Links

Wednesday, April 10, 2024

SAPA KỶ NIỆM NÀO BUỒN

 MẠCH VẠN NIÊN







SAPA KỶ NIỆM NÀO BUỒN

            B1 của tụi tui có 12 đứa. Thằng Quan Sứ làm B Trưởng, thằng Lầu Lỹ Phốc làm B phó. B là ký hiệu để chỉ một tiểu đội, ba B thì thành một C - tức một Trung Đội. B của tụi tui nằm ở đầu dãy của khu gia binh Long Giao trước kia của Sư Đoàn 18 nên được gọi là B1. B2 thì Trung Úy Nguyễn Hữu Cải làm B Trưởng. Ngoài hai thằng Mỹ Ngỵ mang máu Tàu kể trên tiểu đội tụi tui còn có Lữ Sĩ Phùng Sanh, Bế Cung Đàn và tui Mạch A Nìn nên năm đứa tui thường chơi chung họp thành ngũ quỷ. Thằng Quan Sứ chắc là dòng dõi 99 đời của Quan Công còn thằng Bế Cung Đàn gốc người Sán Dìu có dòng họ với người Quảng Đôngtui ghẹo nó chắc ba mầy tên là Bế Khúc Gỗ vì phải mang gỗ về mới làm đưc cây đàn. Nó cười trừ. Nhưng tui chơi thân nhất là Lầu Lỹ Phốc bởi vì tui và nó thường ăn cơm chung và chia xẻ từng thức ăn. Nhờ nó mà tui mới biết món Hắc Xì Dầu. Nó gốc người Nùng ở Đơn vị Biệt Kích 81 Dù và chơi domino chưa bao giờ biết thua. Mỗi lần thắng trận nó đều mang chiến lợi phẩm gồm đường sữa thuốc lá v.v... về chia xẻ với tui. Ngược lại thì tui chơi cờ tướng ăn nhu yếu phẩm như nó vì tui cũng có máu cờ bạc và cũng từng chiến thắng vẻ vang. Nguyễn Hữu Cải ở B2 cũng mê cờ tướng, anh ta không có máu cờ bạc nhưng tui thích chơi với anh vì kẻ tám lạng người nửa cân. Những lần không có độ là hai đứa tui xáp lại đánh cờ suốt ngày chủ nhật vì hai đội kề bên.

            B1, B2, B3 gom lại là 36 thằng thành trung đội do thiếu úy Nguyễn Văn Chín làm Quản Giáo. Anh Chín tướng đi chân thấp chân cao nên tụi nó đt cho anh là anh Chín Vẹo, còn tui vì có máu văn nghệ nên gọi là anh Chín Tango. Thấy tên hay hay cuối cùng tụi nó cũng bắt chước tui gọi anh là Chín Tango. Anh ta rất chân chất và bình dân học vụ không như những Quản Giáo gốc Bắc thường tự tôn tự đại bởi vì anh ngưới Nam học ít. Mõi lần điểm danh buối sáng để đi lao động hoặc học tập chính trị anh đánh vần từng tên tù cải to nên các đội khác đã ra khỏi cổng mà Trung đội tụi tui còn lẹt đẹt chưa xong. Thấy vậy thằng Quan Sứ lúc bấy giờ kiêm luôn C trưởng mới xin phép thay anh điểm danh dùm. Từ đó công việc nầy Quan Sứ kiêm nhiệm và trình lện anh Chín biết bao nhiêu người có mặt hoặc vắng mặt. Chc bộ đội nhân dân ta hết người rồi nên mới giao cho anh Chín chắc học chưa xong lớp 1 làm Quản Giáo ? Nhưng cũng may cho trung đội tụi tui là nh tính tình dễ chịu của anh mà những ngày đầu ở Long Giao tụi tui còn mang theo tiền đã nhờ anh ra ngoài mua dùm nhu yếu phẩm gồm đường sữa bút viết tập vỡ... Dĩ nhiên là anh phăn lời. Có thằng còn nhờ mua giấy vệ sinh. Sau nầy anh biết ra bèn từ chối mua dùm cái nhu cầu trưởng gi đó.  Mấy đứa khác phần lớn dân Sài Gòn giàu có nên đem theo nhiều tiền, còn tui ngây thơ tưởng đi học tập có mười ngày nên mang theo tiền vừa đủ. Sau mười ngày là tui sạch túi, may nhờ Lầu Lỹ Phốc và tui có máu cờ bạc và thường thắng lớn nên không đến nỗi.

