_____________
Lanh Nguyễn
Điểm Thứ 11 chợ của trường Đông Hưng niên khóa 76-77 thực thụ chỉ có tất cả 8 lớp học mà thôi nhưng lại có tới 9 GV, bởi vì khi làm kiểm tra dân số Long đã kê lên thêm một lớp "ma" nữa. Rồi còn 1 GV trong Kinh 15 ở không chờ dạy thế, 2 người trong ban giám hiệu được miễn dạy lớp, tổng cộng có 12 người.
Năm người sống với thân nhân bên ngoài gồm có thầy Đô nhà có quán cà phê tại chợ Hoàng có nhà dì ruột, Minh có em ruột là cô Tuyết dân y cô Kim và cô Tiền ở nhà bà con 3 người sau nầy đều học khóa 3 được đưa về hôm đầu niên học mới.
Bảy người còn lại sống trong 2 phòng học dùng làm nhà tập thể.
Một căn Long ở chung với Danh Quyền có khi là Danh Sa Manh, còn căn kia có 5 cô giáo. Cô Hoa, cô Định, cô Nga, cô Kim Thư còn cô Ngọc Vy mới gia nhập hôm tựu trường đầu năm nay.
Cái phòng học mà các cô dùng làm nhà ở được ngăn đôi chỉ bằng một tấm màn vải dầy kéo ngang. Bên trong đặt 5 cái giường nhỏ song song với nhau, bên ngoài bức màn để 2 cái bàn GV và 4 cái ghế cho các cô thay phiên nhau mà chấm bài hoặc soạn giáo án ngoài ra không còn gì nữa cả. Phía ngoài cửa thì có 1 phuy chứa nước xài, một cái kiệu chứa nước mưa để uống...
Căn nhà của 2 ông thầy thì bề bộn hơn một tí. Cũng tấm màn vải ngăn đôi nhưng bên phía trong màn thì rất hẹp chỉ đặt 2 cái giường ngủ sát vách tường. Phía ngoài là cái bếp đống bằng cây tràm trên mặt bếp đấp một lớp đất bùn trộn trấu để bảo vệ, phòng cháy ván phía dưới. Cái bếp nầy được đặt 3 cái cà ràng làm bằng đất sét nung. Một cái kệ lớn để nồi niêu soong chảo tô chén dĩa...
Bên ngoài cũng có 2 cái bàn GV đâu lại dùng làm bàn ăn.
Danh Quyền tháo 1 cái bàn học trò ra sửa nó lại thành 2 cái băng để 7 người ngồi ăn cơm chung.
Trước cửa cũng có một cái phuy và 1 cái kiệu chứa nước.
Phía sau trường có cái mương lớn chứa nước xài, một đầu mương Danh Quyền cho dựng một phòng tắm nhỏ vách làm bằng lá tàu để các cô xử dụng.
Đầu đối diện có 1 phòng tấm lộ thiên đóng bằng cây ở trên mặt lót ván, xung quanh là những đám sậy thiên nhiên nó chỉ có duy nhất cái phuy chứa nước và cái thùng mủ nhỏ được cắt đôi làm gàu để 2 ông thầy múc nước tắm mà thôi.
Đời sống của các GV thời đó rất ư là đơn giản Long chưa từng thấy qua một cô giáo nào sửa soạn hay trang điểm mỗi khi ra đường cả...
Vật chất tuy có thiếu thốn, ấy vậy mà vui lắm. Mỗi tháng họp trường một lần vào ngày chủ nhật của tuần lễ cuối. Rồi tuần sau đó anh chị em lại lác đác kéo đến trường chơi mà cũng để nhận lương với nhu yếu phẩm...
Họp trường để mà họp chứ cũng chả có ích lợi gì, họp để viết báo cáo bằng biên bản ma để phòng hờ khi phòng giáo dục đến kiểm tra bất ngờ, họp để ăn uống tán dóc với nhau lần nào cũng vậy không ít thì nhiều các thầy giáo đem mùng theo qua phòng học kế bên ngủ còn các nàng thì ngủ ké với các cô trên cái giường nhỏ chật chội.
