____________________
MẠCH VẠN NIÊN
Năm Đệ Tam là năm xuất hiện nhiều nhóm dân chơi. Dân chơi tự nhận mình là du đảng thì cầm đầu có Huỳnh Kiến Thuận và Trần Quang Đại tự xưng là Nhóm Đại Cathay hùng cứ Kho Xăng Dầu trên đường cặp mé sông đến vựa Xi Măng Cát Gạch Ong Đình Ký.
Đại Cathay là một nhân vật du đảng có thật tên là Trần Đại tuy dốt nát thất học nhưng lại là một Đệ Nhất Du Đảng hùng cứ tại Rạp Chiếu Bóng Cathay ở Sài Gòn mà tất cả du đảng thời ấy phải nể phục. Khi chính phủ Nguyễn Cao Kỳ lên nắm quyền ông đã truy quét du đảng và Đại Cathay bị bắt đưa ra Phú Quốc. Ở đây Đại Cathay vượt ngục và bị bắn chết một cách mờ ám. Nhà văn Duyên Anh đã viết quyển truyện dài Điệu Ru Nước Mắt nói về du đảng Trần Đại tức Đại Cathay. Thằng Trần Quang Đại tự xưng là Đại Cathay là một sự lộng ngôn không biết người biết ta. Nhóm Kết Nghĩa Vườn Đào có Đào Minh Quang, Lê văn Thu, Lý Văn Hạnh thỉnh thoảng làm bích báo treo dưới Văn Phòng trường. Nhóm Văn nghệ tạp lục có Nguyễn Sử Sinh Đặng văn Thành La Minh Tuấn và tui chơi nhạc, đá banh và cũng viết bích báo lấy tên là Thế Hệ 20 được Thầy Thụỵ dạy Toán ủng hộ hết mình. Sau nầy có Dưong Thuận Tài Võ Hoài Sơn Trương Minh Bình gia nhập lập thành Ban Nhạc Thanh Giang đước Thầy Nhiều quan tâm. Tụi tui có phát thanh ở Ty Thông Tin về ca nhạc mỗi tối thứ bảy. Nhóm Tam Bưng có Hình Văn Đực Bành Thoại Hưng Đỗ Thanh Quang. Tụi tui đật cho nhóm nầy là nhóm Tam Bưng vì kỳ thị một cách đáng yêu tụi nó ma thôi chứ thật ra Hình Văn Đực cũng là bạn thân của tui....Còn nhiếu nhóm nữa như nhóm Phan Thanh Nhã Trần Văn Cương,. nhóm Huỳnh Văn Mỹ Khưu Quang Thuần Bùi Ngọc Lam Chung Cẩm Hồng Dương Thanh Trắc Trang Bạch Diện .v..v..Đặc biệt là nhóm tứ công tử bột dại gái có tui, Huỳnh Trí Quang, Dương văn Sanh Nguyễn Văn Tường lúc nào có giờ trống là ghé quán cà phê Ngọc Dung dưói góc Nhà Ngủ Hải Thiên, nơi có cô chủ tên Ngọc Dung nước da bánh ít nhưng đẹp não nùng mà ngồi đồng cho hết giờ mới trở về lớp.
Không biết tại sao hệ thống giáo dục VNCH trước năm 1975 lại có lớp Đệ Tam vô thưởng vô phạt như vậy vì không cần lớp Đệ Tam học tró trường tư thi đâu xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp ở ngoài là có thể lên học lớp Đệ Nhị để thi Tú Tài I không kinh qua lớp Đệ Tam. Còn Trường Công là phải học mà có học gì đâu chỉ vui chơi là chính. Nhàn cư vi bất thiện. Cả Thầy Cô cũng hoà mình với học trò như Thầy Phạm Huy Viên dạy Việt Văn ưa lấy những đề tài độc lạ nếu không muốn nói là tửng tửng dạy học trò. Tui khoái nhất là ông đọc Bài Thơ Nói Khoác của Ba Giai mà cho tới bây giờ tui còn nhớ.
