Links

Saturday, February 23, 2019

Tre Hồn Dân Tộc


_________________

Hoài Nam

1. Truyền Thuyết Thánh Gióng
      
    
  
Tương truyền rằng, đời vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân từ phương bắc xâm đánh nước ta. Thế giặc mạnh, quân ta chống trả với người ít thế cô. Trước thảm họa diệt vong, mất nước, vua Hùng ban sứ giả truyền hịch kêu gọi toàn dân mong tìm được người tài cứu nước. Tại làng Phú Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh có cậu bé lên ba tên Gióng nghe hịch truyền, xin cha mẹ cho gặp sứ giả. Gặp sứ thần, cậu bé Gióng xin đúc một con ngựa sắt, áo giáp sắt và cây soi sắt để diệt giặc phương bắc.
Khi nhà vua ban cho ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt thì cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm soi sắt ra trận. Ngựa hí lên, phun lửa và xông thẳng vào quân thù. Tráng sĩ vung roi sắt đánh chết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ tre hai bên đường quật vào giặc. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy, rút ra khỏi biên cương bờ cỏi của nước ta.
Đuổi xong giặc Ân phương bắc, tráng sĩ một người một ngựa đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, nhìn về quê hương, lạy tạ cha mẹ, cởi áo giáp sắt, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Thánh Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương.
Hình tượng Thánh Gióng trong lịch sử thể hiện ý niệm anh hùng và lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.  Người anh hùng sống chan hòa trong từng lớp nhân dân bình thường, nhỏ bé với lũy tre làng thân quen, mộc mạc. Nhưng khi đứng họa ngoại xâm của đất nước, họ sẽ vươn người lên để trở thành những người anh hùng đuổi ngoại xâm, diệt hung tàn để bảo vệ nền độc lập, tự cường của dân tộc. Hình tượng thật đẹp và cao quí ở đây, người anh hùng Thánh Gióng không tiêu diệt ngoại xâm bằng roi sắt mà bằng chính sức mạnh của tre làng làm vũ khí. Cây tre làng mộc mạc, đơn sơ chính là vũ khí của “hồn dân tộc”!
Khi đuổi giặc thù ra khỏi bờ cõi, đất nước độc lập, an bình người anh hùng lại tan biến, chan hòa vào lòng cuộc sống dân tộc như bao người bình thường khác. Không như tượng đài của một lãnh tụ: “đứng bám cao đầu”, hám lợi cầu vinh, sống trên trước bằng tiếng ca tụng và thoát ra khỏi lòng dân tộc và nhân dân. Thần thoại hóa hay anh hùng hóa một lãnh tụ là khởi điểm của chuyên chính và chế độ độc tài nẩy sinh. Người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng chính là sức mạnh của toàn thể dân tộc trong cùng một biểu tượng: tổ quốc. Không phải hình ảnh của một lãnh tụ.
Ý niệm và hình tượng của mỗi con người anh hùng, có thể thay đổi qua thời đại, thể chế chính trị. Nhưng ý niệm và hình ảnh của một dân tộc anh hùng sẽ mãi trường tồn qua mọi thời đại, mọi thể chế chính trị, mọi giai đoạn lịch sử của đất nước.
2. Mạng Xã Hội và Toàn Cầu Hóa


      

       Với sự phát triển của nền kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, mạng toàn cầu đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Mạng xã hội (Social Network) là sự phát triển nổi bậc nhất trong kỷ nguyên này. Mạng xã hôi là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ. Sự phát triển “bùng phát”, ngoài mọi dự kiến của những nhà khoa học công nghệ thông tin, đã phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn quốc gia. Những gì bạn làm, bạn nghĩ, cả thế giới có thể chia sẻ với bạn chỉ trong một cái “nhấp chuột”. Sự thật được truyền thông rộng rãi trên toàn cầu và “cái ác” cũng được vạch trần, không thể che dấu trước ánh sáng công lý của nhân loại.
       Sức mạnh mạng xã hội trở thành vũ khí của nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ, yêu chuộng sự thật và công lý. Ngược lại, mạng lưới thông tin của “mạng xã hội” toàn cầu, là mối đe dọa rất lớn cho chế độ độc tài, quân phiệt, tham nhũng đã và đang dùng sức mạnh quân sự và thế lực chính trị đàn áp, cưỡng chế người dân bị trị. Những vũ lực kềm chế, bưng bít chỉ là hình thức “tạm bợ” trước những sức mạnh của nền công nghệ thông tin hiện đại. Những hô hào cho truyền thống dân tộc lạc hậu, giả tạo không đủ sức mạnh để thuyết phục quyền sống con người trong kỷ nguyên mà tự do, dân chủ và nhân phẩm đang được nâng cao như thước đo giá trị đạo đức của một xã hội, đất nước và thời đại.

      
      
Luật An Ninh Mạng do Bộ Công an chủ trì, soạn thảo và được Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) biểu quyết thông qua vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2018, cho thấy rõ ràng hơn sức mạnh thông tin của “mạng xã hội”. Luật An Ninh Mạng này gồm 7 chương, 43 điều trong đó điểm nổi và tập trung nhất là việc kiểm soát chặc chẽ những điều khoản ghi rõ dưới đây:
·        Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc…

Ngay cả các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại và lên tiếng phản đối. Blogger và nhà hot đng Nguyn Lân Thng Hà Ni nói vi VOA: “Lut này bóp nght quyn t do thông tin, xâm phm đi tư cá nhân, và là mt công c theo đó trao thêm quyn cho lc lượng công an, h toàn quyn xâm phm mt cách thô bo, thm chí thay mt c tòa án ra phán quyết gây nh hưởng đến vic s dng Internet ca người dân.”
Cùng với sự phát triển của nền công nghệ kỹ thuật hiện đại là sự hình thành của “Toàn Cầu Hóa” (Globalization).  Theo định nghĩa của Wikipedia, “Toàn Cầu Hóa” là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuậtcông nghệthông tinvăn hóa. Mọi giới hạn địa lý của quốc gia trong từng vùng kinh tế, chính trị, xã hội… sẽ dần dà tan biến để hòa nhập vào sự phát triển, lớn mạnh chung của toàn cầu.

Theo số thống kê đáng tin cậy từ Google, Facebook… có khong 70% trong s 92 triu dân Vit Nam s dng internet, vi 53 triu người dùng mng xã hi. Đó là chưa kể khoảng 2 triệu người Việt Nam hiện nay đang sống rải rác trên toàn thế giới, với thế hệ thứ hai đã khôn lớn, trưởng thành trong nền văn hóa, giáo dục mà quyền tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng như giá trị truyền thống. Họ, thế hệ trẻ của hôm nay đang có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của khoa học kỷ thuật, văn hóa xã hội và nhất là những đẩy mạnh về kinh tế của trong và ngoài nước. Nguyên lý căn bản của biện chứng “lượng đổi, chất đổi”, là đòn bẫy cho những thay đổi không thể “không xảy ra” trong quá trình chuyển biến của toàn cầu hóa kinh tế của thế giới. Những cây tre Phù Đổng đang vươn cao, vượt ra khỏi lũy tre làng để lớn mạnh trong cộng đồng phát triển, yêu chuộng tự do, dân chủ và hòa bình của nhân loại. Những thế lực thù nghịch đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc, những âm mưu ngoại xâm muốn xâm chiếm đất nước ta. Chúng sẽ chẳng những phải đương đầu với sức mạnh từng lũy tre làng của thôn xóm mà của cả “tre hồn dân tộc” nơi có sự hiện diện của cậu bé Gióng ngày nay, trên cùng khắp toàn cầu.



No comments:

Post a Comment