại đội cấp thời sơ cứu  và đưa lên xe cứu thương, chính trung úy Long bế cô Hanh lên xe và hối xe chạy gấp về  bệnh viện.

            Sáng hôm sau chiến sự bình yên Trung úy Long vội đến bệnh viện gặp bác sĩ hỏi thăm bệnh tình của cô giao Hanh, bác sĩ cho biết băp vế cô trúng đạn nhưng chỉ ở phần mềm không vào xương nên dễ điều trị,
            Cô y tá hướng dẫn Long dến tận giường , cô Hạnh thấy Long chỏi tay định ngồi dậy, nhưng Long nhậy miệng :-không không cô cứ nằm kẻo động vết thương và Long nói tiếp:- tôi được bác sĩ cho biết vết thương không thấu xương, chỉ chạm phần mềm dễ diều trị chỉ gần một tháng là cô bình phục.
            Hạnh nhìn Long với đôi mắt rưng rưng và nghẹn ngào nói :-em cám ơn trung úy nhiều lắm, nếu không có trung úy Việt công kịp di chuyển chúng tôi vào mật khu hay là chúng giết hết! Riêng em nhờ trung úy mau lẹ đưa về binh viện,không kịp chắc cũng chết. Em rất cám ơn trung úy.
            Long nắm tay Hạnh ân cần nói:- cô yên tâm dưỡng bịnh,  tuy máu nhiều nhưng không trầm trọng ,theo bác sĩ cho biết   chắc mau bình phục.  Bây giờ cô muốn gặp thân nhân lắm i không?
          -Dạ muốn lắm nhưng biết làm sao/
            -Vậy ghi cái địa chỉ tôi nhờ người đi gọi cho.
             -Hạnh nhìn Long mĩm miệng cười nói nhẹ: -lại thêm một cái ân nữa!
            -Thôi ân nghĩa gì mình tính sau nha cô. Bây giờ đọc địa chỉ nha, đoạn Long ghi vội,  chàng kéo chiếc ghế ngồi cạnh giường bệnh và rót một  ly nước đưa cho Hạnh và nói : ra máu nhiêu  phải uống nước nhiều anh thấy em xanh lắm!
            Tiếng Anh và Em mà Long bất chợt làm cho Hạnh xúc đông muốn nói mà nghẹn ngào phải ngập ngừng vài phút mới nói được:
-       Anh ơi quê anh ở đâu?
-Tôi là người Saigon , mồ côi từ nhỏ. nhờ cô tôi nuôi cho  ăn học , chị tôi là y tá, tôi may mắn đậu được tú tài đang học đại học Văn khoa chưa đủ cử nhân thì bị động viên đến nay cũng bốn năm.
 -Em thì ra Sư phạm về dây được hai năm, tưởng Hậu Nghĩa gần Saigon lúc đầu  được bổ về đây em mừng nhưng thực  tỉnh nầy nhiều Việt cộng quá. Quê em ở Mỹ tho nhưng cha lên Saigon học từ lúc nhỏ nên lập gia đình tại Saigon luôn, hiện ở trong cư xá Chu mạnh Trinh Phú nhuận Gia định
          - Thôi cô nằm nghỉ nha tôi trở về trại xem có ai nhờ báo tin cho gia đình cô biết.
Long nắm lấy tay Hạnh, nhìn nàng cười, vội bước ra ngoài.
            Hạnh nhìn theo, đầy xúc động, nàng cảm mến một con người tuấn tú hiền đức phải xuôi ngược trong binh lửa mà thân thế như chỉ mành treo chuông! Nằm một mình
lan man nghĩ về Long nên nàng bớt cô đơn.
            Nắng bên ngoài đổ vàng khắp lối , chiếc đồng hồ thong thả đổ mười hai tiếng, bỗng Hạnh thấy mẹ và chi bước vào. Mẹ vội đến ôm nàng khóc ,người chị cũng khóc . Sau giây phút xúc đông mẹ nói:- sáng nay có người phụ nữ trẻ nói là vợ một người lính của trung úy Long báo tin con bị thương, hiện nằm tại bệnh viện Hậu Nghĩa người đó giúp me và chị ra xe và đưa mẹ đến đây , mẹ có đưa tiền xe nhưng cô không  nhận bảo trung úy Long có đưa tiền xe cho cô rồi!
            Hạnh nắm tay mẹ nói :-mẹ ơi nếu không có Trung úy Long , nhiều người trong đó có con chết rồi!