            Những ngày ở Long Giao mỗi phòng là một căn nhà gia binh dù có nhà vệ sinh nhưng không có nước, tụi tui không được phép xử dụng mà phải đào hầm xí để lấy phân trồng rau cải để "cải thiện" bửa ăn. Lần đầu nghe chữ cải thiện nầy tui ngẩn ngơ nhưng nghe riết ri quen. Thời gian ở Long Giao nầy chủ yếu là học tập chính trị, gánh phân bón rau cải thiện, đào giếng lấy nước tưới rau hoặc ra vườn cao su lấy gỗ về làm củi nấu nướng. Nhưng cứ vài ba tháng là lại làm lại lý lịch trích ngang. Chắc dụng ý của họ là so sánh lời khai trước và lời khai sau có đúng không để biết mình có thật lòng hay gian dối. Đại Úy Trương Hữu Trường trước học Trường Cao Đảng Mỹ Thuật Gia Định khai địa chỉ  trước khi đi học tập là nhà số 39 đướng Huỳnh Tịnh Của Đa Kao bị Ông Quản Giáo gốc Bắc mang cấp bậc Thượng Úy lên lớp :" - Cái anh Trường lầy học Tú Tài Cử Nhân giồi mà nàm cái ný nịch thật nèng èng nuộm thuộm, 39 Huỳnh Tịnh Đa Kao nà người ta đủ hiểu giồi mà còn của Đa Kao nà sao. Ai không biết đường Hùynh Tịnh nà của Đa Kao mà còn viết chi giài giòng ". Thật hết ý ! Ông nầy chắc Bác và Đảng không cho học Văn Học Sử nên không biết Paulus Huỳnh Tịnh Của là ai ?! Tụi tui nhìn nhau chỉ biết ngao ngán cười thầm.

            Học tập chính trị ở Long Giao gần một năm thì trại Long Giao giải tán, tụi tui bị chia ra đưa đi khắp nơi. Tui và Nguyễn Hữu Cải bị đem xung tàu ra Bắc. Ba ngày hai đêm trên tàu ăn lương khô của Tàu vin trợ mà dưới hm tàu nóng nực lúc nào cũng mồ hôi nhễ nhại phải cởi áo mới chịu nì. Hai cái thùng phuy đặt chần dn gia hầm tàu, ai muốn trút bầu tâm sự trước hằng trăm con mắt bàng dân thiên hạ thì cứ vô tư như người Hà Ni. Tui không quen việc nầy nên đã nhịn tiểu tiện luôn ba ngày. Tới Hải Phòng đưc ra khỏi hầm va chuyển lên tàu hỏa đi Yên Bái mỗi hai đứa cùng chung một cái còng. Thằng Chương Còm còng chung với tui. Tới Yên Bái tàu ngừng để chuyển sang xe Molotova qua phà kéo dây trên một khúc sông Hồng đ đi tiếp tới Hoàng Liên Sơn. Lợi dụng lúc chờ phà tui kéo thng Chương Còm vào bụi chuối. Nhịn đã ba ngày tui tưởng mình bí cả tiểu ln tiệnĐại tiện cũng rặn mà tiểu tiện cũng rặn. Tới chừng nó bung ra thì trời ơi tui mới biết thế nào là Đệ T khoái.  "Trải nghiệm" của Ông Bà ta ngày xưa đ lại đáng nể tht. Má ơi ! Nó sướng tới nách ! Nói theo kiểu thời thượng !