Ta con ông Trạng cháu ông Nghè
Nói khoác trên trời dưới đất nghe
Súc khoẻ Hạng Vương cho nửa đấm
Cờ cao Đế Thích chấp hai xe
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại
Dông tuốt lên non bắt cọp về
Mai mốt đem quân vô Phủ Chúa
Ra tay diệt Mạc để phù Lê
Thầy còn ra đề tài viết luận văn Cuộc Du Ngoạn trên Cung Trăng. Những tay văn sĩ khét tiếng trong lớp như Hoàng thị Tố Lang, Nguyễn Ngọc Loan, Quách thi Kim Xuân đệ tử của bà Tùng Long rơt đài hết vì viết theo sách vở. Chỉ có Huỳnh Văn Mỹ là đại thắng vì chàng ta kể sau khi du ngoạn trên cung trăng về hắn trở thành lực sĩ chạy việt dã vô địch vì ở cung trăng rất lạnh mỗi lần di chuyển phải chạy bộ nên chân cẳng thành thói quen.. Tửng tửng kể lể như thế mà được chấm bài viết hay nhất. Tha Hương bây gờ không còn Thầy thật là một điều tiếc nuối.
Không biết tâm lý học trò Lớp Đệ Tam Thầy Nguyễn Chuyết dạy Toán Lý Hoá đã khó nuốt mà ông còn rất nghiêm khắc. Đặc biệt là ông rất lập dị, mỗi lần sang trái hay phải là ông quẹo cua 90 độ khiến học trò rất xa cách với ông. Nhân lúc Sài Gòn có Phong Trào Học Sinh biểu tình do Lê Hữu Bôi và Nguyễn Trọng Nho cầm đầu sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm phong trào càng ngày càng phát triển xuống các địa phương và cũng là lúc Thầy Hiệu Trưưởng Hồ Văn Thủy có ý định thuyên chuyển Thầy Hồ Phi vì cho rằng Thầy Hồ Phi dạy kém,, phong trào bèn biểu tình yêu cầu duy trì Thầy Hồ Phi phát triển mạnh cọng thêm yêu cầu thay thầy Nguyễn Chuyết. Dân chơi lúc nầy ra mặt như Trang Thiện Nhơn,Nguyễn Văn Cương lớp Đệ Nhất, Nguyễn Hữu Thông (?) Đệ Nhị Nguyễn Sử Sinh Đệ Tam biến thành một cuộc xung phong thần tốc khiến nhà trương phải chùng bước làm theo yêu sách của đám thanh thiếu niên đầy nhiệt quyết.
Để giảm nguy cơ bị Việt Cộng giựt dây, Tỉnh Trưởng Đặng Đình Thuỵ (?) cho triệu tập một buổi nói chuyện với tất cả học sinh trung học ở tất cả các trường tại Rạp Châu Văn. Nguyễn Sử Sinh lúc ấy là Phó Chủ Tịch Uỷ ban Tranh Đấu lên cầm micro hỏi sốc ông Tỉinh Trưởng cho rằng tỉnh trưởng chỉ mị dân khiến cả hội trường nhức nhối. Nhưng Tỉnh Trưởng rất bình tĩnh hoà nhả đáp lại rằng nếu trong một chính thể độc tài như chính thể Cộng Sản mà em nói thế với họ là em sẽ khó sống, nhưng với ông ,ông bảo đảm mọi an toàn cho thằng Sinh. Nói thì nói vậy chứ bộ tam sên tui, thằng Sinh và Thằng Thành đi đâu cũng bị công an theo dõi.
Phong trào tranh đấu do thằng Thông làm chủ tịch, thằng Sinh làm Phó, Tui làm Tổng Thư Ký, thằng Thành Phó Ngoại Vụ, thằng Hiếu (do tỉnh đường gài vào để theo dõi) làm Cô vấn một lần đi họp với một vị sư của Phật Giáo tranh đấu ở đường Tự Đúc tụi tui mới nhận ra là Thấy tu trá hình (chỉ là VC nằm vùng) nên phong trào tự giải tán. Nhưng thằng Sinh vẫn nhận lấy hậu quả do lời phát biểu cao hứng của nó với tỉnh trưởng mà nó bị đuổi học. Nó phải lên Sài Gòn tá túc nhà bà dì ở Đường Nguyễn Hoàng và đi học ở trường Văn Học của Thi Sĩ Giáo Sư Triết nguyên Sa Trần Bích Lan. Nhờ vậy nó đậu Tú Tài I và trở thành Thiếu Úy Cảnh Sát ngành Thẩm Vấn. Tên "phản động" năm xưa từng bị theo dõi trở thành người có vị trí đặc biệt của chính quyến ở Rạch Giá biết từng tên và chức vụ của từng Cán Bộ cao cấp của VC. Nào ai học được chữ ngờ !