Những người trẻ xa nhà thật là cô đơn cho nên hể gặp nhau thì "dẩu ngàn lời cũng chưa nói hết chuyện"...
Hai anh em chú bác nhà họ Phạm đầu niên học từ Đông Yên xin chuyễn xuống mà 2 điểm trường Thứ 10 bờ sáng và Kinh Thứ 10 mỗi nơi chỉ cần có 1 người nên Long cho rút thăm. Lưu thì được ở bờ sáng chung với Ngự Bình và Đức còn Phạm Công Bình Long phải tìm nhà dân mà gởi ở trong kinh...
Cái nhà tập thể ngoài bờ sáng có 3 người ở chung, hai anh Bắc Kỳ Công Giáo và một anh đạo dòng Hòa Hảo. Đúng lý ra anh người Nam phải chịu lép vế hơn hai anh người Bắc bởi vì 2 chọi một hổng chột cũng què. Nhưng đằng nầy thì ngược lại.
Mấy tháng gần đây thứ bảy nào cũng thấy Ngự Bình và Lưu vác ba-lô mùng mền chiếu gối lội bộ hơn 2 cây số lên Thứ 11 ngủ nhờ, mà 2 đứa nầy lại xin về thường xuyên hơn nên Long mới hỏi:
- Sao tuần nào 2 đứa em cũng lên đây ngủ nhờ hết dzậy? Bộ khoái cô nào ở trên nầy rồi hả? Kim Thư phải hông???
Ngự Bình lắc đầu lia lịa:
- Em có khoái ai đâu. Em bị đuổi nhà mà.
- Giởn chơi hả? Nhà đó là nhà tập thể là tài sản của trường mình đâu ai có quyền đuổi chứ.
Lưu cười cười:
- Không phải vậy. Tụi em "di tản chiến thuật" thôi.
Thấy chuyện lạ Long hỏi tới:
- Lại có chuyện gì nữa đây? Kể lại anh nghe thử coi, 2 đứa vòng do tam quốc hoài nóng ruột quá.
Ngự Bình kể:
- Anh Đức nhà mình đang quen với chị Hai con bác Ba lò rèn, chiều nào chị ấy cũng qua nấu cơm dùm tụi em, còn anh Đức ăn xong rồi thì dành rửa chén cho nên tụi em bị thất nghiệp.
Long reo lên:
- Dzậy là 2 đứa em đã quá trời rồi còn gì bằng...
Lưu tiếp lời:
- Thì đã quá cho nên mới ôm mùng mền chiếu gối lên đây nè anh hổng thấy sao? Người ta lo nấu cơm nước cho mình mỗi ngày họ chỉ nhờ mình nhường nhà mỗi tuần 1 đêm thôi, hông lẻ mình từ chối coi sao được?
Chuyện đến rồi cũng phải đến một hôm ông Ba lò rèn đến tìm Long:
- Thầy Hiệu Chưởng có thể nhín chút thời giờ tới nhà tui chơi được hông? Chiều nay nhà tui có tổ chức cúng ông tổ thợ gèn nên muốn mời thầy xuống nhậu chơi...
Nghe nhậu là Long khoái rồi đâu có cần tìm hiểu thử coi tại sao ông ta mời mình anh đến nhậu mà không mời thêm người nào khác nữa.
Nhà Chú Ba cách điểm trường Thứ 10 hơn trăm mét về hướng Rạch Sỏi. Căn nhà kê tán lợp lá tàu khá lớn kế bên có cái lò rèn để rèn đủ thứ dụng cụ bằng sắt thép, thằng con trai chú đang thụt hai cái cây trong cái ống tròn lên lên xuống xuống, lửa cháy có ngọn kêu khì khì, anh thanh niên khác một tay cầm cây kẹp sắt kẹp miếng sắt cháy đỏ au, tay kia cầm cây búa tổ chảng đập chát chát lên thanh sắt hổng biết họ đang rèn cây "Ỷ Thiên Kiếm" hay là thanh "Đồ Long Đao" nữa...
