_____________
CHÂN DIỆN MỤC
Ôi! Cái anh bạn
Trà này! Đâu có đơn giản!
Uống trà (Nhậm
sà có nghĩa là uống trà, còn có nghĩa là đút lót, tham nhũng ??? Người miền Nam
còn có nghĩa là Đút Sáp, vì hồi đó sáp ong rất quý, dùng để làm đèn cầy trong
khi các nơi khác thắp đèn dầu cá, dầu đậu phọng).
Các quan mới
uống trà, còn dân đen uống nước ruộng, nước sông, nước lu do tầu cau chảy xuống!
Các quan và nhà giầu tha hồ thắp đèn cầy uống trà, nên ông ba Tầu có nghề vào
cửa sông vô rừng lấy lông chim và sáp ong!
Nhưng hỏi trà
từ đâu tới? Theo tôi có lẽ quê hương trà đầu tiên ở Tây Tạng vì trà quý, dùng
mỗi ngày, tiện dung và thân thiết. Người ta lấy lá trà phơi khô, tán nhỏ rồi
trộn với đường, bột lúa mạch Thanh Khoa, làm bánh ăn mỗi ngày!
Rồi từ Tây Tạng
trà lan tỏa ra chung quanh, đặc biệt là hướng Đông và Đông Nam: Tứ Xuyên, Vân
Nam, Miến Điện... Người ta gọi là trà Shan, phải chăng là từ bộ lạc Shan? Người
Việt gọi trà shan là chè núi, chè tuyết! cây cao, người ta leo lên cây để
hái trà! Hồi đó chưa có kỹ thuật trồng cây thấp để dễ hái, do người Pháp canh
tác, và dĩ nhiên “trăng sáng vườn chè” chỉ có từ thời Nguyễn Bính!
Đọc sử xưa ta
thấy có lẽ anh ba Tầu chỉ phát triển từ thời Tống, Nguyên (?) Cái nghề
buôn trà phát triển ở cửa sông Dương Tử, tranh đua với nghề buôn muối, buôn sắt
(!?). Trà được chở bằng ngựa, lạc đà tới miền Tây buôn bán như thế nào? Hồi đó
chưa có hộp sắt, lọ thủ tinh... nên trà được đóng thành bánh!
Người ta tán
trà khô rồi cho bột mì, gừng, đường, đóng ép chặt, bên ngoài bao lá chuối khô
(!), quý vị nghe mô tả thì thấy nó không hấp dẫn rồi!
Giáo Hoàng La
Mã thấy trà đóng bánh nào không bắt mắt thì phải (?). Thế là ngài ra lệnh cấm!
Bảo đó là đồ uống của Ma Quỷ ???
Cái ông Lô Đồng!
Chả biết ông viết hay đời sau thêu dệt, mạo tác... vì người ta đã tôn ông lên
làm Thánh rồi !!! Tôi thấy nó ngớ ngẩn làm sao ấy (!). Làm sao mà lại phải ướt môi họng, ứa mồ hôi
mới thấy trà ngon? làm sao mà tách thứ 7 thì... chẳng uống đặng ??? Một sự ngớ
ngẩn như thế mà lưu truyền hàng trăm, ngàn năm sao?
Chén thứ nhất: Ướt môi họng
2: Phá
cô sầu
3: Tẩy ruột khô, chỉ còn văn tự năm ngàn quyển
4: Ứa mồ hôi, chuyện bất bình trong đời phát
tiết tất cả ra mọi lỗ chân lông
5: Hình hài trong sạch
6: Thông suốt tớ cõi tiên linh
7: Chẳng uống đặng, chỉ thấy bên vai gió nhẹ
thổi
Ôi! Thật là
miễn phê bình cai ông dở hơi này ???
Tôi nghĩ cái
trà Vũ Di Sơn vùng Nam Triết Giang - Bắc Phúc Kiến là phát triển sau này, mặc
dù đây mưa nhiều. Người ta làm đồ gốm Giang Tây để nhâm nhi trà và ngâm thơ.
Nhưng tôi thật không tưởng tượng nổi cái thú thưởng thức “Trảm Mã Trà”.
Thời hiện đại
thì người ta nói nhiều đến Trà Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam, Ấn Độ!
Tôi không hiểu
sao nơi vùng Silkim, Darjiring phía biên giới Tây Tạng - Ấn Độ người ta quảng
bá trà Darjiring thật tuyệt giá tới ngàn Dolla một ký. Tôi không được nếm thử
nên không biết nó tuyệt vời như thế nào?
Trà Âu Mỹ bây
giờ thì không ngon đâu! Đặc biệt là Anh và Mỹ. Có người cho tôi một hộp trà, gói
nhỏ, tan liền, tôi uống thấy nhiều gói không hợp khẩu vị, nhưng khi pha sữa vào
thì... cũng được! À! Thì ra Anh và Mỹ đã có uống trà sữa hàng trăm năm nay rồi !!!
Về cái ông con cháu
Thái Dương Thần Nữ thì tôi đã có nói tới rồi. Chỉ là ông Tướng Quân (Shogun)
ban trà cho gia nô (Samurai) thôi! Làm sao mà uống trà khổ sở thế! Làm sao mà
bưng ly (bát) trà phải uống một hơi! Làm sao mà khi được ban bánh thì phải ăn
thật lẹ, không kịp nuốt! Không kịp thở!
