Tuesday, August 30, 2016

Nỗi nhớ Cao Nguyên


Tắm Mưa

Trần Phiêu

Image result for mưa

TẮM MƯA (2).

                    

Mến tặng Đại Ca TLT.



Đâu rồi cái thuở "tắm mưa"
Biết bao kỷ niệm tuổi vừa lên năm
Mưa chiều rỉ rả lâm râm
Đôi ta hí hởn,chạy dầm trong mưa

Tung tăng nào kể sớm trưa
Hồn nhiên chúm chím; tuổi chưa buồn phiền
Nói năng, so sánh liên miên
Giờ đây đôi kẻ; mỗi miền cách phân

Cuối Hè Phượng thắm đầy sân
Anh rời Trường Cũ - Em chân Giáo Làng
Tiễn nhau lệ thấm tuôn tràn
Anh vào quân ngũ, đôi đàng cách phân

Chuỗi ngày thơ ấu xa dần
Hè qua Thu lại; buâng khuâng xoá mờ !
Còn đâu cái tuồi mộng mơ
Tắm Mưa, Bắt Đĩa, trao Thơ, Chuyền Chuyền ...

Đường đời lắm nẽo truân chuyên
Người đi, kẻ ở; đôi miền âm dương
Cho dù trăm nhớ, nghìn thương
Bóng câu cửa sổ; vấn vương muộn màng !

Monday, August 29, 2016

Móc Ngoặc 40 & 41

_______________
Lanh Nguyễn


Không biết ai đã rỉ tai mà hầu như 50 GV trường Đông Hưng đều biết 10 ngày sau khi mãn khóa học chánh trị thì toàn thể GV mới phải trở về trường để chuẩn bị khai giảng.
Long và hơn chục hiệu trưởng khác đến chổ gởi vỏ máy để nhận lại vỏ máy của mình đã gởi hơn 2 tháng trước. Anh cũng không quên qua bên xăng dầu mua đầy 1 can xăng 30 chục lít. Vừa nê can xăng được nửa đường thì Hoàng, Đực cô Nga cùng gần 10 cô thầy khác xuất hiện:

Ngổn ngang trăm mối


Nhớ Bạn


Hạ vàng ươm nắng

_____________

Hai Hùng SG

Friday, August 26, 2016

Vàng Thu Lá Đổ

_______________
Hai Hùng SG




CHƯA ĐỦ CÔ ĐƠN CHO SÁNG TÁC

______________


   
 Tôi đọc “Chưa đủ cô đơn cho sáng tác“ lấy làm tâm đắc lắm! Cái ông Inrasari này thật là hiểu, thật là nắm bắt được cái hồn thơ văn. 


    Ôi! Tại sao thơ văn bây giờ rất là xô bồ? Tại vì cuộc sống bây giờ rất xô bồ! Người ta lấy thơ văn làm một trong những phương tiện để tiến thân! (xin đừng so sánh với ngày xưa: khoa cử người ta xét trình độ thơ văn là người ta xét vốn chữ nghĩa và đọc sách của đương sự, rồi sau đó thăng quan tiến chức hay không là tài ứng xử sau này) 

Thursday, August 25, 2016

Buồn trong kỷ niệm

Bói

______________

Tú Lan Thanh





                  Quí thầy của chúng ta phải học đầu tắt mặt tối mới được thiên hạ gọi là thầy.  Mấy ông bác sĩ phải bỏ một thời gian dài học tập trong trường, thực tập trong nhà thương mới được gọi là ông thầy thuốc tây. Mấy ông lang, phải học nghề từ nhỏ, phải tập nghe mạch nhảy nhẹ, mạnh, mau chậm như thế nào mới định bịnh và phải biết công dụng của từng loại thảo dược để cho toa hốt thuốc mới được gọi thầy thuốc bắc hay thầy thuốc nam. Thơ ký trong toà hành chánh, thông ngôn toà án phải đổ bằng thành chung hay ít nhứt cũng đổ bằng tiểu học mới được gọi là thầy thông, thầy ký:

                      Thông ngôn, ký lục bạc chục không thèm
                        Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay.
                    Có một chức thầy không cần phí sức học hành, chỉ cần đọc vài ba cuồn sách bói toán, coi chỉ tay là có thể trương bản :

Wednesday, August 24, 2016

Bữa tiệc tái sinh

_____________

Nguyễn Đạt Thịnh



Cuộc Tình Cuối Đời


NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh gốc Quân Đội: ông xuất thân khóa 6 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chức vụ sau cùng là Trung tá Trưởng Phòng Báo Chí, thuộc Cục Tâm Lý Chiến, tổng cục Chiến Tranh Chính Trị. Sau 04/75, ông tạm cư Hawai , chạy Taxi. Hiện ông định cư tại Houston, TX.