Thằng Sinh đi rồi nhưng Ban Nhạc Thanh Giang vẫn hoạt động đội khi trở thành những tay anh chị. Sô là Huýnh Trí Quang học chung lớp bị Thằng Đại Cathay lô canh (Trần Quang Đại) hăm doạ không biết vì lý do gì. Quang chơi thân với tui nó than thở rất lo sợ bị thằng Đại đánh. Máu du côn của tui nổi dậy. Đợi khi xếp hàng tan học ra về tui bay tới thằng Đại bằng một cú đá kèm theo cái cùi chỏ vào mặt khiến nó lăn cù dưới cỏ. Thằng Huỳnh Kiến Thuận nhào tới bị thằng Thành nắm chắt cánh tay. Tui chỉ vào mặt thằng Đại mầy Đại Cathay với ai chứ đừng Đai Cathay với tao và hãy để thằng Quang yên. Từ đó nó mới biết ngán tui.
Cũng một lần thằng Quan Quắn (tóc nó quắn) học chung lớp Đệ Tam nhà ở Đường Lâm Quang Ky đi hợc bị hai anh em thằng hàng xóm chận đường ngăn cấm. Nó phải than thở với Võ Hoài Sơn vì Võ Hoài Sơn ở gần nhà nó. Võ Hoài Sơn và tụi tui trong Ban Thanh Giang viện trợ thêm Bùi Ngọc Lam kéo tới nhà hai thằng hàng xóm du côn lôi cổ ông già nó ra bảo phải dạy lại hai đứa con không được làm khó dễ thằng Quan. Đúng là đám dân chơi không sợ mưa rơi ./-
Không biết tại sao hệ thống giáo dục VNCH trước năm 1975 lại có lớp Đệ Tam vô thưởng vô phạt như vậy vì không cần lớp Đệ Tam học tró trường tư thi đâu xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp ở ngoài là có thể lên học lớp Đệ Nhị để thi Tú Tài I không kinh qua lớp Đệ Tam. Còn Trường Công là phải học mà có học gì đâu chỉ vui chơi là chính. Nhàn cư vi bất thiện. Cả Thầy Cô cũng hoà mình với học trò như Thầy Phạm Huy Viên dạy Việt Văn ưa lấy những đề tài độc lạ nếu không muốn nói là tửng tửng dạy học trò. Tui khoái nhất là ông đọc Bài Thơ Nói Khoác của Ba Giai mà cho tới bây giờ tui còn nhớ.
Ta con ông Trạng cháu ông Nghè
Nói khoác trên trời dưới đất nghe
Súc khoẻ Hạng Vương cho nửa đấm
Cờ cao Đế Thích chấp hai xe
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại
Dông tuốt lên non bắt cọp về
Mai mốt đem quân vô Phủ Chúa
Ra tay diệt Mạc để phù Lê
Thầy còn ra đề tài viết luận văn Cuộc Du Ngoạn trên Cung Trăng. Những tay văn sĩ khét tiếng trong lớp như Hoàng thị Tố Lang, Nguyễn Ngọc Loan, Quách thi Kim Xuân đệ tử của bà Tùng Long rơt đài hết vì viết theo sách vở. Chỉ có Huỳnh Văn Mỹ là đại thắng vì chàng ta kể sau khi du ngoạn trên cung trăng về hắn trở thành lực sĩ chạy việt dã vô địch vì ở cung trăng rất lạnh mỗi lần di chuyển phải chạy bộ nên chân cẳng thành thói quen.. Tửng tửng kể lể như thế mà được chấm bài viết hay nhất. Tha Hương bây gờ không còn Thầy thật là một điều tiếc nuối.
