_____________
Tùy bút của Hình Toàn
Có một lần tôi nghe ai đó nói: Đêm năm canh ngày sáu khắc ...thật tình là tôi không hiểu, là một canh có mấy tiếng đồng hồ và ban ngày có sáu khắc là sao? Thú thật tôi không hiểu tại sao đêm lại nói là canh, còn ban ngày lại kêu là khắc (tui chỉ biết đứng bóng hay đúng ngọ là 12 giờ trưa, vì có một lần tôi thấy mẹ chồng nhìn bóng cây trước sân nhà mà đoán giờ, nhà chồng tôi ở quê) thời tôi sinh ra đã có đồng hồ rồi nhưng không phải nhà nào cũng có, chuyện đó cũng không sao mình có thể đi ngang nhà họ coi ké vì nhà nào sáng cũng mở toang cửa cái và cửa sổ, còn chiếc đồng hồ thì treo chình ình trên vách giữa nhà hướng mặt ra đường.
Còn mỗi buổi sáng thì đã có đài phát thanh chào cờ 5 giờ sáng, hoặc chuông nhà thờ bên kia sông (nhà thờ tạm) làm thánh lễ đầu tiên trong ngày hoặc tiếng chuông chùa gõ tiếng công phu .....ôi mọi âm thanh đánh thức mọi người .
Còn ban đêm thì mạnh ai nấy ngủ, người thức khuya, nhà ngủ sớm, còn ở nhà quê (trong ruộng) thì trời vừa sập tối (chạng vạng thì đã vô mùng) vì ở ngoài muỗi cắn, nhà không có điện hỏng có tv, chỉ có ngọn đèn cóc leo lét chập chờn, đó cũng là lý do tại sao người nhà quê đã nghèo mà lại con đông...
Không biết giờ nào là giờ nào, chỉ biết khi nghe tiếng gà gáy thì biết trời gần sáng mà sửa soạn nấu cơm đem ra đồng (bữa nào con gà nó ngủ quên thì chịu). Trở lại câu chuyện tàn...canh, có một lần xem cuốn Paris By Night 74 của Thuý Nga, nghe nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đàm thoại cùng nhạc sĩ Song Ngọc về nhạc phẩm “giờ tý canh ba” mà ca sĩ Mạnh Quỳnh & Như Quỳnh ca hoạt cảnh thì tôi hiểu canh ba là vào lúc nửa đêm
Giờ tý canh ba nhớ cái thuở ban đầu
Anh mới quen nàng thương nhớ vô vàn
Thao thức cả đêm
........
Giờ tý canh ba, mới vừa đêm nào
Nửa đêm anh dậy, anh thấy em nằm
Thao thức là vì sao ? ...
Đó là lời ca kể câu chuyện tình của đôi trai gái hẹn hò và yêu nhau sau nên duyên chồng vợ ....sinh con nhiều quá nên nghèo
Cũng như bài “ Không giờ rồi “ sáng tác Vinh Sử cũng tả về cảnh vợ chồng nghèo nên đã nửa đêm rồi mà còn thao thức lo toan về cuộc sống
Không giờ rồi em ngủ đi thôi
Hơi đâu mà lo lắng em ơi .
Thà nghèo mà biết mến thương nhau
Còn hơn giàu có đổi thay mau
..........
Không giờ rồi anh biết chưa anh?
Sao anh còn thao thức trong đêm
Bọn mình nghèo túng đến cho quen
..........
Em ơi ! Rằng trời sinh voi sinh cỏ
Đâu ai đói mà em lo .....
Đó là những lời khuyên lơn của đôi vợ chồng nghèo an ủi lẫn nhau ....nhưng muốn có cỏ cũng phải đi cắt các bạn ạ ....phải đem công sức mà đổi lấy miếng cơm.....tôi sợ cái nghèo sợ cái đói nên rất tích cực đi cày ....làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, nên thời xuân trẻ tôi làm 2 jobs....tôi chẳng phải tuổi con TRÂU nhưng vẫn thích kéo cày, còn riêng phần “tại hạ” đêm dài có mấy canh thâu? Tôi hỏng biết. Vì tôi ôm cái hãng từ 4 chiều tới 4 giờ sáng) nên canh tàn lúc nào tôi cũng không hay, chỉ thấy đèn trong nơi tôi làm sáng choang, chừng ra khỏi cửa nếu là mùa hè thì thấy trời hừng hừng sáng
Thức đêm mới biết đêm dài
Làm đêm mới thấy não nề làm sao
Trăng thì mọc ở trên cao
Còn tôi ngước mặt đếm sao trên trời
Trăng tàn (mặt) trời lại đổi ngôi
Tôi đây chẳng biết TÀN...CANH khi nào ? !...