Tác phẩm: Mộng Xuân (1963). Dường Như Mùi Hương (1968). Tương Khúc Dậy Thì (1968). Di Sản (1976). Đôi Mắt Phương (1987). Chân Dung Tên Khủng Bố (1997). Mua Vợ (2004).
Trước 1975, ông chủ trương Tuần Báo Diều Hâu và Chương trình Vành Khăn Sô. Ông viết nhiều bài Chính Trị Giả Tưởng khả dĩ giúp các nhà Lãnh đạo bấy giờ có cái nhìn sâu rộng hơn về thực trạng cuộc chiến ý thức hệ.
Sau 1975, ông tốt nghiệp Đại Học Báo Chí Hoa Kỳ, tại viện đại học Hawaii,, vẫn viết nghị luận thường xuyên cho các Nhật báo tại Cali và Texas....Hiện ông là chủ bút Thời Báo Houston
******************

Thi nhạc giao duyên: Chiếc áo bà ba

Monday, August 22, 2016

Móc Ngoặc 38 & 39



Xã Đông Hưng lần đầu tiên tổ chức lễ phát thưởng nên mọi người rất ư là háo hức, từ học sinh cho đến phụ huynh, từ em được lảnh thưởng cho đến đứa không được gì, tất cả đều nôn nóng chờ đợi ngày đó. 
Chánh quyền xã cũng muốn xem náo nhiệt. Hôm ở trên Huyện Út Nhứt và Năm Dồi không hứa về Đông Hưng tham dự nhưng chiều thứ 5 là họ đã ghé trường để hỏi Long rồi:
- Mầy định tổ chức ở điểm nào dzậy? 

Sunday, August 21, 2016

Nghe vọng cổ nhớ quê hương

Xin mời thầy , cô , các sư đại Huynh , đại sư tỷ nghe chị em KP và KT ca vọng cổ , ở nhà người bạn , không tập trước , chúc mọi người ngày chủ nhựt vui vẻ thoải mái nha .

Kim Trúc

CÁI LƯỠI

Tú Thooc.



            Cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo. Xưa nay mình cứ tưởng cái ông Nguyễn Biểu đi sứ sang Tàu dám cắt lưỡi cái đầu lâu thằng Chệt vừa ăn vừa khen ngon cũng cái lưỡi mà dở cũng cái lưỡi. Không ngờ cái xứ Mỹ nầy đang có trận đụng độ giữa Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần với Chưởng môn phái Nga Mi Diệt Tuyệt Sứ Thái mấy tháng nay trông thật đã con mắt. Hai ông bà dùng đủ thứ mọi ngón võ quyết hạ gục đối thủ nhưng tất cả đều là võ mồm. Nhưng người ta nói cái mồm thì chứa hằng triệu vi trùng nên cả hai đối thủ đều từ chết tới bị thương. Dù trận chiến có thế nào thì ngày 8 tháng 11 nầy cũng phải có kết quả. Tú tui chỉ mượn hai cái lưỡi chính và hằng trăm hằng triệu cái lưỡi tào lao trăm phía để bàn loạn mua vui cùng quý bạn nhân mùa bầu cử không giống ai trong lịch sữ hơn 200 năm dựng nước của Mỹ Quốc.

Friday, August 19, 2016

GS Thứ Trưởng GD Nguyễn Thanh Liêm từ trần ngày 17 tháng 8 năm 2016 tại Nam Cali


Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm. (Hình: petruskylhp.org)

Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm. (Hình: petruskylhp.org)


IRVINE, California (NV) 

 Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm vừa qua đời lúc 1 giờ 50 phút chiều Thứ Tư, 17 Tháng Tám, tại bệnh viện Kaiser, Irvine, bà Nguyễn Thị Phương, hiền thê của ông xác nhận với nhật báo Người Việt.
Bà Phương cho biết, Giáo Sư Liêm được đưa vào bệnh viện tối Chủ Nhật, sau khi thấy mệt trong người, và không đi tiểu được.
Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là cựu hiệu trưởng trường trung học Petrus Ký, và là sáng lập viên Lê Văn Duyệt Foundation.
Ông vừa cho ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” tại Little Saigon hôm 6 Tháng Tám.
Trong buổi ra mắt này, cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng, một người cùng thế hệ với giáo sư, cho biết, ông Liêm là người miền Nam gốc Mỹ Tho trong một gia đình khá giả có điền sản nên được ăn học đến nơi đến chốn. Ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn, cử nhân giáo khoa văn chương, và tiến sĩ đại học Iowa State University, Hoa Kỳ. Giáo Sư Liêm cũng là một nhân viên hành chánh cao cấp của VNCH, từng là hiệu trưởng nhiều trường trung học, chuyên viên hạng I Phủ Tổng Thống (ngang bộ trưởng), và thứ trưởng Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.

