Links

Sunday, July 7, 2024

HỌA SĨ BÉ KÝ TRONG TÔI


**************************************************

DƯTHỊ DIỄM BUỒN





HỌA SĨ BÉ KÝ

1938-2021



Bé Ký (1938 - 12 Tháng Năm 2021) tên thật là Nguyễn Thị Bé là một họa sĩ Việt Nam quê ở Hải Dương. Bà mồ côi cha mẹ từ năm lên tám. Ngón vẽ của bà phần lớn là tự học nhưng bà cũng được các họa sĩ Trần Đắc, Trần Văn Thọ và Văn Đen chỉ dẫn thêm. 

Vào Nam sau khi đất nước chia đôi, bà được chú ý đến sau buổi triển lãm tranh đầu tiên năm 1957 ở hội Pháp văn Đồng minh (Alliance française) do René de Berval bảo trợ. Tranh bà sau được trưng bày ở Hội Việt Mỹ và Trung tâm Pháp. Cho đến năm 1975 bà đã đi triển lãm ở Paris và Đông Kinh.

Sau năm 1975 vì không thích ứng được với lối mỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa (Socialist realism), sinh hoạt của bà bị hạn chế. Vượt biên không thành, gia đình bà càng gặp nhiều khó khăn. 

Năm 1989, bà cùng chồng là họa sĩ Hồ Thành Đức được xuất cảnh sang Mỹ. Từ đó đến nay tranh Bé Ký đã được trưng bày ở nhiều phòng tranh (gallery) và bảo tàng mỹ thuật tại Mỹ kể cả Viện Smithsonian. Tranh Bé Ký thuộc trường phái sketchings tức phác họa bằng bút lông trên giấy và lụa. Thời kỳ sau năm 1989 tranh Bé Ký thu nạp thêm dạng sơn mài. Năm 2002 bà cho ra mắt cuốn My Beloved Vietnam - Quê Hương Mến Yêu, song ngữ Việt-Anh. 

Bà mất tại tư gia ở Quận Cam (California) năm 2021.   Tài liệu sưu tầm trên “Bách khoa toàn thư. Wikipedia” (Google)


Ba tôi dạy học trò, má tôi có tiệm buôn bán ở phố chợ làng, hai lần bị cháy nhà gia đình đùm túm chạy sâu vào thôn, che cái chòi tá túc trong đất một đồng liêu của ba tôi. Ba má tôi mòn mõi nguyện cầu ngày giặc tàn để trở về chốn cũ...

Có lẽ lời cầu nguyện được linh ứng. Vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa Chánh Phủ cho bắc cầu, làm đường, khai thông các con kinh đào... Gọi dân trong làng thôn vì giặc giả lánh nạn tản cư ở tạm các nơi... hãy trở về chỗ ở cũ. Chánh phủ sẽ giúp đỡ trong việc làm ăn, cấp cho đất đai trồng tỉa vv... 

Trường làng tôi học, được cất trên khoảng đất ruộng của làng cho. Nằm sát lộ tẻ do dân trong thôn cất để con em mình có chỗ học hành không bị mù chữ. Vì lấy đất đấp nền nên hai bên hông và sau trường có những cái ao nhỏ, mùa nước lên tháng 8, tháng 9 Âm-lịch, hay mưa xuống thì nước ao tràn bờ, có khi nước lé đé vào lớp học cùa chúng tôi. Mấy cái ao quanh trương đó là ổ của những con ếch, nhái, ễnh ương kêu quềnh quang khi trời mưa, và đêm xuống... Nghe buồn thấu ruột! 

Trường có từ lớp nhứt (lớp 1) cho đến lớp 3. Gồm hai thầy, cô giáo trẻ khoảng 25, 26 tuổi từ tỉnh lên, thầy giáo già ngoài 40 có vợ bán vải ở ch làng, và hai đứa con. Gái lớn học cùng lớp 3 với tôi, và đứa trai út học lớp 1. Mỗi lớp có hơn 40, 50 học trò, có anh chị học chung cao lớn chồng ngồng hơn16, 17 tuổi. Vài tháng trong lớp vắng mặt anh, chị... nào đó... Không lâu sau gia đình đến xin phép cho con, hay cháu nghỉ học luôn vì có chị gả chồng, có anh đi cưới vợ... Cả 3 lớp chỉ chừng 30 bạn học như tôi có từ 7 tới 10 tuổi là nhỏ nhất.

