Links

Wednesday, March 13, 2019

Linh Hồn Của Ngôn Ngữ


___________________

HOÀI NAM


1. Nhà văn Cao Hành Kiện:

 Nhà văn Cao Hành Kiện
             
                     

Giải Nobel Văn Chương thường được trao cho các văn sĩ đã " đem lại một hình ảnh rõ rệt về cuộc sống của con người cũng như một lý tưởng cao đẹp”. Năm 2000, khi trao giải thưởng văn chương cho Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), một nhà văn Trung Hoa lưu vong hiện có quốc tịch Pháp, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã đưa ra nhận định rằng "tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng quốc tế, ghi đậm nét một nhận thức chua chát và một bút pháp tài tình, vạch ra những con đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Hoa."
Đã có vài nhà văn Á châu đoạt giải Nobel văn chương như Rabindranath Tagore (1913), Yasunari Kawabata (1968), Kenzaburo Oe (1994), nhưng đây là lần đầu tiên Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao giải cho một người Trung Hoa, mà lại là một người Trung Hoa đã từ bỏ đảng Cộng Sản, sống nương náu tại Paris, viết cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng Pháp.


Ông sinh tại Cống Châu, Giang Tây vào năm 1940, năm của một nước Trung Hoa loạn lạc trong khung cảnh cuộc chiến Trung Nhật. Có lẽ giống nhiều đứa trẻ Á châu sau này, ông đã chào đời, như lời mẹ ông nói với ông, " ngay trong lúc máy bay đang thả bom". Cuộc sống của ông bắt đầu trong bom đạn và tiếp diễn trong xáo trộn, chống đối, đàn áp, trốn chạy... Đúng, hầu như lúc nào cũng trốn, cũng chạy...như tựa đề của cuốn sách "Kẻ Trốn Chạy" của ông. Ông nói : " Tôi là kẻ tị nạn từ thuở lọt lòng mẹ.".



      
Ông ly khai đảng cộng sản Trung Hoa năm 1989 khi cộng sản Trung Quốc mang xe tăng đàn áp những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn. Ông sống lưu vong tại Pháp và tiếp tục sự nghiệp văn chương của ông với những tác phẩm viết cả bằng tiếng Trung Hoa lẫn tiếng Pháp. Năm 1992, ông lãnh Huân Chương Nghệ Thuật và Văn Chương và năm 1994 ông đoạt Giải Cộng Đồng Pháp của Vương Quốc Bỉ với tác phẩm "Kẻ Miên Hành" và Giải Tân Niên của cộng đồng Trung Hoa năm 1997 với tác phẩm "Ngọn Núi Tâm Hồn" (Soul Mountain). Ông lấy quốc tịch Pháp vào năm 1998 và sống tại một căn phòng tầng thứ 18 của một chung cư tại Paris, thành phố mà ông cho là nơi trú thân lý tưởng nhất cho những tâm hồn nghệ sĩ khát vọng tự do và sáng tạo. Từ căn phòng của ông, như lời ông nói, ông có thể nhìn ngắm tháp Eiffel với cảnh hoàng hôn tắt nắng, và Paris chầm chậm đi vào màn đêm thơ mộng, êm ái, nhưng cũng đầy rạo rực, nồng ấm


      

Tác phẩm quan trọng nhất của ông, cuốn tiểu thuyết "Ngọn Núi Tâm Hồn" (Soul Mountain) được ông khởi sự viết từ năm 1982. Đây là một hành trình của một tâm hồn qua thời gian và không gian, trong khung cảnh của các đồi núi, đồng cỏ, làng mạc Trung Hoa, để tìm lại cội rễ, sự an bình và tự do của nội tâm. Chuyến đi xa vào năm 1986 chắc chắn đã giúp ông nhiều ý tưởng, hình ảnh, tài liệu cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này mà mãi đến năm 1995 mới được xuất bản tại Pháp. Tờ báo Le Monde của Pháp đã dành một bài viết đặc sắc để giới thiệu cuốn tiểu thuyết quan trọng này ngay sau khi Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel văn chương. Tác giả bài viết này, tên viết tắt là J.L.D, giới thiệu tác phẩm "Ngọn Núi Tâm Hồn" của Cao Hành Kiện mà chúng tôi xin được thoáng dịch một đoan như sau:

"Trong tác phẩm “Ngọn Núi Tâm Hồn” này, một người với túi sắc trên vai, đã ngược xuôi, khi thì chân đất, khi thì trên yên xe đạp hay lắc lư theo nhịp một chiếc xe, để đi tìm một ngọn núi bí mật, tượng trưng cho một nơi lý tưởng để con người có thể 'rũ bụi trần ai'. Theo chân các di tích của Trung Hoa cổ xưa, một Phương Đông huyền bí và ma quái, với khoa học của Lão Tử, gã ta đã đi kiếm một nơi nương náu, trú thân với bao nhiêu những kỳ tích hoang đường tưởng chừng như đã biến với thuở hoang sơ: những đồng lúa chín vàng và rừng tre xanh biếc, những vị phù thủy hét ra lửa, những con khỉ gào thét, rú lên từng hồi, những con rắn chọc phá, cướp bóc mồ mả; gã ta nói đến sự bảo vệ giống gấu mèo cũng như sự tàn phá môi trường trong vùng sông Dương Tử. Cao Hành Kiện đã trở về với những chiến công của các nữ hiệp sĩ trong các truyện kiếm hiệp, những lễ hội tưng bừng với những lồng đèn rồng, những con kỳ nhông khổng lồ hay những con chim vĩ đại khao khát mật ngọt của cây lệ quyên... những kinh kệ ê a bên cửa chùa, những thuyền mành mỏng manh, những chiếc dù xinh xắn, những thiếu nữ đùa nghịch, chạy trốn và khẽ kêu một tiếng đầy hoan lạc khi ngón chân vừa chạm vào làn nước sông trong xanh."

            Khi nhận xét Cao Hành Kiện là " một kẻ quan sát đầy ngờ vực nhưng sáng suốt không nhằm giải thích thế giới" và trao giải thưởng Nobel văn chương cho ông, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã không chỉ trao giải thưởng cho một tài năng văn chương, mà còn cho một tấm lòng kiên trì của một nghệ sĩ đã dùng nghệ thuật của mình để chống lại tất cả sức mạnh của bạo quyền và hận thù để nói lên tiếng nói của cuộc sống đích thực, tiếng nói muôn đời của tự do và hạnh phúc. Ông là một "Kẻ Miên Hành", nhưng là một kẻ miên hành vẫn đủ tỉnh táo để trình bày, phê phán và tìm kiếm.

2. Nhà văn Kim Thúy:


     
Nhà văn Kim Thúy và tác phẩm “Ru”

        
              Một tên tuổi xa lạ. Đó là một phụ nữ trẻ, gốc Việt, hiện sống ở Canada. Cũng như bao nhiêu người Việt sau biến cố 30/04/1975 đã bỏ nước ra đi, gia đình cô bé Kim Thúy cũng đã tìm cách vượt biên bằng thuyền đến Mã Lai, được đưa vào trại tị nạn, sống ở đấy chờ đợi cho đến khi được nhận vào đệ tam quốc gia là Canada.
Kim Thúy sinh tại Sài Gòn trong một gia đình thuộc giai cấp trưởng giả, nhiều thành viên trong gia đình có chức tước hay ít ra cũng sống một cuộc sống thong thả mà với xã hội Sài Gòn hồi ấy, nếu cô chịu tiết lộ một số tên tuổi thì có lẽ chúng ta sẽ có thể nhận ra cô là ai, thân phụ cô hoặc những bà con xa gần của cô là những người nào; tiếc thay cô đủ kín đáo và kiêu hãnh để không nói rõ hơn. Kim Thúy sinh đúng vào Tết Mậu thân, một biến cố lịch sử mà không một người dân miền nam nào có thể quên được cho dù họ thuộc phe nào, khuynh hướng chính trị nào. Cô lên mười tuổi khi gia đình cô lên thuyền vượt biển trốn khỏi Việt-Nam.
Cuốn truyện kể (récit) mang tựa đề là RU vừa có nghĩa tiếng Việt vừa có nghĩa Pháp. Trong Pháp ngữ : giòng suối nhỏ, theo nghĩa đen, và sự chảỵ (chảy nước mắt, chảy máu, chảy tiền) nghĩa bóng - theo tự điển Robert. Tác giả cho biết là cô từng là chủ một quán ăn ở một thị trấn nào đó thuộc xứ Canada, mang tên là Ru de Nam. Khi lấy tên ấy làm tên tác phẩm đầu của mình hẳn tác giả có một dụng ý.
Cun truyn va in ra là được đón tiếp nng nhit, được dch và in trên nhiu nước. Pháp truyn được chn nhn giLire-RTL (Lire là tên ca mt tp chí văn chương chuyên ngành và RTL là hãng truyn thanh và truyn hình). Vào chiu ngày 10 tháng 5, 2010 nhân bui l khai mc tun l sách ti Paris (Salon du Livre) người ph n nh bé mnh mai y đng gia hai ông h pháp François Busnel ch bút t Lire và Philippe Labro giám đc đài RTL, c hai đu là nhng nhà văn ni tiếng, trnh trng trao gii thưởng cho Kim Thúy và gii thích lý do s chn la tác phm ca cô. Sau khi RU ra mt ti Pháp thì nghe rng Canada sách cô không còn tìm thy trên k na. S sách in đã lên đến 25, 000 cun.
                      

