Tác Giả Viễn Châu
Một Chút Tâm Tình Với Ba Tôi nhân Father's Day 2021
Hôm nọ tôi lang thang trên YouTube mong tìm được 1 bài vọng cổ về mẹ nhân mùa Vu Lan, tình cờ tôi tìm được bài hát này “ Nghe vọng cổ nhớ quê hương ” của soạn giả Viễn Châu, ông Nguyễn Thành Chơn làm karaoke. Xin chân thành cám ơn bác và các ban cổ nhạc đã làm những bài karaoke vọng cổ thật hay và cho tôi cơ hội tự tập dợt để ca vọng cổ như mình hằng mơ ước...
Thiệt tình vừa nghe tiếng đàn Violon dạo lên, tôi đã cảm thấy nghẹn nghào, nước mắt tuông trào, trời ơi! Tiếng đàn quen thuộc, sao mà thân thương và kỷ niệm dạt dào, cứ như 1 đứa con xa nhà vừa tìm gặp lại cha mẹ sau 1 thời gian dài xa cách, biệt tâm, biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm với ba tôi chợt sống dậy, nó như đã yên ngủ 1 giấc thật dài, giờ chợt bừng sống dậy thật mãnh liệt trong tôi...
Nhớ làm sao khi tôi còn bé nhỏ, cứ mỗi buổi chiều, khoảng 7-8 giờ tối , cơm nước xong xuôi, đài phát thanh SG hay có chương trình ca vọng cổ, với những giọng ca của các nghệ sĩ tài danh trước năm 75, ba tôi luôn mang cây đàn violon ra, kéo theo những bài vọng cổ, anh chị em chúng tôi quây quần quanh quẩn đâu đó, nghe 1 cách tự nhiên, hiện hữu , cái chất " vọng cổ " nó thấm dần, bám rễ trong tim , trong máu chúng tôi như người ta uống nước, ăn cơm vậy đó.
Dạo đó ba tôi đã dạy cho chị 3 Kim Phượng Phùng hát 6 câu vọng cổ và dẫn đi hát trong chương trình văn nghệ đài phát thanh Thị Xã Rạch Giá , có khi tôi cũng được dẫn đi theo chơi, tôi nhớ rõ lắm, lúc hoà tấu bài bản vọng cổ mấy ông thầy đờn nhắm mắt hết, thả hồn theo tiếng nhạc, lúc đó tôi cứ thắc mắc : trời ! ... nhắm mắt thì làm sao thấy đường mà đờn đây ta, vậy mà các bác đã hài hoà âm điệu 1 cách tài tình, nhịp nhàn râm rấp, tui mê & thật là ngưỡng mộ , 10 lần như 1 , tôi (7-8 tuổi gì đó) sẽ bò dưới đất, dưới chân ba tôi, rồi lấy tay rờ rờ lên cái “song lang” mà ba tôi đang giữ nhịp, ba tôi chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng lui chân sát xuống gầm ghế,...
Cái chất giọng, niềm đam mê vọng cổ lại ăn sâu thêm trong tôi thêm nữa rồi.
Lớn lên vào trung học, tôi đã thuộc làu làu và hát khá nhuyễn được rất nhiều bài tân nhạc, có lần tôi hỏi:Ba ơi! Ba dạy con ca vọng cổ giống chị 3 Phượng đi, con rất thích được ca vọng cổ, ba tôi đã trả lời: thời gian học hát, con hãy học chữ và sinh ngữ, nó sẽ giúp ích cho con sau này rất nhiều.
Úi trời! Vậy là vọng cổ trong tôi bị tịch ngòi rồi... nhưng tôi vẫn còn say mê vọng cổ mãi...
Sau năm 75, biết bao biến cố cho cả nước tôi, tang thương cho cả dân tộc tôi và gia đình tôi... Tôi đã vĩnh viễn không có cơ hội một lần nào được gặp mặt và nghe lại tiếng đàn thân thương của ba tôi nữa...
Ở xứ lạ quê người, dù bận kế sinh nhai, dù trăm công ngàn việc, tôi vẫn thường xuyên nghe ca vọng cổ, nghe tuồng cải lương, nghe và hát nho nhỏ theo, dù hàng xóm Tây không hiểu hát gì và dù ai có chê tôi nhà quê... Thì có gì đâu mà sợ chứ... Ừ! Thì tui mê vọng cổ đó, có sao đâu nà!
Hôm nay, vừa được nghe tiếng đàn vĩ cầm dạo lên là tôi đã bật khóc... Ôi! Nó quen thuộc và thân thương làm sao ấy... Con nhớ ba quá chừng luôn nè ba ơi!