Long cầm chai rượu bước vào vừa gặp mặt Ba lò rèn là ông ta lên tiếng liền:
- Thầy giáo đến chơi là tui vui gồi, đem theo gụ chà chi cho tốn tiền? Bộ sợ nhà tui hổng đủ gụ uống hả.
- Dạ hổng phải. Đi đám tiệc mà xách 2 nảy chuối theo cháu ngại lắm...
Thấy nhà vắng tanh chưa có người khách nào Long ngạc nhiên hỏi:
- Chú mời đông khách hông mà chưa có ai tới hết vậy?
Ông Ba mỉm cười một cách bí mật:
- Tui chỉ luột một con gà để cúng thôi, đâu có làm tiệc tùng gì lớn nên không có mời bà con lối xóm. Cúng tổ thôi mà chứ có phải đám cưới đám hỏi gì đâu...
Long nghĩ thầm trong bụng "Hổng lẻ ổng muốn nhờ mình tìm mối bán đồ" mà lò rèn thì có gì để bán ra ngoài được đâu. Người ta muốn mua món gì thì đến đặt hàng chứ đâu có làm sẵn để bán. Khó hiểu quá.
Uống rượu mà chỉ có 2 người lại không thân nhau cho lắm thì nó chán phèo, hổng vui vẻ gì hết cho nên 2 người làm chừng một sị là Long thối thoát nói có chuyện cần phải trở lại chợ Thứ 11.
Thấy vậy ông Ba mới nói với Long:
- Thiệt ga tui mời thầy giáo tới đây là có chuyện muốn nhờ. Thầy mần ơn nán lại chút xíu nghe tui nói được hông?
- Có chuyện gì chú cứ nói đi làm được thì tôi giúp liền có gì đâu mà phải ngại...
Ông Ba rót đầy 2 cốc rượu rồi mời Long:
- Thiệt chuyện nầy tui cũng ngại nói ga lắm nhưng mà thời buổi nầy nó cũng bình thường gồi nên tui cũng làm liều mà nói với thầy. "Số là tui muốn nhờ thầy đứng ra làm mai cho con Hai nhà tui"...
Long vừa mới nghe thoáng qua là đã giật nẩy mình như bàn chân vừa đạp phải cây đinh.
Ông bà cha mẹ ơi! Vậy là cái chuyện cặp bồ của anh chàng "Đức chến" đã thấu tai ông già cô Hai rồi.
Nhưng mà chuyện trai gái cặp bồ với nhau cũng bình thường thôi, sao cha nội nầy kêu mình "mần mai" thiệt là lạ đời. Hổng biết ông ta đang giở trò quỉ quái gì đây nữa vì vậy mà Long thận trọng trả lời:
- Chú Ba ơi! Cái chuyện mai mối là của người lớn tuổi, còn tôi mới ngoài hai mươi mấy lại chưa lập gia đình thì làm sao mà giúp chú cho được? Hơn nữa chuyện trai gái bây giờ người ta tự do tìm hiểu nhau đâu có cần mai mối như hồi xưa.
Ông Ba lại đưa cốc rượu lên nhấp nhấp:
- Thầy nói cũng phải nhưng đó là trào Ngụy kìa. Còn thời cách mạng nầy thì khác à nghen. Trai gái trong cơ quan mà thương nhau thì cán bộ thủ trưởng phải đứng ra tổ chức lễ tuyên bố cho họ.
