“Chống dịch, vận dụng xe tăng
Ngăn giặc biển đảo, ngư dân trương cờ”.
Hiện tượng lạ:
-Thứ 1: Trong những ngày dịch bệnh (Covid-19) lan nhanh khắp nước, và nặng nhất là thành phố HCM, với mức độ kinh hoàng, khủng khiếp. Người dân theo lệnh (giãn cách), bằng hình thức qui tụ, tập trung từng chỗ, từng nơi, rất là thiếu thốn tiện nghi, thiếu chăm sóc, thiếu điều trị thuốc men, thiếu thức ăn, lâm vào đói khát… Đã gây nên làn sóng trốn chạy, chạy tránh dịch, và chạy đi tìm kiếm thức ăn, vì đói.
Thế là, nhà nước ra lệnh phải ngăn chặn bằng mọi cách. Phải tập trung cô lập lại - ở đâu ở đó - Người dân càng lo sợ hoang mang…
Thì bng dưng: “Giặc (mà không), Bạn từ miền Bắc vô đây” – Hàng ngàn chiến binh quân đội, ồ ạt từ Bắc được vận chuyển đi vào tp.HCM với binh lực hùng tráng, có cả chiến xa, thiết giáp, tràn ngập đường phố, với sứ mạng là: “chống dịch (bệnh), cứu dân”.
Bao người ngỡ ngàng lạ lẫm, lo lắng hoang mang: Tại sao chống dịch mà phải binh hùng, tướng mạnh, vũ khí dữ dằn, như là “chiến đấu” nơi trận mạc, sa trường?
Mấy ngày sau thì an tâm dư luận, chính quyền, nhà nước trấn an để được yên lòng: “chống dịch như chống giặc”, vì tình ruột thịt, quân đội sát cánh cứu giúp đồng bào yêu quí miền Nam. Đồng bào cứ nên yên tâm vững dạ? Và kể từ 23/8 (đúng mùa Thu vùng dậy năm xưa), mọi người ở đâu ở đó. Nhà nước (quân đội) sẵn sàng lo liệu giúp cho.
Người ta thấy lạ: chống dịch cần phải huy động binh lực hùng mạnh, quân đội thiện chiến, cả vũ khí hùng hậu (chiến xa) chỉ là để “dập” mấy con virus vô hình? Chả bù lại, mấy năm trước đây, giặc (lạ) Tàu xâm chiếm biển đảo liên tục không ngừng, thì quân ta lại “bình chân như vại”: tàu chiến nằm bờ, tàu lặn kilo nằm ụ, và quân đội hải quân thì… nằm ngủ, chẳng thấy đâu. Chỉ thấy thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc) hô hào: “Chống giặc bằng cờ” - phát hàng triệu lá cờ cho ngư dân ra khơi trương cờ chống giặc…
Tiếng hát đường phố:
Từ đó, mấy ngày qua, nhiều nơi, người ta vẳng nghe tiếng hát phố phường: “Chống dịch, vận dụng xe tăng – Ngăn giặc biển đảo, ngư dân trương cờ”. Quả là hùng tráng? Oái oăm và lạ lẫm? Chuyện gì rồi sẽ xãy ra?
- Thứ hai: Không biết trời đất thịnh nộ nổi cơn, hay đau buồn cho một dân tộc lắm cảnh tai ương, mà chiều tối ngày 22/ 8: vùng tp.HCM, Thủ Đức, Biên Hòa, một trận mưa đá rất là lạ lẫm xưa nay (chưa từng thấy). Một hiện tượng, một điềm lạ: không biết là gì? Thấy vậy, một số người chạy ra hứng lấy: những viên đá nhiều dạng hình thù, to bằng viên đạn, lạnh buốc, tê tay. Mưa đá mùa hè! Điềm lành hay dữ?
Lời đồng dao:
Chuyện tâm linh, thật khó mà xét đoán, giải thích. Bao hiện tượng trời đất xảy ra xưa nay cũng được nghe nói đến nhiều. Người ta cho là “điềm” – thường là báo trước sự việc xãy ra: lành hay dữ. Người viết không dám lạm bàn. Tuy nhiên, theo như tựa đề bài, xin phép mạo muội viết ra (dựa vào sách sử) đôi điều để người đọc nghĩ suy. Xin thưa:
- Chuyện thứ nhất: Bên Tàu, thời nhà Chu – sách truyện “Đông Chu liệt quốc”. Lời đồng dao có đoạn như là:
“Thỏ mọc thì ác phải tà,
Yểm hồ, cơ bặc, ấy là mất Chu”.(1)
Truyện nói rằng: "Đời Tuyên Vương nhà Chu có nước Khương Nhung nổi loạn. Tuyên Vương ngự giá thân chinh, chẳng may thua trận, quân sĩ bị tổn thương nặng. Tuyên Vương mưu sự việc khởi binh một lần nữa, mới thân hành ra đất Thái Nguyên, điều tra dân số để phòng khi gọi ra lính.
Tuyên Vương ở Thái trở về Kiều Kinh, khi đi qua một cái chợ, bổng thấy có lũ trẻ độ vài mươi đứa vỗ tay mà hát rất đều nhau. Tuyên Vương truyền xe dừng lại để nghe lũ trẻ hát (2 câu trên).
Truyên Vương nghe thấy trong lòng chẳng ưa, bèn bảo kẻ ngự giá truyền lệnh hỏi. Lũ trẻ sợ hãi chạy tán loạn cả, chỉ bắt được có hai đứa: một còn bé và một đứa lớn, quì trước xe. Tuyên Vương hỏi: ai làm ra câu hát ấy?