Thế là tôi hạ quyết tâm phải tập và hát cho bằng được, ít nhứt 4 câu vọng cổ, tôi đã tập bài hát này, quả thật không phải dễ hát cho 1 người không biết hát vọng cổ, nhứt là tập bằng karaoke càng khó hơn nữa , vì nhịp nhàng phải ăn khớp , đúng y boon , nếu mình hát có người đờn thì dễ hơn đôi chút , vì người đờn có kinh nghiệm sẽ bảo : mình cứ hát tự nhiên và họ sẽ đờn theo mình hát vv... hát đi, hát lại, vì có lúc cảm động nghẹn nghào, có lúc chỉ cần sai hoặc trễ 1 nhịp song lang là hỏng , làm lại, hát chữ đó chưa đủ “mùi rụng rúng” , chưa đủ hơi dài , luyến láy chưa đủ ngọt vv... Nhưng tôi nhứt quyết không bỏ cuộc, tập và cố tập lại nữa, vì tôi là con gái của ông 6 Violon, ông Sáu Đờn Cò , Ông Sáu Tà Niên mà, người trong thị xã đã đặt và gọi ba tôi như vậy.
Ba má ơi! Đến hôm nay con đã ca được khá suông sẽ 6 câu vọng cổ và những điệu lý; ca mà tưởng như ba đang đờn cho con ca. Con xin thành kính dâng cho ba má, hãy nghe con ca vọng cổ nè... Con biết ở trên cao ba má đang cùng nghe và đang mĩm cười hài lòng và sung sướng , con đang tự hào được làm con của ba má, con xin cám ơn ba má đã cho con hình hài và đã truyền cho con tấm lòng nhân ái và niềm đam mê âm nhạc, nhứt là cổ nhạc.
Mùa Vu Lan về, con nhớ Ba Má nhiều lắm
Kim Trúc Phùng ❤️❤️
Hôm nọ tôi lang thang trên YouTube mong tìm được 1 bài vọng cổ về mẹ nhân mùa Vu Lan, tình cờ tôi tìm được bài hát này “ Nghe vọng cổ nhớ quê hương ” của soạn giả Viễn Châu, ông Nguyễn Thành Chơn làm karaoke. Xin chân thành cám ơn bác và các ban cổ nhạc đã làm những bài karaoke vọng cổ thật hay và cho tôi cơ hội tự tập dợt để ca vọng cổ như mình hằng mơ ước...
Thiệt tình vừa nghe tiếng đàn Violon dạo lên, tôi đã cảm thấy nghẹn nghào, nước mắt tuông trào, trời ơi! Tiếng đàn quen thuộc, sao mà thân thương và kỷ niệm dạt dào, cứ như 1 đứa con xa nhà vừa tìm gặp lại cha mẹ sau 1 thời gian dài xa cách, biệt tâm, biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm với ba tôi chợt sống dậy, nó như đã yên ngủ 1 giấc thật dài, giờ chợt bừng sống dậy thật mãnh liệt trong tôi...
Nhớ làm sao khi tôi còn bé nhỏ, cứ mỗi buổi chiều, khoảng 7-8 giờ tối , cơm nước xong xuôi, đài phát thanh SG hay có chương trình ca vọng cổ, với những giọng ca của các nghệ sĩ tài danh trước năm 75, ba tôi luôn mang cây đàn violon ra, kéo theo những bài vọng cổ, anh chị em chúng tôi quây quần quanh quẩn đâu đó, nghe 1 cách tự nhiên, hiện hữu , cái chất " vọng cổ " nó thấm dần, bám rễ trong tim , trong máu chúng tôi như người ta uống nước, ăn cơm vậy đó.
Dạo đó ba tôi đã dạy cho chị 3 Kim Phượng Phùng hát 6 câu vọng cổ và dẫn đi hát trong chương trình văn nghệ đài phát thanh Thị Xã Rạch Giá , có khi tôi cũng được dẫn đi theo chơi, tôi nhớ rõ lắm, lúc hoà tấu bài bản vọng cổ mấy ông thầy đờn nhắm mắt hết, thả hồn theo tiếng nhạc, lúc đó tôi cứ thắc mắc : trời ! ... nhắm mắt thì làm sao thấy đường mà đờn đây ta, vậy mà các bác đã hài hoà âm điệu 1 cách tài tình, nhịp nhàn râm rấp, tui mê & thật là ngưỡng mộ , 10 lần như 1 , tôi (7-8 tuổi gì đó) sẽ bò dưới đất, dưới chân ba tôi, rồi lấy tay rờ rờ lên cái “song lang” mà ba tôi đang giữ nhịp, ba tôi chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng lui chân sát xuống gầm ghế,...