Cựu Đốc Sự Châu Văn Để, trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” của tác giả Nguyễn Thanh Liêm, cho biết: “Tuổi trẻ Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại biết đến Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là một nhà văn hóa, dĩ nhiên, nhưng khi họ đọc qua những tác phẩm của ông, họ thấy ông không những là một nhà văn ‘đa hiệu’ mà còn là một nhà thơ chan chứa tình dân tộc.”
Ông Để cũng nhắc đến những hoạt động rất hăng hái của giáo sư trong các phạm vi văn hóa, văn học và cùng chung vai sát cánh với những tổ chức tranh đấu trong cộng đồng để mong cho đất nước và dân tộc Việt Nam được sống no lành, an vui hạnh phúc.

Giáo Sư Liêm không chỉ tham gia vào các hội giáo chức, cổ nhạc, đền Hùng… mà còn đích thân thực hiện nhiều công tác khó có ai bì kịp như việc lập ra tổ chức Lê Văn Duyệt Foundation, Ngày Văn Hóa Việt Nam, Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, thành lập và xuất bản tạp chí Đồng Nai-Cửu Long rất giá trị. Trên phương diện truyền thông, giáo sư cũng chăm chút các chương trình do chính ông thực hiện, cùng các hoạt động chính trị khác trong cộng đồng, ví dụ như đã hợp lực với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” lên Liên Hiệp Quốc trước thời hạn tối hậu là ngày 13 Tháng Năm, 2009.

Ông Để cho biết, Giáo Sư Liêm sinh ngày 21 Tháng 11, 1933. (Đ.D.)

Chuyến đi về sáng

Tuesday, August 16, 2016

ƯỚT CẢ TÂM HỒN

Những đêm mưa rả rích,lạnh leõ,người cô đơn thấy như ướt cả tâm h̀ồn.
Nhạc sĩ Nguyễn hữu Tân đã cảm thông, lắng lòng trong nhạc phổ ƯỚT CẢ TÂM HỔ̀N
 Mời thân hữu chia sẻ tiếng nức nở,xót xa của ca sĩ Hồng Nhiên.Hòa âm Đỗ Hải .Thơ Chương Hà

Chương Hà

Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười

Một tấm ảnh xưa, muôn trùng nỗi nhớ ....


Mùa Vu Lan

____________________


NỖI BUỒN TRÍ THỨC

___________


                   Chân Diện Mục   
  
NỖI BUỒN TRÍ THỨC   

                                     Gươm sách tám năm quay trở lại 
                                     Cũng buồn như lúc mới đi thôi 
                                                   (Nguyễn Thượng Hiền) 
    Trí thức là giống nòi tình. Mà càng nhiều tình thì càng buồn. Nguyễn Trãi là nòi tình thứ thiệt: 

          Chiếc thuyền lơ lửng bên sông 
          Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay

Monday, August 15, 2016

Cho là hạnh phúc


SỐNG.

 _____________




                    Tuỳ theo tâm tính, tuỳ theo quan niệm, mỗi người có một cách sống khác nhau: sống hạnh phúc, sống vinh quang, sống trong nhung lụa, sống nghèo nàn, sống đau khổ, sống nhục nhã, sống tự do....Trong câu chuyện "Anh Phải Sống", người vợ đành buông tay cho chồng có thể bơi vào bờ để  được sống trong cảnh gà trống nuôi con, một cuộc sống đầy đau khổ. Trong phim Chúng Tôi Muốn Sống, Kiều Chinh phải vượt thoát vùng Cộng Sản để được sống TỰ. DO.

giấc mơ bi tráng

Sunday, August 14, 2016

Móc Ngoặc 36 & 37


Lanh Nguyễn

Chiến dịch xóa nạn mù chữ đã phát động cả tháng rồi vậy mà khi họp ở phòng GD chưa có trường nào báo cáo cho biết là trường mình đã tổ chức được một lớp học bổ túc văn hóa. 
Ngày bãi trương sắp đến nên phòng GD cũng không đốc thúc mà chỉ lờ đi thôi.
Vừa họp xong thì Út Nhứt tới nói:
- Mầy theo tao qua bên ủy ban huyện một chút. Năm Dồi muốn gặp mầy.