Cái vụ tuyên bố nầy Long cũng có nghe người nọ người kia kể rồi. Nữ du kích, nữ giao liên hay nữ bộ đội cùng cán bộ có tình ý với nhau mà ở những nơi hoang vắng thì cái chuyện "tò tí te" làm sao mà tránh khỏi. Đến khi nữ đ/c bị đeo ba-lô ngược thì thủ trưởng cơ quan vì muốn tránh tiếng xấu cho chánh quyền cách mạng phải đứng ra tổ chức cho họ cái tiệc trà gọi là "lễ tuyên bố" vậy là họ chính thức thành vợ thành chồng với nhau. Nhưng đó là thời chiến trong bưng còn bây giờ là thời bình mà, hơn nữa trường học chứ đâu phải cơ quan bậy bạ mà lại muốn làm cái lễ tuyên bố. Lại nữa chuyện tuyên bố nếu có phải do 2 người thương nhau rồi họ đồng ý kết hôn với nhau chứ đâu cần người mai mối.
Long chợt giật mình nghĩ lại. Hổng lẻ cha nội "Đức chến" nầy đã tặng cho cô Hai cái ba-lô mới mà cô ta sơ ý đeo ngược ra phía trước.
Cho nên anh dè dặt trả lời:
- Nói thiệt chú thương tôi vốn là thầy giáo của trào Ngụy được lưu dụng lại chứ hổng phải thủ trưởng thủ phó gì đâu mà đứng ra làm mai mối. Cô Hai con chú tôi còn chưa biết mặt mà cũng không biết cô ấy thích ai nữa thì làm mai mối nổi gì?
Ông Ba lò rèn nhìn Long đăm đăm như muốn soi thấu tim anh coi câu nói vừa rồi có mấy phần là thiệt:
- Thầy không hay chuyện Thầy Đức và con Hai nhà tui thương nhau sao? Ở đây ai cũng gỏ như lòng bàn tay vì vậy tôi mới xin thầy đứng ga đại diện cho phía đàn chai mà làm lễ tuyên bố.
- Ạ! Thì ra là vậy nhưng mà chú ơi, chuyện nầy tôi không làm chủ được đâu. Thứ nhứt anh Đức muốn lấy vợ thì phải về quê rước gia đình xuống để bàn bạc với bên phía nhà gái thì mới đúng phong tục người Việt mình còn muốn làm theo cách mạng thì phải lên phòng mà xin phép. Còn cháu thì đầu hàng xin chịu phép bó tay rồi...
Long trở về căn nhà tập thể của Đức thuật lại lời ông Ba lò rèn cho anh ta nghe rồi hỏi:
- Ông tính giải quyết chuyện đó thế nào đây? Động ổ ong vò vẻ rồi đó nghen lịệu hồn mà đối phó...
Đức vò đầu bức trán than:
- Chuyến nầy khổ lớn rồi. Mới đầu tui tính cặp với cô ta chơi cho đở buồn. Nhưng ai có ngờ đâu cô ta đeo dính quá.
- Vậy thì tới luôn đi, nhà ông Ba lò rèn cũng khá mà vô đó làm rể ổng, sáng đi dạy chiều về thụt ống thổi lửa đã như vậy thì đời ông lên hương còn gì bằng.
"Đức chến"la nhỏ:
- Anh muốn giết tui hả? Anh có biết cô Hai đó đã vật chết hết một ông chồng rồi hông? Cô ta còn có một thằng con trai 2 tuổi nữa kìa.
Long cười lớn:
- Một con thì đã sao? Gái một con ngó mòn con mắt. Mà nè ông tuổi con gì dzị?
Tui hả:
- Tuổi Tỵ con rắn.
- Con rắn thì làm sao mà bị cọp vật chết được mà cha sợ? Ông cứ quấn miết cái cần cổ thì 10 con cọp cũng đứt hơi mà ngủm chứ lo gì có một con...
Mặt Đức đỏ rần lí nhí:
- Tại anh chưa gặp cô ta nên nói dzị. Cô nàng có cặp giò "trường túc" lại thêm chân mày rậm gò má cao tôi mà lấy cô ta hổng chết trước cũng chết sau chạy đàng trời không khỏi nắng...
Long cười nghiêng ngửa đã đời rồi mới nghiêm chỉnh hỏi lại lần nữa:
- Vậy bây giờ ông tính thế nào đây? Kéo dài tình trạng nầy ông Ba lò rèn đẩy cho ông một đường "Tuyệt tình kiếm" thì tiêu đời...
