Links

Tuesday, March 15, 2016

Móc ngoặc kỳ 11

Lanh Nguyen



Tòng bước xuống trước mủi ghe, phía trong mui cánh cửa ván đã được đóng ngang. Các cô giáo thầy giáo còn đang trò chuyện với cha mẹ các em học sinh ở trên bờ.
Dòng nước dưới kinh vẫn lửng lờ trôi đi êm ả, vẫn vô tình mang đi những tản lục bình ra biển, vài chú cá lóc nhảy lên đớp mồi trong các gốc dừa nước ven bờ kinh...
Trong ghe không còn ai khác ngoài hai người ra:
- Thầy định bàn chuyện gì mà không muốn cho người khác nghe dzậy?
Long rít liền 2 hơi thuốc nhìn thẳng vào mặt Tòng vừa nói vừa chờ đợi phản ứng của nó:
- Tôi nói chuyện nầy cho em nghe, đồng ý thì làm không đồng ý thì coi như tôi chưa nói qua. Không được cho người thứ 3 biết. Hứa như vậy thì tôi mới nói còn không hứa thì thôi.
Thằng Tòng cười cười:
- Chuyện gì mà làm ra vẻ quan trọng thấy ớn vậy? Nhưng mà thầy đừng lo, ngoài cái chuyện giúp cho thầy đi vượt biên thì em không hứa chắc, còn những chuyện khác thì không thành vấn đề. Nếu dể thì em giúp liền còn khó thì thôi em không nói lại với ai hết thầy khỏi lo.
Thấy thằng học trò cũ dể dàng như vậy Long cũng không còn dè dặt nữa mà chàng đi thẳng vào vấn đề:
- Lúc nãy em nói mấy anh trong ủy ban còn thiếu tiền của trạm xăng dầu, mà bên xăng dầu cũng còn tồn kho 3 phuy xăng nên em không có tiền mua cho đủ số đúng không?
- Thì sự thật là vậy mà, em có thêm bớt chút nào đâu.
Long nhìn chằm chằm vào mắt nó rồi mạnh dạn đề nghị:
- Vậy tôi cho em mượn $1000 để bù vào số tiền thiếu. Trạm xăng dầu cứ dùng tiền đó mua đủ10 phuy xăng, khi nào bán lại hết cho người dân thì em trả tiền lại cho tôi.
Nhưng em phải nhường cho tôi 1 phuy xăng với giá chính thức để tôi bán ra ngoài. Số tiền chênh lệch tôi sẻ đi mua ván đem về đóng bàn cho tụi nhỏ. Như vậy thì mọi vấn đề được giải quyết êm xuôi.
Thằng Tòng ngạc nhiên nhìn ông thầy cũ của nó không chớp mắt:
- Làm sao mà thầy biết em cần $1000 hay dzậy? Lúc nãy em chỉ nói thiếu tiền thôi mà, chứ đâu có nói thiếu bao nhiêu.
- Em nói với tôi chứ còn ai vô đây nữa. Nầy nhé em nói thiếu tiền nên không thể lấy thêm 5 phuy xăng cho đủ số, mà mỗi phuy là 220 lít, mỗi lít $0, 80xu vậy em phải cần $880, đưa dư cho em $120 nữa để trừ trường hợp mấy anh trong ủy ban chưa có đủ tiền trả cho em...
Thằng Tòng càng ngạc nhiên hơn:
- Nhưng làm sao thầy biết rỏ ràng như dzậy được? Thầy đâu có làm trong cửa hàng xăng dầu mà biết em mua từ huyện có $0,80 một lít.
Long định kể cho nó nghe chuyện mình đã từng móc ngoặc ăn chia với cửa hàng xăng dầu nhưng thôi, anh chỉ cười cười trả lời:
- Thì đoán mò vậy mà. Thấy cửa hàng em bán ra $1 một lít thì đoán mua vô khoảng $0,80 xu. Hên hên chó ngáp phải ruồi chứ làm sao mà biết trước được? Vậy thì em nghĩ thế nào?