Không biết tâm lý học trò Lớp Đệ Tam Thầy Nguyễn Chuyết dạy Toán Lý Hoá đã khó nuốt mà ông còn rất nghiêm khắc. Đặc biệt là ông rất lập dị, mỗi lần sang trái hay phải là ông quẹo cua 90 độ khiến học trò rất xa cách với ông. Nhân lúc Sài Gòn có Phong Trào Học Sinh biểu tình do Lê Hữu Bôi và Nguyễn Trọng Nho cầm đầu sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm phong trào càng ngày càng phát triển xuống các địa phương và cũng là lúc Thầy Hiệu Trưưởng Hồ Văn Thủy có ý định thuyên chuyển Thầy Hồ Phi vì cho rằng Thầy Hồ Phi dạy kém,, phong trào bèn biểu tình yêu cầu duy trì Thầy Hồ Phi phát triển mạnh cọng thêm yêu cầu thay thầy Nguyễn Chuyết. Dân chơi lúc nầy ra mặt như Trang Thiện Nhơn,Nguyễn Văn Cương lớp Đệ Nhất, Nguyễn Hữu Thông (?) Đệ Nhị Nguyễn Sử Sinh Đệ Tam biến thành một cuộc xung phong thần tốc khiến nhà trương phải chùng bước làm theo yêu sách của đám thanh thiếu niên đầy nhiệt quyết.
Để giảm nguy cơ bị Việt Cộng giựt dây, Tỉnh Trưởng Đặng Đình Thuỵ (?) cho triệu tập một buổi nói chuyện với tất cả học sinh trung học ở tất cả các trường tại Rạp Châu Văn. Nguyễn Sử Sinh lúc ấy là Phó Chủ Tịch Uỷ ban Tranh Đấu lên cầm micro hỏi sốc ông Tỉinh Trưởng cho rằng tỉnh trưởng chỉ mị dân khiến cả hội trường nhức nhối. Nhưng Tỉnh Trưởng rất bình tĩnh hoà nhả đáp lại rằng nếu trong một chính thể độc tài như chính thể Cộng Sản mà em nói thế với họ là em sẽ khó sống, nhưng với ông ,ông bảo đảm mọi an toàn cho thằng Sinh. Nói thì nói vậy chứ bộ tam sên tui, thằng Sinh và Thằng Thành đi đâu cũng bị công an theo dõi.
Phong trào tranh đấu do thằng Thông làm chủ tịch, thằng Sinh làm Phó, Tui làm Tổng Thư Ký, thằng Thành Phó Ngoại Vụ, thằng Hiếu (do tỉnh đường gài vào để theo dõi) làm Cô vấn một lần đi họp với một vị sư của Phật Giáo tranh đấu ở đường Tự Đúc tụi tui mới nhận ra là Thấy tu trá hình (chỉ là VC nằm vùng) nên phong trào tự giải tán. Nhưng thằng Sinh vẫn nhận lấy hậu quả do lời phát biểu cao hứng của nó với tỉnh trưởng mà nó bị đuổi học. Nó phải lên Sài Gòn tá túc nhà bà dì ở Đường Nguyễn Hoàng và đi học ở trường Văn Học của Thi Sĩ Giáo Sư Triết nguyên Sa Trần Bích Lan. Nhờ vậy nó đậu Tú Tài I và trở thành Thiếu Úy Cảnh Sát ngành Thẩm Vấn. Tên "phản động" năm xưa từng bị theo dõi trở thành người có vị trí đặc biệt của chính quyến ở Rạch Giá biết từng tên và chức vụ của từng Cán Bộ cao cấp của VC. Nào ai học được chữ ngờ !
Thằng Sinh đi rồi nhưng Ban Nhạc Thanh Giang vẫn hoạt động đội khi trở thành những tay anh chị. Sô là Huýnh Trí Quang học chung lớp bị Thằng Đại Cathay lô canh (Trần Quang Đại) hăm doạ không biết vì lý do gì. Quang chơi thân với tui nó than thở rất lo sợ bị thằng Đại đánh. Máu du côn của tui nổi dậy. Đợi khi xếp hàng tan học ra về tui bay tới thằng Đại bằng một cú đá kèm theo cái cùi chỏ vào mặt khiến nó lăn cù dưới cỏ. Thằng Huỳnh Kiến Thuận nhào tới bị thằng Thành nắm chắt cánh tay. Tui chỉ vào mặt thằng Đại mầy Đại Cathay với ai chứ đừng Đai Cathay với tao và hãy để thằng Quang yên. Từ đó nó mới biết ngán tui.