Những Chiếc Thẻ Bài Bị Bỏ Quên




1. DẤN THÂN!


(Trích trong "Những Chiếc Thẻ Bài Bị Bỏ Quên")



YouDidIt


Chiếc xe đò con ì ạch leo tới đỉnh đồi rùng mình vài nhát rồi mới chịu tắt hẳn máy. 

- Xe tới Bến Cát rồi! Mời bà con xuống! Cẩn thận nếu nghe tiếng pháo thì kiếm hầm núp! 

Minh xách ba lô cầm tay, đoạn nhảy xuống xe, hỏi người lơ xe: 

- Bộ chổ này hay bị pháo kích lắm hả anh? 

Chưa vội trả lời, anh lơ xe hỏi ngược lại: 

- Chuẩn uý mới về đây hả? Đơn vị nào đó? 

- Tôi về trình diện Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn! 

- Vậy thì chuẩn úy chờ chút nửa có xe tiếp liệu, hay bất cứ xe nhà binh nào đó, thì xin họ quá giang vô căn cứ liền! Vì từ đây vô đó dài hơn 5 cây số. Không có xe khách đâu! Lâu lắm mới có một chuyến xe buyt của căn cứ! Đừng chờ ở đây lâu! Nguy hiểm! Tụi nó pháo thường lắm! 

- Ừ! Cám ơn anh! 

Minh khoát ba lô lên vai. Như sực nhớ điều gì, anh gọi giật người vừa truyền tin: 

- Anh ơi! Từ đây ra chợ gần không? Hướng nào vậy? 

- Đi tới khoảng trăm thước, rồi quẹo trái, nhà lồng chợ ở đó! 

Minh lững thững tiến về trước! Tháng tư, trời nắng hanh tưởng như hoa cả mắt! Tiếng phi cơ quần thảo trên trời, hòa tiếng đì đùng xa xa! Minh rùng mình... sửa lại chiếc nón bo trên đầu! 

- Anh ơi... Ghé quán uống chai bia rồi hảy vào! Trời nắng lắm! 

Minh nhìn về hướng người vừa mời mọc. Con bé mặc chiếc áo bà ba màu tím than bó sát thân, đường cong con gái hiện đầy nét quyến rũ, đang đứng ngoắc tay mời. Anh bước vào quán, cô bé thân thiện: 

- Chuẩn úy mới về đây? 

Hai lần rồi, không hiểu sao mà người đối diện vừa gặp anh thì đã biết anh là người mới đến! 

- Sao cô biết! 

Con bé cười rất xinh! Đôi môi mộng hồng: 

- Dạ! Bến Cát này nhỏ lắm, mà dân ở đây hầu hết đều là thân nhân của lính sư đoàn, nên mọi người nhận nhau rất dể dàng! Bà con một nhà mà! 

Giọng con ggái Bình Dương nghe hơi là lạ, có một chút khác với giọng con gái Sài Gòn! Minh mĩm cười! "Bà con một nhà!" Thân tình này dù mới quen thôi, một chút mộc mạc, nhưng chân thành, thân thiện. Anh bỗng nghe lòng mình âm ấm lại, quên cả lời cảnh tỉnh của anh lơ xe! Một thoáng nào đó anh cũng đã quên Chi! 

- Anh dùng bia nha? Con Cọp hay 33? 

- 33 đi cô! 

- Dạ! 

Minh đặt mình nặng nề ngồi xuống chiếc ghế con, chợt nhớ lời dặn dò của Mẹ lúc sáng khi tiễn anh ra xe: 

- Minh à! Chiến trường Lai Khê đang đánh dữ lắm! Nếu con muốn, cứ ở lại nhà, Mẹ sẽ lo cho con về đây, an toàn hơn! 

- Mẹ! Đất nước hiện giờ nơi nào cũng giống nhau! Hơn nửa không phải ai ra trận cũng chết hết đâu! Mẹ cứ để con tự lo tương lai và đường đi nước bước của mình! Con đã ra đời rồi mà!... Như biết mình vừa nặng giọng với Mẹ, anh lại đùa: 

- Yên tâm đi! Trình diện xong hong chừng rỗi rảnh, con sẽ dù về thăm nhà! Lai Khê - Châu Đốc chỉ một ngày đường thôi! Không như lúc con còn trong quân trường đâu! 

