Links

Thursday, February 6, 2020

Theo Vết Người Xưa


Image result for phiếm luận cuộc sống
_________________

CHÂN DIỆN MỤC


Con người ta không nhớ ơn người đi trước là vô ơn! Mà đã là vô ơn thì... vứt đi!
Hôm trước tôi đã nói về Tân Hiệp. Kỳ này nói rõ hơn! Kỹ hơn!
Tân Hiệp là điểm rất quan trọng về mở mang, khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long!
Thời các chúa Nguyễn ta còn ở mải mạn trên. Xin quý vị đừng tưởng dinh là đơn vị quân đội hay hành chính. Dinh là một dúm quân không số lượng và cái ông Chưởng Dinh là PHÓ TƯỚNG! Chả biết ông ta làm  phó cho Chúa hay cho ai ??? Ông dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ai! (Giống như người ta nói Phó Cạo là người làm nghề cạo đầu người ta! Phó Cối là người đóng cối xay lúa, Phó Nháy sau này là người chụp hình) Tôi xin nhấn mạnh Phó Tướng là người chỉ huy một đạo binh!!!

     Thời Minh Mạng, Thiệu Trị , ta mở mang dữ lắm đấy! nhưng còn đâu vết tích (?)
Bài này tôi viết về ông Nguyễn Công Nhàn ở Tân Hiệp! Ông Nhàn chắc chắn phải đóng quân ở Giồng Thành (giồng Tân Hiệp), vì miền Nam hồi đó còn nước nhiều vào mùa nước nổi! Quân Biền Binh của ông Nhàn không thiện chiến hơn quân đồn điền! và quân đồn điền khi liều mạng lên thì đánh chẳng thua biền binh đâu! Khi Pháp tới, ông Nhàn có hai cơ đồn điền là Kiên Hùng, Kiên Dũng, nhưng... bỏ chạy!
     Pháp lúc đó đóng “đồn nổi “trên sông rồi đi ăn cướp lúa gạo và tôm cá của dân. Mãi sau này  Pháp mới đào kinh... rồi đặt tỉnh lỵ ở Chợ Gạo! Mấy người du canh thì... chẳng thèm nhìn mặt thằng Tâu đâu. Tôi chắc những cái giồng Cai Lộc, giồng Dứa, Cái Én... còn hoang sơ lắm:
                                                    Ai về giồng Dứa qua Truông
                                              Gió đưa bông sậy để buồn cho em
     Tôi rất tiếc là không có phương tiện và thì giờ lùng sục để viết nhiều, tôi đành trông cậy vào cái Đình Tân Hiệp vậy!
     Đình xây năm 1852, đầu thời Tự Đức.
Hai vị Tiền Hậu Hiền: Tiền Hiền Khai Cơ: Nguyễn văn Nhâm, Hậu Hiền Khai Khẩn: Nguyễn Văn Văn.
Tôi rất mong có nhiếu người viết về cái Đình này và các vị Tiên Hiền, Hậu Hiền...
     Ta phải biết ơn người đi trước!

                                                                                                      C.D.M.11 -1-năm Tý -  Còn trong mùng

1 comment:

  1. Có hai địa danh Tân Hiệp, một ở Định Tường xưa tức Tiền Giang bây giờ, một ở Kiên Giang. Ông Thầy muốn nói Tân Hiệp nào ? Chắc là ở Định Tường ?
    Còn Tân Hiệp ở Kiên Giang trước 1954 thì vắng hoe, chỉ có Láng Sen là đông vui hơn. Nhưng từ khi người Bắc di cư vào định cư thì Láng Sen tàn tạ, Tân Hiệp lại phồn thịnh và còn các địa danh Kinh B, Kinh A v.v...càng vượt trội !!!
    Vô Kỵ.

    ReplyDelete