_______________
Tú Lan Thanh
Vào TH đọc giả vừa thưởng thức những áng văn thơ vô cùng độc đáo của các văn thi nhân, già cũng có như thi sĩ Trầm Vân đã ngoài chín mươi, trẻ cũng có( ngoài sáu mươi chưa thấy mình già), vừa được nghe những giọng ca hết sức ngọt ngào, du dương như trong tuần nầy cô ca sĩ mầm non Kim Trúc ca bản Dấu Chân Kỷ Niệm . Tiếng hát Kim Trúc làm cho bạn của cô , người thì ngất xỉu, người thì tha dầu gió, kẻ la ơi ới xin gửi gấp mấy chai dầu xanh hiệu con ó của Mỹ...Như vậy, chứng tỏ cô KT CA hay cô KT HÁT bản Dấu Chân Kỷ Niệm quá tuyệt vời.
Trước đây mấy ngày, cô Lý Mỹ Hạnh không biết có tu hay không hay chỉ là một Phật tử thuần thành, lấy biệt danh là TỊnh Đế Liên Hoa, CA vọng cổ bản Bức Tâm Thư của Ngoại rất mùi mẩn và rất cảm động. Vọng cổ dùng chữ CA, không dùng chữ HÁT. Chẳng hạn như Út Trà Ôn kép chánh một đoàn HÁT CẢI LƯƠNG sẽ CA một bản vọng cổ có tựa là Tình Anh Bán Chiếu. Có sự phân biệt giữa CA và HÁT chăng?
Ca và Hát đều phát xuất một chỗ, đó là cái lưởi trong miệng uốn éo lên xuống, điều chỉnh hơi gió để phát ra những âm thanh, tiết tấu của một bản nhac. Thông thường người ta vui hay đắc ý một chuyện gì như một chàng trai trẻ lần đầu tiên được người đẹp cho nắm tay. Trên đường về nhà, chàng trai như mở cờ trong bụng, vừa đi vừa mĩm cười thích thú, vừa hát nho nhỏ:
Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa....
Nếu vừa đi vừa hát lớn tiếng gọi là hát nghêu ngao. Có một anh chàng cụt một tay, ngoài 30 tuổi vẫn còn độc thân, anh ta buồn quá mới ra ngồi trước cửa ngắm thiên hạ qua lại. Bổng anh thấy từ xa một anh chàng cụt hai tay vừa đi, vừa nhảy, vừa hát nghêu ngao. Ngạc nhiên quá anh chận chàng cụt hai tay nói:
Xin lỗi anh, tôi chỉ cụt một tay mà cuộc đời tôi buồn khổ quá, còn anh cụt cả hai tay sao mà anh vui vẻ vừa đi vừa hát nghêu ngao, yêu đời quá vậy! Anh có bí quyết gì làm ơn chỉ cho tôi với?
Vừa nghe anh chàng cụt một tay hỏi, anh chàng cụt hai tay phùng mang trợn má, đùn đùn nổi giận hét lớn:
- Mồ tổ cha anh, anh châm biếm tui hả, con kiếng lửa nó cắn ngay háng tui, tui không gải được, tức quá tui vừa nhảy choi choi, vừa la hét chớ có vui vẻ gì đâu mà ca hát nghêu ngao.
Khi vui, người ta ít khi hát hết một bản nhạc, chỉ hát một vài đoạn thích hợp với niềm vui.
Còn CA là trình bày nguyên một bản nhạc trước một số đông khán thính giả.
Hát có tính cách tài tử, ca có tính cách chuyên nghiệp. Hai nữ ca sĩ của TH có thể coi như vừa tài tử ( vì không có tiền thù lao), vừa chuyên nghiệp và thuộc hai thế giới âm nhạc khác nhau: Phương Tây và phương Đông.
Tân nhạc thuộc hệ phái Phương Tây dùng âm giai:
Thất cung bát độ: do, re, mi, fa, sol, la, si.
Cổ nhạc thuộc hệ phái Phương Đông dùng âm giai:
Ngủ cung lục độ: hò, sự, xang, xê, cống.
Cổ nhạc ít hơn Tân nhạc hai cung, hai độ. Bù vào đó âm thanh của ngủ cung trầm bổng phù hợp với dấu huyền, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngả, dấu sắc.