Bây giờ thì thật xa! 

Mẹ! Chữ hiếu chưa kịp trả, con đã phải vội vào đời! Rồi lại đem những âu lo phập phồng làm gánh nặng cho Mẹ Cha nửa! Tuổi trẻ của chúng con bây giờ là vậy đó! Quá vãng, chỉ là những tranh giành chia sẽ, Hiện tại thì mịt mù vô chung, còn tương lai, sống-chết-nên-bại thì không thể nào ngờ! Cho nên khi còn vui được thì cứ vui! Còn cười được thì cứ cười! Lúc còn đi học, chúng con đã lý tưởng hóa đòi hỏi đủ điều! Lên đường xuống đường đấu tranh phản đối (?) Thách thức chính quyền, hô hào lý tưởng, mà quên đi đằng sau yên bình đó, là mồ hôi, là nhọc nhằn, là máu xương của hằng triệu người đang từng giây từng phút dấn thân bảo vệ đất nước! Quý được họ, thì mới thấy thương được mình! Tôi đã một lần coi thường các anh, mặc kệ những chàng trai mặc áo trận bạc màu lang thang trên hè phố! Tôi cũng đã nhiều, rất nhiều lần nghĩ rằng: đó là bổn phận của anh, ăn cơm chúa thì phải múa mà thôi! Nhưng bây giờ, tôi là người như các anh đây! Không ai ép tôi nhập ngũ!, vậy mà cũng đành lòng từ bỏ Văn Khoa, chạy trốn một niềm đau! Tôi có hèn không, khi mà xưa kia đã từng coi thường các anh, và bây giờ tôi phải vay mượn mấy tiếng Huynh Đệ Chi Binh để mà nương náo?!!! 

Chiến tranh hôm nay không còn là chuyện tranh giành đất đai! Cũng không còn lật đỗ tranh giành, thay mới như xưa nữa! Mà bây giờ, là cuộc chiến ý thức hệ! Giữa anh và tôi là hai lý tưởng nghênh nhau! Ranh giới chỉ là lằn biên phân chia mà thôi! Điều đó chưa đáng sợ bằng cái ranh giới vô hình của các chủ nghĩa! Gia đình, người tình tất cả bây giờ đang ở sau lưng mà thôi!. Trước mặt Minh là những suy toan cho kế hoạch, cho từng giây từng phút đấu tranh. Anh không thể do dự, hối tiếc được nửa! Và nhất là không thể tự cho phép mình một ý tưởng hèn hạ quay lưng trốn chạy! Cờ đương dở cuộc không còn nước! Bạc chửa thâu canh đã chạy làng! 

- Anh! Pháo kích! 

Rồi cô bé lôi Minh xoành xoạch phóng vào căn hầm trú ẩn đào trước lối dẫn vào quán! 

Cô bé nép sát vào người Minh! Anh lén nghiêng đầu kề mủi mình lên mái tóc đen huyền của cô gái mà anh đã cận thân nhưng lại chưa biết tên! Con gái nào cũng vậy, sao mà tóc thơm ngát cả trời! Chỉ một chút gần gủi thôi, một chút cọ xát thịt da thôi, anh nghe rõ ràng cái cảm giác của khác phái đang gần kề nhau. Tự nhiên tim anh đập nhanh lên! Không phải sợ pháo kích đâu! 

- Xong rồi đó anh! Pháo rơi bên xóm hoang Bông Trang rồi! 

Minh ngơ ngác... cô bé giải thích: 

- Xóm Bông Trang nằm gần Khu Bố Lá, bị bỏ hoang lâu rồi! Ở đó có trung đội pháo binh đóng đồn, nên VC hay pháo chụp đầu căn cứ đó lắm! 

Minh ừ cho qua chuyện, mà chỉ tiếc cho mùi hương huyền hoặc kia anh chưa hưởng tận! 

- Uống đi anh ! Lúc nãy sợ không? 

Minh lúng túng, như sợ người đang bắt quả tang khi anh phạm tội! 

- Tôi có biết gì đâu mà sợ! Mới ra đơn vị thôi mà! 

Con bé xí dài: 

- Người gì mà thật thà quá đi thôi! 

- Anh! trước mặt mình là quốc lộ 13 đó! Mấy tháng trước hai bên đụng độ bắn nhau kinh hồn! Dân và lính nằm chết kề nhau! Kinh hoàng lắm. Dân chúng tụi em phải di tản một thời gian, mới quay về đây khoảng tháng nay thui! 

