Tuesday, April 30, 2013

Long Giao Còn Đó Nỗi Buồn

__________

Thân ái mời đọc lại và xem PPS một bài viết cho tháng Tư của Hoàng Thị Tố Lang như một tưởng niệm cho ngày lịch sử  của dân tộc ...
HTTL




                   

 Viết sau khi đọc lại " Mưa buồn Long Giao " của nhà thơ Hà Thượng Nhân
Riêng tặng bạn tôi NTTL và Phượng - Người con gái Long Giao xưa - 

HTTL



Nghe xong bản nhạc "Nỗi lòng đêm trăng" của Lê Minh Luân, phỏng theo ý thơ "Mưa buồn Long Giao của Hà Thượng Nhân"  tôi nghe lòng rưng rưng. Bao năm rồi mà sao tất cả vẫn còn như đâu đây. Kỷ niệm về như những cơn sóng vỗ xô tới tấp, đem về cho tôi chiều nay cả một khung trời ngày xa xưa đó. Tưởng chừng đã là xa. Tưởng chừng đã là thôi nhớ. Tưởng chừng là tất cả đã nằm yên bên trời quá khự'. Thế mà dòng nhạc kia sao như quấn kín hồn tôi. Tôi lao đao trong vùng trời hạnh phúc lẫn khổ đau của một ngày tháng nào thật xa mà sao chiều nay gần hơn bao giờ hết ..

Trăng có điều chi buồn
Mà trầm sâu đáy nước?
Mây trời có chi buồn
Mà nghìn năm lững lờ?
Em nhớ anh từng phút!
Em mong anh từng giây!
Đêm nào không tiếc nhớ
Nhớ nào không ngất ngây?
Tình nào không ngóng chờ?
Chờ nào không đắng cay
Người nào không có tình

Tình nào không đắm say!....


Nỗi lòng đêm trăng ( nghe nhạc ở đây )

.... Long Giao. Chiều mưa nào năm xưa tôi đã đến vùng trời nầy . Cơn mưa thật buồn cho tôi một mình thêm bơ vơ hơn giữa một nơi chốn thật lạ xa nầy. Đây là lần đầu tôi đến đây. Aó quần lem luốt với bụi đường của đất đỏ miền đông. Chiếc xe Lam dừng lại cho người xuống. Mọi người trên xe lần lượt xuống. Tôi là người khách cuối cùng bước xuông và cũng là người duy nhứt còn  đứng lại trên bến xe nầy trong buổi chiều đang xuống. Hai tay nắm chặt hai giỏ đồ, bụng thì cồn cào đói mà không biết mình sẽ làm gì và đi đến đâu giữa một nơi chốn lạ xa như thế nầy. Mắt tôi bỗng sáng ra khi từ xa có người đi tới. Đó là một bà cụ trạc 70 .  Cụ lầm lũi đi hình như không để ý đến chung quanh là gì. Tôi chặn Cụ lại giữa đường và ấp úng hỏi:



- Cụ làm ơn cho con hỏi  ở gần đây có ngôi chùa nào không?

Ngẩng đầu lên bà lão đáp:

- Có, gần đây thôi mà cháu  đi tìm ai trong đó.

Tôi mừng quá nắm tay bà cụ khẽ bảo:

- Cháu đi lỡ đường, muốn tìm một chỗ nghĩ đỡ qua đêm.
Bỗng bà lào nhìn tôi thật lâu đoạn bà nói:
-  Tội nghiệp quá. Đi thăm nuôi phải không?
Tôi chưa kịp trả lời bà nắm tay tôi khẽ nói:
- Đi theo tôi, chùa đằng kia.
Thật đúng như lời bà nói chỉ đi vài ba phút chúng tôi đã đến chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm khuất sau một tàng cổ thụ thật lớn. Có tiếng đọc kinh từ bên trong văng vẳng ra. Tôi đưa tay gõ cửa . Cửa mở, tôi nghe tiếng vang lên:

- A Di Đà Phật. Dạ thưa tín chủ cần điều chi ở chùa. 
Sau khi nghe tôi trình bày cần một chỗ nghĩ qua đêm để mai đi thăm nuôi người thân, sư trụ trì ân cần đỡ giỏ xách trên tay tôi và đưa tôi vào chùa. Trời ơi giữa một nơi chốn lạ xa như thế nầy trời cũng còn thương cho thân gái dặm trường cho tôi có chỗ trú ngụ qua đêm. Tắm rửa xong, dùng chút cơm nhà chùa thì trời cũng khuya lắm rồi. Tôi xin phép Sư Cô đi nghỉ để mai còn lên đường. Thế mà cả đêm qua lạ chỗ, lạ giường tôi không tài nào chợp mắt được. Sau hồi công phu buổi sáng trong chùa, tôi sửa soạn đồ đạc và xin phép Sư Cô trụ trì ra đi. Sư Cô dúi thêm vào túi xách mấy hủ chao, tương, mấy gói mè rang và không quên nói:
- Con đi bình an. Nếu hôm nay không kịp để về lại Sài Gòn thi` hãy ghé lại đây. Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở đón con.
  Tôi nói lời cám ơn và đi ngay cho kịp chuyến xe sáng. Hai tay hai giỏ xách nặng trĩu, tôi muốn quỵ xuống. Liên tiếp ba đêm nay, những lo âu phập phòng. Những náo nức rộn ràng được gặp lại Trường, tôi  không tài nào ngủ  được. Nhiềù chuyến xe Lam khác cũng dừng đây. Đổ người xuống. Đa số là đàn bà con gái. Họ cũng gồng gánh, tay xách nách mang như nàng.
- Trại học tập ở  đâu vậy  Cô?
Tôi khẽ hỏi người con gái đi bên cạnh. Nói là con gái cũng không đúng. Đó là một người đàn bà. Nàng đang có thai. Nếu không thấy cái bụng chồi lên sau lớp áo không ai đoán được nàng có chồng vì nàng rất trẻ. Khoảng 17, 18  thôi. Khuôn mặt nàng thật buồn như u ẩn một nỗi niềm nào đó. Nàng trả lời tôi:
Trai học tập ở đằng kia kìa
  Tôi nhìn theo ngón tay nàng chỉ va hỏi
Cô đã có đến đây ?
Dạ. Đây là lần thứ hai . Chắc chị mới đi lần thứ nhứt
Vâng  đậy là lần đầu tôi mới có phép đi thăm nuôi 
. Đường từ quê tôi đến đây vất vả quá cô à. Hơn ba ngày đường đó cô.
Tôi nghe tiếng thở dài của nàng. Đến trước cổng trại lúc nào cũng không hay . Nàng khẽ bảo:
Đến trại rồi chị 
   Tôi  lặng lẽ đến  đứng xếp hàng kế những người đến trước. Nắng Long Giao buổi trưa như thiêu như đốt . Mồ hôi đổ ra nhễ nhại bên trán. Aó quần mọi người đều nhơm nhớp phủ đầy bui đỏ của vùng đất đỏ miền đông. Tôi đưa mắt  nhìn chung quanh. Khung cảnh im lìm hoang vắng. Vùng đất như không còn sự sống. Đòan người xếp hàng không ai nói với ai .  Khuôn mặt người nào cũng trĩu năng những đớn đau vô bờ bến chất chồng theo ngày tháng. Tên cán bộ   soát giấy tờ với khuôn mặt  non choẹt. Gầy gò xanh xao. Giọng Bắc Kỳ của những vùng quê đặc sệt. Lanh lảnh sang sảng như tiếng vọng từ cõi đia ngục đi về . Tôi theo đòan người đến một gian nhà lợp lá. Nền đất ẩm thấp. Những chiếc bàn dài với nhũng chiếc băng dài kê hai bên. Phía trước là tấm bảng thật lớn “ Phòng thăm nuôi cho cải tạo viên”. Gian nhà hẹp phút chốc đã đầy người. Ai cũng thấp thỏm. Ngóng đợi. Trông chờ. Không gian nơi đây đượm màu tử khí. Tôi nghe tiếng lao xao của mọi người. Chỉ có người con gái. Nàng ngồi  lặng yên. Đôi mắt xa vắng. Thẫn thờ. Tôi nghĩ có lẽ nàng mệt. Có tiếng người kêu thật khẽ nhưng cùng đủ cho bao nhiêu cặp mắt quay về phía con đường mòn bên kia.
Kìa đi ra kìa
Thấp thoáng  từng bóng người dần dần đang đi ra. Bao nhiêu cặp mắt mở to hơn như để kiếm tìm người thân của họ. Một người. Hai người. Ba người …Dáng điệu âm thầm. Mệt mỏi. Chịu đựng. Tôi  mở mắt thật to để tìmTrường. Đã ba năm rồi không biết chàng thế nào?  Người trên đường mòn dần dần ra đông hơn. Những thân thể gầy gò tiều tụy. Vẻ cam chiu hằn trên khuôn mặt của họ. Đã được lệnh từ lúc mới vào trại mọi người không ai dám bộc lộ, biểu lộ sự mừng rỡ của mình. Tôi đưa tay lau nhanh những giọt lệ tủi nhục trào ra khi nhìn thấy Trường, lòng bàng hòang nhìn anh mừng mừng, tủi tủi. tôi khẽ gọi được tiếng anh và gục đầu trên vai chàng nức nở khóc . Một người đàn bà lớn tuổi nhìn chúng tôi lắc đầu thương xót, khẽ bảo:
Cháu ơi! Đừng khóc nữa cháu, coi chừng.
Trường lấm lét nhìn quanh. Tôi thấy có giọt  nước mắt nào đó trong khóe mắt chàng song chàng làm ra vẻ tươi vui bảo tôi:
Đâu em của anh mang cho anh những thứ gì nào? Đường đi chắc vất vả lắm hở em?  Ba má mạnh không em? Em vẫn còn đi dạy ở trường cũ.
Trường hỏi hết câu nầy đến câu khác. Tưởng chừng như không còn  lần nào gặp lại nhau. Tấm thân cá chậu chim lồng một giờ gặp nhau là một giờ ngà ngọc . Tôi mở giỏ ra,  để từng lon đồ ăn xuống mặt bàn, nhìn  chàng nhìn thức ăn mở ra mà nghẹn ngào, tôi nói thật nhỏ:
-Anh đói lắm phải không anh. Anh ăn đi anh,
Vừa nói mà nàng nắc nghen. Trường nhìn dáo dác chung quanh chàng vội nắm bàn tay người yêu,  chàng khẽ nói:
-Tội em tôi biết là dường nao…
Bỗng tôi nghe tiếng khóc thút thít của ai bên cạnh. Thì ra người con gái có mang khi nảy. Chung quanh nàng  thức ăn vung vài tung tóe. Người  đàn ông ngồi đối diện với nàng khi nảy đứng dậy, lầm lũi  bỏ đi ra. Tôi nghe tiếng người con gái vừa khóc vừa kêu như van xin:
-Anh có thể ghét bỏ em, nhưng em xin anh hãy mang những thức ăn em mang cho anh. Nghe anh. Em xin anh.
Tôi không nghe câu trả lời và thấy người đàn ông đi thẳng  về phia con đường mòn, không ngoái lại bỏ mặc người con gái kia. Những gói thức ăn vẫn nằm chơ vơ, buồn tẻ nơi mặt bàn. Người con gái vừa khóc vừa nói với Trường :
-Anh làm ơn anh mang những thức ăn vào cho chồng em được không anh. Em biết anh ấy sẽ không bao giờ tha thứ cho em nhưng em phải lên thăm anh ấy. Em phải lên với anh ấy. Vừa nói, vừa khóc, nàng thu dọn đồ đạc cho vào mấy hộp lon cho và nàng trao cho Trường với ánh mắt thật là tội nghiệp:
- Anh giúp em nghe anh. Anh ấy đói chắc chết anh ơi. 
Nhìn cảnh tượng xảy ra tôi đà hiểu mọi chuyên. Mầm sống nằm trong bụng nàng bây giờ là nguyên nhân của mọi chuyên. Tôi tự hỏi nàng có đáng trách không? Tôi thở dài khẽ nắm tay cô bé như để san sẻ cùng cô thân phận nữ nhi trong cảnh nước mất nhà tan nầy.  Tiếng kẻng đánh vang lên báo hiệu giờ thăm nuôi đã hêt. Có nói gì được với nhau đâu. Chúng tôi bịn rịn chia tay. Nhìn Trường tay xách giỏ đồ, kèm theo đồ của cô gái lầm lũi đi về trai. Tôi vẫn còn đứng đó để còn nhìn bóng dáng anh cho đến khi bóng anh đã khuất sau con đường mòn. Mọi người lụt đụt rời trai ra về để kịp chuyến xe cuối về thị xã Long Giao. Chú lơ xe hối thúc hành khách lên xe. Người cuối cùng lên là cô gái bụng mang dạ chửa khi nãy. Cô vẫn còn đầm đìa nước mắt. Tôi nhích sang để có chỗ cho nàng ngồi xuống. Tôi khẽ đưa tay nắm tay nàng. Giong. nàng vẫn đều đều bên tai tôi … Em khổ lắm chị ơi em làm sao bây giờ, vì nghe lời hứa hen của họ em đã liều trao thân để cho chồng em sớm trở về, nhưng bây giờ em đã biết là mình bị gat… Trời ơi thương vô cùng người em gái đáng thương kia.
Tôi ôm lấy em khẽ nói:
- Can đảm lên em. Em đã can đảm nên em đã đến đây với anh ấy Rồi anh ấy sẽ hiểu và tha thứ cho em .....


Trời có điều chi buồn

Mà trời mưa mãi thế 

Cây cỏ có chi buồn

Mà cỏ cây đẫm lệ

Mà cỏ cây lệ tuôn?

Tiếng nhạc vẫn thiết tha, thật buồn, thật nghẹn ngào trong đêm . Tôi thấy lại anh, lại tôi của ngày tháng ấy .   Tôi thấy lại người con gái năm xưa. Tôi thấy Lòng Giao nơi chốn đã một lần đến để chứng kiến nhừng mất mát, những ngậm ngùi của cả một thế hệ, của cả một dân tộc. Chẳng biết bây giờ em ở đâu ? Em có hạnh phúc cùng người năm xưa hay bẽ bàng hơn trong cảnh đời nghiêng ngã nầy, nhưng có một điều tôi dám khẳng định rằng " Người con gái  đáng quý ấy đã yêu người yêu của mình hơn cả chính bản thân mình " ... Phải thế không em?

 Long Giao ơi, niềm đau ngày nào mãi mãi vẫn còn đó trong tôi...


HTTL

5 comments:

Anonymous said...

Cô kính mến ! Em đi vượt biên vào tháng 4 năm 79 , lúc vào trại tị nạn lần đầu tiên sau 4 năm mất nước nhìn lại lá cờ vàng ba sọc đỏ mọi người trên ghe ai cũng khóc nghẹn ngào...N.

Học trò xưa

Anonymous said...

Lần thứ hai đọc bài" Long Giao còn đó nỗi buồn" đã làm cho CD xúc động và mang nỗi buồn khôn tả. Chiến tranh..Ai đã gây nên cuộc chiến tương tàn huynh đệ đã để lại biết bao hệ lụy cho những người vợ...
Nhắc lại lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ngày 30 tháng tư năm 1975, CD rời An Thới vào buổi trưa trên HQ 328 và trực chỉ ra khơi trong hải phận quốc tế và định đi xuống Úc Châu. Nhưng nửa đường nghe radio là nước Úc đã sẳn sàng bang giao với Việt cộng. Cả tàu hoang mang chưa biết đi về đâu thì gặp ngay một chiếc tàu của Ham Đội 7 Hoa Kỳ cho trực thăng bay lên và hướng dẫn hướng về
Subic Bay Phi Luật Tân. Khi tàu vào gần Subic Bay thì được lệnh của Hạm Trưởng tất cả đạn dược trên tàu phải bỏ xuống biển kể cả súng cá nhân và phải kéo cờ vàng
quốc gia xuống khỏi cột cờ của chiến hạm (Do lời yêu cầu của chính phủ Noa Kỳ) đó là giây phút đau lòng nhất. Tất cả mọi người đã đứng im trong tiếng khóc và nước mẵt, nhất là các người vợ lính, thân nhân, đồng bào khoảng 300 người đã được HQ 328 đón đi từ An Thới Phú Quốc. Mọi người không ai bảo ai đồng thanh hát bài quốc ca
lần chót trong đời và lá cờ vàng ba sọc đỏ được từ từ hạ xuống...

Cám ơn Tố Lang đã viết một bài qúa hay!

Cát Dương

Tolang said...

Anh Cát Dương thân kính

Chuyện ngày nào nghe lại sao như mới đây hở anh ? Thế mà đã gần 40 năm qua ...
Cám ơn anh đã đọc lại một lần nữa " Long Giao ... " của HTTL
Thân chúc anh một cuối tuần nhiều niềm vui và hạnh phúc

TL

Tolang said...

N em,
Cám ơn em đã đọc lại bài viết cũ của Cô . Bên em chắc trời đẹp lắm rồi phải không ? Winnipeg đã tháng năm mà mấy ngày nay tuyết đổ trở lại . Thành phố dầy đặc sương mù . Thật buồn . Đi reunion về có gì vui kể cho cô nghe .
Thăm em và phu quân em . Thương chúc gia đình em một cuối tuần nhiều niềm vui và hạnh phúc
TL

Anonymous said...

Đọc xong bài Long Giao...tôi uất ức nghẹn ngào,nhất là đoạn cô gái bị gạt.Tôi đã từng đọc lịch sữ người VN mình bị mấy tên côn đồ Pháp,lịnh lê dương , Ma rốc v.v.. hãm hiếp,tức giận nhưng không đến đổi uất hận bằng đoạn cô gái bị lính Bắc VC dùng uy quyền kẻ thắng cuộc để ...chà đạp nhân vị phụ nữ mà chính phụ nữ ̣đólà dân tộc của Việt Nam mình.
CRD