____________________
CHÂN DIỆN MỤC
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn,
trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện
giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện
chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch
sao mai
Sao ơi
sao hỡi nhớ ai sao mờ
Đêm đêm tưởng
giải Ngân Hà
Chuôi sao Bắc Đẩu đã
ba năm tròn
Đá mòn nhưng
dạ chẳng mòn
Tào Khê nước
chảy hãy còn trơ trơ
Đây là ca dao mà sao
nghe bác học quá đi chứ!
Mới nghe thì thấy nó
Bác Học lắm! Hoặc Bác Học làm chơi! Hoặc Bác Học làm rồi…
người
văn hoá cao hoặc người thường… hiểu chút chút
ngâm chơi!
Nếu bạn đi sâu vào
văn hoá Bắc Ninh thì… sẽ thấy họ hiểu tuốt luốt từ chữ đầu tới chữ cuối !!!
Ôi! Miền Bắc Ninh tập
trung những tinh hoa của dân tộc.
Không biết rằng Bắc
Ninh trồng lúa trước
tiên, hay ruộng nương
mầu mỡ cho cây lúa vươn lên! Nhưng
bà Chúa Kho không phải có kho nẫm mênh mông mà là kho tức đồng ruộng nhiều đấy
(người
ta chẳng từng nói: Nghệ An là kho người
đó sao?). Tôi nhấn mạnh vào cái làng CỔ MỄ của bà CHÚA KHO !!! Chắc chắn nơi
đây người
Việt thấy cây lúa trước tiên !!! Từ Cổ Mễ tới sông Tiêu Tương,
Tào Khê, ngòi Then, sông Đuống (tiếng Mường: đuống là lúa gạo).
Nếu bạn bấm máy vào wiki… thì sẽ thấy
toàn chuyện bên Tầu… của Lục Tổ Huệ Năng (ôi, buồn 5 phút) nhưng tôi mời bạn về
Bắc Ninh chơi (!).
Chính miền này ta từ
nông nghiệp vươn lên… rồi phát triển lên nghề công nghiệp nhẹ phục vụ người giầu
và quan quyền. Chính miền này phát triển nghề gốm trước tiên (gốm Thổ Hà).
Chính miền này phát triển nghề làm Kiệu… làm Lọng! Chính miền này phát triển ca
trù, ca múa… hát cửa đình !!! Chính miền này phát triển những lễ hội hoành
tráng! Những đạo thờ Mẫu, thờ Thánh, thờ Phật!
Nếu tôi nói Bắc Ninh
một thời là Kinh Đô (!) thì nhiều người sẽ phản đối kịch liệt (tôi có viết cuốn
sử Việt Nam, in được 300 trang lớn nhưng giấu góc nhà, chôn xuống đất, có lẽ đến
đời cháu chắt mới phổ biến được!).
Bắc Ninh là kinh đô đấy!
Vua, cận thần, quan lớn đều ở đây! Dĩ nhiên! Quốc Sư phải ở Kinh Đô. Trước tôi
tưởng Đại Danh Lam, Tiểu Danh Lam là kiến trúc lớn nhỏ. Té ra Đại Danh Lam của
ông lớn, Tiểu Danh Lam của ông nhỏ! Quyền lực ban ra từ đây! Điện 100 gian ở
đây !!! Thưa quí vị: mỗi gian rộng 2 mét đấy ạ! Nực cười là có vị hiểu là Kiến
Trúc Sư Vũ Như Tô xây cung điện cao 100 tầng (?), cao chọc trời (?). Tôi xin
nói ngay rằng Điện 100 gian, chùa trăm gian đều lợp lá!
Nói đến Bắc Ninh
không thể không nghiên cứu Phật giáo. Những vị vua như Lý
Thái Tông có tu, có pháp danh ngay khi tại vị chứ không phải truyền ngôi cho
con rồi mới đi tu! Có vị như Khánh Hỷ Hầu được phong tước, ta không biết là
quan hay sư (?) Đỗ Anh Vũ tung hoành trên quan trường và trong giòng
tu, ta không biết là sư hay quan !!!
