Thursday, March 14, 2013

Nhân Tình Ấm Lạnh.‏

__________
Hồ Phi

Ông Nguyễn Tuấn Yên, sinh trưởng từ xứ Huế, lúc trẻ còn dở dang trung học, nhà nghèo, gặp thời chiến tranh, phải gia nhập quân đội, và được huấn luyện làm trung sĩ y tá.  Sau bao năm theo gót chiến binh sống chết nơi trận mạc, mãn hạn trở về, cha mẹ đều qua đời, ông lưu lạc vào Quảng Ngãi sinh sống với nghề chích dạo và gá nghĩa với một cô thợ may vùng nầy. Nhờ có nghề, hai vợ chồng cũng dễ dàng đắp đổi qua ngày, không đến nổi nghèo khổ. Dù trải qua bao tang thương của đất nước, hai người vẫn lai rai sinh dưởng được 4 cậu con trai. 


Từ khi vào làm chủ Miền Nam, “Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã vẽ ra những khẩu hiệu như: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”, “Yêu xe hơn yêu con, quý xâng hơn quý máu”, “Sự nghiệp Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta”.
Không ai hiểu họ tiến mạnh lên ngã nào, Xã Hội Chủ Nghĩa là sao, nhưng mỗi ngày ông Yên thấy cái gì cũng khó khăn, phải mua qua tờ hộ khẩu, và Xếp Hàng Cả Ngày, với bo bo, khoai sắn sống cầm hơi. Dân tình chịu hết nỗi, nên ai có thể, đã phải lạy dài di ảnh Bác trên bàn thờ, mà tìm mọi cách liều thân trước tầm súng AK của Công an Biên phòng, và bộ đội địa phương để được thí mạng với đại dương sóng cả, mong thoát khỏi Thiên Đường Bác Đảng.
Không đủ tiền lo cho cả nhà cùng đi, vợ chồng ông Yên cũng dốc sạch, chạy cho cậu con trai thứ nhì là Nguyễn Tuấn Dũng, lúc đó vừa 16 tuổi, theo mấy người quen đi chui vượt biển, mong bắt một nhịp cầu cho gia đình mình được thông hơi ra ngoại quốc, kiếm chút tiếp tế về sau, và khẩn cấp nhất là tránh cho cậu nầy khỏi đi nghĩa vụ quốc tế, làm anh hùng liệt sĩ ở Cambodia.
Nhờ người tổ chức thực tâm, có mưu lược, và chuẩn bị chu đáo, chuyến đi được trót lọt sang Hồng Kông.  Gặp thời Tổng Thống Jimmy Carter, kẻ đã hết lòng kính Chúa yêu người, đã dùng uy tín và quyền hạn của mình kêu gọi nước Mỹ và cả thế giới cứu nguy những thuyền nhân VN lênh đênh biển cả, nên Dũng được nhận vào Mỹ một cách dễ dàng, và được nhà thờ ở Nam California bảo lãnh sắp đặt cho định cư. 
Được sở Xã Hội Mỹ đối đãi ngang hàng với những người Mỹ nghèo, được phát tiền chi tiêu, phiếu lãnh thực phẩm, thẻ đi bác sĩ, bịnh viện chính phủ trả tiền. Sau một thời gian học Anh văn, Dũng theo các bạn VN thi test, được sắp lớp vào trường đại học cộng đồng thành phố (city college). Nhờ lãnh thêm tiền trợ cấp, tiền Basic Grant dễ dàng của chính phủ Mỹ, và nhà trường cho làm lặt vặt có lương (work study), Dũng được thong thả có tiền ăn học liên tục hơn hai năm, và được chuyển lên Đại Học Tiểu Bang, lãnh học bỗng, và vay tiền học tiếp. Bảy năm sau khi trốn khỏi Vietnam, Dũng lấy được cấp bằng B.S. về ngành Electrical Engineering, tiếng Việt gọi là kỷ sư điện.
Ra trường đúng lúc kỷ nghệ điện tử đang lên mạnh ở California, Dũng được thuê làm kỷ sư với mức lương khởi đầu khá hậu hỷ, $60,000/năm. Dũng thay xe hơi mới, áo quần tươm tất, không khác gì một kỷ sư người Mỹ. Đúng như ta đã thường nghe: “Cộng Sản là xứ của Chính Ủy (Bí Thư), Tư Bản là xứ của Kỷ Sư”.
Rồi Dũng kết hôn với một cô Việtnam, gốc Cần-Thơ cùng làm một hảng. Vợ chồng chung nhau mua một căn nhà 2 tầng mới cất, khá đẹp ở một khu trung lưu, thuộc vùng ngoại ô San Diego, trả trước 10%, phần còn lại vay ngân hàng trả góp. Mọi vật dụng, xe cộ 2 chiếc đều mới mẻ. Cuộc sống thật là hanh thông, hạnh phúc. Xem như thành phần trung lưu khá giả.  Mỹ thấy cũng phải ham.

Thong thả, Dũng nhớ lại những ngày còn thơ ở Quảng Ngãi, nhớ đến cha mẹ và các anh em của chàng. Dũng thành công trong việc học việc làm, một phần vì trước kia cha chàng lúc nào cũng thúc đẩy, khuyến khích bên tai là phải cố học hành. Cha chàng muốn các con thực hiện giấc mơ trường ốc, mà đời ông đã dang dở vì chiến tranh và vì nghèo đói. Trước kia ở VN, đã nhiều lần thấy nhà chật vật, Dũng muốn bỏ học, thoát ly gia đình, ra kiếm sống cho dễ chịu hơn, như những bọn trẻ trong làng. Nhưng cha Dũng luôn khuyên răn, an ủi và bảo: “Dù tao còn lon gạo cuối cùng, tao cũng cứ ráng cho mi ăn học.”

Giờ đây Dũng rất tự hào, gởi hình và thư về cho cha mẹ, cho biết chàng đã thành công như ý nguyện của cha. Dũng viết, kể rõ rằng đã có quốc tịch Mỹ, về đời sống hiện tại, gia thất, nhà cửa của chàng đều ổn định vững vàng, và bảo cả nhà lo chạy giấy tờ xin hộ chiếu xuất cảnh, để đồng thời bên nầy Dũng nộp giấy tờ bảo lãnh theo diện ODP. Trong thư chàng cũng có nhắc lời cha lúc trước về “lon gạo cuối cùng” mà chàng vẫn còn nhớ. Nay Dũng đã có đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi để bảo lãnh cha mẹ và anh em sang Mỹ đoàn tụ. 




Đọc thư xong, ông bà Yên thấy mình đã đến tuổi 60, suy yếu rồi, lại không biết tiếng Mỹ, nghĩ qua bên đó chẳng thể làm việc gì, nhưng ông vẫn muốn đi, cốt đem thêm mấy đứa con ông sang Mỹ cho chúng có tương lai tươi sáng hơn. Thêm nữa trong thư, thấy Dũng còn nhắc lại mấy chữ “lon gạo cuối cùng”, làm ông Yên rất khoái, mừng con mình thật chân tình với ông. Nên không chút do dự, ông Yên xuất hết vốn, lo dịch vụ, chạy giấy tờ đi Mỹ.  Qua nhiều ải khó khăn, chi đến đồng bạc cuối cùng, lo lót cho sớm được hộ chiếu xuất cảnh, phỏng vấn và chuyến bay.

Chẳng bao lâu sau, ông bà Yên và hai con nhỏ được sang đoàn tụ với vợ chồng Dũng tại San Diego, chỉ trừ người con trên 21 tuổi, đã có gia đình riêng, nên không được phỏng vấn chấp thuận.

Không khí đại gia đình trong tháng đầu mới sang rất vui vẻ. Nhà rộng rãi, hai người một phòng thong thả, cơm nước cũng không tốn gì thêm nhiều. Nhà lót gạch men, không chút bụi. Phòng ngủ nào cũng trải thảm đẹp, nhà có máy trung tâm điều nhiệt, bên ngoài dù nóng hay lạnh thế nào, bên trong vẫn thoáng đãng và có nhiệt độ ấm mát thoải mái. Bếp núc nấu, nướng bằng gas tự động tối tân, sạch sẽ tiện nghi, tủ lạnh to lớn chứa đầy thức ăn, dự trữ ăn vài tuần chưa hết. Máy giặt, máy sấy có sẵn trong nhà, bấm nút, nửa tiếng là giặt sấy xong. Xe auto vào đậu trong garage sát cửa bếp.

Đường sá thì nơi đâu cũng tráng nhựa, hoặc béton ciment rộng rãi. Nhà nào cũng có sân cỏ trước, sau, và cây cảnh đều được cắt xén ngay ngắn mỹ thuật. Vợ chồng ông và hai con trai nhỏ rất mừng vui và thích thú. Ông thấy như đang lạc vào một cõi địa đàng trần thế.  Thực tế rất trái ngược với thiên đàng mà Đảng đang khoe khoang thể hiện. Tiện nhất là trên lầu dưới nhà đều có ba bốn phòng tắm và bồn cầu, vòi nước nóng, nước lạnh, muốn tắm giờ nào cũng được, đông không lạnh, hè không nóng.

Thật là khác xa bên quê nhà, mỗi lần đi tắm, phải lội bộ ra sông Trà, xa non cây số, mùa đông gió lạnh, nước lũ đục vàng, mỗi lần tắm là một lần ớn lạnh. Mỗi lần đi tiêu, gia đình phải lội ra cánh đồng gần nhà, ngồi ven bờ ruộng, như du kích đang dàn trận, chỉa súng phục kích bắn Tây, khổ nhất là mùa mưa ướt hết cả lưng mông. Lối đi thì bùn lầy dơ bẫn, đường làng thì ban đêm, chờ lúc vắng vẻ, người ta lại dùng làm chỗ phóng uế hôi thối, đi đẵm nghĩ lại mà ghê.

Vì đi theo diện ODP, người bảo lãnh có lợi tức xem là cao, nên ông bà Yên và hai em Dũng không được hưởng một trợ cấp nào của chính phủ liên bang hay tiểu bang. Nhưng qua được đây ông rất mừng vui và bỡ ngỡ trước một đất nước giàu sang, bao la vĩ đại, cao ốc, nhà cửa đều khang trang, hầu hết mọi người đều có một, hai xe hơi riêng, đi lại rộn rịp, nhưng không một chút khói bụi, hàng tiêu thụ và thực phẩm vạn thứ bán đầy trong thương xá và siêu thị. Một xã hội tư bản đang sống mạnh, ăn nên làm ra, chứ không phải đang rẩy chết như kinh điển Mác Lê mà "Đỉnh Cao" đã rao giảng.

Ông Yên gốc Huế, từ nhỏ đã quen với tập quán và ý thức phong kiến vua quan, nên đầu óc cũng còn mang lắm thành kiến theo lễ nghi Khổng Giáo Đông Phương, nhà lính mà tính quan, nên nhiều tự ái, khí khái quá đáng, chuyện nhỏ có thể lờ qua, nhưng cũng trở thành vấn đề thắc mắc lớn.  Cũng như nhiều người Huế rất ăn cay, ông thường cắn nửa trái ớt hiểm, nhai kèm theo miếng cơm. Ớt nầy ở Mỹ cũng chẳng đắt đỏ gì, một dollar cũng có thể mua cả bát, ăn cả tuần chưa hết. Sau mỗi bữa ăn, ông thường bỏ lại trên bàn dăm bảy trái ớt cắn nửa chừng. Cô dâu thấy thế, nửa đùa nói: “Tía ăn kiểu nầy, nhà mình phải mua vài mẫu đất trồng ớt mới đủ cho tía ăn”. Ông Yên nghe, rất xốn xang khó chịu, và cho là con dâu vô lễ, ông bắt đầu buồn bã, ốt dột.

Đám ông bà Yên sang ở được hơn tháng, hóa đơn tiền nước gởi đến thấy tăng gấp đôi. Vì trước đó nhà chỉ có hai vợ chồng trẻ và 2 con nhỏ. Nay nhà thêm 2 ông bà già và 2 cậu trai, tắm giặt nhiều hơn, tăng gấp đôi là phải. Cô dâu thấy nóng mặt và đưa ra phương pháp tiết kiệm nước, bằng cách bảo đám ông Yên rằng trước khi đi ngủ, hãy cùng rũ nhau đi tiểu một lần rồi mới giật nước. Ông Yên càng bực mình thêm và cho là con dâu quá ti tiện nhỏ mọn, nên ông càng ấm ức, và trở nên mất vui.

Lúc còn ở Việt nam, từ sau 1985, Việt Cộng lại học thầy Trung Cộng, theo Đặng Tiểu Bình khuyên làm giàu, mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được, bắt đầu dần cởi trói. Bà Yên phụ với người con trai lớn làm nghề may, còn ông lai rai chích dạo chui, cũng có ăn.  Ở VN, ông là người hữu dụng, ông đóng vai trò gần như một bác sĩ gia đình trong xóm làng, cung ứng y vụ đầu tiên. Ai sốt rét thì ông chích quinine, nivaquine, ai ho lâu ngày, ông chích steptomycine, ai mệt mõi thì ông chích B-Com, B12, Vit C.  Ai bị nhiểm trùng thì ông chích ampicilline, ai mệt khó thở thì ông chích huile de camphré, ai ho cảm thì ông chích Eucalyptol, hoặc bịnh nhân mang sẵn thuốc theo toa Bác sĩ đến cho ông chích.  Nhiều khi gặp mấy bà góa phụ, lở thời cảm nhẹ, bị ông dùng lộn kim, chích lộn chỗ cũng chẳng ai khiếu nại gì. Bịnh quá nặng mới phải đi bác sĩ, bịnh viện. Luôn có bệnh nhân, ông có tiền lai rai, được bà con làng xóm nể mến. Chiều chiều ông cũng có thể ra ngồi ở quán cóc đầu xóm, nhậu vài ly đế với bạn già, cười hề hà, mùi với cô chiêu đãi, lãng quên thế sự tối tăm..

Sang đây, qua một thời gian ngắn, ông thấy mình không còn thích hợp vào việc gì ở xứ nầy, suốt ngày trong nhà, nhà luôn đóng cửa, tù túng không biết đi đâu, không biết lái xe, không có bạn bè tâm sự, cũng chẳng biết làm nghề gì để phụ tiền ăn ở với con và dâu. Ông đi học tiếng Anh cũng chữ được, chữ quên, không khác chi mấy ông nông dân ở quê lúc xưa học bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Ông đâm ra chán nản và buồn bã, vì thấy mình xó ró, khó hòa hợp, lại thêm nghĩ là con dâu là người chi li keo kiệt, làm sao chung sống được, nên ông lại muốn quay về Việtnam, với nhà cửa đã sẵn của ông do vợ chồng cậu con lớn vẫn đang ở, tiếp tục nếp cũ, để có nhân phẩm hơn.

Ông lại gởi thư cho cậu con ở VN lo thủ tục cho ông trở về.  Dưới quyền các đồng chí quan lại lớn nhỏ, thủ tục ra đi đã khó, viêc trở về vĩnh viễn cũng không phải là dễ, cũng đòi hỏi nhiều thủ tục rằn ri, rườm rà. Đối với các ngài, không phải ai muốn đi là đi, muốn về là về đâu. Thật lắm nhiêu khê và cũng phải qua thủ tục “đầu tiên”.

Trong khi chờ đợi sự dàn xếp của cậu con bên nhà, ông Yên buồn lòng tìm đến thăm Nha sĩ Phùng, cháu gọi ông bằng cậu ruột, đang làm ăn khá giả để cầu kiến. Ông đem tâm sự ra giải bày, ông trách con ông: “Tên là Dũng mà thứ “hữu dũng vô mưu” không biết điều xử thế, hắn có học mà râu quặp như rựa, việc chi cũng để cho con vợ làm chụ, sai khiến tất cả.”

Sang đây từ 1975, Nha sĩ Phùng là người ở giữa hai thế hệ trẻ, già, đã trưởng thành bên Vietnam và sống lâu ở Mỹ, thông hiểu được tình trạng phân cách của 2 thế hệ, nên tận tình giải thích cho ông rằng:

“Xứ nầy theo chủ nghĩa cá nhân riêng tư, chứ không theo truyền thống đại gia đình như bên ta. Lớp già bên ta và lớp trẻ lớn lên bên nầy suy nghĩ khác nhau. Vã lại trong trường học ở Mỹ, người ta chỉ dạy tính toán, khoa học, kỷ thuật, và nghề nghiệp chuyên môn, chứ không dạy lễ nghi, luân lý đạo đức, cũng như lối cư xữ, tương quan giữa người với người như thế nào. Ai lo phần nấy, đặt giá trị đồng dollar lên hàng đầu, cha con anh em gì cũng bất kể, vì quyền lợi thực tế hiện tại hơn là vì tình nghĩa trước sau."

"Những gia đình ngoan đạo chân chính, từ nhỏ tin tưởng vào Chúa thì lấy Thánh Kinh, công bằng bác ái làm nguyên tắc, vào Phật dạy thì lấy từ bi, hỷ xã, bố thí, vị tha, hiếu kính cha mẹ, thuyết nhân quả, nghiệp chướng luân hồi. Còn tin vào tư tưởng Nho giáo thì lấy cương thường, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm tiêu chuẩn, lấy đó làm kim chỉ Nam dẫn lối (guidelines) để xử sự, đối vật, đãi nhân. Dựa theo những tiêu chuẩn đó mà người ta thẩm định tư cách và giá trị của mỗi người."

"Nhưng đám tuổi trẻ tị nạn sang đây, ý thức tôn giáo và đạo đức gia đình lỏng lẻo, nên mọi xử sự của chúng thì loạn chiêu, không theo nguyên tắc đạo lý Đông Tây nào cả. Nguyên tắc đạo lý Phật, Nho, Á đông thì chúng chưa kịp biết, không biết, hoặc có biết cũng bỏ, chẳng áp dụng. Còn nền văn minh tinh thần nhân đạo của Cơ đốc Tây phương thì chúng cũng chưa thấm nhuần. Ý thức về liên hệ đại gia đình và phê phán về giá trị từ môi trường xã hội chung quanh không có. Nếu bên mình bọn trẻ cư xử sai quấy thì bị xóm làng, bà con khinh khi chê trách, nên chúng không dám, chứ bên nầy có ai hơi đâu mà khen chê. Do vậy giới trẻ cứ tùy tiện mà xử sự, tiền hậu bất nhất, theo cảm quan vui buồn, tiện đâu làm đó, có lợi là hơn, và không theo một nguyên tắc nào cả.”

Nha sĩ Phùng lại tiếp: “Còn thế hệ già thì cố chấp, trong lòng còn nặng mang truyền thống cũ, nên rất khó mà hòa hợp. Đúng như Albert Einstein đã nói: “Phá vỡ nhân nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ một thành kiến”. Cháu biết những điều cậu vẫn nghĩ về bổn phận con, dâu lối giờ sẽ không thể nào có được ở đây. Thành ra cậu mợ buồn là phải. Chứ như ông Robert Trần Nam, bạn cháu ở thành phố San Marcos gần đây, có mấy đứa con gái được ông đưa sang từ lúc sơ sinh, nay đứa thì làm bác sĩ, đứa làm ký giả, đứa làm luật sư cho Mỹ, lấy chồng bác sĩ, luật sư. Lần lượt làm đám cưới sang trọng, thấy ông ấy không bằng ai, ông không còn ích dụng gì, chúng bắt chước nhau đều không thèm mời ông và cũng không muốn ông tham dự. Nhưng mẹ và anh chị, cũng như cô cậu chúng cũng không khuyên trách, sui gia cũng không hề đến nhà ông thăm xã giao một lần nào, hoặc không cần hỏi đến sự khiếm diện của ông. Biết lẽ đời phù thịnh, chứ ai phù suy, không hề quan tâm, ông Robert Nam đi chỗ khác chơi, vẫn vui vẻ có sao đâu. Xem vậy mà lại tốt cho ông đấy, khỏi tiệc tùng rượu thịt, món ngon khiến ăn uống nhiều, phương hại can thận, tránh được bịnh tim mạch” và thù tiếp lễ nghi mất thì giờ.

Ngưng một lát, Phùng lại tiếp:
“Tụi Dũng mới xử như thế, mà cậu mợ đã phiền, thì cậu bịnh chết đi mất. Thằng Dũng như vậy vẫn còn tốt nhiều. Chứ cháu biết chuyện một góa phụ nọ ở VN, chỉ có một con trai, ráng chạy cho hắn sang đây, rồi hắn lặn luôn, không hề thư từ. Mẹ hắn lo lắng, mõi mòn trông tin hắn. Bà viết thư cho bạn bè hắn để tìm. Biết được, hắn lại bảo bạn hắn viết thư cho mẹ hắn nói là hắn đã chết rồi.” cho bà ấy khỏi hỏi nữa. Nhưng ngược lại hắn tính có vợ, có con để về sau còn nhờ đở.

Thuyết ông bà Yên một hơi lòng dòng dông dài, Nha sĩ Phùng kết thúc: “Thực tế thường phủ phàng, cậu mợ không tiền bạc, không địa vị, quyền thế, danh vọng gì ở đây, lại già yếu, lỗi thời, sai chỗ, thì phải chịu vậy thôi. Cậu mợ không thể nào chung sống với vợ chồng Dũng thêm nữa được. Cậu mợ phải dọn ra ở riêng, càng sớm càng tốt để khỏi va chạm và sứt mẻ thêm.”

Sau đó Nha sĩ Phùng đưa tặng ông bà Yên 1,200 dollars, bảo về dùng thuê apartment một phòng ngủ cho 4 người tạm sống, và khuyên ông bà Yên tìm mọi cách tự túc, tự lập.

Nhờ số tiền nầy, ông bà Yên dọn vào khu chung cư cho thuê. Ông Yên giúp vợ nhận babysit vài ba đứa bé VN cùng khu. Hôm nào khỏe, ông mang bị đi lượm lon nhôm, mỗi khi một ít, góp lại mỗi tháng cũng bán được mấy chục dollars, phụ thêm. Hai cậu con trai nhỏ sắp đặt thì giờ, vừa đi học, vừa làm bồi bưng phở cho Việtnam ở El Cajon. Ban đầu thì Dũng hứa giúp mỗi tháng 200 dollars để phụ trả tiền thuê chỗ ở, nhưng chỉ đưa cho một tháng, rồi nói ở Mỹ phần ai phải nấy lo. Và từ đó vợ chồng Dũng cố tránh đám ông bà Yên. Mối liên hệ đôi bên trở nên lạnh nhạt và xa lạ, không còn tới lui thăm viếng hỏi han gì nhau nữa, coi như quên hẵn nhau.

Ban đầu, ông bà Yên lo lắng, nóng ruột chờ thủ tục dàn xếp hồi hương và lo xoay xở kiếm tiền vé máy bay mà về. Nhưng với thời gian, ông bà Yên quen dần với nếp sống mới và hòa nhập với xã hội, như những người Mỹ nghèo. Ông bà còn phải yểm trợ cho hai cậu con nhỏ tiếp tục học, nên dần lãng quên chuyện tính trở về VN.

Một hôm, hai cậu con ông bà Yên đi ra khu siêu thị mua thực phẩm, gặp vợ Dũng đang dẫn hai con nhỏ cùng đi chợ. Vừa trông thấy 2 chú, hai đứa cháu chạy đến ôm mừng rỡ, nhưng đã bị mẹ gọi giật lại và dẫn đi ngay ra khỏi siêu thị.

Hôm nọ gia đình người trưởng tộc của ông Yên, cũng gốc Huế, tỵ nạn định cư tại San Diego có tổ chức bữa giổ ông cố tam đại trong giòng họ, có mời bà con bạn bè đông đảo, có cả vợ chồng Dũng và ông bà Yên riêng rẻ. Cả bốn người đều có đến dự, nhưng tất cả đều tỉnh bơ, trà trộn trong đám khách già trẻ, coi như xa lạ, chẳng ai chào hỏi ai cả. Tệ hơn cả người lạ, vì khi gặp nhau ở một nơi như vậy, người lạ vẫn chào hỏi nhau lịch sự. Thiệt là:
“Cố hương hà chính vô phương thuyết,
Viễn xứ thâm tình vạn nẽo xa.”
Thoáng 5 năm lại trôi qua, hai cậu con trai nhỏ ông bà Yên, đều đã học xong đại học 4 năm và đã tìm được việc làm tại các cơ xưởng kỹ nghệ trong vùng và cũng đã dọn ra ở riêng.

Ông bà Yên nạp đơn xin vào quốc tịch. Được thẩm vấn sơ qua, ông bà trả lời ú ớ, câu trúng, câu sai, nhưng giám khảo Mỹ cũng thông cảm ưu ái chấm đậu cho ông làm công dân Mỹ. Lấy xong chứng chỉ quốc tịch, ông bà yên cũng hân hạnh đi bỏ phiếu bầu từ hội đồng thành phố, quốc hội, thống đốc và tổng thống. Ông bà còn ra Bưu Điện thành phố điền một lá đơn, trong đó chỉ hỏi sơ sài những điều căn bản, gởi kèm vói 2 tấm ảnh và đóng lệ phí 60 dollars, vài ba tuần thì nhận được sổ thông hành (passport) thời hạn hiệu lực 10 năm, có thể dùng đi hầu khắp các nước trên thế giới, bất cứ lúc nào, đều khỏi cần chiếu khán (visa) nhập cảnh của nước đó chỉ trừ Vietnam và vài ba nước Cộng Sản còn sót lại.

Nay cả hai ông bà đều đã qua tuổi 65, nên đã được hưởng mọi quyền lợi và trợ cấp in hệt như một cặp vợ chồng Mỹ già nghèo chính cống sinh trưởng ở xứ sở nầy:

Được bảo hiểm sức khỏe: Khi ông bà bịnh nhẹ, nặng, đi bác sĩ, bệnh viện, chính phủ sẽ thanh toán mọi y phí thuốc men. Nếu không đi đứng được, chính phủ sẽ cho xe lăn và trả tiền thuê người đến chăm sóc.

Được trợ cấp tài chánh để tiêu pha cho mọi sinh hoạt hằng ngày. Mỗi tháng chính phủ chuyển vào trương mục của ông bà khoảng US$1500. Đầu tháng ra nhà bank, đút thẻ ATM rút tiền nầy ra xài. ĐượcTrợ cấp gia cư: Ông bà đã mướn nhà apartment 2 phòng ngủ, dù giá thị trường cho mướn cao đến 1200 dollars, nhưng ông bà Yên cũng chỉ phải trả mất 1/3 số tiền được trợ cấp nói trên. Số sai biệt chính phủ sẽ trực tiếp trả cho chủ chung cư. Khi đau yếu, trái gió trở trời, thì đã có chính phủ liên bang và  chính phủ tiểu bang phát cho 2 thẻ y tế, để chìa ra  khi đi bác sĩ hay bịnh viện, mọi y phí thuốc men đều được chính phủ chi trả.  Bác sĩ và bịnh viện không cần biết bịnh nhân giàu hay nghèo, dân thường hay quan chức, tất cả đều được đối xử bình đẵng lịch sự như nhau. Bác sĩ lắm khi còn chửa trị nhiều hơn mức cần thiết, vì họ làm nhiều, có tiền chính phủ trả nhiều. Ở phòng cấp cứu ở bịnh viện, có treo huấn lệnh của thống đốc là phải chửa trị cho bất cứ ai cần đến. Nên gặp bệnh nhân thì bệnh viện cứ chửa trị, không cần biết bịnh nhân đó thuộc thành phần nào, tiền bạc sẽ tính sau. Nếu bịnh nhân không tiền, và không có bảo hiểm, thì cuối cùng chính phủ cũng trả cho bịnh viện.

Ban đầu, ông bà Yên lo lắng, nóng ruột chờ thủ tục dàn xếp hồi hương và lo xoay xở kiếm tiền vé máy bay mà về. Nhưng với thời gian, ông bà Yên quen dần với nếp sống mới và hòa nhập với xã hội, như những người Mỹ nghèo. Ông bà còn phải yểm trợ cho hai cậu con nhỏ tiếp tục học, nên dần lãng quên chuyện tính trở về VN. 
Một hôm, hai cậu con ông bà Yên đi ra khu siêu thị mua thực phẩm, gặp vợ Dũng đang dẫn hai con nhỏ cùng đi chợ. Vừa trông thấy 2 chú, hai đứa cháu chạy đến ôm mừng rỡ, nhưng đã bị mẹ gọi giật lại và dẫn đi ngay ra khỏi siêu thị. 
Hôm nọ gia đình người trưởng tộc của ông Yên, cũng gốc Huế, tỵ nạn định cư tại San Diego có tổ chức bữa giổ ông cố tam đại trong giòng họ, có mời bà con bạn bè đông đảo, có cả vợ chồng Dũng và ông bà Yên riêng rẻ. Cả bốn người đều có đến dự, nhưng tất cả đều tỉnh bơ, trà trộn trong đám khách già trẻ, coi như xa lạ, chẳng ai chào hỏi ai cả. Tệ hơn cả người lạ, vì khi gặp nhau ở một nơi như vậy, người lạ vẫn chào hỏi nhau lịch sự. Thiệt là: “Cố hương hà chính vô phương thuyết, Viễn xứ thâm tình vạn nẽo xa.”
Thoáng 5 năm lại trôi qua, hai cậu con trai nhỏ ông bà Yên, đều đã học xong đại học 4 năm và đã tìm được việc làm tại các cơ xưởng kỹ nghệ trong vùng và cũng đã dọn ra ở riêng. 
Ông bà Yên nạp đơn xin vào quốc tịch. Được thẩm vấn sơ qua, ông bà trả lời ú ớ, câu trúng, câu sai, nhưng giám khảo Mỹ cũng thông cảm ưu ái chấm đậu cho ông làm công dân Mỹ. Lấy xong chứng chỉ quốc tịch, ông bà yên cũng hân hạnh đi bỏ phiếu bầu từ hội đồng thành phố, quốc hội, thống đốc và tổng thống. Ông bà còn ra Bưu Điện thành phố điền một lá đơn, trong đó chỉ hỏi sơ sài những điều căn bản, gởi kèm vói 2 tấm ảnh và đóng lệ phí 60 dollars, vài ba tuần thì nhận được sổ thông hành (passport) thời hạn hiệu lực 10 năm, có thể dùng đi hầu khắp các nước trên thế giới, bất cứ lúc nào, đều khỏi cần chiếu khán (visa) nhập cảnh của nước đó chỉ trừ Vietnam và vài ba nước Cộng Sản còn sót lại.
Nay cả hai ông bà đều đã qua tuổi 65, nên đã được hưởng mọi quyền lợi và trợ cấp in hệt như một cặp vợ chồng Mỹ già nghèo chính cống sinh trưởng ở xứ sở nầy: 
Được bảo hiểm sức khỏe: Khi ông bà bịnh nhẹ, nặng, đi bác sĩ, bệnh viện, chính phủ sẽ thanh toán mọi y phí thuốc men. Nếu không đi đứng được, chính phủ sẽ cho xe lăn và trả tiền thuê người đến chăm sóc. 
Được trợ cấp tài chánh để tiêu pha cho mọi sinh hoạt hằng ngày. Mỗi tháng chính phủ chuyển vào trương mục của ông bà khoảng US$1500. Đầu tháng ra nhà bank, đút thẻ ATM rút tiền nầy ra xài. ĐượcTrợ cấp gia cư: Ông bà đã mướn nhà apartment 2 phòng ngủ, dù giá thị trường cho mướn cao đến 1200 dollars, nhưng ông bà Yên cũng chỉ phải trả mất 1/3 số tiền được trợ cấp nói trên. Số sai biệt chính phủ sẽ trực tiếp trả cho chủ chung cư. Khi đau yếu, trái gió trở trời, thì đã có chính phủ liên bang và  chính phủ tiểu bang phát cho 2 thẻ y tế, để chìa ra  khi đi bác sĩ hay bịnh viện, mọi y phí thuốc men đều được chính phủ chi trả.  Bác sĩ và bịnh viện không cần biết bịnh nhân giàu hay nghèo, dân thường hay quan chức, tất cả đều được đối xử bình đẵng lịch sự như nhau. Bác sĩ lắm khi còn chửa trị nhiều hơn mức cần thiết, vì họ làm nhiều, có tiền chính phủ trả nhiều. Ở phòng cấp cứu ở bịnh viện, có treo huấn lệnh của thống đốc là phải chửa trị cho bất cứ ai cần đến. Nên gặp bệnh nhân thì bệnh viện cứ chửa trị, không cần biết bịnh nhân đó thuộc thành phần nào, tiền bạc sẽ tính sau. Nếu bịnh nhân không tiền, và không có bảo hiểm, thì cuối cùng chính phủ cũng trả cho bịnh viện.
Kể gọn bằng bài thơ sau đây: 
Cảnh già ở Mỹ:
Sáu mươi lăm tuổi xứ Cờ Hoa,
Còn những ba lăm đẹp cảnh già?
Con cháu đường riêng, ngày lễnh lãng,
Của tiền quan tính, khỏi lo xa,
Xe hơi mới cũ, dù không lái, (tha hồ lái)
Xứ lạ xa gần, mặc sức qua.
Lận đận bên trời thôi vĩnh viễn,
Mừng nhau vàng tuổi hết bôn ba..
Sáu mươi lăm tuổi xứ Cờ Hoa, Còn những ba lăm đẹp cảnh già? Con cháu đường riêng, ngày lễnh lãng, Của tiền quan tính, khỏi lo xa, Xe hơi mới cũ, dù không lái, (tha hồ lái) Xứ lạ xa gần, mặc sức qua. Lận đận bên trời thôi vĩnh viễn, Mừng nhau vàng tuổi hết bôn ba..HP. 
Ngoài ra, vì lợi tức thấp, các cụ già còn được các hảng xe bus, quán ăn Mỹ, một số cửa hàng và những nơi giải trí công cộng, giảm giá cho, có thể từ 5% đến 30%, và county còn cho mỗi tháng một thùng thực phẩm đóng hộp, nước ép trái cây, sữa, fromage, có thể tạm đủ ăn uống cả 5, 10 ngày. Nghe đâu có tiểu bang bác sĩ còn viết toa cho không sữa Ensures và cả thuốc trị bịnh bất lực nữa để được như trai trẻ. Ngoài ra còn được hưởng nhiều tiện nghi ưu ái thêm như hằng ngày có thể đến Senior Day Care Center để được chăm sóc, đấm bóp, coi phim, đánh bài, nhảy đầm với nhau, tập dưởng sinh thân thể, ăn sáng, ăn trưa miễn phí, xe đưa đón đi về, và chở đi du ngoạn, cũng đều do chính phủ trả mọi chi phí cho cơ sở cung cấp. Nên đôi khi cũng có sự lạm dụng quá đáng.
Khi dành dụm được ít nhiều, ông bà lại gởi giúp con cháu và bà con bên quê nhà. Chẳng còn bận rộn kiếm sống nữa, ông bà Yên được vui cảnh thanh nhàn trong mọi điều kiện ổn định. Đói no, bịnh hoạn, tiền bạc đã có chính phủ lo, ông bà Yên sống với nhau như cặp vợ chồng son, mới cưới, trong căn apartment tiện nghi, một tổ ấm riêng tư, mà từ khi lấy nhau hai người chưa bao giờ có được. Bất cứ giờ giấc nào, cũng có thề tha hồ trà rượu, hay bày cờ ra đánh như thơ bà Hồ Xuân Hương đã mô tả, nhưng tiếc thay tạo hóa đố toàn, càn khôn khuyết niết, tướng mã suy tàn, pháo xe rời rã, ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng. 
Mấy người bạn già biết chuyện, hỏi ông Yên còn muốn trở về Viêtnam nữa không? Ông thản nhiên đáp: “Chừ ở đây tui sượng lặm, về Việtnam chi mô cho phiền rựa. Ở đây con nó bọ, thì cọ chính phụ lo, đâu đến nỗi như các cụ già Nhật phải đi “tu tiên” phơi xương núi Phú Sĩ băng tuyết, hay các cụ VN nghèo, bệnh bơ vơ đói rách chết đường, chết chợ ở quê nhà. Nhờ chính phủ Mỹ có tổ chức xã hội tốt, đây là cõi địa đàng cho tuổi già, tui đâu có cần chi mô tụi vô tình, bật nghịa đọ.”NhậtQuang HoPhi.


1 comment:

Anonymous said...

Bài Nhân tình ấm lạnh là một bài hoc rất sâu sắc.Hai thế hệ muốn hòa hợp phải thương yêu nhau,nhường nhịn lẫn nhau đồng thời đừng tự ti mặc cảm .Đừng ngồi trong bóng tốimà than thân trách phận hay oán trách ai.Tự mình phải vươn lên để vượt qua khó khăn.
Một bạn làm việc chung tại trường Nguyễn Trung Trực Rạchgía.