Chúng ta thử
vòng một vòng qua Làng MAI - Pháp Quốc xem:
Thiền Sinh làng
Mai chú ý theo rõi các hành động hết sức chánh niệm của các Thầy Cô Trà Giả...
thì sẽ có bình an, khổ đau sẽ tan biến:
Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tràn đầy
Thân và tâm an trụ
Bây giờ và ở đây
Cái ông Thích
Nhất Hạnh này thật là vẽ vờ... vô duyên !!!
Vua Lý Thái Tổ
về thăm quê hương phát tích của ngài! Vua đã ban chè cho các phụ lão ở đây! Tôi
nghĩ chè ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng (!), không lẽ vua đi rềnh rang
từ xa về quê chỉ để ban vài chén chè cho các phụ lão hay sao ???
Trở lại Việt
Nam yêu quý của chúng ta! Người ta ca tụng chè Tuyên Quang, Thái Nguyên! Nhưng
tôi uống thử thì chắng hơi gì trà Bảo Lộc! Người ta thức đêm uống chè Tân Cương
(Tuyên Quang) rồi xem bóng đá! Tôi e rằng khi đội ta thua... thì các ly trà
sẽ... bị đập vỡ hết! Người Việt uống trà thì phải Tâm bình Khí tĩnh chớ không
thức khuya uống trà Thái Đức rồi le te chạy không kịp !!! Uống trà mà chỉ chú ý
tới quả bóng lăn trên sân thì sao thấy mùi vị trà.
Xin mời các bạn
tới Bảo Lộc để ngắm cây xanh trong gió lạnh mà nhâm nhi trà Long Vân, trà Ô Long
Uyển Nhã, trà Trí Việt trong những quán ven đồi, xa xa là thung lũng nên thơ và
vườn trà bốc khói thơm. Sẽ thấy lòng lâng lâng, không thánh thiện nhưng vui mắt,
vui tai và... thơm miệng!
Nhiều người
uống trà chỉ thích trà mộc, tức không ướp hương hoa! còn nếu muốn ướp thì miền
quê người ta ướp dân giả như sau: Sen hoặc Lài (ít khi ướp ngâu, sói) người ta
lấy giấy bản gói từng gói nhỏ và mỏng, rồi rải trên chảo bằng đất, lâu
lâu lật mặt gói trà và hoa đó cho nóng đều! chừng nào cảm thấy hương đã
ướp qua trà là được!
Tôi
là một nông dân hai lúa, chỉ thích chơi chơi... dễ dãi, thích thú vui tầm
thường (!)
Uống một ngụm
trà rồi vắn một miếng đưởng thẻ cũng thích vậy!
Kêu hàng xóm, người
thân tới rồi nói chuyện mùa màng, cây cối và... thời sự không được sao !!! Cho
các ông Thánh, ông Tiên, ông Phật đi chỗ khác chơi! Chẳng thèm ngó đến ông Trum,
ông Tập, bà Merkel... ta tự do nói chuyện các món ăn dân giả... rồi nói chuyện
bù khú không được sao ???
Trà không dành
cho người khát máu! Một vị Tướng Quân Nhật Bản thắng trận, uống trà khoe công
thì chẳng ai lưu truyền bài thơ đó:
Nhĩ Linh sơn thượng khởi nan phan
Nam tử công danh kỳ khắc nan
Thiết huyết mãn sơn, sơn hình cải
Vạn dân tề ngưỡng Nhĩ Linh San
Thưa Tướng Quân,
Người Việt chúng tôi không thích ngắm núi đã ngập máu làm biến đổi hình dạng dù
máu đó là của bạn hay thù! Người Việt chúng tôi thích thanh bình, an tĩnh và...
buồn
Mù mịt mây đen kéo tối sấm
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Hâm
Đống xương vô định sương phao trắng
Cỏ biếc đôi bờ máu nhuộm thâm
Tôi đi về miền
Tây Nam Bộ, nơi Tịnh Biên, Ba Chúc vào đúng ngày trung thu, có mấy vần thơ vụng
về xin gửi tặng quý vị:
Thu
ấy thu nào, thu lại thu
Ta
còn chờ đợi đến bao giờ
Sáu
lăm năm lẻ Thu chờ đợi
Vắt
óc làm thơ, thơ chẳng ra
Ăn
bánh ngọt môi trăng mây tỏ
Uống
trà chát lưỡi nước non mờ
Ngậm
ngùi ta hận Thu rồi đấy
Còn
chút tình đánh cược với Thu
C.D.M.
Trời nóng (cở sa mạc) uống trà với lá bạc hà là hết khát.
ReplyDeleteTui học cái nầy với những người du mục lạc đà Bắc Phi.
LDCT
Tui nghe Thầy Viên nói kìa :
ReplyDeleteCó về Bảo Lộc người ơi
Dừng chân ghé lại nhà tôi uống trà
Ông Thầy viết mấy bài Trà chắc ông Thầy pha trà hết xẩy à nghe
Thầy quãng cáo hương vị trà Bão Lộc. Ngồi nhâm nhi với cảnh vật nên thơ
ReplyDeleteXa xa là thung lũng phủ sương mờ
Trà bốc khói lâng lâng trong gió lạnh
Hồn nhập vào khoảng không gian tỉnh lặng
Tâm an bình như ở chốn thần tiên
Rủ bỏ âu lo sầu não ưu phiền
Đây có phải cõi Niết Bàn nơi dương thế