- Anh làm ơn xin chuyển trường dùm tui được hông? Xin đổi đi xa chừng nào tốt chừng nấy...
(Mời các bạn xem tiếp kỳ 33)
Trời bắt đầu trở bấc, chiều chiều gió lạnh thổi từng cơn, đàn muỗi đói cũng di tản hay đã chết lạnh gần hết. Mùa cắm câu qua đi nên mấy tuần rồi Long và cô Hoa không được đi mua cá bán. Anh thấy nao nao trong lòng như thiếu đi cái gì đó khó tả...
Cô vừa dạy xong thì anh qua rủ:
- Chiều nay mình xuống 2 ấp Vàm sáng và Cán Gáo thị sát "mặt trận" thử coi ở đó có cái gì có thể mua về chợ bán được hông, chứ chờ tới ngày đi mua gạo bán thì lâu quá.
Cô Hoa cũng đồng tình:
- Em cũng định rủ anh đi lòng vòng hết mấy ấp trong đó chơi cho biết cuộc sống của các bạn khác thế nào, sẵn đó tìm xem coi có hàng nào mua bán được thì mình làm thử. Hay là mình chở khóm bán đi anh.
Khóm là nông sản đứng thứ nhì sau lúa ở Thứ11 và những vùng phụ cận. Người ta đào mương 2 bên rồi lấy đất đấp lên thành líp, một líp để trồng khóm có chiều ngang chừng 2, 3 mét còn chiều dài khoảng trên 20 mét, tới đó người ta đào một cái mương cắt ngang. Một cái rẩy khóm tùy theo khả năng từng gia đình có khi vài chục líp cũng có thể hàng trăm líp không chừng.
Đất rừng U Minh do lá cây mục lâu đời mà thành hình nên toàn là phân hữu cơ do vậy mà trái khóm ở Thứ 11 rất lớn nó lớn gấp rưởi khóm Tắc Cậu hay Bến Lức có điều đất đó còn quá nhiều phèn nên vị khóm không được ngọt như khóm ở những vùng trên có nước ngọt.
Giá khóm thì rẻ rề dân chúng tự do mua bán nếu chở qua trạm tụi công an kinh tế chỉ ước tính rồi đóng một vài đồng thuế có khi ít quá cũng được miển thuế luôn để chúng khỏi ra biên lai mất công.
Những người đi buôn khóm họ chuyên chở bằng những chiếc ghe lớn mỗi lần chở từ vài chục ngàn trái trở lên như vậy chi phí vận chuyển mới nhẹ. Còn những bạn hàng nhỏ dùng vỏ máy chở đi mỗi lần vài trăm hay vài ngàn trái, nếu chèo ghe bằng tay thì tốn cả ngày công mới về tới chợ, còn đi bằng máy thì tiền xăng dầu ăn hết giá thành sẻ cao bằng giá khóm tại chợ. Bán không có lời...
Cũng bởi "đường xa mắt mờ" lại nữa lá khóm gai góc cùng mình nó đâm trúng tay đau thấu trời...
Ra chợ có khi bị đụng hàng thì rất khó tìm người sang lại mà cũng không lời bao nhiêu tiền, vậy thì đi làm gì cho mệt xác. Cho nên Long mới nói:
- Chở khóm hổng có ăn đâu. Mình đi xuống mấy ấp đó xem chơi thôi, biết đâu có hàng nào ngon lành đang tiềm ẩn mà mình chưa biết.
- Vậy để em nấu cơm trưa ăn liền rồi mình đi nghen...
Điểm trường Vàm Sáng năm rồi khai giảng được 4 lớp. Niên khóa 1976-1977 có thêm 2 lớp 3 nữa . Hai chị em bạn dì Phương và Thúy từ Đông Yên xuống được Long giao cho phụ trách 2 lớp 3 mới mở.