Cũng một lần thằng Quan Quắn (tóc nó quắn) học chung lớp Đệ Tam nhà ở Đường Lâm Quang Ky đi hợc bị hai anh em thằng hàng xóm chận đường ngăn cấm. Nó phải than thở với Võ Hoài Sơn vì Võ Hoài Sơn ở gần nhà nó. Võ Hoài Sơn và tụi tui trong Ban Thanh Giang viện trợ thêm Bùi Ngọc Lam kéo tới nhà hai thằng hàng xóm du côn lôi cổ ông già nó ra bảo phải dạy lại hai đứa con không được làm khó dễ thằng Quan. Đúng là đám dân chơi không sợ mưa rơi ./-
Mạch Vạn Niên
Trong nhóm bạn bè mà Mạch Vạn Niên kể , nhóm của tui có thể nói thuộc thẩy tu,
ReplyDeleteChỉ biết học thôi chẳng phá làng
Tụ năm nói chuyện , đi lang thang
Trời trăng, sông biển hồn nhiên lắm
Tương trợ, tương thân việc học hành
Đa số người Niên kể tui biết nhưng không quen, kể cả Mạch Vạn Niên như
ReplyDeleteHuỳnh Kiến Thuận, tướng đô con
Nguyễn Sử Sinh xin lỗi , lùn tịt , nước đã ngâm đen, tôi có thấy Sinh h ở cái xe bán gì đó tui không nhớ , bên hong tường tiệm thuốc Bắc và xeo xéo tiệm sách báo Tấn Hoá
Dương Thuận Tài hay Tài Sừng cùng đi vượt biên lần đầu, nó chạy thoát , tui bị bắt
Võ Hoài Sơn, là thợ máy hay tài công mà tui đi vượt biên lần hai thành công, có Ngọc , Trường Tôi , Học Trò Xưa trong đó
Đỗ Thanh Quang, em của Đỗ Thanh Cảnh đều học chung lớp với tui, Quang ca hát hay, được thầy Nhiều chấm,
Hình văn Đực , Huỳnh Trí Quang, Dương Văn Sanh, học chung lớp
Khưu Quang Thuần sau có gặp ở trại tị nạn Songkhla
Dương Thanh Trắc cùng học Đại học Khoa học và Dự Bị Y Khoa, ở Sài Gòn tui chỉ có nó là bạn độc nhất
Nguyễn Ngọc Loan biết thôi
Hoàng thị Tố Lang quen biết qua Lê Văn Thu
Quách thị Kim Xuân , nhà có bàn thực bi đã thì phải, đối diện trường nữ tiểu học sau nầy là rạp Nghệ Đô
Chung Cẫm Hồng , nhỏ người, nhà ở Minh Lương ?
Trang Bạch Diện , em Trang cẫm Văn và Trang Thiện Nhơn, lúc còn nhỏ hay thường chơi với tụi tui ( Trang Tuyết, Nguyễn Tùng con Nguyễn văn Tâm ...) ở trước nhà cô Tư Sum,
Thầy Trịnh Chuyết quá đặc biệt, ai cũng biết, sau vụ phong trào tranh đấu Thầy bị đổi đi, nghe nói không lâu Thầy qua đời
Huỳnh văn Mỹ tui không biết , có nghe tên khi cô Dương thị Hồng Diễm về San Jose
Ngoài ra tui không biết
Nghe Niên kể về Xóm Dầu, nhắc tui kỹ niệm khó quên. Trong khu đó có tên Dzu, mà tui và Lý Văn Hạnh được biết khi ngụ ở nhà ông người Tàu ở Cần Thơ để thi Tú Tài hai . Nhà ở trong hẽm , đối diện sân banh Quang Trung cũng bần bệnh viện
Đi làm việc , sẽ kể tiếp
ReplyDeleteQuang ơi !
ReplyDeleteChung Cẩm Hồng nhà kế bên nhà Trang Bạch Diện bán nước mắm đường Thiệu Trị gần bến xe Cần Thơ, đi lính đổi lên Ban Mê Thuột khi ông Lâm Quang Phòng làm Tỉnh Trưởng. Khi tôi công tác trên đó có gặp nó. Đánh trận bị thương phải cưa chân, vượt biên sang Thái Lan tôi và nó lại gặp nhau ở Panat Nikhom. Được định cư ở Mỹ và mất lâu rồi.
