Thursday, March 9, 2023

BÂN ƠI ! THÔI ĐỪNG HỜN ANH NỮA

  MẠCH VẠN NIÊN


            Bân là tên cô gái Bắc mà tui buộc lòng phải gặp nàng gần năm mươi năm về trước. Tên Bân bây giờ chẳng ai dám đặt cho con gái vì nó huý kỵ giống như giđình nào họ Phan thì không dám đt tên con gái là Kim Liên vì ghép lại thành Phan Kim Liên thì húy kỵ với nàng cùng tên là vợ của Võ Đại Lang bị em chồng là Võ Tòng mần thịt vì tội lẳng lơ ngoại tình trong truyện Thủy Hử. Thật ra Phan Kim Liên và Võ Đại Lang là những nhân vật có thật ngoài đi ; Võ Đại Lang đẹp trai giàu có không gù lưng nghèo hèn bán bánh bao như trong truyện, còn Phan Kim Liên nết na thùy mị là một hiền thê nhưng vì h có mối thâm thù với người kể truyện nên bị Thị Nại Am xuyên tạc sự thật dựa theo lời người kể....Tên Bân là tên chữ Hán vì thuở xưa người Bắc rt trọng Nho nên đt tên con thường dùng Hán Nho không giống như người miền Nam mộc mạc đến trắng trợn đặt tên con là Chơi Bời Rảnh Rang, Vui Tươi Ôm Ngủ, Lông Thẹp Đen Thùi...hoặc văn chương hơn thì Còn Lương Dư Hậu. Hay bình dân hoa mỹ một chút khi nhìn quanh thấy những cây hoa trái trồng quanh nhà thì có Cúc, Điệp, Hu, Bằng Lăng, Phượng, Quỳ, Quýt, Mận, Đào, Bưởi...Trong những truyện của nhà văn Lê Xuyên ta không thấy những tên Hán Nho nào như Hùng Dũng Cường Thịnh mà là những tên rất bình dân như Chú Tư Cầu, Phấn, Nhạn, Nguyệt v..v..Còn Tứ Đại Mỹ Nhân xưa của Miền Nam cũng có những tên mộc mạc cht phác như Cô Ba Trà, Cô Tư Nhị, Cô Ba Xà Bông. Ngay cả người đẹp Nam Phương Hoàng Hậu từng đi Tây học cũng có tên là thị Lan.
            Trở lại tên Bân, chúng ta thấy con gái tên nầy đã lạ mà cũng không ai đặt. Thật ra tên Bân có tới tới tám nghĩa khác nhau mà nghĩa nào cũng tốt. Ta chỉ viết là Bân đơn giản có một chữ nhưng người Trung Hoa có tới tám chữ viết và tuỳ theo chữ viết mà có nghĩa khác nhau. Ngay cả ngày xưa bên Tàu cũng có một nước tên là  Nước Bân. Nàng Bân ở đây có nghĩa là mộc mạc nhưng không quê mùa mà hoàn mỹ. Vậy chắc thân sinh của nàng Bân chọn cho nghĩa nầy. Nhưng tại sao tên đẹp như vậy mà ngày nay người Miền Bắc không ai dám chọn tên nầy đặt cho con gái ?
            Nàng Bân mà tui gặp là ở gần Sa Pa, nàng là sơn nữ. Mùa hè năm 1977 bọn tù tụi tui bị chuyền từ Tri tù Hoàng Liên Sơn lên