Huyện An Biên lúc đó chưa có đường xe, giao thông chính bằng thủy lộ. Đa số bơi xuồng bằng sức người, lúc trước đã có rất ít người di chuyển bằng vỏ máy. 
Đổi tiền xong, xăng dầu mắc mỏ người ta lại càng ít đi bằng máy hơn, cho nên xăng dầu dân chúng cũng ít mua. Thương nghiệp còn dư xăng tồn kho, do đó chuyện chợ đen, chợ đỏ về dầu xăng ở đây ít có ai biết tới, vì vậy mấy hôm trước thằng Mạnh nói: "Mầy tắm còn không hết xem ra cũng có phần đúng"...
Tòng suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Bán cho thầy 1 phuy hay 2 phuy không thành vấn đề. Nhưng mà xăng dầu tụi em bán còn ế chổng mông, thầy mua vô $1lít rồi bán ra bao nhiêu để có tiền lời mua ván đóng bàn cho học trò?
Long vổ vai thằng học trò yêu quý cười nói:
- Em khỏi lo cho tôi. Nếu em đồng ý thì ngày mai hãy đi nhận xăng còn bây giờ thì nhờ đứa nào đó đưa tôi qua Tắc Cậu để tôi đi mượn tiền. Nó ở đó chờ tôi chừng  4 tiếng đồng hồ là tôi về tới rồi. Tôi không muốn đi một mình sợ bỏ cái vỏ máy của trường ở Tắc Cậu thiên hạ lụm mất thì tan xác với phòng giáo dục...
Tòng sai một em du kích đội nón tai bèo mang theo cây súng vừa định bước xuống vỏ máy thì Long cản lại:
- Em làm ơn bỏ cây súng và cái nón lại nhà đi, ra chợ mà mang súng kè kè thiên hạ chạy mất dép, còn như bỏ lại trên vỏ máy lở có đi đâu xa một chút bị thiên hạ ăn cắp thì sanh chuyện rắc rối...

Cái vỏ máy ra tới chợ tắc cậu đã gần 12 giờ trưa Long đưa cho em du kích $2 rồi dặn:
- Em có đói bụng thì cứ đến quán ăn trên bờ kia vừa ăn vừa xem chừng cái vỏ máy, đừng có bỏ đi xa quá coi chừng thiên hạ chôm mất thì khổ cả đám. 
Long còn chưa chắc ăn nên dặn hờ anh Tư chủ đò Xẻo Rô Tắc Cậu. 
- Nếu đò anh chưa chạy, anh còn ở đây nhớ xem chừng cái vỏ máy dùm tui nghen...
Long đến nhà anh Tấn nơi chàng gởi chiếc honda 68. Vợ anh cho biết Tấn còn đang học chánh trị chưa xong, chàng hỏi thăm ba điều bốn chuyện cho có lệ rồi vọt lẹ về nhà.
Con Vân thì vừa nhận nhiệm sở với Nguyệt Cầm bên kinh sáng mới cách nhà chừng 6,7 cây số đường sông. Ba chàng đi thăm người quen đang bịnh trong kinh 3 chùa. Nhà chỉ còn mẹ chàng đang giữ thằng Út, còn Nhanh đang đi nhổ bông súng với bạn nó ngoài ruộng. Long hỏi thăm tình hình gia đình qua loa rồi tọt lên lầu lục trong mấy cuốn sách để lấy tiền mà chàng dấu lại hôm đổi tiền. Ngang qua mẹ mình Long từ giả:
- Con đi nghen má, bây giờ công việc đang lu bu, tháng sau con mới về chơi...
Long chạy vội ra chợ tới nhà cô Hoa, nàng vẫn chưa muốn xin vô bất cứ cơ quan nào để làm việc cho nhà nước mới bởi vì nàng còn lưu luyến với tủ thuốc lá và cái chai lít dể thương... 
Long kể chuyện gặp lại Tòng cho nàng nghe. Cô Hoa le lưỡi:
- Thằng Tòng hồi đó nó theo VC thiệt hả anh?
Long cười thanh minh thanh nga dùm nó:
- Hồi xưa thì không, bác hai nó mới là VC nhưng tiếp thu rồi thì nó nhờ dựa hơi bác nó nên bây giờ cũng có chức với người ta. Nhưng mà nhờ vậy tôi cũng đở khổ lắm, mà cô cũng có phần nữa nè, muốn nghe hông?
Cô Hoa cười:
- Cái anh quỷ nầy chắc dụ thằng nhỏ để móc ngoặc nữa chứ gì? Anh móc được cái gì dzậy mà đến rủ tôi?
- Hay ghê ta. Một phuy xăng. Cô muốn lấy hết hay muốn tôi rủ thêm người để chia với cô.