Đứa nhỏ run sợ không nói được, đứa lớn quỳ tâu rằng: Câu hát ấy thực quả không phải tôi đặt ra. Ba hôm trước có thằng bé mặt áo đỏ đến giữa chợ này dạy chúng tôi hát mấy câu ấy…”
Truyện kể khá dài, nhiều tình tiết. Tuy nhiên, từ sự kiện này, đưa đến nàng Bao Tự được sinh ra, và đã tạo nên truyện U Vương (nhà Chu) đắm say Bao Tự, để rối phải mất nhà Chu…
-Đồng dao thứ hai (Tam Quốc Chí):
“Đế không ra đế
Vương không ra vương
Ngàn xe vạn ngựa
Chạy ra Bắc Mang.”
(Đế phi đế - Vương phi vương – Thiên thặng vạn kỵ - Tẩu Bắc Mang).
Vào cuối đời Hán, cung đình nhiểu loạn, do bọn Thường Thị cấu kết Hoàng Cân (giặc khăn vàng), gây biến động, và vua Thiếu Đế (còn nhỏ) phải bỏ chạy lang bạt. Đổng Trác phò cứu, sau lại chuyên quyền. Nhà Hán tiêu vong… Cũng là ảnh hưởng (điềm báo trước) từ bài đồng dao, trẻ con hay hát.
(Vì phạm vi bài viết, không thể ghi thêm tường tận từ hai sự kiện đồng dao nêu trên. Nếu cần biết rõ thêm, xin tra cứu ở Đông Chu liệt quốc, và Tam Quốc chí. Người viết xin chỉ nêu ra để tham khảo cho đề bài).
Lịch sử tái diễn (lặp lại)?
Lịch sử, đôi lúc, theo vòng xoay (của định mệnh?) mà trùng khớp, hoặc tái diễn tương tự một số sự kiện đã xảy ra, và được gọi nôm na: tái diễn, lặp lại?
- Như trường hợp biến cố ở nước Afghanistan hiện nay - người ta cho là tương tự (phần nào) giống như người Mỹ rút quân tháo chạy ở VN 1975 (46 năm về trước) - để cho Taliban hiện nay, và CS Bắc Việt (trước kia) thu tóm lộng hành – ròng rã 46 năm, và rồi hôm nay, hiện tượng xãy ra - CSVN bắt đầu trả giá?
- Khởi đầu cho lần dập dịch (lần này) mãnh liệt nhất, rốt ráo nhất, và có thể là tận cùng nhất, đối với “trận chiến quyết tâm” từ 23/8/2021. Người ta nhớ lại: 76 năm về trước – ngày 23/8/1945 - người dân miền Nam, theo lời hứa hẹn, chiêu dụ của CS Việt Minh, khu vực (vùng Sài Gòn, Gia Định, chợ Lớn) làm nên cái gọi là “Cách mạng mùa Thu” rầm rộ? Thật ra là một mưu đồ để cướp chính quyền non trẻ (Trần Trọng Kim), và đã tạo nên cảnh đói kinh hoàng cả nước (nhất là miền Bắc, chết cả triệu người). Không phải như CS tuyên truyền (để chạy tội sau này) cho rằng do đế quốc Nhật lấy thóc gạo chạy máy, tạo nên nạn đói… (cũng chỉ một phần). Mà chủ yếu là do Việt Minh (CSVN thời ấy) cướp toàn bộ lúa gạo chở vô khu (bưng biền) dành nuôi quân kháng chiến. Dân đói chết mặc dân? Nỗi kinh hoàng thuở đó.
-Và rồi, biết đâu, ngày hôm nay, lịch sử tái diễn. Bọn thống trị miền Bắc vô đây, gọi là giúp dân tp.HCM chống dịch? Một biện pháp tập trung để “dập” (không phải dịch mà là dân?) - Ai ở đâu ở đó – không khác gì nhốt đàn súc vật trong chuồng? Với đường lối, phương châm” “chống dịch như chống giặc”, dùng binh lực hùng mạnh, với xe tăng, vũ khí để cố “dập” - dập ai? - Những con virus vô hình? Hay người dân đói khổ?
Mọi người đang hoang mang lo sợ? Không sợ cơn dịch bệnh, mà sợ những kẻ trị vì “đĩnh cao”với nhiều mưu ma chước quỉ… và nhẫn tâm, tàn ác (đã từng thể hiện): “Xây vinh quang trên muôn triệu xác dân mình”.
Và cũng hôm nay, bao hiện tượng xảy ra: lạ lùng, lạ lẫm - xưa nay chưa từng thấy? Biết đâu là “Điềm”? lành hay dữ? Báo trước cho một dân tộc khốn cùng? Báo trước cho một đảng… Đến ngày tàn, đến lúc tiêu vong?
Người dân miền Nam (nói chung), và Sài gòn, một thuở (nói riêng), chỉ còn biết khấn chịu, lo âu… Cam đành cho số phận?
Chú thích:
(1)- Thỏ: ví măt trăng – Ác: ví mặt trời.
-Yểm hồ: cung bằng gổ yểm. Cơ bặc: Túi đựng tên bằng cỏ .
25/8/2021
Cho thằng ngu này lên thì giờ VN thành mẹ U cà rồi ngu ạ
ReplyDelete