Nhà sư khảo cứu uyên
bác Khương Tăng Hội đã viết tựa ở sách Pháp Cảnh gọi chùa là MIẾU ĐƯỜNG đó!
Trong Lục Độ Kinh sư lại dùng chữ TÔNG MIẾU để chỉ chùa !!!
Nhưng đừng tưởng Miếu
Đường xa cách dân chúng đâu nhé! Chùa xưa
cất bằng tre lá, không có hàng rào bao quanh và… người ta họp chợ ngay trước
chùa !!!
Thưa quí vị, tôi xin nhấn mạnh là chùa xưa không hề có hang rào, tường bao quanh
dù là hang rào tre trồng hay đóng cọc gỗ.
Nếu có vị nào thời đó sống lại thời nay, thấy chùa cao nhiều tầng và… cổng,
tường gắn vỏ chai đập bể và các chén kiểu đắt tiền đập bể ốp tường thì chắc vị
đó… chết giấc quá !!!
Sau này mới có sư sang cả, sang giầu như sư Ninh Hạnh của chùa Bút Tháp có
Hoàng Hậu Trịnh thị Ngọc Trúc và Công Chúa tu ở đó. Có Hương Hải Thiền Sư vô
Nam đã đời rồi về Bắc đã hết lời ca tụng cái:
Nước Lớn này
Gặp nước rồng càng thêm chí khí
Dựa non hổ lại mạnh oai hùm
Người về nước lớn mới biết qui
Nước chảy Tiêu Tương một sắc trong
Sau này đạo Phật biến hoá nhiếu lắm. Nếu tôi nói chùa DÂU thấp bé và dị dạng
đối với ngày nay thì các bạn không tin đâu. Nếu tôi nói chùa Phật Tích ở Tiên Du Bắc Ninh
không phải là chùa thì các bạn không tin. Nhưng đó chính là nơi ở (một mình) của
vị sư vì chữ nho đề là CỔ PHẬT CHỈ! Chỉ chứ không phải Tự!!!
Ôi! Một thời đã qua
lâu lắm rồi. Dù thời đó các sư có bùa phép, có nói dối dân… thì họ đã sống dân
giả, chan hoà và yêu thương mọi người! Tiếng Sư và Thầy là Đồng Âm đấy! Ta
không cần biết họ DẠY dân những gì?
Đạo Phật biến đổi, biến
dị, biến thái… làm ta nhớ xưa và thấy nay không bằng xưa!
Xưa sống Thanh Bình
và tràn ngập yêu thương.
Ôi! Thanh Bình và Yêu
Thương còn rơi rớt mãi tới cuối Nguyễn và Pháp … ta vẫn còn thấy cái đuôi của
nó!
Ngồi tựa mạn thuyền…
Trăng in mặt nước
càng nhìn càng xinh
…………
Ngồi tựa song đào…
Hỏi người tri kỷ ra
vào có thấy vấn vương
………….
Gió lạnh đêm trường…
Nửa chăn nửa chiếu nửa
giường cô để chờ ai
……..
C.D.M.
Bài Tuổi Yêu Đời của Thầy, Thầy có nhiều nàng ghê: nàng xưa, nàng người cá, nàng Sơn nữ (Phà Ca)... Thầy không phải tuối 85 mà thầy trẻ lại như 50 năm trước. Hà hà. em vừa ghẹo và vừa mừng cho Thầy.
ReplyDeleteNhưng trong bài Tào Khê nầy, quyễn sữ địa thầy viết về Bắc Ninh, Thầy lại quên tả về Nhân Văn, nhất là người con gái Bắc Ninh. Hầu như bất kỳ Kinh đô nào, dù xưa, vẫn còn có nhiều người đẹp Thầy ơi.
LDCT