Đến tuổi già thì lại ngủ không được cũng nằm đếm TÀN....CANH, bởi dzậy tôi thường tâm sự với chị Hằng, lúc xưa tuổi trẻ sức ăn sức ngủ thì phải tìm kế sinh nên phải thức đêm, giờ già thì cũng đếm CANH TÀN.....Ôi ...! Tôi đâu có uống trà hiệu “Thái Đức” sao mà tối tối vẫn canh đồng hồ gõ nhịp đêm thâu.
Hình Toàn
Có một lần tôi nghe ai đó nói: Đêm năm canh ngày sáu khắc ...thật tình là tôi không hiểu, là một canh có mấy tiếng đồng hồ và ban ngày có sáu khắc là sao? Thú thật tôi không hiểu tại sao đêm lại nói là canh, còn ban ngày lại kêu là khắc (tui chỉ biết đứng bóng hay đúng ngọ là 12 giờ trưa, vì có một lần tôi thấy mẹ chồng nhìn bóng cây trước sân nhà mà đoán giờ, nhà chồng tôi ở quê) thời tôi sinh ra đã có đồng hồ rồi nhưng không phải nhà nào cũng có, chuyện đó cũng không sao mình có thể đi ngang nhà họ coi ké vì nhà nào sáng cũng mở toang cửa cái và cửa sổ, còn chiếc đồng hồ thì treo chình ình trên vách giữa nhà hướng mặt ra đường.
Còn mỗi buổi sáng thì đã có đài phát thanh chào cờ 5 giờ sáng, hoặc chuông nhà thờ bên kia sông (nhà thờ tạm) làm thánh lễ đầu tiên trong ngày hoặc tiếng chuông chùa gõ tiếng công phu .....ôi mọi âm thanh đánh thức mọi người .
Còn ban đêm thì mạnh ai nấy ngủ, người thức khuya, nhà ngủ sớm, còn ở nhà quê (trong ruộng) thì trời vừa sập tối (chạng vạng thì đã vô mùng) vì ở ngoài muỗi cắn, nhà không có điện hỏng có tv, chỉ có ngọn đèn cóc leo lét chập chờn, đó cũng là lý do tại sao người nhà quê đã nghèo mà lại con đông...
Không biết giờ nào là giờ nào, chỉ biết khi nghe tiếng gà gáy thì biết trời gần sáng mà sửa soạn nấu cơm đem ra đồng (bữa nào con gà nó ngủ quên thì chịu). Trở lại câu chuyện tàn...canh, có một lần xem cuốn Paris By Night 74 của Thuý Nga, nghe nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đàm thoại cùng nhạc sĩ Song Ngọc về nhạc phẩm “giờ tý canh ba” mà ca sĩ Mạnh Quỳnh & Như Quỳnh ca hoạt cảnh thì tôi hiểu canh ba là vào lúc nửa đêm
Giờ tý canh ba nhớ cái thuở ban đầu
Anh mới quen nàng thương nhớ vô vàn
Thao thức cả đêm
........
Giờ tý canh ba, mới vừa đêm nào
Nửa đêm anh dậy, anh thấy em nằm
Thao thức là vì sao ? ...
Đó là lời ca kể câu chuyện tình của đôi trai gái hẹn hò và yêu nhau sau nên duyên chồng vợ ....sinh con nhiều quá nên nghèo
Cũng như bài “ Không giờ rồi “ sáng tác Vinh Sử cũng tả về cảnh vợ chồng nghèo nên đã nửa đêm rồi mà còn thao thức lo toan về cuộc sống
Không giờ rồi em ngủ đi thôi
Hơi đâu mà lo lắng em ơi .
