Monday, March 18, 2024

NHỚ THƯƠNG U-MINH

 







NHỚ THƯƠNG U-MINH

Kính tặng anh lính chiến VNCH
Tưởng nhớ phu quân thời lính chiến

SĐ21/BB “Sét Miền Tây”

DTDB

Đêm Tân Uyên thương câu hò Cái Nứa
Cơm lửa rơm, cá kho nghệ vàng tươi
Tháng mười một trắng cành bông so đũa
Cuống mật ngọt ngào đượm thắm bờ môi


Qua Xẻo Muồng nhớ thuốc rê giấy quyến
Chòi lá sơ sài gió tạt mưa xuyên
Thôn xóm tiêu điều trong cơn chinh chiến
Trời tối thui đơm đớm rộ lên đèn

 

Về Mỹ Tho, ghé thăm ngôi trường cũ
Nguyễn Đình Chiểu còn loang vết đạn bom
Sân trường lớp học con đường tình sử
Ngày xanh ơi, những kỷ niệm vui buồn


Đường về ngoại sình lầy mưa sùi sụt
Hồn trũng buồn theo vết tích quê hương
Đón đưa em cổng trường Nông Lâm Súc
Học trò nghèo không giữ được người thương


Sáng Cham-pa, chiều Ya-li, Ái Tử…
Khuya trăng lên, thôn Hòa Hảo êm đềm
Tiếng kinh kệ đưa vào hồn cô lữ
Chợt rời xa những lo lắng ưu phiền


Châu Đốc, Vĩnh Bình, Khe Xanh, Đồng Tháp...
Lội nước quá lưng, rừng, núi... cheo leo
Nắng cháy da dưỡng quân chiều Đá Bạc...
Suối trong veo bát ngát uốn chân đèo


Trời rựng sáng quân về U Minh Thượng
Trú chân “Sư Đoàn Hai Mốt” bản doanh
Mưa nhiệt đới, mây âm u tám hướng
Trùm Pon-sô, màn đen phủ xây thành


Bên nước đục ngọt, bên trong lờ lợ
Bao hiểm nguy đời lính chiến phong sương
Hành trang nặng ba-lô niềm thương nhớ!
Phép thường niên là mơ ước bình thường


Bốn Vùng Chiến Thuật bôn ba xuôi ngược
Yêu quê mình, yêu đời lính bộ binh…
Chiều U Minh con vắt, rừng tràm, đước...
Ôi cố hương, sao quằn nặng thâm tình!

DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com

Sunday, March 17, 2024

Nếu Đừng Dang Dở / Kim Trúc Trình Bày

 Tác giả : Hoài Linh - Anh Phong

“Mình tên gì ạ?”.