Hôm cất thêm một phòng học người ta cũng dựng cho 2 cô giáo một căn nhà nhỏ kế bên.
Học sinh lớp 3 ở đây tương đối lớn tuổi nên chúng cũng biết chuyện. Củi, cá, gạo, rau... chúng thường đem tới cho. Hai cô giáo chỉ việc nấu ăn lâu lâu mới lên chợ Thứ 11 mua thêm ít đồ gia vị cho nên cuộc sống được khá hơn ở Đông Yên đôi chút...
Điểm trường trong ấp Cán Gáo nhỏ hơn, năm rồi có 2 lớp 1& 2 năm mới nầy tăng thêm được 1 lớp 3 nữa do thầy Trần khóa 3 đảm nhiệm.
Thầy Trần lớn lên ở bên bờ Hậu Giang nên biết nhiều cách bắt cá, bắt tôm lắm...
Ấp Cán Gáo đường đi rạch ngòi chằn chịch, cầu khỉ cheo leo khó di chuyển nên Trần đã mua một chiếc xuồng con để làm chân mà đi đó đi đây.
Tháng nầy gió bấc ít bắt được cá anh ta quay qua câu tôm dưới sông.
Quá trưa hôm đó Long đến điểm Vàm Sáng, anh ghé vào căn nhà tập thể của 2 nàng. Cô Thúy đang dạy lớp chiều cùng với Sơn và Đực.
Cô Phương đang ngồi trên cái giường cây chống càm mơ màng ngó ra bờ kinh sáng.
Long cột vỏ máy rồi bước lên bờ từ từ đi đến gần sát bên mà cô ta vẫn chưa hay, tới chừng anh cách cô độ 5 thước thì nàng ta mới giựt mình đứng lên hỏi:
- Anh đến kiểm tra trường tụi em hả? Sao không cho hay trước để tụi em chuẩn bị dzị?
Long cười lớn:
- Đi kiểm tra mà còn cho cô hay trước thì kiểm tra cái nổi gì? Bộ cô tưởng tôi quởn lắm sao mà đi kiểm tra các cô? Muốn dạy sao thì tùy ý đi. Ai thèm xía vô làm gì.
Cô Phương nghe vậy thì cười tươi hỏi lại:
- Sao mổi lần họp nội bộ trường anh nói đủ thứ chuyện dzị? Nào là ty GD bắt buộc làm như vầy, phòng GD biểu làm cái kia tùm lum tá lả hết trơn nghe không cũng muốn xỉu rồi...
- Ty với phòng quy định như vậy còn trường đâu có quy định cái gì đâu. Cô sợ ty, sợ phòng kiểm tra thì cứ làm theo, tôi đâu có cấm, còn không làm mà bị phòng bắt dính thì nghe họ giủa chứ mắc mớ gì tôi mà tôi lo...
- Bộ anh hổng sợ cán bộ phòng đi kiểm tra hả? Thằng cha hiệu trưởng cũ trên Đông Yên của em cứ tới kiểm tra tụi em hoài.
Long cười lớn:
- Sợ chớ sao không cô, tôi sợ tụi nó muốn chết, tụi nó mà xuống trường thường thì tôi hổng còn tiền ăn xôi, mà ruột gan phèo phổi bị ông thần men làm nát bấy như tương bầm...
- Vậy là hôm nay anh xuống chổ tụi em kiếm chuyện gở gạt lại hả?
Cô Hoa thanh minh dùm liền:
- Sao bà nghĩ quấy cho ảnh dzậy? Ảnh rủ tui xuống thăm mấy ông bà chơi cho biết cuộc sống ra sao thôi mà, không ai đi đòi lại tiền đò đâu mà bà lo.
Ba người ngồi tám chuyện một hồi thì cô Thúy và 2 thầy kia đến giờ tan học cũng tấp vô tham gia cho xôm tụ...
Hai ấp nầy ngoài lúa và khóm ra thì lâu lâu người ta mới đi rừng lấy củi vì đường vô rừng khá xa nên không có người đi gác ong hay đặt bẩy vậy là không có cái gì bán được hết.