- Tình hình chưa ổn, sao lại quay về? 

- Trước là giúp mấy anh lính sư đoàn làm sạch đoạn đường này, đây là mạch máu tiếp tế giao lưu của quân đội và dân trong khu vực này! Hơn nửa, chúng em đâu bỏ đất đai mồ tổ mình được! Hễ bớt tiếng súng đạn, thì tụi em phải quay về thôi! Sống với lính sư đoàn bấy lâu nay đã quen rồi! Đi xa lại nhớ! 

Câu nói thật đơn giản! Lời bày thật chân tình, nhưng sức thuyết phục thì thật là kinh hồn! Có thật vậy sao em? Có những người quyết tâm bám vào mãnh đất dù đang bị tàn phá tang thương để mà sống sao em! Có những người đành lòng tự nguyện gắn bó với người lính chiến rày đây mai đó như vậy sao em? Có những người thật sự xem thường an nguy bản thân mình để một lần được kề cận với những kẻ không cùng gia đình máu mủ huyết thống? Hằng ngàn câu hỏi trong đầu Minh đã bấy lâu nay ấp ủ trong ấm ức, bây giờ từ từ đã có câu trả lời! Tôi với em thật là xa lạ, nhưng hình như mức cảm thông vô hình nào đó đem tư tưởng gần nhau hơn! Ừ quốc lộ 13 dù có kinh hoàng chăng mấy, nhưng từ hôm nay Minh thấy đó là mạch máu đem sức sống âm vang dội về tim mình, là lòng tôn xưng hãnh diện của một gã con trai vưa tròn hai mươi thật sư quyết tâm trả nợ cho quê hương. 

- Nhà em gần đây không? Minh không để ý là mình thay đổi cách xưng hô tự bao giờ 

- Dạ! Ở xóm nhà thờ, sau chợ này thui! Sáng em ra Bình Dương học, chiều về giúp gia đình bán hàng! 

- Kia, Xe sắp vào căn cứ rồi! Anh về trại mau đi! Ba giờ chiều sẽ đóng cổng, không có xe ra vào nửa đâu! Vào đi! Coi chừng trể rồi bị hít đất! Nói xong cô bé bụm miệng cười khúc khich thật hồn nhiên ngây thơ 

Minh thảy vội tờ bạc Hưng Đạo, rùi phóng lên chiếc GMC! Cô bé chạy ra khỏi quán, đứng bên vệ đường vẫy tay hét to: 

- Anh Minh! Khi rãnh anh ra đây nha... Em chờ! 

Minh bỗng ngẫn người ra! Bố khỉ, con bé tinh quá, đã biết tên anh thêu rõ ràng trên miệng túi bảng vàng chữ đỏ (Bảng tên lúc còn ở trong quân trường đó mà!)! Biết tên anh, nhưng lại không cho biết tên của mình! 

Minh vò đầu tức tối! 


*** *** 
Chiếc GMC chạy loanh quoanh 1 vòng trong khu rừng cao su đầy dẫy những gian nhà tiền chế, chung quanh được bọc bằng bao cát rồi mới ngừng lại! Một lần nửa, Minh xách chiếc ba lô lên tay đoạn nhảy xuống đất! Bụi đỏ bám đầy trên đôi bốt đờ sô mà hôm qua Mẹ anh đã đánh bóng cho. 

- Chuẩn úy! Bên phải của ông là Phòng Nhân Viên của Pháo Binh Sư Đoàn! Ông vô đó làm thủ tục trình diện đi! Gặp lại sau! 

Chiếc xe rú lên từ giả rồi lẫn khuất mình trong rừng cao su xanh mát bỏ lại đám bụi đỏ sau lưng! 

Đi được vài bước Minh mới cảm nhận ra hình như mặt đất rất gồ ghề! Anh cuối đầu nhìn xuống, rồi chợt nhắm mắt rùng mình! Mùa xuân năm Mậu Thân sau chuyến chạy di tản trở về, Minh đã từng tình nguyện giúp trường dọn dẹp tàn tích cuộc chiến, anh đã nhặt rất nhiều những mãnh đạn như thế này... và bây giờ... 

Người hạ sĩ quan vừa đi ngược chiều, thấy Minh, anh vội đưa tay chào, cười thân thiện: 

- Chuẩn úy mới tới? Hình như biết được nỗi thắc mắc của Minh, anh giải thích thêm... Kho đạn căn cứ mới bị nổ hơn tuần qua, dọn dẹp chưa sạch! Ông cẩn thận đừng đá mấy trái còn nguyên đó nha! 