Thất cung của Tân nhạc âm thanh đi từ thấp đến cao như bài dấu chân kỹ niệm thang bậc dòng nhạc trầm trầm, không cao không thấp nên âm điệu của bản nhạc trở thành du dương dưới sự trình bày điêu luyện của ca sĩ KT. Còn cổ nhạc thính giả thường buồn man mác vì soạn giả lúc nào cũng đưa vào bài bản của họ những tình tiết éo le, lâm ly bi đát, càng thảm nảo chừng nào thì ca sĩ xuống 6 câu vọng cổ càng mùi chừng nấy. LMH xuống 6 câu quá mùi là vì Ngoại kể lể những nổi thống khổ mà ngoại chịu đựng ở quê nhà.
Nhìn tới nhìn lui, nhìn qua nhìn lại, nhìn ngược nhìn xuôi chỉ thấy phái nữ ca và hát trong diễn đàn TH mà thôi. Phái mày râu không thấy xuất đầu lộ diện, phải chăng vì rượu đế Đường Xuồng đã làm hỏng thanh quản, giọng trở nên ồ ề hay bị đầu đảng thế lực siêu quần kềm kẹp. Nếu đúng trong trường hợp sau, có một cách để giải toả nổi ấm ức, có miệng mà không nói được, có miệng mà không ca hát được, đó là vào rừng hay công viên có nhiều cây cao bóng mát, hít thở không khí trong lành, tinh thần thoải mái, chỉ có ta và dàn nhạc giao hưởng mà các ca sĩ là muôn chim.
Thực ra chim không ca chỉ HÓT. Khi hót chim ứng dụng các âm giai cao nhứt của trường phái Phương Tây, vì vậy tiếng hót của chim có thể vang xa hàng cây số. Vào những ngày đẹp trời, mây tạnh, muôn chim đua nhau khoe giọng. Đặc biệt là không có giọng nào giống giọng nào, giống như một dàn nhạc giao hưởng với những nhạc cụ khác nhau tạo ra những tiết tấu, những âm thanh khác nhau. Chim chỉ hót độc nhất một bản chừng 3 câu tối đa, mỗi ngày tái đi tái lại chừng chục lần. Nghe chim hót tưởng chúng vui vẻ, vô tư lự, thực ra chúng đang làm nhiệm vụ bảo vệ giang san. Mỗi loài chim có một giang san riêng biệt. Ranh giới giang san mỗi loại chim là âm thanh vang rền của tiếng hót. Âm thanh của tiếng hót lan càng xa, giang san của loài chim đó càng rộng. Mỗi ngày chim hót nhiều lần là để cảnh cáo những chim đồng loại không được héo lánh tới giang san của nó. Sở dĩ tiếng hót của chim có tầm quan trọng như vậy vì chỉ có chim trống hót, chim mái ít khi hót hay là mất dần khả năng hót. Không phải tất cả loài chim đều biết hót, chỉ những loài chim sinh ra không có cặp, có đôi mới biết hót. Chim se sẽ sinh ra đã có cặp có đôi, nên chim se sẽ chỉ ríu rít trên cành, không hót. Còn loài chim biết hót, trứng nở ra luôn luôn cùng một giới tính, khi trưởng thành mới tìm người bạn tình..Tiếng hót, ngoài nhiệm vụ bảo vệ giang san, còn một nhiệm vụ tối quan trọng hơn là quyến rủ bạn tình. Bạn tình của loài chim biết hót rất khó khăn và rất thận trọng trong việc lựa chọn. Cho nên chính chim mái quyết định người bạn tình trăm năm. Chim trống phải thi thố tài năng, hót cho hay, cho khoẻ để chim mái từ xa ngắm nhìn quan sát. Nếu chim mái tung cánh theo chàng về dinh, điều đó chứng tỏ chim trống đầy quyền lực. Loài chim không biết hót luôn luôn thay phiên nhau ấp trứng và nuôi con. Còn loài chim biết hót, chim trống chỉ có một việc là cất tiếng hót thường xuyên để giử quyền lực, nó phó mặc cho chim mái trong việc ấp trứng và nuôi con. Đây là nguyên nhân chính khiến cho chim mái không hót. Thường xuyên ấp trứng và nuôi con, nếu chim mái hót chẳng khác nào báo tin cho các loài chim, loài thú săn mồi" ta ở đây nè", bản năng tự vệ cho chính mình và đàn con, chim mái đành làm thinh, để rồi mất dần bản năng hót.