Đang chuyện trò vui vẻ thì Trần bơi xuồng ghé ngang.
Cô Phương ở trên nhà nói vói xuống:
- Hôm nay nhà có khách rồi không đi câu tôm với anh được đâu.
Con kinh Cái Sắn nơi mà Long sinh sống ghe tàu, xuồng bè qua lại dập dìu nên không có người câu tôm, Vàm Sáng, Cán Gáo ít người di chuyển, nhất là về đêm nên câu tôm rất có ăn. Nhưng lại kẹt một điều muỗi quá nhiều vì vậy cũng ít có người dám đi câu tôm.
Trần cho ra một sáng kiến độc đáo để chống muỗi. Anh ta lấy áo mưa mặc kín từ đầu tới chân, 2 bàn tay và 2 bàn chân cho vô bao nylon rộng rồi quấn thung lại chỉ có cái đầu thì còn tróng hể muỗi tấp vô mặt thì lấy tay đập. Nhưng vào mùa gió bấc muỗi cũng bớt tới chín phần nên mấy hôm nay Trần thường đến rủ cô Phượng theo câu tôm chơi cho biết...
Trần vừa cột xuồng xong thì bước lên bờ hỏi:
- Khách nào dzậy?
- Tụi tôi xuống chơi chớ khách khứa nào đâu. Long bước ra trả lời.
Căn nhà tập thể nhỏ đó không đủ chổ chứa cho các cô thầy giáo của 2 điểm trường nên cả bọn kéo rốc trở về Thứ 11 chơi.
Long nhờ cô Hoa mua 2 con gà mái tơ còn Trần thì mang theo hơn 2 kí tôm mà anh ta câu được đêm qua.
Ba điểm trường hợp lại mở tiệc họp mặt đột xuất không tính trước.
Có chút xíu rượu vào hứng chí nên Đực lên tiếng:
- Tui đố quý vị tiệc vui hôm nay mang ý nghĩa gì ai trả lời đúng thì tui sẻ mua thêm 1 lít gụ nữa.
Sơn dành trả lời liền:
- Đây là buổi họp mặt để giới thiệu cặp tình nhân đẹp nhất của trương Đông Hưng chúng ta. Đó là 2 bạn Nga & Đực
Cô Nga mặt đỏ hây hây phãn pháo lại tức thời:
- Nhưng chưa đẹp bằng cặp tình Bắc duyên Nam Dược & Sơn đâu các bạn.
Sống xa gia đình mà lại ở trong vùng quê hẻo lánh với lứa tuổi đang mộng mơ thì chuyện phải lòng nhau rất phổ thông 3 điểm trường đông người nhất ở gần nhau có hơn 20 nam nữ nên tình cảm nẩy sinh là chuyện rất bình thường.
Người nầy khai người kia người kia khai người nọ đến lúc phát hiện ra lúc đó đã có 4 cặp đang yêu nhau. Thị Xã Rạch Giá thì có cặp Nga & Đực, cặp bờ Hậu giang Phương & Trần, Bắc Nam giao duyên Dược & Sơn , Sài Gòn Thứ Ba Định & Minh.
Bọn họ tố nhau người nầy bắt gặp người kia đang vui vẻ tình tự nhau kẻ ngoài chợ người trong quê um trời dậy đất cười nói huyên thuyên thật là vui...
Bổng nhiên cô Kim lên tiếng:
- Xin các anh chị một phút im lặng nghen. Tui đố các anh chị vậy chớ thủ trưởng nhà mình để ý thương ai? Người nào đoán trúng tui sẻ đem ký đường của mình ra nấu chè đải...
Cô Đào cũng phụ họa thêm:
- Ừ phải đó. Trong gần chục đứa cu ki tụi em anh để ý ai vậy? Nói thử nghe coi?
