_____________________
Tùy bút của Hình Toàn
Hôm nay tình cờ thấy có nhiều bài viết về lịch sử VN trên “YouTube”nói về CÔNG hay TỘI của triều đại nhà NGUYỄN (dù chuyện này ngày xưa tôi đọc về lịch sử đã biết từ lâu nguồn gốc của xứ sở An Nam thời lập quốc)
Chảy ngang trần thế dệt nên tháng ngày
Không màu không sắc hiển bày
Xuân thì thuở nọ chiều nay bạc đầu
........
Thời gian hai chữ nhiệm mầu
Là phương thuốc để quên sầu thế gian
Thời gian hai tiếng gian nan
Nhọc nhằn nhân loại vội vàng đến, đi
.........
Thời gian thực sự là gì ?
Thủy chung bạc bẻo cũng vì thời gian
Những ngày hội ngộ hân hoan
Chén mừng chưa trọn đã tàn cuộc vui
Vâng ...cuộc vui nào không tàn, sự hội ngộ nào cũng phải chia tay, mới vui mừng đi dự HỘI NGỘ Kiên Giang, chớp mắt một cái mà nay đã hơn một năm
theo như dự tính thì năm 2021 hội ngộ liên trường KG sẽ tổ chức tại thành phố Denver tiểu bang Colorado, nên nhóm bạn tụi tui hẹn nhau sẽ về hội ngộ ...thôi giờ vui được cứ vui hai năm mới có một lần, nay không còn bận bịu con cái thì cứ an hưởng tuổi xế chiều, thời gian như chiếc bóng ngày lại ngày qua như gió thổi qua mành .
NHƯNG đời ai biết trước chuyện ngày sau, tự dưng ở đâu có con cúm Vũ Hán lại xuất hiện (hỏng biết vô tình hay cố ý, tự nhiên hay nhân tạo) cho đến bây giờ cũng còn là một câu hỏi ? Dù thế nào đi nữa thì nó cũng gây chia rẽ gây tang thương và chết chóc khắp mọi nơi, làm ảnh hưởng cả nền kinh tế toàn cầu. Bịnh là có thật không ai phủ nhận nhưng cũng là một cái cớ một lý do để đóng cửa thị trường, nói về phương diện khách quan thì cũng nhờ nó mà phơi bày ra biết bao sự thối nát trong xã hội hiện thời, ai tỉnh ngộ hay chưa tỉnh ngộ ? Phàm thì ở đời những người sung sướng quá thì họ không hiểu được những sự khổ đau và nghèo đói, sống ở thiên đường mà muốn đi tìm địa ngục
Hôm nay tình cờ thấy có nhiều bài viết về lịch sử VN trên “YouTube”nói về CÔNG hay TỘI của triều đại nhà NGUYỄN (dù chuyện này ngày xưa tôi đọc về lịch sử đã biết từ lâu nguồn gốc của xứ sở An Nam thời lập quốc)
Tôi người sinh sau đẻ muộn làm sao hiểu được lịch sử Việt Nam, khi tôi được sinh ra thì đã thấy chiến tranh rồi , tuổi ấu thơ đêm đêm thỉnh thoảng nghe tiếng đạn pháo nổ đì đùng từ nơi xa vọng về, thấy những hỏa châu sáng cả một vùng trời nơi đang xảy ra giao tranh
Với đầu óc của một đứa trẻ 6-7 tuổi nó không hiểu tại sao người Việt lại đánh người Việt (họ giành giựt cái gì ?) và nó không hiểu vì sao năm 54 lại có cuộc di cư từ Bắc vô Nam họ đi tìm cái gì ?
Nó nghe nói chiến tranh ! Nhưng miền nam nơi nó sinh sống vẫn có cuộc sống bình yên, ngày ngày vẫn ôm tập đến trường cha mẹ nó không phải đóng tiền học, bị bệnh thì có “Nhà Thương Thí” dân lao động nghèo có “Quán cơm xã hội” một gia đình nghèo cũng nuôi nỗi một vợ và năm bảy đứa con dù là lương công chức, nhưng có nhiều người vẫn đấu tranh vẫn xuống đường đòi công lý .