Còn Hồng ở Minh Lương là Huỳnh Nhựt Hồng (vai chú của Huỳnh Trí Quang)đá banh rất giỏi,trọ nhà chị bán vải gần nhà tôi. Hai đứa đi học buổi trưa trước khi tới trường đều ghé quán anh Xía đường Gia Long phía dưới nhà Ngủ Giang Nam làm hai ly hắc xịt cọng bốn điếu Ruby. Sau nó đi lính đóng ở Chương Thiện đánh trận mất tích ở Ngăn Dừa.
MVN.
Đúng rồi, Huỳnh Nhật Hồng
ReplyDeleteNiên ơi
DeleteÔng viết sai rồi. Ông thầy lập dị, hay bẻ góc 90 độ như quân đội khi quẹo phải hay sang trái là thầy dạy lý hoá tên Trịnh Chuyết
Năm 1963, Mấy ông biễu tình rầm rộ làm ông bị đổi đi , không lâu sau nghe tin ông mất
DeleteÔng đâu có tội tình gì
Biễu tình làm bị đổi đi
Chỉ vì tính hay bẻ góc
Chết rồi, tội ấy ai gây
Về đến nhà rồi kể tiếp
ReplyDeleteDường như Lý Văn Hạnh và ông Dzu có học nghề của Vô Kỵ , ra chiêu lãnh lướt , thật đẹp mắt , nhưng kết quả thất vọng êm chề
Nhà ông Tàu trong hẽm, bên trái là căn nhà có hai cô gái , nuôi chó rất cao lớn và đặc biệt là con mèo, cứ chạy qua bên nầy , ông Dzu mê hai cô đó lắm, tui lo học thi đâu có để ý, loáng thoáng nhì cũ nhá đẹp . Một hôm ông Dzu viết Lá thư tình rồi đợi con mèo qua, ổng bắt nó , buộc cái thơ vô cổ con mèo , ổng đánh cái chát , con mèo kêu “ MÉO “ chạy về bển . Nghe ngóng mấy nhày thấy êm ru, hỏng trả lời , trả vốn gì hết,
Bên phải nhà, con hẽm đi sâu vào trong. Có cô nữ quân nhân tên Lài, không đẹp lắm, mỗi ngày ra vô nhìn xuyên qua cửa sổ, ông Hạnh nhồi học ở đó, hỏng biết hai người liếc mắt đưa tình sao đó , mà một hôm một Lá thư ném qua cửa sổ , ông Hạnh lượm lên đọc , thực ra thì hai người thư thừ qua lại mấy lần rồi , không ngờ kỳ nầy thổ trác chúng tôi trông thấy xúm nhau trêu chọc
Kết quả hai ông trợt võ chuối chỉ mình tui đậu
Thiệt tình , bằng da hỏng có bằng chữ cũng không
Làm phiền tui ( đã lên SG học Đại ) đưa tiển Hạnh vào Trung Tâm 3 nhập ngủ vào trung tâm huấn luyện Quang Trung
Ba tháng quân trường mồ hôi đổ
Ngày đầu tiên bỡ ngỡ tay súng với nhịp đi
Lâu rồi, cũng chẳng khó khăn chi, chín mươi hai ngày lẻ. Bạn bè vui vẻ, trước phút chia tay tâm sự với đầy. Sau đó chuyển qua trường bộ binh Thủ Đức , học 6 tháng nữa ra trường cấp bậc chuẩn uý , ra đơn vị phục vụ cho bỏ cái tật không lo học thi mà mê gái
Hi hi hi...
Láng thoáng nhìn cũng đẹp
ReplyDeleteVừa phải thôi ông Vô Kỵ “ LÔI CỔ ÔNG GIÀ NÓ RA BÃO , PHẢI DẠY HAI ĐỨA CON “ . Còn mấy ông cũng du côn vừa gì
ReplyDeleteSỢ ROi MÂY CHỚ MƯA RƠI LÀM GÌ SỢ , lấy dù che
ReplyDeleteCon đường xưa anh đi
ReplyDeleteNào có hỏi han gì
Mịt mù vẫn bước đi
Con đường xưa em đi
Nào có nói năng gì
Lạnh lùng chân bước đi
Nhìn nhau đêm đen tối thui
Gợn sóng len lén vào đời
Hỏi thầm tình đã lên ngôi
Mộng ước xa vời
Chắc là cởn bợt thế thôi
Con đường từ Cầu Đúc tới Ong Đình Ký, rồi quẹo mặt gặp đường ngã tư Xã Mai xuống, ngay góc là nhà thầy Ong Hữu Thành, bạn thầy Ân , thầy Hiếu, thầy Nhàn ( chồng cô Toán ) bộ ba ban nhạc trường Nam Tiểu học có mở lớp huấn luyện thì đệ thất ban đêm , trong số học sinh ghi danh có tôi
ReplyDeleteThầy Thành có mở lớp ...