Chim mái không hót vì bản năng bảo vệ đàn con, còn phái mạnh trongTH không hát chắc cũng vì bảo vệ hạnh phúc gia đình, vì khi họ cất tiếng hát mọi tai hoạ đổ ặp lên đầu liền tức khắc, thôi đành lặng thinh....
TÚ LAN THANH.
Đọc xong bài viết nầy HTTL nghĩ chắc chắn rằng đây là bài viết của thầy Phạm Công Nhựt tức là Bạn Láng giềng của Tha Hương ta?
ReplyDeleteBài trước của Tú Lan Thanh tôi đã nghĩ song bài nầy cho tôi cái cảm nhận chính xác mình nghĩ là đúng
Cách viết, cách hành văn y chang nhau mà thôi
Ha ha tên Tú Lan Thanh là tên con gái mà
Ông Thầy mới đi Thái Lan dìa phải không?
"Ông Thầy mới đi Thái Lan dìa phải không?"
ReplyDeleteHaha ... thiệt là ... biết chả lời sao !
Hồi sáng tui còn tính khen cô TLT viết bài nầy còn hay hơn bài Siêu Quyền Lực nữa. Mắc lo đi chưng khô cá bè để trưa có mà ăn cơm nên thôi để đó. Xém chút tui pị hố gồi.
Tú Lan Thanh ... cái tên nghe ... phê quá chời, hổng biết người " cô " có đẹp như cái tên hông dị cô .... Thanh? Tui coi hình thấy mấy cô bên Thái Lan đẹp ác chiến lắm à nghen! Haha ....
Tú Lan Thanh . Ông là ai?
ReplyDeleteViết cái cụm từ "Ông là ai" làm tui nhớ lại cái chuyện mấy mươi năm trước người ta hay dùng cái cụm từ đó để độn nón cối cho nhau.
Hú hồn bây giờ chuyện đó cũng bớt đi rất nhiều.
Trong Tha Hương thì không có chuyện chụp nón cối. Mà lại chụp cái khác...
Cái nầy nói thiệt nha nó còn độc hơn "đôi dép râu" nữa đó...
Thường thường người ta viết văn, làm thơ hay viết comments họ hay dùng bút hiệu, Nick Name...Để tung hỏa mù cho vui và cũng để cho thiên hạ đoán tới đoán lui cho có chuyện cùng nhau luận bàn chơi vậy mà.
Bút hiệu Tú Lan Khanh cũng như bao nhiêu bút hiệu khác . Ông ta thực sự là ai thì mọi người tự mình hiểu là được rồi. Nói ra sẻ mất hứng không còn bí mật nữa...
Tú Dỏm
ReplyDeleteTha Hương; Tú Thọot, Tú Khiều
Giờ thêm Tú Dõm, mỹ miều Tú Khanh
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều Ông Bá Tú; Thôi đành thiệp luôn !
Tú Thiệp
Tú Lan Thanh , người là ai ? mà tên thật mỹ miều , thốt lên gọi thật êm tai , êm ái lam sao đâu ... Thôi là ai cũng được , tui hỏng thèm théc méc chi , quan trọng là đã viết bài hay quá , lúc này vườn hoa TH vốn đã nhộn nhịp , giờ tăng thêm hoa mới , đúng là mùa hè rực rở mà , hy vọng sẽ còn tiếp tục đọc thêm bài mới nha .
ReplyDeleteTui hỏng phải Tú Bà , Tú Tu mà tui là
Tú Lang Thang
Chắc là Bác Tú Lan Thanh đang xoa càm , cười mĩm chi " cọp " khoái tỉ tê mỗi khi có ai thử đoán già , đoán non ...TLT người là ai , ai là TLT vv...
ReplyDeleteTú Bụi
ReplyDeleteÚi da! Tú Bụi, Tú Bờ
Lang Thang, Tú Dỏm, Tú Mờ, Lan Thanh
Tú Em, Tú Chị, Tú Anh
Bà lằng xắn cấu,lanh quanh Tú Hàì !
Tú Quặp
ReplyDelete"Lộn Mùng"
Thương thay Thầy "Tú Lộn Mùng"
Mùng Vợ chẳng nhớ, nhớ mùng Cô Em
Sáng ngày mặt mũi tèm lem
Từ rày sắp tới,cho Em xin chừa !