            Tới Hoàng Liên Sơn tụi tui phải băng rừng lội suối làm lán trại để ở. Rồi từ cái lán suốt trong rừng sâu phải đốn cây phá rừng làm đường làm rẫy. Làm rẫy để trồng bắp. Làm đường đ  chặt và mang những cây vầu (một loại tre rừng không có gai) ra đường lộ lớn bán nhưng không biết tiền nó đi đâu. Chỉ biết mỗi đa chỉ tiêu mỗi ngày là 6 cây đẵn gc và ngọn gọn gàng. Tui đưọc phân công đi lấy măng chỉ tiêu 20 kg. Đi mt mình trong rừng với chân đất vì rừng có suối đá rất trơn trợt mà đi dép râu mang nặng dễ bị té b đu như chơi. Có lần tui đạp nhầm cây vu khô nó cắt đứt bàn chân tui máu ra lênh láng, tui phải xé áo và thuốc lào bt chặt mới cầm máu được. Rồi cũng có lần tui đạp nhầm rắn độc nó đớp vào mắt cá chân tui như đin giầt. Tui phải tự mình lập tc lấy dao rạch vết cắn nặn máu độc đồng thời lấy que lửa than đang đỏ hực dụi và vết cắn. Tui lúc đó sợ chết chớ không sợ đau. Sau cùng tui cột cht bắp chân và lấy thuốc lào nhai cho ướt đắp vào chỗ rắn cắn đi lẹ xuống đường nơi có cán bộ canh gác báo cáo sự việc và xin phép được về lán cha thương. Về tới lán tui đánh một gic dài, tới chừng mở mắt ra thì đã tối và thấy Nguyễn Hữu Cải ngồi kề bên. Té ra mình chưa chết. Tưởng cũng nên nói là khi về đây tui và Nguyễn Hữu Ci cùng chung lán cùng nằm kề nhau và anh ta với tui thường ngồi ăn chung. Những lần có lễ lớn giết trâu làm thịt tui xung phong tham gia và nấu nướng nên được bồi dưỡng một tô thịt trâu đấy ắp tui cũng chia xẻ với anh.

            Mt lần nọ cũng đi lấy măng đói lã người dù biết rằng ăn măng nướng là độc hại nhưng tui không kềm chế nỗi cái đói đành làm liều. Về đến lán hôm sau tui lên cơn st. Và càng ngày càng tệ hại. Cuối cùng tui bị liệt luôn. Nguyễn Hu Cải ngày xưa từng là lực sĩ đẹp của hội Con Kiến Càng Nguyễn Thành Nhơn phải cõng tui mỗi lần đi vệ sinh và còn phải giữ hai tay tui thật chặt trong lúc hành sự sợ tui té nhào xuống lăng bác thì chắc tui thành xác ướp ! Không biết nhờ cái mng tui còn quá lớn hay nhờ thuốc Xuyên Tâm Liên mà dn dần tui được bình phục.

            Ở Hoàng Liên Sơn chừng một năm thì vì nhu cầu chiến trường đang bắt đầu sôi động với Campuchia và Trung Quc, các quản giáo bộ đội được điều đi cho chiến trường. Còn tụi tui bị đưa lên trại tù Phong Quang nằm giữa Lào Kay và Sapa do Bộ Công An cai qun. Tui nhờ ở Long Giao có tham gia văn nghệ và là thành viên Ban Hợp Xướng do Trung Uý Nguyễn Văn Chúc cầm chịch cũng như tui cũng bon chen viết nhạc ca ngợi Bác Đảng nên được lọt vào trong biên chế đội văn nghệ gồm 42 thng ở chung một phòng mái ngói tường gạch đàng hoàng. Nguyễn Hửu Cải và tui từ đó xa nhau. Nghe nói đội anh ăn sắn dù (một loại khoai mì khi thu hoạch rất dễ vì củ của nó dính chùm như kèo dù và cho năng xuất rất cao nhưng cũng rất độc nếu nấu nướng không kỹ ăn vào có thể chết người) bị ngộ đc lấy mạng hai đứa. Số còn lại trong đó có Nguyn Hữu Cải ói mửa liên miên.  Ở đây tui cũng suýt chét cóng vì cái rét Nảng Bân mà tui đã từng gửi lên Tha Hương kể lại trong bút ký Bân Ơi Đừng Hờn Anh Nữa hồi tháng ba năm ngoái