 Bs Đỗ hồng Ngọc



*************************************************






“Mình tên gì ạ?”.
Tôi có việc phải đến liên hệ ở một Công ty. Cô tiếp tân trẻ, chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói tôi có hẹn với cô T sáng nay. Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T và đột ngột quay qua hỏi tôi: “Mình tên gì ạ?”.
Tôi chưng hửng. Trời! Lâu lắm rồi chưa được ai gọi mình là… mình cả! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình”. Sướng ghê nơi! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng: “Ngũ thập niên tiền…”.
Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó, dám cô kêu : “Mình ơi, mình tên gì ạ?” thì càng nguy! Nguy, bởi vì chữ “mình” tiếng Việt mình phức tạp lắm!
Bùi Giáng: “Mình ơi tôi gọi là nhà/ Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…”. Lại nhớ xưa Cô Diệu Huyền có mục “Minh ơi!” trên Bán nguyệt san Phổ Thông. Cái ông Nguyễn Vỹ giỏi thiệt. Người ta có thể quên nhiều thứ trên Phổ Thông của ông chớ khó mà quên “Mình ơi…!” của Cô Diệu Huyền do chính ông sắm vai!
Trên TV (truyền hình) ở Việt Nam ngày nay cách gọi “mình” để chỉ đối tượng (khách mời) khá là phổ biến. Cô MC hỏi khách mời: Nhà mình có mấy người con ạ? Nhà mình có ai mắc bệnh này không ạ? Nhà mình ở có xa đây không? Hóa ra “nhà mình” không phải là nhà mình mà là nhà người ta! Thậm chí vào quán café, lúc tính tiền, cô thâu ngân nói “Của mình bốn chục ngàn ạ!”.
Vậy “Mình” không phải là mình mà là người đối diện, là đối tượng, ngôi thứ hai trong xưng hô. Bấy giờ ngôi thứ hai đã trở thành ngôi thứ nhất. Thú vị quá! Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai. Hình như cách xưng hô này để bày tỏ tình thân ái?
Có điều một cô gái trẻ đẹp, nhỏ hơn mình nửa thế kỷ mà hỏi “ Mình tên gì ạ?” thì ngẩn ngơ cũng phải! Tiếng Việt phong phú lắm. Vợ chồng thường gọi nhau là “mình”. Mình lấy giùm anh cái cặp… Mình đưa cho em cây dù. Nhưng khi có ai hỏi: Chị nhà có khỏe không? Thì trả lời “Nhà tôi” cũng khỏe. Anh nhà có khỏe không? Nhà tôi cũng ổn. “Nhà tôi” là vợ hay chồng mình. Cho nên Bùi Giáng mới viết: Mình ơi tôi gọi là nhà/ Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…!
Như vậy, ngày nay “Mình” đã thay cho chú bác ông bà anh chị cô dì … ! Từ lúc nào vậy nhỉ? Từ lúc nào mà người người sống với nhau thân thiết thương yêu đậm đà đến vậy? Xưng hô trong tiếng Việt không phải là “chuyện nhỏ”. Cho nên ca dao thời đại có câu: “Xin đừng gọi chú bằng anh/ Để cho chú phải hy sanh cuộc đời!”.
Tự điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988): Mình:
1). Từ dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng với người đối thoại một cách thân mật, có tính chất bạn bè. “Cậu giúp mình một tay”.
2). Từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm: “Mình mong em lắm phải không?” (trg 658).
Tự điển cũng ghi thêm “Mình là từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè trẻ tuổi”. Thí dụ: “Mình đi trước, tớ còn bận!”. Vậy điều kiện ở đây phải là giữa bạn bè thân mật, và trẻ tuổi, chớ không dùng để xưng hô giữa hai người xa lạ hay giữa một người trẻ với một người già. Ngay cả trường hợp trên, nếu nói: “Bạn đi trước, tớ còn bận” hoặc “Bạn đi trước, mình còn bận” có lẽ hay hơn chăng? Không biết các nhà ngôn ngữ học bảo sao nhỉ?
(ĐHN)
(Saigon, 12.2015)

Ngại Ngùng- Quốc Dũng Ca Sĩ SA HUỲNH

 

Saturday, March 16, 2024

Chạnh Nhớ Sài Gòn

 

NGUYÊN TRẦN


Đường Tự Do năm 1969 (Rue Catinat) Thủ Đô Việt Nam Cộng Hòa Sài Gòn

Chiều nay ngồi ngắm mưa bay
Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
(Bốn câu thơ trên đã được nhạc sĩ Nam Lộc đọc trong DVD Asia 68 Sài Gòn nỗi nhớ (Saigon Nostalgia) được thực hiện trong 3 shows liên tiếp ở Syracuse, tiểu bang New York trong hai ngày 23-24/4/2011)

Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Tự Do rực rỡ muôn màu
Maxim dìu bước em vào thiên thai
Duy Tân bóng mát trải dài
Queen’s Bee vang tiếng hát ai dặt dìu
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương
Đường về Gia Định muôn phương
Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều
Đa Kao xe cộ dập dìu
Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy
Lăng Ông Bà Chiểu giờ đây
Còn đâu hương khói những ngày đầu Xuân
Từ Cây Thị đã bao lần
Loanh quanh đưa lối đến gần Cây Mai
Qua Cầu Khánh Hội chia hai
Lối đi Thương Cảng dấu hài còn in
Quán ăn Chợ Lớn linh đình
Phú Lâm ngả rẽ tâm tình từ lâu
Sàigòn thôi hết ngọc châu
Sàigòn thôi hết công hầu bá vương
Còn chăng là những đau thương
Thảm sầu tang tóc trăm đường đắng cay
Bao lâu nữa có một ngày
Quân ta vùng dậy diệt loài sài lang
Sàigòn phất phới cờ vàng
Non sông vang khúc khải hoàn từ đây./.