Thà nghèo mà biết mến thương nhau
Còn hơn giàu có đổi thay mau
..........
Không giờ rồi anh biết chưa anh?
Sao anh còn thao thức trong đêm
Bọn mình nghèo túng đến cho quen
..........
Em ơi ! Rằng trời sinh voi sinh cỏ
Đâu ai đói mà em lo .....
Đó là những lời khuyên lơn của đôi vợ chồng nghèo an ủi lẫn nhau ....nhưng muốn có cỏ cũng phải đi cắt các bạn ạ ....phải đem công sức mà đổi lấy miếng cơm.....tôi sợ cái nghèo sợ cái đói nên rất tích cực đi cày ....làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, nên thời xuân trẻ tôi làm 2 jobs....tôi chẳng phải tuổi con TRÂU nhưng vẫn thích kéo cày, còn riêng phần “tại hạ” đêm dài có mấy canh thâu? Tôi hỏng biết. Vì tôi ôm cái hãng từ 4 chiều tới 4 giờ sáng) nên canh tàn lúc nào tôi cũng không hay, chỉ thấy đèn trong nơi tôi làm sáng choang, chừng ra khỏi cửa nếu là mùa hè thì thấy trời hừng hừng sáng
Thức đêm mới biết đêm dài
Làm đêm mới thấy não nề làm sao
Trăng thì mọc ở trên cao
Còn tôi ngước mặt đếm sao trên trời
Trăng tàn (mặt) trời lại đổi ngôi
Tôi đây chẳng biết TÀN...CANH khi nào ? !...
Đến tuổi già thì lại ngủ không được cũng nằm đếm TÀN....CANH, bởi dzậy tôi thường tâm sự với chị Hằng, lúc xưa tuổi trẻ sức ăn sức ngủ thì phải tìm kế sinh nên phải thức đêm, giờ già thì cũng đếm CANH TÀN.....Ôi ...! Tôi đâu có uống trà hiệu “Thái Đức” sao mà tối tối vẫn canh đồng hồ gõ nhịp đêm thâu.
Hình Toàn
... Giờ đây xa cách đôi nơi
ReplyDeleteAnh đi, Em ở lệ rơi ngập tràn
Đêm đêm ngắm ánh trăng vàng
Lòng đau ruột thắt; muôn ngàn đớn đau
Nhớ thương, thương nhớ dạt dào
Nhạn Nam, Én Bắc nghẹn ngào xót xa
Mong ngày phối hợp đôi ta
Bù đi bao nỗi; cách xa, đợi chờ !
Bài thơ của Sư Huynh buồn tàn canh...giá lạnh thiệt là...tình mà...
ReplyDeleteXí Muội
Hay tàn canh, buồn tàn canh, ngon tàn canh, dài tàn canh, nặng tàn canh, khổ tàn canh vv... ... còn gì tàn canh nữa
ReplyDeleteGõ tiếp...Cha này nổ tàn canh , xạo tàn canh , làm phách tàn canh...Người đẹp này điệu tàn canh , chảnh tàn canh , ăn hàng tàn canh kkk...
ReplyDeleteNgười tiếp sức ha ha !!!
Nấu gì mà mặn tàn canh, ăn xong ớn tàn canh, nực tàn canh, oải tàn canh, sao buồn ngủ tàn canh , viết lát mỗi tàn canh ... ha ha ... bớ Trường Tôi tiếp hơi nè ... hihi
ReplyDeleteTặng bạn HT mến yêu !
ReplyDeleteTàn canh giá lạnh đêm dài
Uống trà Thái Đức đếm sao trên trời kkk...
Người thiệt thà
“ Thức đêm mới biết đêm dài ...”
ReplyDeleteCòn trẻ sung sức kéo cày như trâu
Thời gian lặng lẽ qua mau
Bây giờ nhìn lại mái đầu tuyết sương
Đêm về lăn lộn trên giường
Mắt chong chao cháo canh trường lững lơ
Sáng ra đôi mắt dật dờ
Thì ra thức trắng lơ thơ canh tàn