           
 Hồi còn ở Long Giao tui vướng bệnh tùm lum. Nào phù thủng tiêu chảy  kiết lỵ...rồi tới Hoàng Liên Sơn sốt tê liệt Lực Sĩ Nguyễn Hữu Cải phải cõng tui mỗi lần di chuyển nhưng chưa bao giờ nghe thy anh bị bệnh. Tới Phong Quang anh cũng thoát khỏi ngộ độc sắn vậy mà kỳ nầy anh vướng vào bệnh sốt rét đến nỗi nằm liệt ở bnh xá và không qua khỏi. Xuyên Tâm Liên cứu được tui chứ không cu được anh. Tui ở khác đội nên không có cách gì gặp anh trưóc khi anh mất. Cái ơn ở Hoàng Liên Sơn tui chưa ktr. Xót xa thay !

            Hôm nay kỷ niệm Tháng Tư Đen xin thắp nén hương lòng tưởng nhớ về anh như một kỷ niệm thật buồn./.


                    Mạch Vạn Niên

6 comments:

  1. Chuyện Sapa cũng đã gần nửa thế kỷ rồi, nhớ lại và nghe lại lòng càng buồn hơn trong tháng tư về Huynh Niên ơi, Trời còn thương nên anh còn sống sót trở về để viết những thương tâm của ngày ấy....

    Tháng tư ngậm ngùi kể lại
    Đau thương ngày ấy ngút trời
    Quê hương một trời nước mắt
    người người tâm sự đầy vơi

    Cám ơn huynh về bài viết thật ngậm ngùi nầy
    HTTL

    ReplyDelete
  2. Tố Lang ơi !
    Không ngờ thế hệ mình trở thành những chứng nhân lịch sử. Và hôm nay tui bỗng nhiên trở thành người kể sử bấT đắt dĩ.
    Việt Nam ơi ! Một thời đau thương, một thời hoạn nạn ....
    Mong sao Việt Nam từ nay về sau không vướng vào cuộc chiến tranh nào nữa !

    ReplyDelete
  3. Tháng tư có những nổi buồn... Đọc bài viết của anh MVN kể lại chuyện bị tù đày năm xưa nghe buồn não ruột , chuyện mấy chục năm rồi anh vẫn còn nhớ viết ra vanh vách kể ra đầu óc vẫn còn minh mẫn lẳm , chúc mừng anh ,chắc là tay vẫn chưa run mỗi khi vẽ chưn mày cho chị Triệu Minh phải không đại ca kkk...
    Người em phương xa hay ghẹo

    ReplyDelete
  4. Tiểu Muội HTX ơi !
    Vô Kỵ trải qua trăm sống nghìn chết trong giới giang hồ. Bị các môn phái vật cho chết lên chết xuống mà cuối cùng vẫn bình chân như vại về với Triệu Minh nên Tiểu Muội yên tâm đi tiểu huynh vẫn an nhàn vẽ chưn mày cho Triệu Minh mỗi lần shopping. Khà Khà !!!

    ReplyDelete
  5. Anh Niên, trong nhà có người thân cũng ở ngoài Bắc trên 10 năm, nghe ông kể lại mà không thể tưởng tượng, món bo bo làm sao để không rụng răng, ông nói bốn đời đàn em của ông đã nằm lại ngoài Bắc vì ngộ độc và bệnh tật, ông bị bệnh chỉ còn nằm chờ, may là gia đình ra kịp tiếp tế thuốc men. Sau cuộc chiến hình như miền Nam đến giờ vẫn còn vết thương đau khó quên, mỗi năm đến ngày oan nghiệt. Chúc anh luôn khoẻ, cầm viết chì vẽ chưn mày cho phu nhân Triệu Minh như thuở làm thơ yêu em!

    ReplyDelete
  6. Hello anh n !
    Cám ơn anh đã đọc và chia xẻ cảm thông đến người viết.
    Mỗi cuộc chiến đều có kẻ thắng nguời bại. Cuộc chiến tranh tương tàn đã kết thúc để lại nỗi đau cho hằng triệu người miền Nam. Lịch sữ sẽ phán xét công bằng cái mà CS vẫn hằng rêu rao là đối xử nhân đạo với bên kẻ chiến bại !

    ReplyDelete