Toronto một chiều mưa chạnh nhớ về Sài Gòn

Thursday, March 14, 2024

Nuôi Tình - Thơ-Nhạc Chương Hà - Tiếng hát Đông Nguyễn Unlisted

 Bao cô gái vừa tuổi trăng tròn sao khỏi ước mơ vụng dại, yêu trộm thương thầm Tình yêu đơn phương vừa chớm, thêu dệt tinh khiết, thánh thiện

Mời thân hữu cùng rung động với nỗi niềm nầy qua một ca khúc ngắn
NUÔI TÌNH
thơ nhạc Chương Hà
tiếng hát Đông Nguyễn
hòa âm Đông Nguyễn studio ,đặc biệt bới tiếng vĩ cầm réo rắt
pps Nhật Thụy Vi

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương

 Bài lượm trên Nét do Trần Bang Thạch chuyển



Sau ngáy 30/4/75, những con đường mang tên danh nhân lịch sữ đã bị đổi tên như Trương Minh Giảng thành Nguyễn văn trổi, rồi con đường Công Lý thành Nam kỳ khởi nghĩa, đường Tự Do thành Đồng Khởi. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương bất bình đã làm 2 câu thơ bất hủ mà mọi người dân Sài Gònđều biết:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,

Đồng Khởi Vùng Lên mất Tự Do!

Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Những khổ đau của người dân miền Nam bịcsđàiđi kinh tế mới để lấy nhà cửa, bắt quân cán chánh miền Nam đi học tập cãi tạo. Người dân miền Nam không biết tương lai ra sao trước cảnh tranh sáng tranh tối,rình rập, tố giác nhau

Wednesday, March 13, 2024

Con đường Minh Mạng thập niên 60 của Sài Gòn xưa

 Con đường Minh Mạng thập niên 60

Một hàng cây xanh thẳng hàng trông đẹp mắt
Saigon xưa ! Một thời để nhớ
Ảnh sưu tầm
May be an image of 4 people, motorcycle, scooter, street and road
All reactions:
232

Chuyện Kể Chuyến Du Thuyền Asia - Phần 2


 Chuyện kể của Học Trò Xưa (Hồ Lý Ngọc) - Cô 5 Chèo Đò KTP 


Cùng Đi Tours Bali 
Ăn tối xong ai nấy đều mệt mỏi mọi người trở về phòng ngủ sớm để chuẩn bị cho ngày mai lên đường thăm viếng Bali. Phòng ngủ của tui nằm tầng dưới ở phía sau mở cửa ra là hồ bơi của khách sạn, rất tiếc là không có thời giờ chớ không thôi tui rủ Cô 5 và bạn bè cùng nhau bơi lội chắc là vui biết mấy vì đang ở xứ lạnh có tuyết mà thời tiết như vậy ai mà không thích.

Vừa tới phòng ăn của khách sạn tui nghe tiếng cười nói rộn rã của mọi người, trong những người này mỗi người đều ở mỗi tiểu bang khác nhau có một số người tui không quen biết nhưng trong thời gian tới có dịp gần gũi và trò chuyện nhau thì sẽ là bạn bè nhau thôi. Sau khi ăn sáng xong thì có 2 chiếc xe bus đậu trước khách sạn đến rước mọi người đi thưởng ngoạn .
Trên xe tui có một em Việt Nam trẻ tuổi khoảng dưới 40 tên  Maya là tour guide chuyến này, rất dễ thương có chồng người Ấn Độ theo cha mẹ qua đây cũng 20 năm nay. Xứ Bali phần đông dân chúng theo đạo Hindu và thờ nhiều thần, ngồi trên xe tui thấy trước nhà người dân họ ai cũng đều cất cái miếu để thờ thần linh cho nên thấy hơi lạ. 

Tuesday, March 12, 2024

Có hôm chợt nhớ Sài Gòn

 NGUYỄN VĨNH LONG


Có hôm chợt nhớ Sài Gòn

nhớ hàng me dọc con đường lá bay

nhớ môi ngon nhớ quán đầy

nhớ bàn ghế thấp nhớ tay ấm mềm

 

   Nhớ Sài Gòn còi giới nghiêm

tiếng rao khuya vọng nỗi niềm của đêm

nhớ bên gối mỏng hương tìm

nhớ bờ tóc xõa nằm nghiêng dáng trần

 

Nhớ Sài Gòn sau chiến tranh

cuộc phân ly nối những đành đoạn xưa

 chia nhau điếu thuốc chiều mưa

nhớ người ở lại lòng chưa lắng lòng

 

Nhớ Sài Gòn nắng mong manh

qua con phố nhỏ tìm quanh dáng người

như mây trôi giữa dòng đời

nhớ mùa mưa cũ còn rơi mắt buồn

 

Nhớ Sài Gòn bóng người thương

đành như con nước mười phương cúi đầu

nhớ Sài Gòn cuộc bể dâu

ngàn năm treo sợi tóc màu hư không..