trại tù Phong Quang thuộc tỉhuộc tỉnh Lào Kay. Trại nầy nằm giữa Lào Kay và Sa Pa khí hậu rất lnh vì hầu hết ở độ cao trên ngàn mét. Người dân miền Bắc nhạo báng là tụi tui được đi nghĩ mát ở Sa Pa. Tụi tui được biên chế vào đội Văn Nghệ gồm có 42 thằng. Đại Úy Nguyễn Tường Thược làm  đội trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Quang Hà (em nhà văn Văn Quang) làm đội phó. Lên đây 42 đứa tụi tui chỉ ăn rồi tập hát diễn kịch không phải đi lao động như các đội khác. V kịch ăn ý nhất diễn vào dịp Tết năm đó là vỡ Trận Tuyến Ven Đô (vỡ kịch nòng cốt của CS thời đó ). Không biết Cán Bộ Quản Giáo nhìn thế nào mà chọn tui đóng vai chính là Ông Bảy Đờn, còn Tám Khỏe thì Đi Úy Trương Hữu Trường đóng. Tui và anh Trường nhp vai nhng ông già 70 thật hoàn hảo. Thuở ấy tui mới 30 nhưng thiếu ăn nng có 37 kg và tù tội trông tui cũng chẳng khác lão già nên lên sân khu chỉ cần make up sơ sơ là đt. Tui từ đó chết tên Ông Bảy Đờn luôn. Tui nhập vai ăn tiền đến đi chng nhữngTrung ÚĐỗ Lệnh Khải (tốt nghiệp Đạo Diễn Hollywood) mà Cán Bộ Quản Giáo cũng phải thán phục.
            Mùa đông năm ấy ti tui chỉ ở trong nhà tập ca hát và diễn kịch đâu biết anh em các đội khác đang dầm mình trong mưa gió lao động lạnh lẽo giữa ruộng nương sơn khí. Hết Tết là tụi tui cũng không còn trình din nên cũng phải đi lao động giữa mùa lúa chiêm. Tết đến là trời tương đối đ lạnh nhưng đến tháng Ba là có một đợt lạnh dữ dội khác trước khi ông trời thật sự sang xuân. Người Bắc có câu " Rét tháng Ba bà già chết cóng " để ch cái lạnh muộn màng nhưng không kém cái lạnh đúng mùa. Và còn gọi cái rét nầy là Rét Nàng Bân. Tương truyn trong dân gian là nàng Bân có chồng nhưng vụng về như Vợ Thằng Đậu, nàng đan cái áo ấm cho chồng để mặc mùa đông mà đan mãi không xong đến tháng Ba mới hoàn thiện. Thương chồng muốn thấy chồng mặc chiếc áo nhưng khí hậu lúc nầy tương đối mát mẻ, không biết làm sao nàng bèn khẩn cầu Trời Phật cho lạnh trở lại để chồng nàng có dịp mặc áo. Lòng thành của nàng được Phật Trời chứng dám nên ngoài Bắc đến tháng Ba là có đợt khí hậu lạnh kinh khủng khác trước khi sang xuân. Và cá rét nầy người Bắc gọi là Rét Nàng Bân.
            Theo chân anh em xuống ruộng trong một thung lũng tương đối hẹp mưa lất phất. Ai có nằm trong hoàn cảnh nầy mới cảm nhận được thế nào là mưa phùn gió bấc và cái rét Nàng Bân. Lnh buốt xương không chịu đựng nỗi tui mới nhờ anh Hà xin quản giáo cho lên bờ vì nước ruộng và mưa làm tui sắp chết cóng. Anh Qun Giáo biết Ông Bảy Đờn nguy kịch sợ mất đi hạt giống văn nghệ nên thông cm cho tui ngồi hơ lửa với anh. Tui từ từ thấy khá trở lại.
                       