DeleteViết không chấm phết , đọc lại không hiễu gì hết , sai trật lung tung , cô giáo thoòng cảm
Bị trở ngại hoài , viết đoạn nào gửi đoạn đó
ReplyDeleteChứ viết dài bị trục trặc mất thì giiờ quá thêm ý thay đổi hoặc tịt ngòi
Gõ trên phone , đâu có phải viết trên giấy đâu mà viết lại dễ dàng . Facebook dễ hơn . Nó làm mình nản không muốn viết nữa
Một hôm không gió cũng không mưa, bầu trời xám xịt. Ra lhỏi lớp một mình lầm lủi trong đềm. Tới đầu Xóm Bánh Tầm, ngó qua bên kia sông, đèn đuốc sáng choang, quán tiệm vẫn còn mở cửa, khách vẫn còn ngồi ăn . Nhìn lại bờ nầy tối đen mù mịt, vài ánh đèn đường leo lét, một màu vàng yếu ớt. Tôi tiếp tục đi trên đường , qua dinh thự Bảo An , rào sắt kiên cố, nằm im lìm trong giấc ngủ say. Bỗng có một bàn tay , đưa cho tôi gói nhỏ, bằng giấy học trò xếp lại, rồi đi nhanh mất hút trong bóng tối. Tôi cũng nhận ra là cô bạn học cùng lớp luyện thì, nhưng chưa quen biết. Tôi bèn cho gói giấy vào túi, có mở ra cũng đâu thấy và biết gì
ReplyDeleteLòng miên man suy nghĩ. Chuyện gì đây ? Phải lúc nầy quen VK thì hay biết mấy.
Anh sẽ vì em làm thơ tình ái
Anh sẽ đưa em lên tận lâu đài
Chúng mình bên nhau chung vui hạnh phúc
Anh chỉ yêu mình em thôi
Phải vác cây đờn , đi lăng ba vi bộ của Đoàn Dự thì hết sẩy con cào cào
Hi hi hi..
Ngọc Vân ơi , đừng cười anh nha. Như lủ lụt biển RG, ngập tràn Xóm Biển , thùng hủ trôi lểnh nghểnh, nước ngập tới đầu gối, vác mấy chục bao muối chất trên cao. Em tôi có chạy lên trường Nam Tiểu Học lánh nạn
ReplyDeleteHi hi hi...
Nhớ một hôm tới nhà, gặp cô em Chín Ù, mũi chảy lòng thòng , ngồi ở bờ mương chọi đá
ReplyDeleteHi hi hi...