            -Làm sao gặp được ông ta mẹ kính lời cám ơn!
            - Không anh còn trẻ lắm hiền lành dễ thương lắm!
            Chỉ Hai xía vô:- coi bộ lậm người ta rồi đa
             Hạnh nhìn chị :- chị ơi biết người ta có thương mình không mà mình lậm chị!
            Ba người đang nói chuyện rôm rả thì Long bước vội vào và nghiêm chỉnh lễ phép chào mẹ và chị ...Long cười hỏi : -Hạnh dỡ không?
            -Cám ơn trung úy giúp đỡ gia đình chúng tôi nhiều! mẹ Hạnh nói.
            -Không có chi bác đó là nhiệm vụ  người lính của tụi con.
            Tiếp đó mẹ hỏi : chúng tôi muốn xin phép chuyển Hạnh về Saigon để tiện việc chăm sóc
            Long nói :-được nhưng phải xin chuyển viện, chắc xin xuất viện về nhà không được, nếu vậy thi xin chuyển về bệnh viện Gia định ở đó chị con làm y tá trưởng lo cho Hạnh thì tiện lắm.
            Thế là chỉ ba ngày sau Hạnh được về bệnh viện Gia Định, Ở dây chị Tiếng , chị của Long rất thương và chăm sóc Hạnh tận tình nên Hạnh chống bình phục sau một tháng xuất viện, thường tới lui nhà chị Tiếng cũng nhiều lúc Long đột xuất về gặp gỡ khiến tình yêu hai người càng lúc càng thắm thiết, có những ngày Tết ngắn ngủi hai người bước chân vui qua phố thị rồi vội vàng chia xa, Long vào chiến trận Hạnh ngậm ngùi thương nhớ lo lắng cho người đi! Có hôm tiếng radio hàng xóm vọng về bản “Nỗi Buồn Đêm Đông”nàng nhớ Long vô cùng rồi nàng khóc!
            Trong năm 1974  tỉnh Hậu Nghĩa thường bị pháo kích các xã bị tấn công nên quân đội nhất là đại đội trinh sát của Long luôn ứng chiến và phản kích. Do đó Long không có dịp để về thăm người yêu! Nhiều khi Hạnh đánh bạo theo xe đò lên Hậu Nghĩa mong gặp Long nhưng có lúc Long đi hành quân nàng đành trở về nỗi buồn nặng trĩu trong lòng!
Có lúc gặp gỡ’, Long đưa Hạnh về nhà người dì họ , bà dì rất tế nhi thường tìm cách rời nhà để hai cháu thoái mái, Long vội khép cửa lại nên thế giới chỉ có hai người! Nhưng chỉ vài giờ phút ngắn ngủi rồi chia tay vì Long phải trở vào trại và nàng ngẩn ngơ buồn trên chuyến xe đò chiều vào phố. Suốt năm dài 1974 người chinh nhân và nàng cô phụ buồn vui như thế đó!.
            Đến năm 1975 tình hình chiến sự càng lúc càng suy sup , Công sản lấn chiếm nhiều vùng đất của ta. Các chiến sĩ như Long miệt mài chiến dắu  gìn giữ từng mảnh đất quê hương và đổ biết bao nhiêu xương máu.
            Riêng gia đình Hạnh, cha làm trong cơ quan Mỹ nên được bảo trợ rời Việt Nam theo đường hàng không. Trong hoàn cảnh nầy Hạnh thật não lòng, nàng khóc hết nước mắt xin gia đình cho nàng ở lại vì nàng không thể nào bỏ Long khi chàng đang xông pha trong lửa đạn, bây giờ đối với nàng chỉ có tình yêu của Long là to lớn.thôi! Cha  mẹ Hạnh thương con và cũng mến qúy Long   cũng đau đớn vô cùng, nhưng chuyện chẳng đặng đừng nên ông bình tỉnh giải thích và thuyết phục Hạnh:-nầy Hạnh con bình tỉnh nghe ba, nhà mình là đối tượng sát hại của Việt Cộng, ba làm ở sở Mỹ, anh con làm trong Trung Ương Tình Báo  , chị con làm ở Bô Chiêu Hồi, con ở lại chắc nó truy ra lý lịch thì nó giết con ngay, nếu Long có về thì đâu có gặp được con, vậy chi bằng cứ ra khỏi nước cơ may còn sống mà gặp nhau. Ba tin Long là người tài giỏi chắc Việt cộng có tràn ngập thì Long cũng thoát!