Minh đưa tay chào đáp rồi gượng cười: 

- Dạ! ... Mà nè... Phòng Nhân Viên Pháo Binh giờ này còn làm việc không anh? 

Anh hạ sĩ quan mau mắn trả lời: 

- Ở đây làm việc 24 trên 24! 

- Cám ơn! 

Hồi họp lắm khi anh rón rén bước vào văn phòng! Tuy nhiên, bắt buộc Minh phải mạnh dạn đưa tay chào trình diện cùng vị sĩ quan đang cặm cụi trước đống hồ sơ: 

- Chuẩn úy TM, số quân 71/134.... Trình diện trung úy! 

Vị trung úy đó ngẫng mặt nhìn anh rồi mĩm cười thân thiện bảo: 

- Thôi đi cha nội! Ở đây là mặt trận đó, không phải trong quân trường đâu! 

Minh đỏ mặt cứng người mà cười gượng! 

- Ah, Anh thuộc thuộc Tiểu Đoàn 3 ở Thủ Đức hả? Khóa mấy? 

- Dạ... khóa 6/70! Còn huynh trưởng? 

- Khóa 2/68 

Đã từng là khóa sinh của quân trường bộ binh Thủ Đức họ nhận diện ra nhau rất dễ dàng! Mỗi tiểu đoàn khóa sinh trong đó cùng mang bảng tên có nền màu khác nhau. Chỉ có tên chữ thì mới thêu bằng chỉ đỏ! 

Cầm giấy phép của Minh trong tay, vị sĩ quan quân số mĩm cười nói: 

- OH! Anh trễ sáu ngày rồi!... Sau không ở tới ngày 13 hãy lên! Chưa tới hạn báo cáo đào ngũ mà! 

Hình như cảm giác phạm tội và phản bội trong đầu anh từ từ dâng lên! Không biết mặt Minh có đỏ không, anh lí nhí trong cổ họng: 

- Dạ! Tại... 

- Thôi mà! Tội tôi chút đi anh! Đây không phải là Phòng 2 đâu! Tôi chỉ ngạc nhiên là còn 8 người cùng khóa của anh sẽ về đây, nhưng cho tới bây giờ, anh là người thứ nhất đến trình diện đó thôi! 

Minh thở phào nhẹ nhõm! 

Thủ tục giấy tờ trình diện cũng qua mau. Minh phải về trình diện đơn vị chính của mình! Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh! Lại một lần nửa phải lên xe, nhưng lần này thì được đi xe jeep! 

Xe ngừng trước Câu Lạc Bộ của Tiểu Đoàn! Minh và trung úy Tâm - vị sĩ quan nhân số, cùng xuống xe! 

- Hai người vào CLB uống vài chai nghe! 

Người đón tiếp cũng là rất trẻ, nước da trăng trắng, gầy, mắt đeo kinh trắng, cất giọng thân mật! Không vội trả lời, Tâm quay sang Minh nói: 

- Đây là Thiếu Úy Khanh, Ban Quản Trị Nhân Viên của Tiểu Đoàn anh đó, nhận diện gia đình đi! Nhiệm vụ của tôi tới đây là xong... Đoạn anh quay qua Khanh, tiếp:- Khanh à! Hôm nay tau bận trực! Khi khác đi nghe! Nhớ lo cho thằng em chu đáo chút! Coi bộ " Em ngơ ngác lắm, khù khờ lắm... Chỉ biết chơi thôi chả biết gì!" Rồi quay qua Minh:... Thằng Khanh Còm này dễ thương lắm, đừng sợ nó! 

Nói xong, Tâm phóng lên xe jeep, rú máy phóng đi, bỏ lại sau lưng hai bóng người mờ dần trong đám bụi đỏ của khu rừng cao su! 

- Ăn gì chưa, Minh? 

- Dạ!... Chưa đói! 

- Ừ! Còn sớm!... Thôi vào CLB làm vài chai nha! Sẳn tôi giới thiệu với anh em trong Tiểu Đoàn luôn thể! 

Khanh thân ái khoát vai Minh cùng tiến vào trong quán! 

*** *** 

Mọi thủ tục làm quen rồi cũng xong! Nào là giới thiệu, nào là cụng ly ra mắt... cho tới lúc Minh cảm thấy đầu óc mình dâng chút lâng lâng, thì Khanh mới đưa anh về nơi cư trú! Ở đó là một gian nhà thật nhỏ, vừa đủ kê cái bàn gỗ cũng... nhỏ, và một chiếc giường đơn (nhỏ)... cũng bằng gỗ thùng đạn pháo binh. Mọi thứ đều nho nhỏ. 