Để khuyến khích học trò, cứ mỗi 3 tháng, thầy cô xem trong lớp đứa nào không đi trễ, về sớm, hoặc nghỉ học... Siêng năng, chăm chỉ học hành thì có quà thưởng, như là: tập, vở, viết, mực, và sách báo... Những lần nhận được quà thưởng tôi mong chờ và thích thú nhất là cuốn “Thế Giới Tự Do” (giống như tờ nguyệt san, hay bán nguyệt san có màu và ảnh bìa. Báo đó do phòng Thông Tin ở làng cho trường phát tặng học trò giỏi) Có hình bìa màu, in giấy láng rất đẹp. Lần đó trong “Thế Giới Tự Do” tôi thấy ở thành phố Sài Gòn có chị đạp xe đi vẽ ảnh dạo. Bối cảnh có khi là chợ Vườn Chuối, chợ cầu Ông Lãnh, Nhà Thờ Đức Bà... và hình ảnh người mẹ cho con bú, những đứa trẻ chạy giỡn, bà gánh nước, và còn nhiều hình ảnh khác lắm... 

Tôi cầm tờ Thế Giới Tư Do khoe với ba: 

- Ba xem, có chị nầy vẽ đẹp lắm, tên chị là Bé Ký. Khi lớn con sẽ học vẽ như chị... nghe ba.

Ba tôi lật xem từng hình vẽ, nhìn con gái cười hiền:

- Lớn lên có nhiều nghề để con học... Học vẽ thì được, nhưng phải có khiếu mới vẽ được như vậy, chớ vẽ để kiếm sống thì khó lắm con ơi...

Ở tuổi thơ tôi chưa hiểu biết gì... chỉ vâng, dạ rồi quên ời nói trong mong ước của mình quên dần đi theo năm tháng, và thời gian.


Quê hương thăng trầm theo vận nước nổi trôi! Và người đời cũng đổi thay theo tháng năm và tuổi tác. Mấy mươi năm sau, ở xứ người tôi được một đồng điệu giới thiệu với họa sĩ tài hoa Bé Ký. Đó là người nữ họa sĩ mà lúc thiếu thời tôi hằng mến mộ. 

Tôi ở Chicago, bà ở Nam California, lái xe phải mấy ngày, đi máy bay 4, 5 giờ mới tới. Lần đầu tiên gọi thăm thì phu quân của bà là họa sĩ Hồ Thành Đức trả lời (Vì lúc đó tai bà không thể nghe được điện thoại ở xa). 

Năm 1996 họa sĩ Bé Ký vẽ chân dung cho tôi, qua tấm bán ảnh tôi gởi bằng bưu điện cho bà. Và bà gởi tặng tôi những tranh vẽ của bà để tôi làm phụ bản cho những cuốn sách sau nầy... Họa sĩ Hồ Thành Đức vẽ hình bìa thi tập “Một Thoáng Hương Xưa”, tôi cũng phát hành vào năm 1996.

Vài năm sau có dịp qua California, tôi hẹn và đến thăm bà tại tư gia. Họa sĩ Bé Ký là một phụ nữ hiền lành, cười nhiều hơn nói. Bà sống an lành hạnh phúc bên chồng và các con còn đi học.



Ảnh họa sĩ Bé Ký lúc còn trẻ




Tranh của họa sĩ Bé Ký


 


                  





                                                      Xem tranh viết lời





Nũng nịu ngã đầu vào lòng mẹ

Thì thầm: “Con thương mẹ, mẹ ơi...”

Hôn tóc con, nhẹ nhàng khe khẽ:

“Mẹ thương con suốt cả... cuộc đời”


DTDB











Xem tranh viết lời





Da thịt con ngọt thơm mùi sữa mẹ

Giọng nói tiếng cười thương quá đi thôi

Nguồn yêu thương đẹp nhất ở trên đời

Mẹ đã cho con và cho tất cả...


DTDB





Dư Thị Diễm Buồn qua nét vẽ của Bé Ký





Đọc tin trên báo,


Bé Ký, nữ họa sĩ nổi danh

trong hội họa Việt Nam, qua đời



WESTMINSTER, California (NV) – Nữ họa sĩ Bé Ký, một tên tuổi gắn liền với hội họa của người Việt Nam, qua đời vào chiều Thứ Tư, 12 Tháng 5 năm 2021 tại nhà ở Westminster. Hưởng thọ 83 tuổi. (Tin này được ông Hồ Thành Cung, con trai của họa sĩ Bé Ký, xác nhận với nhật báo Người Việt).

Thành Kính Phân ưu


Cùng họa sĩ Hồ Thành Đức và gia đình

Nguyện cầu hương linh người quá cố sớm về cõi vĩnh hằng


Dư Thị Diễm Buồn

Và gia đình


No comments:

Post a Comment