_______________
CHÂN DIỆN MỤC
Có người giải thành phố Cần Thơ xưa được gọi là Cấm Thi. Nghe thì thơ mộng đấy! Nhưng không phải vậy!
Khi người Pháp tới thì vùng Cần Thơ
chỉ là bãi hoang thôi!!!
Tôi vốn hay ngứa tay! Lật những tài
liệu xưa thấy lung tung cả .
Khi người Pháp tới thì họ gọi sông Tiền
Giang là sông Cambodge! Nào họ có ngó ngàng tới Miệt Dưới đâu! Tôi xin thưa
ngay với quý vị là Miệt Dưới chính là Hạ Châu!!!
Sao nỡ giải Hạ Châu là Mã Lai, Tân
Gia Ba!!!
Tôi xin thưa với quý vị là Miền Nam
xưa của người Chà chứ không phải là Thuỷ Chân Lạp, Phù Nam hay Miên Thấp, Miên
Nước gì cả!
Trước đây, trong một bài viết tôi đã
nói Long Tường trước ở vùng Giồng Thành, giồng Trấn Định, nơi có đình cổ Tân Hiệp
và sau này có chùa VĨNH TRÀNG...
Khi người Pháp ổn định ở 3 tỉnh miền
Đông, rồi tiến qua 3 tỉnh miền Tây. Những nhà khảo cứu, những nhà phiêu lưu qua
dòm ngó, kiếm ăn... họ viết rất nhiều... tôi đồ rằng Kan thur là Cần Thơ Mthur
là Mỹ Tho!!! Ngườ Việt thì phiên âm tiếng Miên cũng ly kỳ lắm, ngày nay
ta chẳng còn biết xứ Chày Đạp ở đâu!!!
Bản Đồ vẽ nghuêch ngoạc thời đó đăng ở
Công Báo, đã chở tuốt về Pháp, có nhà nghiên cứu nào được tiếp cận đâu! Khảo cứu
sai đến 99%!!! Làm sao mà Kiến An ở Bến Tre. Làm sao mà Kiến Phong ở Cao Lãnh.
Làm sao mà Kiến Tường ở Mộc Hoa (tên đặt thời ông Diệm đấy), So sánh kỹ
lại thì chẳng có ai hiểu nổi!
Cái vùng có dừa Xiêm đó đầy ứ những
người không phải người Việt. Luỹ Giao Hoa của vua Giao Hoa! Bà Xã Hời là bà lãnh
tụ người Hời! Trần Xuân Hòa là ông Phủ Cậu (ông phủ người Chàm). Giồng Nhật Bản
là giồng Java chứ không phải giồng Japan vì chẳng có ông Nhật nào tới đó
trồng tỉa cả!
Người Pháp chưa ngó ngàng tới vùng
Xiêm mà đuổi theo người Việt tới vùng Cái Bè!
Tựa bài là Cần Thơ, nhưng tôi nói tuốt
phía trên để quý vị thấy người Pháp theo bén gót người Việt vì... có lẽ người
Việt, người Minh Hương, người Lai chạy chậm hơn người... Chà!!!
Trời ạ! Làm gì có ba tỉnh miền Tây!
Long Tường ở giồng Tân Hiệp!
An Giang ở Cao Lãnh NƠI CÓ TRƯỜNG THI
CUỐI CÙNG CỦA MIỀN NAM VÀ CÓ VĂN THÁNH MIẾU! đâu có cái gì ở thành phố
Long Xuyên ngày nay!!!
" Tỉnh " Hà Tiên ở đâu thỉ
chạy theo mấy ông giặc Tầu Ô mà hỏi!!! Tôi xin mách quý vị là Hà Tiên ở cù lao
Ông Chưởng đấy!!! Người di cư tới Rạch Giá mấy đời trước họ nói là di cư
từ Hai Huyện tới! Không phải là Hai Huyện từ thời Nguyễn Hữu Cảnh đâu!!!
??? Hai Huyện ở đây chính là Long Xuyên, Rạch Giá của tỉnh Hà Tiên!
Trời ạ! Thời Nguyễn làm gì có huyện
Kiến Phong ở Cao Lãnh, huyện Kiến Tường ở Mộc Hoá
Khi người Pháp tới thì họ ghi Plaine des Jonc kéo dài từ
Đức Hoà tới Láng Linh nam Long Xuyên ngày nay!
Sa dec thì ở Cái Bè. Lúc đầu Cần Thơ ở Cái Vồn, sau dời tới
Cái Răng, cuối cùng mới tới chỗ Cần Thơ ngày nay. Dĩ nhiên trước đó vùng Cần
Thơ hoang vu ngút ngàn! Bắc Trang trước ở bắc sông Hậu, sau mới dời tới Sóc
Trang nam sông Hậu!!!
Tôi nói dài dòng để quý vị thấy rằng Cần Thơ gạo trắng nước
trong vào cái thời người Pháp đào kinh ồ ạt ở miền Tây với những cái Xáng Múc.