Xăng dầu lúc nầy ngoài chợ đang khan hiếm nên cô Hoa không muốn chia chát với ai. Thảo luận giá cả cũng như địa điểm, thời gian giao hàng xong rồi, Long từ giả gia đình cô Hoa, vội vàng trở lại Tắc Cậu, đồng hồ chỉ đúng 3 giờ chiều, tính ra chàng đi chưa đầy 4 tiếng. 
Từ Tắc Cậu về Cái Nước mà gặp nước đang lớn với cái vỏ máy không thì chạy mau phải biết cho nên hơn tiếng đồng hồ sau là họ đã về tới ủy ban xã rồi.
Thằng Tòng kéo Long vô phòng làm việc của nó vồn vả hỏi:
- Thầy có mượn được tiền hông vậy?
- Được chứ sao lại không. Tôi hẹn giao xăng cho người ta đứng ngọ ngày mai. Em tranh thủ kêu tụi nó đi sớm nhận xăng rồi về. Làm thế nào mà đưa phuy xăng cho tôi khoảng 11 giờ sáng tại vàm Xẻo Rô là được rồi. Mọi việc về sau để tôi tự lo...

Sáng sớm hôm sau trời vừa rạng đông là Long đã tới nhà ông Tư Tiều kéo Nghiệp về phòng để báo cáo tình hình.
Thằng Nghiệp lầm bầm:
- Tới đó gặp thằng Mạnh mình phải chửi nó một trận mới hả giận, trường lớp có cái con mẹ gì đâu mà cũng bài đặt rủ rê. Đã cái con khỉ khô, ăn dừa nước mỗi ngày ngán tới cổ họng...
- Nhưng mà vui hơn ở trường cũ, trên đó mỗi bông hồng đều có chủ, ở đây mầy có tới 4 cô trẻ măng còn chưa vừa ý nữa sao mà cằn nhằn hoài dzị?
Nghiệp cười:
- Vừa ý khỉ gì, cái thằng học trò của mầy chiều nào nó cũng ghé qua kiếm chuyện tán dóc với cô Hương, mà thằng quỷ nhỏ đó nói chuyện cũng có duyên lắm nên cô Hương cười híp mắt...
- Vậy thì mầy nhường cô Hương cho nó đi còn lại tới 3 cô khác nữa mà, dành giựt với con nít làm chi cho mệt...

Chú Út Nhứt và anh Tư Thọ nghe Long báo cáo tình hình thì mừng ra mặt hỏi tới:
- Vậy chừng nào thì Đông Yên A khai giảng 2 điểm trường ở ấp Cái Nước?
Long phân trần:
- Đúng ra tuần sau có thể khai giảng một lượt với mấy trường ngoài thị trấn rồi, nhưng mà tôi kẹt vài vấn đề muốn nhờ bên phòng giúp đở. 
Thứ nhất là mấy tấm bảng đen, bàn ghế cho học trò và giáo viên phòng có thể giới thiệu cho chúng tôi mua ít ván carton để làm bảng và ván vụng ở các trại cưa ngoài Rạch Sỏi để đóng bàn cho học trò không? 
Thứ nhì giới thiệu cho chúng tôi mua dụng cụ văn phòng phẩm cho giáo viên cũng như cho học sinh thì mới khai giảng được...
Anh Yư Thọ cười:
- Tưởng kẹt tiền thì phòng giáo dục không giúp được chứ giấy giới thiệu thì các đ/c muốn giới thiệu thứ gì cũng có...
Thằng Nghiệp nháy mắt với Long hình như nó muốn nói hổm rày tụi mình ít tắm rửa sắp có chí trên đầu hết rồi, còn Long thì vẫn chưa quen nên ốc vẫn còn nổi cục  trên cánh tay...
Chú Út Nhứt hỏi:
- Hai đứa bây tính chừng nào trở về trên đó?
- Lấy giấy giới thiệu xong thì đi liền.
-Vậy để tao qua ủy ban huyện lấy giấy giới thiệu cho tụi bây mua ván còn dụng cụ học sinh thì Tư Thọ gởi bây về ty mua ...