- Đây là Khu Vãng Lai của Sĩ Quan độc thân! Bồ tới trước thì được ưu tiên chọn! Mỗi phòng sẽ chứa hai ông độc thân! Và đây là cái connex cũng có giường nhỏ trong đó, muốn xữ dụng làm gì cũng được! Quan trọng là dùng để tránh pháo! Quên nửa, căn cứ dạo này thường hay bị tụi nó pháo lắm! Khi nào nghe tiếng còi báo động, hay nghe được tiếng depart thì phải tìm cách ẩn thân! Ở đây súng đạn vô tình lắm! Khanh ân cần nhắc nhở. 

Minh nghe lòng mình nao nao một cảm giác khó tả! Cả năm nay dù mang tiếng là đi lính, nhưng tất cả thời gian đó chỉ là ở trong quân trường để tôi luyện! Không ai biết được chiến trận thực sự xãy ra như thế nào, cũng không ai biết được cảm giác thật sự của một người lính trận lúc trực diện cuộc chiến sẽ ra sao! Giờ này đây, anh đang đương đầu với nó đấy! Bắt đầu biết! Bắt đầu cảm... để cho dù chấp nhận hay không thì không thể thay đổi được! Giới tuyến của Sống - Còn bây giờ là sự quyết định phải nhanh và chính xác! Không còn do dự! Chẳng thể lung lay! 

Sài Gòn ơi! Ta trả cho người những tiếng nhạc thăng trầm với đèn hoa vạn sắc! Đêm vũ trường réo rắc điệu đam mê! Trả cho em những mơ mộng hẹn thề! Lời dấu ái nay chờ nghe tiếng súng nổ! Tuổi hai mươi đã bắt đầu gian khổ. Súng đạn thay người tình để giữ hơi thở của quê hương! Không phải tôi muốn làm người xa lạ không một chút vấn vương! Nhưng giữa cái sống và chết ta phải chọn con đường tiến bước! 

Sài Gòn! Ta trả cho em những tà áo dài tha thướt. Buổi tan trường em mà mượt trắng sân! Sài Gòn! Bây giờ chỉ còn là nỗi nhớ buâng khuâng... Xa! Xa lắm biết có lần tao ngộ? Ta đêm nay, giữa rừng cao su ầm ầm súng nỗ, nghe đất oằn đau, cam khổ bỗng chuyển mình. Tiếng đạn bay, nghe buốt giá thần kinh, chẳng ngăn nỗi ngày dấn thân tiến bước! 

YDI

Mời xem tiếp ở đây :
Những Chiếc Thẻ Bài Bị Bỏ Quên

Sunday, August 7, 2016

Hư Aỏ


Nếu có một ngày


Móc ngoặc 34 & 35



Vũ trụ xoay dần thời tiết luôn luôn thay đổi ngũ hành cũng luân chuyển không ngừng. Các thầy giáo ở ấp Thứ 10 đang được sao Đào Hoa chiếu mạng. Nhưng sao bổn mạng lại nằm trong "cung cấm" lại bị triệt tứ lung tung.
Anh Đức nhà ta bị chị Hai con ông Ba lò rèn đeo dính như sam. Mà chị Hai tuổi cọp lại sở hữu thân hình tuyệt mỹ với đôi chân dài "trường túc bất chi lao"

Tuesday, August 2, 2016

Thành phố buồn tênh

Móc ngoặc 32 & 33

_____________


Lanh Nguyễn


Điểm Thứ 11 chợ của trường Đông Hưng niên khóa 76-77 thực thụ chỉ có tất cả 8 lớp học mà thôi nhưng lại có tới 9 GV, bởi vì khi làm kiểm tra dân số Long đã kê lên thêm một lớp "ma" nữa. Rồi còn 1 GV trong Kinh 15 ở không chờ dạy thế, 2 người trong ban giám hiệu được miễn dạy lớp, tổng cộng có 12 người.
Năm người sống với thân nhân bên ngoài gồm có thầy Đô nhà có quán cà phê tại chợ Hoàng có nhà dì ruột, Minh có em ruột là cô Tuyết dân y cô Kim và cô Tiền ở nhà bà con 3 người sau nầy đều học khóa 3 được đưa về hôm đầu niên học mới.