Rồi mấy chục năm sau lạc bước tới nhà em ở xứ CỜ LÁ
DeleteTiên Ông Lạc Bước
Sóng bước bên thu nói chuyện đời
Anh hiền như Bụt khác em rồi
Tiên ông tung khúc đời trong đạo
Quỹ nhỏ hát câu mộng giữa trời
Vàng lá vô tư dăm bửa cuối
Tàn thu vương vấn mấy ngày thôi
Gặp nhau môt chút rồi xa vắng
Như bước hững hờ thu cứ rơi
Kỹ niệm buổi sáng ngày 28/10/04
Anh Quang ghé thăm
NV
----------
Lạc bước gặp em sáng đẹp trời
Cuối thu mây trắng lững lờ trôi
Tiên ông trò chuyện đời cùng đạo
Quỹ nhỏ , đùa vui mộng với đời
Tho* thâ?n dao quanh , vàng lá rung
Lang thang bước quẩn lạnh hồn côi
Thời gian gặp gỡ dường ngắn lại
Ngớ ngẩn chia tay luống ngậm ngùi
Ghi dấu buổi sáng tương ngộ 28/10/04 với NV
Chuyến nầy phải chạy thôi, kẽo không bị ăn đá
ReplyDeleteVề tới nhà, mở gói giấy , thì ra một tấm hình trắng đen, gương mặt hơi chữ điền, cặp mắt nhưng huyền, đôi mi cong vút tự nhiên, mái tóc quăn dài tới bờ vai, làn môi tươi không son phấn, tôi ngơ ngẩn cả lòng. Lần tìm biết học tiếp liên , lớn hơn tôi một tuổi . Trai lớn, gái lớn một tốt lắm . Tuy nhiên chưa đến nổi mê mẩn , bỏ việc học hành , vì vậy tôi đậu đệ thất Nguyễn Trung Trực, còn nàng rớt một lần nữa. Một lần cùng người bạn cùng xóm đi xem phim ở rạp hát Châu Văn, Vé có ghi số ghế, vào đến nơi , trời ơi, nàng đang ngồi đó , cạnh ghế tôi. Tôi thấy lòng gợn sóng lăn tăn. Tôi ngồi xuống bên cạnh, lí nhí, run run, ú ớ nói gì mà chính tai tôi cũng không nghe rõ. Thằng bạn ngồi kế cứ thụt cùi chỏ thầm kêu “ tiến lên , tiến lên “ , mà tôi ngồi im rơ như ông Phật, mà lòng thì trống đánh thùng thùng. Suốt cuộn phim tôi chẳng nói lời nào. Vãng phim, trời đổ cơn mưa lớn, chúng tôi chạy qua đày phố, kêu nàng chờ một chút , tôi đi vào nhà bác tôi, tiệm bánh kẹo, mà phía sau ăn thông với phía sau nhà tôi lấy áo mưa cho nàng mặc đi về. Còn ngây thơ chưa biết
ReplyDeleteĐưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Anh yêu em chan chứa
Em có hiễu hay chưa
Tình cảm lình bình như đám lục bình trôi . Là con cả, bổn phận và trách nhiệm với gia đình, lo giúp cha mẹ trong việc thương mãi, cho nên
Tình là tình từ không mà có
Tình là tình thấy có như không
Chẳng bao lâu nàng cất bước theo chồng
Thuyền không bến chơ vơ trên biển cả
Trai lớn hai, gái lờn một
ReplyDeleteQuang ơi !.
ReplyDeleteNguyên bản tôi viết tên Thầy là Trịnh Chuyết nhưng cô giáo TL nhất quyết là Nguyễn Chuyết. Khiến tôi phải sửa lại đó . Ai đúng ?
Thầy Chuyết bị đổi đi là do ý muốn của đa số học trò của ông ở mọi lớp mà ông dạy (bạn cũng là học trò của ổng sao không đứng ra bệnh vực cho ông?) lúc đó, không thể quy lỗi cho riêng ai.
MVN
Thấp cổ , bé miệng.
DeleteVả lại , cách mạng như nước vỡ bờ,
Rất thích đọc bài viết của anh MVN và comments của anh Quang
ReplyDeleteĐộc Giả TH
Cám ơn Trường Tôi đã đọc mấy cái comments dài thòng của anh như tập làm văn vậy mà
DeleteAnh Quang mần vzăn sĩ được rồi đó
DeleteNgười thiệt lòng
Anh MVN nhắc về quán cà phê Ngọc Dung làm tui chạnh lòng, nhà tui kế bên quán. Cô chủ ND là cô tôi, chắc phải lớn tuổi rồi vào lúc đó, có người em trai út tên Được (đã mẩ) học NTT. Tui học đệ thất 2 ban PV niên khoá 64-65. Lúc đó thầy Biện làm giám thị và thầy Thuỷ làm hiệu trưởng. Năm 68, 69 kế bên quán Ngọc Dung có tiệm cho mướn sách Cẩm Hồng. Anh Niên có biết thầy Đốc trước dạy toán, Pháp văn cùng thời với ông GS Giáo (nhà kế bên trường), sau ông Đốc bị ở tù vì nghi nằm vùng và bị ngưng dạy NTT, ông Đốc sau 75 có được đi Nga!! Có ai còn nhớ và có đến mướn sách ở tiệm Cẩm Hồng không?
ReplyDelete