Mười giờ sáng Long tấp vỏ máy dưới mé sông gần trạm xăng dầu của huyện. Thằng Tòng và 2 tên đệ tử đã nhận xăng dầu xong đang giựt máy chạy về xã. 
Hai chiếc vỏ trước sau thẳng đường về Xẻo Rô. 
Vừa quẹo qua vàm là thằng Tòng kêu tụi nhỏ tấp vô sát bờ rồi bốn người hè nhau lăn phuy xăng qua vỏ máy của Long, xong rồi thì chúng nó vọt trước về xã. 
Thằng Nghiệp hỏi:
- Vụ gì nữa đây? Bịnh cũ tái phát hả? Mầy đúng là chứng nào tật nấy hổng bỏ được mà....
Long cười cười:
- Chứng cái con khỉ khô. Mầy biết cái gì trong đó hông mà bày đặt tài lanh. Đó chẳng qua là ván đóng bàn cho tụi học trò chứ tao có chấm múc chút nào đâu mà tật với hổng tật...
Thằng Nghiệp cười dòn:
- Hổng tin, mầy mà tốt dữ dzậy à. Đời nào có chuyện đó, hổng lẻ trời sắp xập xuống rồi...
- Tao nói thiệt mà, lần nầy thì tao sẻ không chấm mút miếng nào hết, nhưng nếu có lần sau thì tao không bảo đảm. Thôi đi giao xăng cho người ta lẹ rồi về, còn phải tính chuyện mua ván và tập vở cho tụi nhỏ nữa, tào lao bác đế hoài, hết thì giờ chứ có làm được cái gì đâu...

Buổi họp phụ huynh học sinh được triệu tập lại. 
Mọi người hay tin phòng giáo dục giúp đở ván để làm bàn học cho học sinh thì họ vui mừng lắm. Vậy là phương án thứ nhứt được đem ra thực hiện.
Ủy ban xã sẻ cùng với Nghiệp và ông Tư Tiều đi 2 vỏ máy đến trạm kiểm lâm xin cây về làm chân bàn...
Chú Chín sẻ theo Long ra chợ Rạch Sỏi mua ván và mua dụng cụ học sinh. Các cô thầy cũng muốn theo gíúp đở...
Cô Thúy nhà ở Rạch Sỏi đề nghị:
- Em có quen người bạn làm trong trại cưa gần nhà, mình xin mua ván ở trại cưa đó đi xem thử anh ta có cho thêm được miếng ván nào hông.
Long đoán chắc cô ta muốn về nhà chơi một chút nên làm bộ vậy thôi nhưng mà cô có đi hay ở cũng chả có gì khác nhau, chưa khai giảng thì các cô thầy giáo chỉ ở không cạy dừa nước mà ăn chứ có chuyện gì làm nữa đâu. cho nên chàng vui vẻ trả lời:
- Vậy thì nhờ cô đi với chúng tôi, biết đâu nhờ quen người ta bán rẻ hổng chừng...
Cái thời buổi tranh tối tranh sáng đó, mỗi địa phương là một ông vua, chưa có ai kiểm soát được ai cho nên mạnh ai nấy làm, làm trước xin chỉ thi sửa sai sau nếu có...
Thấy cô Thúy được đi Nhân cũng muốn theo chơi nên đề nghị ;
- Cho tôi theo chạy máy dùm anh đi, nhà tôi bên Phi Thông cũng sông rạch không hà, tôi chạy máy bảo đảm có hơn chứ hổng thua anh đâu...
Long giật mình thằng khỉ nầy hổng chừng kết cô Thúy rồi cũng nên, chắc nó sợ cô ta đi với mình nên đòi theo...
- Ừ! Vậy thì đi chung đi, có người theo giúp cô Thúy thì tôi rảnh tay có thể ra ngoài ty mua tập vở cho tụi nhỏ luôn càng tốt. Hay là 2 chú em Bình và Lưu theo phụ chú Sáu thợ mộc mua cây mua ván luôn đi cho vui....