Và khi lớn thêm một chút nó biết đọc biết viết và biết suy nghĩ nên tìm tòi tìm hiểu căn nguyên nguồn cội và chiến tranh từ đâu tới, lập quốc từ thuở nào và ai bảo vệ non sông ? Nó đọc để hiểu về lịch sử chớ không có quyền bình phẩm về quá khứ dù Công hay Tội, thời gian trôi không ai níu lại được bao giờ
⁃ Một Vua Lê Chiêu Thống rước quân Nguyên vào bờ cỏi
⁃ Hay một Vua Gia Long đưa quân đội viễn chinh Pháp vào đô hộ non sông
Ngàn năm hay trăm năm gì cũng vậy ...quá khứ đã qua, lịch sử đã lui vào dĩ vãng, không sống vào thời đại ấy thì làm sao hiểu được, mỗi thời đại một cách nhìn khác nhau, đất nước nào không muốn mở mang bờ cỏi, mạnh được yếu thua, từ ngàn xưa cho đến ngàn sau từ âu sang á, đất nước nào cũng bành trướng lãnh thổ nếu không thì đâu có “Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon”
Và ngày nay cũng vậy chỉ đổi qua hình thức khác bằng văn chương mỹ miều hơn, và công nghệ tân tiến hơn
Nhìn lại quê hương đất Việt, lúc xưa cũng mở mang cỏi bờ để có được một bản đồ hình chữ S như ngày nay thì cũng đắp xây bằng xương bằng máu
từ miền trung trở xuống đồng bằng sông Cửu Long trù phú các bạn có tự hỏi từ đâu mà có ?
Một Chiêm Thành, một Chân Lạp bị xoá tên, hãy lắng nghe nhạc phẩm
Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên viết về nỗi buồn vong quốc của người dân xứ Chiêm (từ Nha Trang, Bình Thuận ...trở vào)
Rừng hoang vu vùi lấp bao nhiêu
Uất căm hận thù ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương buồn nhắc đây
Bao lúc xưa quật cường đèn đóm vương
..........
Rừng trầm cô tịch đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm tháng năm buồn ngân
Âm thầm hoà bài hận vong quốc ca
...........
Người xưa đâu ....Người xưa đâu ...
Quá khứ đã qua và lịch sử đã sang trang ...thì hãy xem đó là bài học để đời cho thế hệ mai sau đừng đi vào vết xe đổ của tiền nhân thuở trước
Gìn giữ đất nước được trường tồn cho cháu con về sau
Hình Toàn
Đọc bài này của bạn Toan Hinh làm tui nhớ tới bài hát này, đoạn cuối khi bạn nói đến nước Chiêm Thành đó ...
ReplyDeleteTang Thương Dâu Bễ
https://youtu.be/QZUv_L6dA-U
Tích của Hoàng Hậu Mỵ Ê ( tìm trên Google )
ReplyDeleteXưa nay trong lịch sử chiến tranh thôn tính lãnh thổ của nhau, khi đã tiêu diệt được vua của phe đối nghịch, chiếm được kinh đô của đối phương rồi, thì hoàng hậu là “chiến lợi phẩm tuyệt vời quí giá,” chẳng có vua thắng trận nào lại không nghĩ đến việc chiếm luôn người đẹp, hoặc bỏ quên “của trời cho” này.
Vua Lý Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành, giết chết Chiêm Vương, chiếm kinh đô Phật Thệ, bắt Hoàng Hậu Mỵ Ê làm “con tin.” Thật ra là đem về tận hưởng đóa hoa đầy hương sắc, bởi vì hoàng hậu Chiêm Thành có tiếng là một trang quốc sắc thiên hương.
Trong lúc lai trào, đêm nọ neo thuyền tại bến Ly Nhân, Thái Tông cho đòi Hoàng Hậu Mỵ Ê vào dâng rượu múa hát, và dĩ nhiên là đoạt lấy tấm thân ngà ngọc của mỹ nhân sắc nước hương trời.
Thế nhưng, Thái Tông đã thất bại, đã vụng về trong đối xử với một hoàng hậu (dù rằng là bên chiến bại) nên đã mất vĩnh viễn viên ngọc quý.
Nửa đêm vua cho đòi, thì biết việc gì sẽ xảy ra, hoàng hậu nhục nhã, đã nhảy xuống sông trầm mình tự vận. Thành ra chiếm được nước Chiêm Thành, nhưng không chiếm được trái tim hay tấm thân quý hơn ngọc ngà của hoàng hậu. Thái Tông thắng giặc ở trận tiền, nhưng thất bại mặt trận tình ở hậu cung vậy.
Mạnh được yếu thua tranh giành quyền lợi
ReplyDeleteLịch sử sang trang vận nước đổi dời
Đời đâu biết bỗng một ngày thay đổi
Sống lẩm người thật khó lắm ai ơi