3. Nhà văn Lan Cao:
  nhà văn Lan Cao           
           
                                     

Nói đến những văn sĩ người Mỹ gốc Việt, người ta không thể quên Lan Cao. Lan Cao, Cao Thị Phương Lan, là ái nữ của cố Đại Tướng Cao Văn Viên. Bà sinh năm 1961, cùng gia đình di tản đến Hoa Kỳ lúc 13 tuổi.  Năm 1983, Lan Cao tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Mount Holyoken, và Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Yale. Lan Cao là một trong số những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Tác phẩm đầu tay 

“Monkey Bridge” (Cầu Khỉ) của Lan Cao là tiểu thuyết viết theo thể loại tự truyện, kể lại cuộc đời của hai mẹ con người Việt di tản cư ngụ tại Little Sài Gòn từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. “Cầu Khỉ ” đưa người đọc cùng với Mai trở về xã hội Miền Nam Việt Nam thời Đệ Nhị Cộng Hòa, để tìm thân nhân và nếm trải nỗi buồn niềm vui với họ.
            Tác giả Lan Cao cũng được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên ‘The Lotus and the Storm’ (Hoa Sen và Bão Tố) sau khi xuất bản cuốn ‘Monkey Bridge’ (Cầu Khỉ) rất thành công vào năm 1997. Tuy là một nhà văn, Lan Cao lại theo đuổi ngành luật. Bà hiện là giáo sư giảng dạy môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University.
 “Cầu Khỉ”  của Lan Cao viết về chiến tranh, và những hệ lụy còn rơi rớt lại trong đời của một số người Việt lưu vong. Tâm sự và cuộc đời của họ ở chừng mực nào đó cũng chơi vơi, cũng chênh vênh như những nhịp cầu tre bắc ngang giòng sông chảy xiết. Độc giả đọc “Cầu Khỉ”  rồi cảm nhận: Một mai cố quận tìm về, qua sông cầu khỉ vọng hề tiếng xưa. Con đường đi vội quá trưa, bến ni bờ nọ cũng vừa thiên thu.

Cả ba nhà văn đều viết các tác phẩm ở ngoài quê hương của họ, bằng ngôn ngữ không phải tiếng “mẹ đẻ” của mình. Nhưng không ai có thể phủ nhận trong từng câu, từng chữ mang đậm nét văn hóa, tính dân tộc và linh hồn của quê hương dù ngàn dặm cách xa. Tự tình dân tộc quyện lẫn, khắc xâu trong mỗi trang lịch sử của đất nước, dân tộc được trân trọng và nâng cao đến một tầm cao của nhân loại. Hình ảnh đất nước và con người của quê hương họ như những chuổi sao kết nối, soi sáng trên mỗi thân phận và hơi thở của từng nhân vật trong tác phẩm.  
Đã có hàng triệu người Việt nói, đọc và viết tiếng Việt như ngôn ngữ “mẹ đẻ” nhưng lại mang tinh thần vọng ngoại, lai căng và sẵn sàng bán linh hồn cho ngoại bang không tiếc. Giá trị của ngôn ngữ không phải chỉ là việc lặp lại như một con chim biết nói mà xữ dụng và biểu hiện như linh hồn của tiếng nói từ trái tim của chúng ta. Đó chính là linh hồn của ngôn ngữ, sâu thẵm trong tâm hồn, nhân cách chứ không phải chỉ là thứ phương tiện của tiếng nói và chữ viết trong cuộc sống giao tiếp vô hồn.

Hoài Nam

No comments:

Post a Comment