Thời trước chẳng ai tới đây để đánh đàn và ngâm thơ đâu!!!
Sau này, khi các đô thị miền Nam xung
lên thì người ta mới gọi Cần Thơ là Tây Đô!
Khi miền Nam có nhiều Luật Sư,
Bác Vật và các văn nhân tụ tập thì có dân chủ kiểu Tây Phương ( dĩ nhiên dân chủ
gấp nhiều lần miền Trung và miền Bắc )
Kẻ
Cơ Thần trở lại Cần Thơ
Ta có Nguyễn Thần Hiến, Ngạc Xuyên, Kiều Thanh Quế lấy Cần
Thơ làm đất dụng võ một thời!
Nhưng nói của đáng tội! Nói đổ xuống
sông xuống biển, chỉ có địa chủ và nhà buôn là sướng :
Cái
Răng, Vàm Xáng, Ba Láng, Phong Điền
Anh
có thương em thì cho bạc cho tiền
Đừng
làm thố lộ láng giềng cười em
Còn các văn nhân thì không làm nên chuyện lớn, không có
nhà văn lớn! Không lập nên được Văn Hoá Văn Học Tây Đô!
Nhưng ta phải công nhận một điều là
miền Nam sông Tiền đã cung cấp cho đất nước những người tài giỏi, có chính kiến
xa và yêu nước lắm : Hồ Hữu Tường,Sơn Nam, Trang Thế Hy...
Tôi nhấn mạnh những nhà văn lớn chứ ông Lê quang Chiểu và
những người ở Tuý Tinh Đàn Sadec chỉ là... cầu cơ... chơi ( Hầu hết là Đốc Phủ
Sứ và Cai Tổng ). Ông thầy Cầu có khu vườn rất đẹp, người ta tới ngắm cảnh, tôi
tưởng ông tên Cầu, nhưng ông chỉ là người mê cầu cơ mà thôi!
Tổng kết lại: ở xứ Miền Tây
tôi chỉ vinh danh được các ông Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Hồ Hữu Tường, Trang Thế
Hy, Hiòang Tố Nguyên...
Cô Nguyễn Ngọc Tư đã thả Bom Tấn: Cánh Đồng Bất Tân khi
cô còn rất trẻ.... thật là tuyệt vời! Cầu mong cô tiến xa hơn nữa!
ReplyDeleteComment của:lawrence doan
Phạm đại huynh nhã giám,
Hai chữ “thông đạt” chưa đủ hình dung bài viết của đại huynh. Liêm tôi bái phục. Lại tự trách mình quanh năm thiếu học, lười đọc, biếng nghe. Hỗ danh người Cần Thơ. Còn may chưa từng nhập nhằng Cần Thơ với Cần Giờ, Cần Đước, Cần Giuộc!
Nguyện cầu anh Viên luôn an khương.
Thứ Thầy
ReplyDeleteEm được nghe truyền rằng Nguyễn phúc Ánh ên bị Tây Sơn đánh tơi bời hoa lá , chạy đến vùng nầy. Nữa đêm nghe tiếng đàn vang vọng trên sông Hậu giang nên đặt tên là “ Cầm Thi “ . Cái tên nghe thơ mộng làm sao, nhưng nghe buồn ai oán cho hoàn cảnh bơ vơ , trốn chui trốn nhủi của một người cô thế đang tìm cách khôi phục Giang sơn đã mất
Sau nầy người vùng nầy gọi trại ra là Cần Thơ . Thi và thơ cũng giống nhau
Tiếp lời anh Quang Minh, theo Wikipedia ngày nay có 2 truyền thuyết về tên gọi Cần Thơ. Một mang nhiều tính lịch sử (như anh QM đề cập) và một mang nhiều tính dân gian qua ca dao:
ReplyDelete1) Về nguồn gốc chữ "Cần Thơ", có thuyết kể rằng khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, thuyền ngài lênh đênh trên sông Hậu, trong đêm khuya thanh vắng ngài nghe có tiếng đàn hát, ngâm thơ hòa nhau rất nhịp nhàng, từ một khúc sông xa vọng lại (đàn ca tài tử ngày nay?). Ngài xúc động và đặt tên con sông nhỏ này là "Cầm Thi Giang". Cầm Thi được đọc trại thành Cần Thơ: sông Cần Thơ và thành phố Cần Thơ phát sinh từ đó…
2) Một truyền thuyết khác mang tính dân gian hơn, nói rằng khi xưa vùng Cần Thơ có trồng nhiều rau cần và rau thơm. Mỗi khi chèo ghe đi bán trên sông rạch, chủ ghe thường rao: "Ai mua rau cần thơm không". Rau cần thơm vì vậy đã vào ca dao, và cần thơm đọc trại thành Cần Thơ:
Rau cần rau thơm xanh mướt
Mua mau kẻo hết, chậm bước không còn
Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều