Saturday, October 5, 2024

Nhà Có Hoa Ngâu Trắng


   
Hoa Ngau Trang      
 
1. 
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi. Nhớ lại cũng may, trời thương kẻ “khù khờ”, thời gian ở Sài Gòn mấy “nàng” kêu đâu thì tôi làm theo đó. Có lần, cô bạn Lê Thị Từ Dung rũ rê: “Em một mình đi học hội Việt-Mỹ buồn muốn chết. Anh đi theo học với em cho vui!”. Nghe đi học với người đẹp “cho vui”, là tôi gật đầu không cần suy nghĩ. Sau hơn nửa năm theo “con gái” học Anh văn, hội Việt-Mỹ bắt đầu chương trình chiếu phim không phụ đề cho học sinh xem nhằm thực hành khả năng nghe Anh ngữ. “Love Story” là phim gây sóng gió Sài Gòn lúc bấy giờ. Dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên “Love Story” của Erich Segal, với hai diễn viên xuất sắc Ali MacGraw và Ryan O’Neal. Tôi đã đọc nguyên bản cuốn tiểu thuyết này, chẳng thấy gì hay ho về mặt văn chương lẫn nội dung tác phẩm. Thì chung chung cũng không khác gì tiểu thuyết bà Tùng Long của Việt Nam mình trên các nhật báo Sài Gòn. Nhưng với bàn tay “phù thủy” của đạo diễn Arthur Hiller và nhất là bài hòa tấu “Theme from Love Story” của Francis Lai, đã đưa “Love Story” lên đỉnh cao phim trữ tình của mọi thời đại. Lần đầu, sau khi coi phim xong Từ Dung hỏi: “Anh hiểu được bao nhiêu phần trăm truyện phim?”. “Chừng 40%”. “Không được. Sau hơn nửa năm nay, mà anh chỉ hiểu được 40% thôi sao? Phải ít nhất là 60% trở lên mới được”. Thế là nàng bắt tôi phải đi xem lại, lần này với nàng bên cạnh, không hiểu là phải hỏi ngay. Từ Dung rất giỏi Anh ngữ, nhất là nghe và nói. Tôi thì thuộc loại “từ chương”, đọc và viết rất khá, nhưng nghe và nói tiếng Anh còn dưới trung bình. Xem phim phần lớn là học viên hội Việt-Mỹ, nên không khí thật im lặng, mọi người tập trung nghe phần đối thoại của nhân vật. Mỗi lần không hiểu, tôi phải khều tay và nói thì thầm vào tai Từ Dung. Rồi khều tay thành nắm chặc, thì thầm bổng chốc chẳng nói được câu nào. Nụ hôn bất chợt, vụng trộm bao giờ cũng ngon nhất, suốt đời khó quên. Lần đó tôi hiểu câu truyện phim chắc không quá 20%. Lỗi tại ai cũng hổng biết?

Friday, October 4, 2024

Họa sỹ TRẦN DUY

 Chuyển đến từ họa sĩ Nguyễn văn Nhớ

Cám ơn anh

TH

Tân cổ Sầu Lẻ Bóng / Kim Trúc trình bày

 

Thu Tháng Mười

 





THU THÁNG MƯỜI



Thu tháng mười lại về mang nỗi nhớ 
Lá Thu như bày tỏ lời ủi an
Vần thơ anh từng nét chữ dở dang
Chào Thu đến lá vàng rơi tơi tả
 
Anh và em có nào đâu xa lạ
Vẫn đợi chờ niềm nhung nhớ Thu sang
Bên hàng hiên hàng cây lá úa tàn
Con phố vắng ngỡ ngàng như e thẹn

Em không đến cho tình tôi lỡ hẹn
Nắng nhạt mờ xao xuyến lời tình trao
Còn không em lời êm ái thuở nào
Thương nhớ quá tim đau giòng máu lệ

Gió Thu sang như thầm thì nói khẽ
Tiếng suối reo như chào đón Thu về
Mắt lệ buồn cô lẻ nỗi chán chê
Thu vội đến cho tim sầu héo úa ... 

Mùa Thu sang trong tôi niềm chan chứa
Vẫn gọi thầm thương nhớ chuỗi ngày qua
Em xa tôi tình đã vội phai nhòa 
Còn đâu nữa buổi hẹn hò ngày trước...

Con phố giờ không còn in dấu bước
Chỉ lá vàng rơi rụng nỗi cô đơn
Nhìn quanh đây hình bóng đã không còn
Tình đã chết ...và tim lòng khô héo

Nguyễn Vạn Thắng 

MAI THẢO - Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương

Bài được gửi đến từ họa sĩ Nguyễn văn Nhớ








MAI THẢO - Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 14384)Mai Thảo








Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Con đường thoạt đầu nhỏ hẹp vào tới sâu phình rộng dần dần và mở thành một vùng ngoại ô tràn lan náo nhiệt khác là vùng Khánh Hội. Tại đây hai bên hàng quán, chợ búa chen chúc ngổn ngang không hàng lối, sáng chiều là bụi cát rác rưởi đủ loại dấy bốc mù mịt do chân trần những bầy trẻ nhỏ đen đúa nhếch nhác chạy nhẩy la thét hất tung lên. Cuối đáy con đường là phường Cây Bàng. Nó đứng chắn ngang với những rào cây um tùm như một biên giới tươi xanh ngăn chia chợ búa thị tứ ồn ào trước mặt với phía sau, cũng chỉ là những xóm ngõ bình dân lao động, nhưng một ngày đã trở thành tao nhã, tao nhã từ vết nắng sớm đến nét trăng chiều, từ ngọn cỏ bờ đến cụm hoa đồng, vì còn là một địa chỉ lẫy lừng của văn chương, nơi một mái lầu thi ca lừng lẫy.

Wednesday, October 2, 2024

Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em

 

Sáng tác: VŨ THÀNH AN

Trình bày: TRẦN VĂN PHÚ

Nữ sĩ Tương Phố & "Mưa Gió Sông Tương"

 

TIẾNG RAO ĐÊM.



 ĐỖ DUY NGỌC

Ở phố nơi tôi ở, hàng đêm khuya lắc khuya lơ có tiếng rao "bánh giò, bánh chưng đây". Đêm vắng bóng xe cộ, nhìn xuống thấy chiếc xe đạp chở theo giỏ bánh, bóng ngã trên đường vắng, nhìn cô quạnh đến xót xa. Tiếng rao của một người tuổi đã già, giọng Bắc, tiếng rao nghe như tiếng kêu tuyệt vọng, giọng nghèn nghẹn, khàn đục như bị tắc trong cổ họng, buồn tênh. Nghe tiếng rao, tôi cảm nhận được sự cùng quẫn, bế tắc của một thân phận. Tiếng rao như một tiếng thở dài trong đêm vắng. Mỗi lần nghe tiếng rao từ đầu đường, tôi mở cửa ra balcon nhìn xuống bóng liêu xiêu, chậm chạp đi qua. Chiếc xe đi thật chậm, có cảm giác người đạp như kiệt sức, như chẳng còn chi để thiết tha. Giọng rao buồn, loãng trong phố thị đêm khuya nghe thật não nề. Tôi hình dung một gia đình trong khu nhà trọ, hay một căn nhà nhỏ nhoi thiếu tiện nghi. Ở đó có một gia đình trông chờ chiếc xe đạp bán bánh hàng đêm làm sinh kế. Có lẽ họ đang sống khó khăn và có nhiều điều phải lo âu cho cuộc sống. Cho nên giọng rao nghe nghẹn trong cổ không thoát ra được.
Bây giờ, thời đại tân tiến cho nên hầu như tất cả giọng rao đều được thu băng và phát ra khắp nẻo đường. Giọng rao bánh chưng, bánh giò đi qua phố tôi hàng đêm có lẽ là giọng rao hiếm hoi không sử dụng máy móc. Do vậy, giọng có hồn, chuyên chở nỗi đau của một kiếp người. Cuộc đời vốn đầy nỗi buồn, nghe tiếng rao mỗi đêm lại thấy buồn hơn.
DODUYNGOC
30.9.2022

Chuyện Suy Gẫm

 

Đại Bàng Và Gà


   Ngày xưa có một ngọn núi lớn , bên sườn núi có tổ chim đại bàng.Một trận động đất xãy ra làm động tổ chim đại bàng, một trưng rơi xuống

Rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng nầy.

Tuesday, October 1, 2024

Tháng Mười Và Tôi

 Hoàng Thị Tố Lang



************************************************************************************************
Hoàng Thị Tố Lang
Mới thấy tháng chín đây, học trò tung tăng trở lại trường lớp  sau mấy tháng hè rong chơi trong nắng ấm, thế mà tháng mười đã về tự bao giờ. "Tháng mười chưa cười đã tối". Câu mà ông bà ta khi xưa đã nói thật ra rất đúng cho cái thời tiết của xứ tạm dung mà tôi đang ở đây, với thời tiết bốn muà Xuân Hạ Thu Đông mùa nào ra mùa nấy một cách rõ rệt.
Thật như vậy, tháng mười trời tối rất sớm. Chưa đến 5 giờ chiều là nắng đã trốn đi rồi để nhường cho màn đêm bắt đầu buông xuống. Tháng mười tháng của Thu về. Tháng mà tôi đặt cho nó một cái tên mới mà chừng như cũng tình tự vô cùng "Tháng luyến lưu". Thì chẳng đúng như thế sao. Tháng mười, những ngọn gió sớm mai đã làm se da thịt, cái lạnh đã bắt đầu đi về để mọi người chuẩn bị mùa đông dài lê thê sắp đến, mới hai ngày trước đây tuyết đã lất phất rơi, thấy mùa đông đã thực sự đi về, vậy mà hôm nay trời Winnipeg nhảy vọt lên từ 3 độ đến 25 độ. Trời đất còn như nắm níu một chút ấm áp của mùa hè còn sót lại phảng phất đâu đây... Như thế chả là ông trời còn lưu luyến cái hạnh phúc của mùa hè sao?