Rạch cái Nước chỉ có một con đò dọc duy nhất chạy ra chợ Rạch sỏi mà thôi. Không biết nó khởi hành trong ngọn lúc mấy giờ nhưng nó ra đến nhà chú Út Nhỏ thì gần 6 giờ sáng. Tiếng kèn của nó bóp nghe nhức con rái làm đánh thức những ai có cái tật ngủ nướng.
Nhóm người ra chợ chưa chuẩn bị xong thì chú Sáu thợ mộc đã cặp bến rồi.
Hai cái vỏ máy chở 6 người trực chỉ ra chợ Rạch Sỏi. Trong 6 người thì có tới 5 người dốt đặt về cây ván, chưa từng biết giá cả hay là họ bán buôn theo kiểu cách nào chỉ có cô Thúy ở gần trại cưa thì có chút ít kiến thức nên Long giao cho cô toàn quyền quyết định muốn mua theo cách nào tùy ý cô.
Cây ván người ta tính bằng mét khối, ván thuộc loại cây tốt giá khác, ván nguyên giá khác, ván bị cưa lỗi giá khác, đủ thứ giá làm Long nhức cái đầu cho nên anh nói:
- Cô mua loại nào rẻ nhứt, hể có mặt bằng để tụi nhỏ có thể làm bàn học là được rồi.
Bạn của cô Thúy cười râng nói:
- Rẻ nhất là cái đống ván vụng kia kìa nó có đủ thứ dài ngắn, gúc mắc tùm lum tôi bán mảo cho anh, chở gọn trong vỏ máy đó $50 khỏi cần đo đạt tính toán từng miếng làm gì cho mất công...

Mấy trại cưa ở Rạch Sỏi Long cũng thường đi ngang. Nó nằm cặp mé sông phân nửa trên bờ, phân nửa dưới nước để có thể bán được cho khách hàng cả 2 phía. Những cây xúc ( hay súc) khổng lồ có đường kín cả mét được kết bè kéo đi theo dòng kinh Cái Sắn nhưng Long chưa bao giờ tìm hiểu thử xem nó phát xuất từ đâu...
Chỉ biết người ta đem về các trại cưa ở Rach Sỏi xẻ nhỏ ra thành cột, kèo, đòn tay vuông, xiên, ván...để bán cho dân chúng xài. 
Người ta lấy phần lỏi bên trong để cho các thành phẩm kể trên có kích thước đều nhau. Số ván phía ngoài da không đều được coi là đồ vụn họ chất thành đống. Không biết có phải ngày xưa người ta gôm chúng lại rềi ép nhỏ ra trộn thêm hóa chất để làm ván ép không. Nhưng vào thờ kỳ mới tiếp thu CS chưa tổ chức chu đáo nên ván vụn lúc đó được xem như đồ phế thải...
Long bước lại cái đống ván khổng lồ nằm ngổn ngang kéo ra vài miếng xem thử thấy nó cũng tốt lắm nên đồng ý mua liền. 
Chàng nhẩm tính số tiền mình đang có được nhờ phuy xăng bán hôm qua nên quyết định mua đầy 2 vỏ máy rồi để Chú Sáu, Nhân, Lưu và cô Thúy đem cây ván về trường còn mình và Bình ra ty giáo dục ...
Lựa xong cây ván thì bụng đã đói meo Long hỏi cô Thúy:
- Cô biết chổ nào bán đồ ăn ngon mà rẻ hông? Dắt tụi tôi tới đó ăn thử đi.
Cô Thúy cười:
- Ngon mà rẻ chắc là chỉ có một chổ duy nhất đó là nhà em. Chắc hồi nảy má em đã chuẩn bị cơm trưa rồi, vậy sẵn đây mời chú Sáu và mấy anh tới nhà em dùng bửa cơm trưa với gia đình...
Long từ chối:
- Thôi cô ơi! Đông người quá mà, cô cứ ở chơi với gia đình một lát tụi tôi tìm quán cóc nào đó ăn đở rồi về, thời buổi gạo châu củi quế nầy mà đãi một lúc 5, 6 người cũng khó khăn cho nhà cô lắm.
Tuy là đã từ chối mấy lần nhưng gia đình cô Thúy 3 lần 4 lượt mời mọc thật tình nên chú Sáu nói:
- Thôi thì mình ăn một bửa cơm với gia đình cô Thúy đi, người ta chuẩn bị rồi, không ăn thì thiệt tình không đúng phép chút nào...
Long và Bình lội bộ ra bến xe lam đi Rạch Giá, trước khi chia tay anh căn dặn Nhân:
- Về trường đem cây ván lên bờ xong rồi thì chạy vỏ qua chợ Tắc Cậu rước tụi tôi nghen. Nếu ai tới đó sớm thì chờ người kia...