Tú Lộn
Tôi vừa đọc xong bài viết này có một đọan Tác Giả làm tôi cười gần chết , phải công nhận là
ReplyDeleteTác Giả viết về các lòai chim rất là sâu sắc và về nhạc lý cũng rất vững vàng chứng tỏ Tác Giả đã bỏ ra nhiều phu biên sọan . cám ơn Tác giả Tú Lan Thanh
Bạn đọc ghiền TH
ReplyDeleteĐọc mấy comment thấy đã quá, đã nhứt là Tú Lộn Mùng. Anh Tú Lộn chắc thường xuyên nhậu rượu Đường Xuồng của anh bạn đóng quân ở Miệt thứ có cô Bồ xuống thăm để chỉ nói một câu: em mất...từ tháng trước. Cái đã thứ nhì là được đổi giống mà không cần đi Thái Lan. Xin tặng một chuyện vui như thế nây:
Có một anh chàng lở đường, đi vô một khách sạn mướn phòng ngủ. Khách sạn hết chỗ, thấy trời đã khuya nên anh chàng năn nỉ ông quản lý chi anh ngủ ở salon. Thấy tội nghiệp, anh quản lý nói có một chỗ, nhưng anh phải ngủ chung với ông ngủ ngái dữ lắm. Anh chàng chịu liền.
Sáng hôm sau, anh chàng đi xuống để lên đường, khi đi ngang qua anh quản lý, anh ta chận lại hỏi:
Hôm qua chắc anh không ngủ được phải không? Anh đó ngái dữ quá.
Anh ta trả lời:
Tui ngủ ngon lành tới sáng luôn.
Ồ, sao anh hay vậy?
Có gì đâu, vừa trèo lên giường, tui liền vuốt ve anh ta, anh ta sợ quá ngồi co rúm lại canh cho tui ngủ tới sáng luôn.
Tú lan Thsnh
Thân ái chào Tác giả TLT
ReplyDeleteAi đoán ra ai , mà đoán để làm chi vậy ta ? Riêng KT tui thì vừa đọc 2 bài viết của tác giả Tú Lan Thanh là đã thích rồi , bài đầu tiên rất hào hứng với bầu cử ì xèo bên Mỹ , tác giả đã đề cập tới " đàn ông - dàn bà " riêng trong trang cmt TH thì y như gày sòng bài cao dùa hay đánh cá ngựa vậy đó , bài thứ hai là tác giả đã chiếm trọn cảm tinh của KT tui rồi , chỉ đoạn đầu là tui đã thấy phê rồi , và cũng có đề cập tới " Trống - Mái " như vậy KT nghỉ là tác giả đã cố tình để cho độc giả đoán coi mình là ai cho hào hứng thêm đó mà ...
Nói gì thì nói , xin thành thật cám ơn bài viết , tác giả đã cho KT tui " lên mây" phê phê như hút thuốc Lào nha , hy vọng còn được đọc thêm nhiều bài mới khác nữa , và xin mời tác giả bỏ chút thời gian vào Lebel KTP để nghe tui " CA " tài tử vài bài vọng cổ trong đó nha . Trân Trọng
KTP
Quên nữa KTP xin bổ túc thêm , tui đương rữa chén mà vừa nghêu nghao bài hát sửa lời của tg Diệu Hương " Vì đó là Em " ...không cần biết ông là ai , khg cần biết cô từ đâu , ta yêu em như mây ngàn biển rộng ...🎶🎵🎼🎤🎶🎵🎼 yêu em vì chỉ biết ...Đó là EM ...
ReplyDeleteKTP
Chời ơi ! Hỏng lo rửa chén mà cứ lo hát quài coi chừng bể hết chén , dĩa bây giờ...
ReplyDeleteMột Người Bạn Ở Xa .
Xin hỏi,
ReplyDeleteCó bạn nhắc đến GS Phạm Công Nhựt có phải là Hôn Phu của Chị Đường Năm RG không vậy ? NẾU KHÔNG PHẢI XIN ĐƯỢC MIỄN CHẤP !!! Cám ơn chung !!!