            Đó ! Nàng Bân không phải là một chân phước mà là một tai họa nên bây gi người Bắc không ai đặt tên cho con gái là Bân dù nghĩa của nó rất hay. Năm mươi năm sau nàng Bân ltheo đuổi tui qua tới đất Mỹ. Mấy ngày nay nàng Bân tới thăm Cali mưa rơi tuyết đổ ngập trời. Tui cũng bị nàng Bân cho nóng lạnh ho hen cả tuần. Tưởng rằng Cô Vy viếng nhưng không chính là Nàng Bân mà thôi.
            Bân ơi ! Trả lại cho anh mùa xuân . Thôi đừng hờn anh nữa !



                    Mạch Vạn Niên

5 comments:

Kim Phượng P. said...

Bài viết của anh MVN nói về nàng Bân hay quá…và dí dỏm. ..giờ thì P. hiểu thế nào là rét nàng Bân..
Vậy coi như dân ở xứ lạnh tình nồng nầy mỗi năm đều được nàng Bân thăm dài dài khi mùa đông đến .. hihihi 💜

Katie co5rg said...

Cô 5 Chèo Đò cám ơn sh Vô Kỵ đã giải thích tường tận cho muội biết nghen , từ bài viết này muội có thể suy ra là : huhuhu ở cái XỨ LẠNH TÌNH NỒNG này , hỏng biết ai chọc giận mà có những hai người phụ nữ hờn đổi là bà chúa Bạch Tuyết và nàng BÂN nên rét triền miên, rét lê thê, rét mênh mông … lạnh thấu xương luôn á .
Người em chán lạnh

trường tôi said...

Thay mặt các bạn hiền của em cám ơn sư huynh MVN đã viết bài này kể về sự tích nàng Bân , thiệt ra tụi em là dân miền tây nước Việt cho nên hồi nào tới giờ chưa biết chữ rét nàng Bân cho nên thấy hơi lạ đó nghen, giờ thì sư huynh kể rõ tận tình.. .Miền bắc tháng 3 trời còn rét lạnh nhưng trong nam thì nắng ấm nhất là quê nhà Rạch Giá bởi vậy có câu ...tháng 3 bà già ra biển cho nên năm xưa lợi dụng thời tiết tốt em đi vượt biên vào tháng 3 âm lịch sóng yên biển lặn rất tốt cho người đi biển. Lâu rồi vắng bóng sư huynh trên blog TH hôm nay thấy sư huynh xuất hiện mừng quá ! Hôm nào rảnh kể chuyện tù cải tạo cho mọi người nghe nhen sư huynh.
Người em Rạch Giá xa xứ 😍😎

Nguyễn Ngọc Hoàng said...

Đọc "Bân ơi! Thôi Đừng Hờn Anh Nữa" của anh MVN tôi bùi ngùi, xúc động vô cùng...

Sau hơn 6 tháng học chính trị cuối tháng 3, 1976 chúng tôi cũng được đưa đi lao đông thực tế tại khu kinh tế mới Lê Minh Xuân (còn anh MVN đi cải tạo tận Lào Kay - Sa Pa). Nhóm tôi phụ trách trồng khóm và cây khoai mì... cuối tuần thì được lên văn phòng khu trưởng coi TV và cho muỗi cắn!

Cũng tại đây có xem vỡ kịch "Người Ven Đô" (hay Trận Chiến Ven Đô?), với hai nhân vật tôi còn nhớ mãi là ông Tám Khỏe và ông Bảy Đờn - mà anh MVN thủ vai ở trại cải tạo miền bắc Hoàng Liên Sơn năm 1977. Mặc dù bây giờ tôi không còn nhớ vỡ kịch đó ra sao, nói gì?
Mới đó mà đã gần nửa thế kỷ... mà đã cuối một đời người!


Mong nàng Bân mãi ở lại Sa Pa, để anh MVN luôn nhiều sức khỏe, an vui.
Thân mến,
NN Hoàng

machbinhmy@gmail.com said...

Gửi quý Tiểu Muội !
Cám ơn quý Tiểu Muội khá khen huynh đài.
Tiểu huynh tuy rất ngưỡng mộ các người đẹp nhưng cho tới bây giờ vẫn ngán ngưuời đẹp tên Bân.

Anh Ng. ng. Hoàng thân mến.
Vỡ kịch Người Ven Đô thuở ấy rất nhiều người diễn vì nó có tính cách tuyên truyền. Những Người Ven Đô ở Sài Gòn trong vỡ kịch chiến đấu chống chính quyền VNCH và đã xảy ra nhiều kịch tính. Anh biết rồi Bên Thắng Trận bao giờ cũng đúng và lẽ phải thuộc về họ !

MVN.