Cuốn lịch Tam Tông Miếu được người dân ở thôn quê xem như là cây kim chỉ nam. Muốn làm bất cứ việc gì hơi quan trọng một tí đều dở lịch ra xem thử, coi ngày hôm đó tốt hay xấu, nên hay không nên. 
Ngày đi mua ván đúng là ngày tốt, nên xuất hành, nên giao dịch, nên mua bán...Cho nên mua được nhiều ván mà ra ty còn được giới thiệu mua 5 tấm bảng đã sơn màu xanh đen, còn tập vở học sinh thì An Biên muốn mua bao nhiêu đều được ưu tiên cung cấp.gy
Đóng bàn cho 2 cái phòng học chưa hết một vỏ máy ván, tập vở học trò được phân phối theo giá mua từ ty. 
Ngày khai giảng dân chúng cũng xem lịch.
Không ai đồng ý cho tựu trường vào sáng thứ 2 vì cái ngày đó nhằm ngày " Đại Sự Bất Nghi". Mọi người muốn khai giảng trước đó một ngày là ngày chủ nhật. Ngày chủ nhật là ngày "Nên Khai Trương" chứ không phải là nên khai trường hay tựu trường nhưng trương với trường họ đều không quan tâm hể ngày tốt là người ta chịu rồi...
Có được 2 điểm trường rồi thì coi như có chổ cho 4 người dạy mà thầy cô mới, có đến 10 người biết chọn ai? 
Ai sẻ ở. Ai sẻ đi tiếp tục cuộc hành trình không định hướng. 
Đang còn phân vân chưa có quyết định phân công cho người nào thì Tòng tới nó kéo Long trở xuống chiếc ghe rồi nói nhỏ:
- Thầy để cô Hương lại dạy ở điểm Cái Nước 2 dùm em được hông thầy?
Vậy là sự nghi ngờ của thằng Nghiệp đúng bon không sai chút nào hết...
(Mời các bạn xem tiếp kỳ 12)

27 comments:

  1. Hello Lanh ơi!
    À! Thì ra Giáo Long coi vậy mà cũng chí khí quá chứ bộ ,biết cái nào ăn cái nào giành để cúng! Đọc mấy "MÓc Ngoặc "rồi, đang chờ câu trả lời ai là ân nhân của mấy điểm trường mới! Bây giờ thì có hậu lắm rồi .Thôi thì tin là thật đi, để thấy vui vui một tí, ít ra cũng có người biết nghĩ tới tương lai của mấy đứa nhỏ đáng thương ở miệt Thứ!
    Móc ngoặc 11 rất HAY!
    Thân mến,
    Trạng

    ReplyDelete
  2. Truyện hấp dẫn ghê anh LN ui... nóng lòng chờ đọc tiếp đó nghen.

    KD

    ReplyDelete
  3. Mấy việc nầy bạn kể lại 100% là thật hay có thêm bớt mà hấp dẫn quá vậy. Hay thiệt đó nghen
    CL

    ReplyDelete
  4. Thầy Long viết có 80% sự thật thôi, còn 20% là phần ác chiến nhứt thì thầy Long chưa nói ra đó bà con ơi. Ai có đọc " Khoảnh Khắc Cuộc Đời " rồi thì biết.
    Kỳ sau kể ra luôn những đoạn ông dấu mất tiêu đi cho bà con biết thầy Long lợi hại cỡ nào nghen.
    Haha ...
    KP

    ReplyDelete
  5. Còn một số cây ván,sau khi đóng bàn ghế,thầy Long dùng để làm gì?.Lúc đó,nếu tôi biết được thầy Long thì khỏe re.
    Sau khi có giấy phép lên nề sứa chữa ghe,(sự thật là đóng ghe mới ),CRD rất vất vã tìm mua cây ván.

    ReplyDelete
  6. KP ơi !
    Tui cá với bạn Thầy Long sẻ hổng dám viết cái phần ác chiến đó đâu. Hồi mới"giải phóng" giáo viên nữ nhỏ tuổi mà là tuổi học trò vừa mới bỏ lớp ngày hôm qua mà thầy Long nhà ta đang bị lạc giữa rừng hoa thì làm sao mà dám kể cho bà con nghe?
    CL

    ReplyDelete
  7. Dzị thì tui chỉ còn một cách là phải promote truyện dài " Khoảnh Khắc Cuộc Đời" mới được bạn CL ơi.
    Đây là truyện dài được chia ra 7, 8 chục kỳ. Lồng trong câu chuyện Thầy Long tổ chức vượt biên, buôn lậu trên trại tị nạn "Puồn Lâu Pi Đát", rồi chân ướt chân ráo tới định cư ở Mỹ là những thiên tình sử diễm lệ, đau thương của Thầy Long với những người đẹp tóc đen có, tóc vàng cũng có. Chưa kể lúc ra đi tìm đất tự do, thầy Long quên lững nhi nữ thướng tình, báo hại có bao nhiêu nàng của Huyện An Biên đứng nhìn ra biển ... khóc như mưa.