Cảm nhận hạnh phúc khi đọc bài thơ HOA BÁCH NIÊN của Thi sĩ Ngọc Bội

 

. Nguyễn văn Nhớ, Họa sĩ

  Một khuôn mặt mới  đến với Trang nhà chúng ta đó là nhà họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ do sự giới thiệu của anh Hàn Thiên Lương, Tha Hương xin cám ơn  các anh và trân trọng giới thiệu người bạn mới với cùng Qúy Thầy Cô và quý đọc giả của Trang nhà khắp bốn phương

HTTL




Monday, March 11, 2024

NHẬT KÝ BUỒN

 



NHẬT
 KÝ BUỒN



Trang nhật ký lâu r
i vẫn giấy trắng
Viết gì đây khi tâm sự đầy vơi
Nỗi nhớ thương khi tình đã xa rồi
Đâu kỷ niệm bài thơ tình trao gửi

Người đã nói:"Em vẫn thương, vẫn đợi"
Sao âm thầm, quay gót lặng lẽ đi ?
Nhật ký kia anh viết để làm gì ?
Chỉ buồn thêm lời tình trong quá khứ

Nhật ký đâu là lời thơ tình tự
Tuổi học trò ghi lại kỷ niệm xưa
Tình đôi ta ghi chép sao cho vừa
Lời đã hứa ...có bao giờ em giữ

Trang nhật ký với nguyên hàng nét chữ
Theo tháng ngày ghi lại tuổi mộng mơ
Dù thời gian nét mực đã phai mờ
Buồn trống vắng anh đem ra đọc lại

Rồi mỉm cười cho cuộc tình khờ dại
Mực tím buồn, lời ước hẹn chờ mong
Có đôi khi chỉ ghi lại vài giòng
Nhưng chứa cả niềm thương yêu nỗi nhớ

Có những trang chỉ vài giòng bày tỏ
Buổi hẹn hò bên ghế đá công viên
Hay giận anh lời than trách muộn phiền
Anh ghi lại tình ta vào trang giấy

Nguyễn Vạn Thắng

Sunday, March 10, 2024

Chiều Trên Phá Tam Giang…


***************************************
ann phong 22
Minh họa: Ann Phong
 
Tôi đã gặp nhà thơ Tô Thùy Yên lúc ông còn sinh tiền đôi lần. Lần gặp nhớ nhất là hôm nhà thơ Phan Xuân Sinh ra mắt tập thơ “Bơi trên dòng nước ngược” của anh ở Houston. Đêm đó thâu đêm ở tư gia của nhà thơ Phan Xuân Sinh, toàn những nhà văn, nhà thơ thời chiến tranh mà tôi ngưỡng mộ. Đêm đó có dịp trò chuyện nhiều với cố thi sĩ Tô Thùy Yên. Tôi đã đưa ông xem qua bài viết “Tháng tư đọc lại Ta Về của Tô Thùy Yên” mà tôi đã viết nhân dịp tháng tư lại về nhưng vì sự tôn trọng, tôi muốn ông đọc qua và cho phép được đăng báo. Được ông đồng ý đã là một vinh dự cho hậu bối.

Mưu Sinh Ở Mỹ và Tuổi Già. Của tác giả. Phạm Thành Châu

 

Saturday, March 9, 2024

MỪNG SINH NHẬT 102 TUỔITRẦN VĂN CÔNG

Dư Thị  Diễm Buồn



Lão Mã Sơn là nghệ danh của Trần Văn Công. Sanh năm 1923 tại

Tỉnh Gò Công, miền Nam Việt Nam. * Cựu sĩ quan Hiến Binh Quốc Gia

VNCH * Cựu Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia VNCH.