Nếu phải thì tôi xin nhắc lại một chút kỷ niệm cũ của một thời RG. Ngày xưa, thời 1960 RG chúng ta có một gia đình Họ Đường, Đường Hàm Nghi mà mấy chị em đều có tên là Đường Năm, Đường Tám, Đường Chín ... rất nổi tiếng học giỏi của NTT. Đường Tám đậu Tú Tài 2 với điểm thật cao, Bình hay Bình Thứ gì đó? Không ai ngờ chị ấy lại thi vào Sư Phạm Trung Cấp !!! Có một lần lưu lạc tôi gặp lại chị Đường Tám tại một trường Tiểu Học ở Bình Dương mới biết chị đã không tiếp tục Đại Học...
Năm ngóai, 2015 tôi có dịp hội ngộ cùng chị Đường Tám tại Paris qua trung gian của một gia đình bạn nhà trước kia gần Ông Đình Ký. Thật không ngờ, chúng tôi đã được gặp chị Đướng Tám. MỘT CÂY TÓAN NỮ CỦA NTT thời 1960 ! Mấy mươi năm vật đổi sao dời chúng tôi hòan tòan không nhận ra nhau, nhưng rồi những chuyện cũ sống lại ... chúng tôi cảm thấy thật gần ... chừng đó mới biết không thể nào quên tình bạn NTT dù tưởng rằng không ai còn nhớ !!!
Nhân đây, tôi chỉ ghi lại một chút tình cảm học trò NTT và một chút thông tin về chị Đường Tám mà chắc những bạn nào thời 1960 cũng chưa quên Chị Đường Tám một thời học là trò cưng của NTT mà Thầy Trần Thanh Vân luôn ưu ái khen ngợi./-
Người Xóm Trịnh Hòai Đức
Thưa, không biết Tú Lan Thanh là ai ?
ReplyDeleteNhưng đọc tham luận thấy tác giả là người thích véo von, dí dỏm... rất ư thâm thúy, khiến cho đọc giả như tui đây vô cùng thấm thía. Riêng tui, khoái nhứt là tâm sự RẤT THÍCH CHIM (Không phải CHIM ẩn ý) của tác giả, ưu tiên là CHIM MÁI ; không ríu rít mà chỉ biết nuôi con thôi! Có một điểm khá tương phản thay vì tương đồng là nếu CHIM MÁI không hót thì sang qua con người thì đáng lý ra PHÁI NỮ cũng không hót (hát) mới đúng chứ !!! Sao lại PHÁI NAM không hót ??? Hay là phái Nam không thích hót mà chỉ THÍCH NỔ phải không Cô Tú Liên Thanh ???!
Nhứt là ở Hải Ngọai nầy chúng ta nghe nhắc đến chữ "NỔ" nhiều hơn chữ HÓT, có phải vậy không Cô Liên Thanh ???!
Thôi nhé, một chút thôi nhé! Kính lão đắc thọ mà RG./-
Tạm biệt;
Kẻ Miền Xa
ReplyDeleteBà xã cám ơn Người Xóm Trịnh Hoài Đức đã có lời khen tặng mấy chị em họ Đường và chắc cũng là tác giả một comment trong trang HS 4 năm về trước?
Sẳn đây cũng xin góp ý với Kẻ Miền Xa là Phái Nữ trong thời gian nuôi con cũng không ca mà cũng không hát, chỉ ríu rít bên tai đức lang quân tối ngày sáng đêm.
PCN
À thì ra sau tui, có rất nhiều anh chị em cựu học sinh NTT học theo ngành giáo dục.Vậy thử điểm danh laị coi ai đã tốt nghiệp vào ngành nầy:
ReplyDeleteXin bắt đầu từ trường Nguyễn Trung Trực mới thành lập
Anh Nổi,tên trong khai sanh là Phan Vân hửu khi học đến lớp đệ lục thi vào trường sư phạm Nam Việt (ecole Normale)
Anh Trần Royale sau đổi tên là Trần Trọng Tuyên khi học đến lớp đệ ngũ cũng đậu vào trường sư phạm Nam việt.
Trần văn Hiếu,Trần hữu Ân,Võ vân Nhàn,Anh Nhan,anh Kỉnh (Quốc gia sư phạm và sư phạm nam việt bổ túc)ở Sài gòn
Chi Quyên,Đường Năm...và sau nầy còn nhiều anh chị em nữa...với trường sư phạm Sài gòn hoăc Vĩnh Long.
Anh Trầm Cảnh Thường với đại học sư phạm ban cỗ ngữ.
CRD
Sau nầy còn nhiều anh chị em tốt nghiệp bậc đại học sư phạm như Trầm Cảnh Thường...
CRD