    Rồi đến một ngày, chim trời mỏi cánh, thầy Long dừng bước giang hồ nơi thiên đường hạ giới Hạ Uy Di, và se tơ kết tóc với nữ hiệp tài đức song toàn Ngọc Lan cho tới bi giờ.

    Chuyến trở lại Đào Hoa Đảo tháng Tư nầy với tiền bối Châu Bá Thông và Triệu Minh - Vô Kỵ chắc là đôi hiệp lữ Thầy Long - Ngọc Lan sẽ đốt lò hương cũ, và chắc chắn bà con sẽ được đọc về cuộc Hội Ngộ Tha Hương bỏ túi nầy.

    Bạn nào muốn biết về những cuộc tình lâm ly bi đát của Thầy Long thì nên liên lạc sớm với tiền bối Châu Bá Thông để giữ sách trước.

    Haha ... Thiệt là... tình mà!
    KP

    ReplyDelete
  8. Chào cả nhà !
    Cám ơn Sư Huynh và các bạn đã ghé nhà chơi.
    Trạng còn nhớ lúc bạn mới ra trường không?
    Tuổi trẻ người nào cũng hăng say một ngày mình dạy 2 buổi cả cấp 1 và cấp 2 vậy mà tối còn dạy luyện thi không công tại nhà cho 5, 6 em nừa.
    Cho nên chuyện đồ cúng và đồ để ăn chắc chắn là thật cứ tin như vậy đi nha. Tin để cho đời còn cái gì để tin chứ.
    Thầy CRD ơi !
    Ván vụng khúc ngắn khúc dài
    Khúc cong khúc quẹo tét hai bă lằn
    Chổ dằy chổ mỏng chổ nhăn
    Đống ghe hổng được cầm bằng bỏ đi
    Ván dư mình để dành khi.
    Xây thêm phòng mới ta thì xài thêm
    Ông bạn hồi xưa dạy ở Hồng Ngự và Sư Huynh đã đọc rồi chuyện "Khoảnh Khắc cuộc đời" Thầy Long bị đá tơi bời. Đá từ đảo "Puồn Lâu Bi Đát văng qua San Francisco bay vô tận Ohio chứ có huy hoàng gì mà nhắc.
    Dzậy đi nhen chuyện ở Đông Yên chỉ có bấy nhiêu thôi xuống Đông Hưng bóng hồng nhiều lắm gáng chờ xem đi nha hi hi
    Thầy Long

    ReplyDelete
  9. Thầy Long có nụ cười dziên
    Lần đầu gặp mặt làm em mất hồn...
    Thiệt là... tình mà

    Người xưa tóc dài .

    ReplyDelete
  10. Gởi người xưa tóc dài
    Người Xưa tóc dài hoa cài trên tóc
    Mỗi chiều về ngồi đọc sách bên hiên
    Xa em rồi anh nhớ đến phát điên
    Ngày xưa đó sao em hiền quá dzậy?

    Gặp thầy Long sao em không chụp lấy?
    Để cho thầy chạy nhảy tứ lung tung
    Để sau nầy tan vở mộng tương phùng
    Người một nẻo không cùng chung lối mộng...

    ReplyDelete
  11. Em muốn chụp nhưng anh nhảy như cóc
    Chụp đàng này anh nhảy vọt bên kia
    Không duyên không nợ ta đành chia tay...hu !hu !
    Thôi dzị đi nghen !

    Người em tóc dài

    ReplyDelete
  12. Bài viết mượt mà, chân chât chân quê, lôi cuốn người đọc về một giai đoạn bể dâu của đất nước.

    ReplyDelete
  13. "Người em tóc dài" dạo này mần thơ hay quá ta! Mần nửa đi em, mần hay hổng bằng hay mần..hi.hi.

    Người em tóc ngắn .