Long cười giòn:
- Các cô ai cũng đẹp như tiên nên tôi đâu dám để ý. Rủi thương người ta mà người ta hổng thương lại mình thì đời buồn lắm. Hồi còn đi học tui bị vụ đó rồi nên bây giờ hổng thèm để ý thương thầm làm chi cho khổ thân...
Kim Thư nghe vậy thì lên tiếng liền:
- Hay là anh muốn làm rể xứ Đông Hưng như anh Bình trong kinh Thứ 10?
Long còn chưa kịp trả lời cho cô Thư thì cả bọn nhao nhao lên:
- Bình nó cặp bồ với ai trong Thứ 10 dzị? Cô thấy hả kể lại cho tụi nầy nghe coi...
(Mời quý vị xem tiếp kỳ 34)
Đọc Móc Ngoặc từ tập đầu đến tập 32&33, tập náo cũng có ít nhứt một bóng hồng vương vấn thầy Long, nhưng thầy Long cứ lo móc ngoặc không màn để ý tới. Quí cô tức quá hội họp chờ có cơ hội hỏi thầy Long cho ra lẻ. Cơ hội đã đến ở cuối tập 33, các cô tấn công thầy Long trực diện:
- Trong gần chục đứa cu ki tụi em, anh để ý ai vây?
Tưởng thầy Long đỏ mặt tía tai, ai dè thầy Long cũng mừng củ mặt tỉnh bơ trả lời:
Không thèm thương ai hết.
Đó là chuyện loạ nhen, ai cũng có cặp, có đôi, chỉ riêng thầy Long chỉ đi nhậu với đám bạn trai, càng trẻ, đẹp trai càng tốt.
Người Dallas.
Hihi ....
ReplyDeleteChừng nào anh Long muốn đi du lịch Thái Lan thì cho em hay trước nghen, bảo đảm khi dìa Mỹ anh sẽ đẹp ... mĩ miều luôn.
Người Bangkok
Theo tui thấy. Chắc là thầy Long như con chim bị tên nên thấy cây cong là sợ rồi đâu còn dám yêu ai nữa. Nhưng mà theo tui biết "thấy vậy mà hổng phải vậy" đâu. Quý vị hổng tin thì chờ xem đi.
ReplyDeleteMới ràng ràng hôm đi đám tang ba của người bạn ở San Jose có người gặp lại thầy Long đã hỏi :
- Anh còn nhớ tui hông dzị?
Thấy Long nhìn hoài mà hông nhớ nổi. Cuối cùng chị ta nhắc:
- Anh không nhớ tui cũng phải nhưng chắc là anh không quyên con nhỏ H em của con H bạn tui đâu hén...
Chắc là tối hôm đó cái bắp vế của thầy Long nát nhừ rồi...
Người San Jose
Thầy Long là người móc ngoặc đừng tưởng bở nghen quí vị , tui nói dị đó ai muốn hiểu sao thì hiểu , chưa hết chuyện mà !!!!
ReplyDeleteKẻ Ở Lại...
Móc ngoặc là biệt tài của thầy Long ai ai cũng biết nhưng còn cái chuyện đôi lứa không thấy thầy Long móc ngoặc. Đọc giả sẳn sàng dài cổ ra để nghe thầy Long n nói một câu thôi:
ReplyDeleteNgộ ái Nị ( nhờ tay thâm nho YT dịch ra dùm).
Người Dallas
Đừng nóng lòng Người Dallas thầy Long mà ngộ ái nị thì như siêu bão ụp tới!!!
ReplyDeleteBạn thầy Long
Mà bảo thì ở đây ai cũng sợ , bởi nó cuốn đi tuốt luốt tuồng luông luôn đa .
ReplyDeleteCô em nhát gan
Thầy Long đang bị bủa vây
ReplyDeleteMuốn nói "Aí Nị"sợ thây nát nhừ
Cái chi cũng phải từ từ
Nị mà hổng ái chết tươi còn gì
Các bạn chớ nóng mần chi
Cứ để thầy móc đến khi...bí gồi
Bạn Thầy Long 2