Email: congtran405@yahoo.com


VIẾT MỪNG ANH HAI TRẦN CÔNG

LÃO MÃ SƠN 102 TUỔI


DTDB


Thuở đó Diễn Đàn đi nhiều bài hay và trình bày đẹp. Những bài vở

được lồng trong khung tranh từ cảnh, hình ảnh hiện đại, màu sắc trang nhã...

đẹp mắt, hài lòng hầu hết với độc giả dù khó tính... Đó là Web của nhạc sĩ

Lê Dinh ở Canada.

Có một ngày bầu trời California đẹp nắng, Dư Thị Diễm Buồn nhận

được điện thư của ông Trần Công-Lão Mã Sơn viết gởi riêng:

“...Chào văn thi sĩ Dư Thị Diễm Buồn, tôi được đọc văn, thơ của bà,

Kỷ Niệm Ngaỳ Xưa

 




KỶ NIỆM NGÀY XƯA


Cho anh chép nốt vần thơ
Chữ "thương" gửi Nhỏ, chữ "chờ" cho anh
Chữ "yêu" anh đã sẵn dành
Để tình sẽ mãi không đành xa nhau

Ngăn giùm anh với niềm đau
Để tim Nhỏ mãi đượm mầu sắc hương
Nhỏ mong anh viết chữ "thương"
Để tô điểm thắm con đường mộng mơ

Sao quên được buổi hẹn hò
Bên hàng phượng vỹ ta chờ đợi nhau
Nhỏ thường e thẹn cúi đầu
Nhìn anh Nhỏ hỏi ... tình nào trao em ?

Bao giờ thôi hết gọi tên?
Sao quên kỷ niệm êm đềm thuở xưa
Chiều nay trời bỗng đổ mưa
Xin còn giây phút gọi đùa cố nhân

Nguyễn Vạn Thắng

Friday, March 8, 2024

Hồn Sầu Chiêu Niệm


 

Hoa Trôi Dòng Nước Bạc / Kim Trúc Trình Bày

 Tác giả : Viễn Châu

Hát theo Karaoke Nguyễn Thành Nhơn

Clip nhạc kèm theo Video những hình ảnh chuyến du thuyền đi thăm di tích cổ thành của Thái Lan Cité Ancienne và 1 vài hình ảnh vườn hoa quốc gia tốp 10 của thế giới.

Thursday, March 7, 2024

Đêm chia tay ở Tà Niên


*************************

chia tay

1.

Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường. Vừa đi tôi vừa cố nghe ngóng những động tĩnh chung quanh và mong rằng không gặp mặt học trò hoặc người quen. Lòng dạ xôn xao, cả ngày hôm nay tôi chẳng làm gì ra hồn và gần như không nuốt được buổi cơm chiều. Mặc dù đã hứa, tôi cứ mãi đắn đo không biết có nên giữ lời hứa đó hay không? Đây là buổi hẹn rất nguy hiểm cho người gặp gỡ và có khi sẽ là một lần vĩnh viễn chia tay. Những ngày tháng gần đây Rạch Giá trở thành nơi tập trung cho những chuyến ra đi, những chuyến ra đi biền biệt quê nhà. Ngôi trường cấp 3 Rạch Sỏi nhỏ bé của tôi cũng không ngoại lệ. Học trò bàn chuyện "vượt biển" nhiều hơn chuyện học. Thầy cô mỗi ngày nhìn xuống lớp, vài khuôn mặt mất đi giữa ghế bàn. Đôi lúc phải dồn lớp dạy mới đủ số học sinh. Đã có nhiều buổi chiều học sinh vào trường như thăm viếng thầy cô và để kín đáo nói lời chia tay. Ở tuổi các em "ăn chưa no, lo chưa tới" mà đã phải tự làm người lớn, vượt ngoài ý thức của bản thân. Một thế hệ "lớn trước tuổi", toan tính hoang mang nhiều hơn mơ mộng sách bài. Nhiều thầy cô giáo phải "nổi giận" vì tinh thần học tập sa sút của các em. Tôi thương các em nhiều hơn bao giờ hết. Nếu tôi là các em chắc cũng không thể làm khác, nhiều khi còn tệ hại hơn không chừng? Vì thương con, cha mẹ đã đẩy các em "ra khơi" mong sẽ tìm được một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ với hành trang là những tờ giấy trắng, các em phải làm gì cho những bước đường vô định, tương lai may rủi nơi bên kia xứ lạ quê người?