            Nghe như vậy Hạnh thuận  theo cha nhưng cõi lòng tan nát, nàng vội vàng đến nhàTiếng chị của Long trao một lá thư cho Long giải thích vì hoàn cảnh nàng phải theo gia đình nhưng khẳng định không bao giờ quên Long là người duy nhất của đời nàng !
            Ngay ngày 26 tháng tư gia đình Hạnh rời khỏi Việt Nam theo đường hàng không Cũng ngày hôm đó Việt cộng tấn công các quận của tỉnh, đặc biệt quận Đức Huệ
sát biên giới bị tràn ngập. Đại đội của  Long tùng thiềt một đoàn thiềt giáp đi giải cứu nhưng đến gần đồn La Cua bị Việt cộng chận dánh , hai bên quần thảo qua ngày 27 tháng tư thí Long bị thương gẫy chân , được trực thăng cấp tốc đưa vào bệnh viện Cộng Hòa. Vết thương rất năng bác sĩ phải cắt bỏ phần óng quyển của chân trái. Long nằm mê liên miên đến chiều 29 tháng tư tỉnh dậy thấy chị Tiếng đang ngồi cạnh giường, nàng cất tiếng hỏi: -em thấy đỡ không?
            -Chỗ vết cắt còn nhức lắm!
            -Trước khi ra đi Hạnh có tới nhà mình khóc hết nước mắt ,nhờ chị đưa cho em lá thơ nầy và gửi lời tạ lỗi với em , Hạnh nói không bao giờ quên em!
            Long vội mở thơ ra đọc thầm vội vàng xếp lại. đôi mắt lệ lưng tròng, ngẩn ngơ tiếng sầu thốt nho nhỏ:-tội nghiệp! chưa vui sum hợp đã sầu chia ly!
            Sáng 30 tháng tư dù còn mệt lắm, Long thức sớm qua chiếc radio nhỏ của bạn
bên cạnh…khi nghe Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng . Long ôm mặt khóc!
Ngay chiều hôm đó tất cả thương phế binh Việt Nam Công Hòa bị đuổi ra khỏi viện, Long cùng chung số phận cất bước lê lếch đoạn trường trên nẻo khổ quê hương. Long với cây gậy tre chàng đau đớn từng bước đến ngã ba Chú ía may có ông lão xích lô giúp đỡ về đến nhà chi Tiếng. Chị không dám đưa Long vào bệnh viện Gia dịnh, để Long ở nhà, chị cắp thuốc trụ sinh về chữa trị nên chỉ 5 tháng sau thi lành vết cắt, như chàng phải dùng cây nạn cập bên nách trái khi di chuyển, nhưng thân tàn phế có yên đâu , chúng bắt Long vào trại cải tạo đến hơn ba năm mới thả về. Cuộc đời chàng biết bao gian khổ nhưng lúc nào cũng nhớ đến Hạnh với  trọn tình yêu buổi ban đầu!
Bên kia trời Tây lòng Hạnh cũng nhớ thương Long và khắc khoải khôn nguôi.nhưng đầy nổ lực học tập sau bốn năm đổ bằng y tá làm việc trong một bịnh viện lớn  Năm 1982 nàng quyết trở về Việt Nam ,vì biết bao nhiêu lá thư gừi về nhưng không có một chữ hồi âm,
Khi đến Việt Nam gặp chị Tiếng cho biết Long đã vượt biên hiện ở trại Mã Lai.
Hai chị em mừng lắm! Hạnh nhìn trên vách có treo bức ảnh bán thân của mình. Chi Tiếng nói:- ảnh đó là do Long mua khung lộng  và treo lên, nhiều khi Long nhìn ảnh đó mà khóc !
            Nghe vậy Hạnh khóc nức nở :-Chị ơi tui em yêu nhau lắm sao trời bắt phải ly biệt như vầy…Tuy nhiên khi biết  Long thoát được qua Lai là nước tự do nàng hy vong tràn trề về cuộc tương phùng.
Hạnh trỏ về Mỹ tìm mọi cách mau nhất bảo trợ và liên lạc thường xuyên với Long, Chỉ bốn tháng sau Hạnh đón Long tại phi trường Los Angeles , hai người ôm nhau   và Long nghẹn ngào:-Bây giờ anh gặp lại mùa xuân !!

Tết Kỷ Hợi 2019
Hàn Thiên Lương


No comments:

Post a Comment