    ReplyDelete
  14. Cóc kia thường nhảy lung tung
    Khó mà chụp được, nó chun xuống giường

    Cô Em Tóc Đuôi Gà

    ReplyDelete
  15. Cô kia bới tóc đuôi chồn
    Nắm tay Cô lại, thả hồn tui ra !

    Trai Tơ

    ReplyDelete
  16. Hồn anh em giữ không tha
    Để trong cái hủ cho gà mổ chơi
    Mổ cho lông lá tơi bời
    Sứt mồng chảy máu anh ơi chớ buồn haha
    Đáng Cái Đời Đào Hoa

    ReplyDelete
  17. Đôi hàng lệ nọ nhỡ tuông
    Thôi đừng mỗi nữa kẽo buồn lòng nhau!

    Tư Gà Mỗ

    ReplyDelete
  18. Đọc đến bài "Móc ngoặc 11" nầy thấy cuộc đời của thầy Long thật là:
    3 chìm ,7 nổi ,9 cái lênh đênh
    102 cái gập ghềnh ,306 cái nhấp nhô. CRD

    ReplyDelete
  19. Cuộc đời trôi nổi lênh đênh
    Như đường lộ đá gập gềnh khó đi
    An Biên chưa móc được gì
    Vài quầy dừa nước đở khi đói lòng
    Chừng nào trường cất mới xong?
    Để Long đi móc lòng vòng kiếm ăn.
    Người Ăn Ké

    ReplyDelete

  20. Nhớ mang theo cây "móc" cua
    Đất sình dễ móc; đừng mua tốn tiền !

    Thợ Móc

    ReplyDelete
  21. Móc dính cua, bị cua nó kẹp
    Chạy cong đuôi mất dép hổng hay
    Đi đêm thì cũng có ngày
    Móc con cua cái hai tay nát nhừ
    Thợ Mò

    ReplyDelete
  22. Gặp cua đực hai càng thiệt bự
    Chụp Thầy Long kẹp tứ lung tung
    Bỏ quên cây móc mới khùng
    Nửa giận cây móc nửa sùng con cua.
    Haha...
    Thiệt là ... tình mà Thầy Long ơi!

    ReplyDelete
  23. Cua đực, cua cái cũng là cua
    Móc được thì móc
    Hổng được thì mua
    Móc lẹ lẹ đi kẻo hết mùa
    Hết cua ngồi đó mà than thở
    Gặp con ba khía ngở là cua
    Hehe
    Tình là...tình thiệt mà

    ReplyDelete
  24. Vùng biển Cà Mau đến Rạch Gía là một dãi đất sình lầy,nơi đây cua biển sinh sôi nẩy nỡ.Thuở nhỏ tôi thường ra đồng sát mé biển bắt cua,dùng một móc sắt,thọc vô hang mà móc.Có khi móc mhằm rắn hổ,bỏ móc chạy thụt mạng.
    Bởi vậy móc cua không sợ cua kẹp,chỉ sợ móc nhằm rắn mà thôi . CRD

    ReplyDelete
  25. Móc cua, móc cá, móc cồng
    Đi móc lòng vòng, trúng lòng rắn hỗ.
    Sợ nó mổ, chạy đổ thùng cua
    Thế là đành phải đi mua
    Vài con cua cái, me chua ran liền
    Rủ thêm vài đứa bạn hiền
    Cùng nhau xúm lại hùn tiền nhậu chơi...
    Dzô..Dzô...
    Bợm Nhậu.

    ReplyDelete
  26. Nhậu chơi xin chớ nhậu ghiền
    Ai kêu tôi đó?tôi liền nhào vô.
    Đâu ai kêu cậu mà dzô
    Vậy thì có lỗi cùng cô với thầy
    Cho tôi tự phạt ly nầy

    CRD nhậu ké

    ReplyDelete
  27. Nhậu
    Uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn
    Có nhậu vô ta kết bạn mới nhiều
    Cuối đời rồi còn lại được bao nhiêu?
    Người không rượu làm sao mà hiểu được

    Dzô một sị kẻ sau người trước
    Ly nầy đây chúc phước cho anh
    Dzô hai sị anh chị phân ranh
    Dzô một lít tanh banh nhà cửa

    Cuộc chiến chưa tàn, bước đi nghiêng ngửa
    Đời phong lưu ta nằm ngủ giữa đường
    An giấc nồng chiếu đất với màng sương
    Không mộng mị, cũng không vươn phiền lụy...
    Bợm Nhậu

    ReplyDelete