Cái chất giọng, niềm đam mê vọng cổ lại ăn sâu thêm trong tôi thêm nữa rồi.
Lớn lên vào trung học, tôi đã thuộc làu làu và hát khá nhuyễn được rất nhiều bài tân nhạc, có lần tôi hỏi:Ba ơi! Ba dạy con ca vọng cổ giống chị 3 Phượng đi, con rất thích được ca vọng cổ, ba tôi đã trả lời: thời gian học hát, con hãy học chữ và sinh ngữ, nó sẽ giúp ích cho con sau này rất nhiều.
Úi trời! Vậy là vọng cổ trong tôi bị tịch ngòi rồi... nhưng tôi vẫn còn say mê vọng cổ mãi...
Sau năm 75, biết bao biến cố cho cả nước tôi, tang thương cho cả dân tộc tôi và gia đình tôi... Tôi đã vĩnh viễn không có cơ hội một lần nào được gặp mặt và nghe lại tiếng đàn thân thương của ba tôi nữa...
Ở xứ lạ quê người, dù bận kế sinh nhai, dù trăm công ngàn việc, tôi vẫn thường xuyên nghe ca vọng cổ, nghe tuồng cải lương, nghe và hát nho nhỏ theo, dù hàng xóm Tây không hiểu hát gì và dù ai có chê tôi nhà quê... Thì có gì đâu mà sợ chứ... Ừ! Thì tui mê vọng cổ đó, có sao đâu nà!
Hôm nay, vừa được nghe tiếng đàn vĩ cầm dạo lên là tôi đã bật khóc... Ôi! Nó quen thuộc và thân thương làm sao ấy... Con nhớ ba quá chừng luôn nè ba ơi!
Thế là tôi hạ quyết tâm phải tập và hát cho bằng được, ít nhứt 4 câu vọng cổ, tôi đã tập bài hát này, quả thật không phải dễ hát cho 1 người không biết hát vọng cổ, nhứt là tập bằng karaoke càng khó hơn nữa , vì nhịp nhàng phải ăn khớp , đúng y boon , nếu mình hát có người đờn thì dễ hơn đôi chút , vì người đờn có kinh nghiệm sẽ bảo : mình cứ hát tự nhiên và họ sẽ đờn theo mình hát vv... hát đi, hát lại, vì có lúc cảm động nghẹn nghào, có lúc chỉ cần sai hoặc trễ 1 nhịp song lang là hỏng , làm lại, hát chữ đó chưa đủ “mùi rụng rúng” , chưa đủ hơi dài , luyến láy chưa đủ ngọt vv... Nhưng tôi nhứt quyết không bỏ cuộc, tập và cố tập lại nữa, vì tôi là con gái của ông 6 Violon, ông Sáu Đờn Cò , Ông Sáu Tà Niên mà, người trong thị xã đã đặt và gọi ba tôi như vậy.
Ba má ơi! Đến hôm nay con đã ca được khá suông sẽ 6 câu vọng cổ và những điệu lý; ca mà tưởng như ba đang đờn cho con ca. Con xin thành kính dâng cho ba má, hãy nghe con ca vọng cổ nè... Con biết ở trên cao ba má đang cùng nghe và đang mĩm cười hài lòng và sung sướng , con đang tự hào được làm con của ba má, con xin cám ơn ba má đã cho con hình hài và đã truyền cho con tấm lòng nhân ái và niềm đam mê âm nhạc, nhứt là cổ nhạc.
Mùa Vu Lan về, con nhớ Ba Má nhiều lắm
Kim Trúc Phùng ❤️❤️
Chị Phượng ca vọng cổ nghe ngọt lịm như đường phèn kkk...
ReplyDeleteNgười em phương xa
VK đồng ý với Trường Tôi.
ReplyDeleteVô Kỵ .
Chị ba Kim Phượng của cô 5 Chèo Đò gởi lời cám ơn cô giáo đã cho đăng và rất cám ơn sh Vô Kỵ cùng bạn TT luôn ủng hộ chị nè.
ReplyDeleteThân mến
Cám ơn Kim Phượng đã cho nghe tiếng hát rất truyền cảm của em
ReplyDeleteHTTL
Chị ba Kim Phượng của em gởi giờ cám ơn cô, chị rất cảm động được mọi người thương yêu, xin chúc cho vườn hoa Tha Hương và cô Tố Lang luôn vui khỏe.
ReplyDelete