Tuesday, June 24, 2014

Một số khái niệm về: Khoảng cách, dấu và chữ


Một số khái niệm về: Khoảng cách, dấu và chữ

Hoàng thị T.L.1, Lê Đình C.T.2, Nguyễn H.T.3
(Thứ tự ABC)
1 Cựu gs Trường Nguyễn Trung Trực, RG, VN,
2 Cựu gs Đai-Học SherbrookeQCCanada,
Đại-Học Huế, Khoa Công-Nghệ Thông-Tin, Huế, VN.

Lời thưa trước
Bài nầy có một chút kỹ thuật, tuy nhiên nó vẫn vui, nằm trong tình hữu nghị của báo TH và hơn nữa, người đọc có thể đóng góp cải tiến được nội dung của bài.
Phần 1
Đoạn 1
I- Mở đầu
Dĩ nhiên ngày xưa đi học ở trường quê chữ viết bằng tay cho nên thường các khoảng cách giữa chữ và dấu cuối câu, chấm hay phẩy, không được xác định rõ ràng. Thí dụ, câu sau đây
         Tôi đi học. Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và…
đã viết là                   
Tôi đi học . Hằng năm,cứ vào cuối thu ,lá ngoài đường rụng nhiều và …
Khi khoảng cách giữa chữ và dấu chấm hay phẩy thí dụ không được xác định rõ, người đọc trong một bài văn dài có cảm tưởng người viết ẩu tả bừa bãi.
Bây giờ, số bài gõ càng nhiều đăng trên nhiều loại sách vở, báo chí in cũng như điện tử. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu có một phần mềm đề kiểm tra và sửa đổi sự chấm câu cho tiếng Việt thì có thể đó là một bổ túc cần thiết cho những người sáng tạo báo chí và văn chương.
Những tác giả bài nầy, không ai chuyên môn về ngôn ngữ học, chỉ muốn góp nhặt và tổng kết những cấu trúc thông thường về dấu câu trong tiếng Việt, để có thể góp phần vào sự phát triển một phần mềm hữu dụng cho người gõ tiếng việt.
Hơn nữa, dấu không phải chỉ có dấu câu mà còn có nhiều dấu khác nữa hoặc có vẻ toán hơn hoặc ít thông dụng hơn.  
Để định rõ chi tiết kỹ thuật cho sự viết phần mềm về cách sắp đặt giữa khoảng cách, dấu và chữ, chúng tôi xin đề nghị trong bài nầy: (a) –  một vài qui luật thông thường mà tiếng việt thường hay dùng, (b) – dùng comments hay lời bàn liên kết với bài mà Blog cho phép để quí Thầy Cô Anh Chị Tha-Hương (TCAC-TH) góp thêm ý kiến. Phần mềm viết ra, nếu chạy tốt, sẽ phổ biến trong bài kế tiếp « Khoảng cách, dấu và chữ. Phần 2: cài và áp dụng phần mềm » cho tất cà TCAC-TH dùng (nếu thích).
Bài viết nầy gồm có, sau Mở đầu, hai phần chính: Định nghỉa Khoảng cách, dấu và chữ, Qui Luật đề nghi và cuối cùng là Kết Luận.
II- Định nghĩa
Định nghĩa khoảng  trắng, khoảng cách, khoảng trống (Space):
Khoảng trắng hay còn gọi là khoảng cách (space) là khoảng trống đơn vị giữa 2 chữ hay dấu thấy được. Khoảng cách sẽ viết tắt là (KC).
Khoảng cách (space) thí dụ theo đinh nghĩa ASCII (American Standard Code for Information Interchange) là: (010 0000 theo nhị phân) (32 theo thập phân).

010 0000
32

Định nghĩa dấu:
Nếu lấy 1 keyboard (bàn chữ) tiếng Anh làm tiêu chuẩn, thì dấu có thể định nghĩa là những ký hiệu sau đây:

 ~ ` ! @ # $ % ^ & * ( ) _ - + = { [ }] | \ : ; “ ‘ < , > . ? /
           
Chúng ta có thể phân biệt 5 loại dấu:
(a)  Dấu câu thông thường là 6 dấu sau đây ! : ; , . ? 
Dấu than !, Hai chấm :, Chấm Phẩy ;, Phẩy , , Dấu (1) chấm . , Dấu Hỏi ?
(b Dấu câu bất thông thường có thể là những dấu sau đây:
Dấu (3) chấm, hay dấu lững . . .  , (dấu 3 chấm thật ra là dấu chấm kép vói 3 dấu 1 chấm không có trên bàn chử)
Dấu mở ngoặc đơn (, Dấu đóng ngoặc đơn ),
Dấu mở ngoặc đơn trên , Dấu đóng ngoặc đơn trên ,
Dấu mở ngoặc kép , Dấu đóng ngoặc kép ”,
Dấu mở ngoặc vuông [, Dấu đóng ngoặc vuông ],
Dấu mở ngoặc móc {, Dấu đóng ngoặc móc },
Dấu ngang dài  – , Dấu ngang (cụt) -, Dấu nối _
(c)  Dấu đối xứng thường là dấu toán sau đây ~ @ & * - + = < > /
Dấu ngã gần bằng ~, Dấu át hay a thương mại @, Dấu và &, Dấu cộng +, Dấu trừ -, Dấu bằng =, Dấu nhỏ <, Dấu lớn >, Dấu chia, dấu trên (dấu « sur », dấu suyệt) /
(d)- Dấu ngoại lệ là những dấu sau đây # $ % *
Dấu số #, Dấu tiền $, Dấu phần trăm %, Dấu sao (cho chú thích ở dưới) *.
(e)- Dấu đăc biệt là những dấu còn lại: ` ^ | \ với dấu nhân x hay dấu nhân chấm (.).
Dấu mũ ô ngoài ^, Dấu gạch đứng |, dấu gạch nghiêng \, dấu móc trên `. Bốn dấu sau cùng nầy tiếng việt it dùng.
Dấu nhân x hay dấu nhân chấm . là những dấu hay dùng nhưng khó phát hiện bởi phần mềm đơn giản.

Chú ý:  Những dấu nầy khác với sáu thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và ngang) là những dấu thanh riêng biệt của nguyên âm tiếng việt.
Định nghĩa chữ hay từ:
Trong lãnh vực bài nầy, mọi ký hiệu khác không phải dấu, hay khoảng trống được xem như là một từ hay một chữ.
III- Qui Luật đề nghị
Những qui luật nầy không hẳn là mới lạ chỉ dựa vào cách viết thông thường mà thôi. Để tiện việc trình bày chi tiết cho phần mềm, qui-luật đề nghị sẽ dưa vào 5 cách phân loại dấu ở phần Định nghĩa trên. Sau đây là vài qui luật đề nghị cho Khoảng cách, dấu và chữ.
A)   Dấu câu thông thường (DCTT):
Với 6 dấu sau đây ! : ; , . ?  (Dấu than (DT !), Dấu Hai chấm, (DHC :), Dấu Chấm Phẩy (DCP;), Phẩy (DP,) , Dấu (1) chấm (DC .) , Dấu hỏi (DH ?)), Qui Luật 1 có thể viết dưới dạng là
(Từ cuối thấy được)(DCTT)(KC)(Từ đầu thấy được)  (QL1)
VD:  Trong Tôi đi học. Hằng năm, (Từ chót thấy được) là chữ c, (DCTT) là dấu . chấm, (KC) là 1 khoảng trống, (Từ đầu.thấy được) là chử H.
QL1 thật ra rất thông thường cho tiếng Anh, Mỹ và Pháp. Qui luật nầy cũng có ghi cho tiếng Việt trong Wikipedia: Cẩm nang biên soạn [1]. Ngoài ra, cách xử dụng dấu câu được trình bày trong hai Tài Liệu Tham Khảo kế tiếp [2, 3].
Chú ý:  (Từ đầu thấy được) lắm khi không cần thiết, khi ở cuối một đoạn hay một tiết mục.  
VD:  Trong Tôi đi học. (Xuống hàng)
B)   Dấu câu bất thông thường:
·       Dấu 3 chấm (D3C), hay dấu lửng . . . 
Dấu 3 chấm là dấu chấm kép gồm 3 dấu chấm không có trên bàn chữ bình thường, QL1 có thề tổng quát hóa cho dấu kép (D3C) nầy dưới dạng:
(Từ cuối thấy được)(D3C)(KC)(Từ đầu thấy được) (QL2)
VD: Em… kiệt… sức… rồi… anh… ơi.
Đôi khi D3C có thể được để sau dấu phầy như QL3 sau đây:
(Từ cuối thấy được)(Dấu phẩy)(D3C)(KC)(Từ đầu thấy được)                                                                                (QL3)
VD: sự vật, hiện tượng,… trong một chủ đề
·       Dấu mở ngoặc (DMN):
Những dấu mở ngoặc đơn hoặc kép là: Dấu mở ngoặc đơn (, Dấu mở ngoặc đơn trên , Dấu mở ngoặc kép , Dấu mở ngoặc vuông [, Dấu mở ngoặc móc { đều có thể ghép váo QL4 sau đây:
            (KC)(DMN)(Từ đầu thấy được)                    (QL4)
VD: “Sẽ có lần chúng ta ra đi"
·       Dấu đóng ngoặc (DĐN)
Dấu đóng ngoặc đơn ), Dấu đóng ngoặc đơn trên ,Dấu đóng ngoặc kép , Dấu đóng ngoặc vuông ], Dấu đóng ngoặc móc } đều có thể ghép váo QL5 sau đây:
 (Từ cuối thấy được hay DT hay DH)(DĐN)(KC)      (QL5)
VD: Tôi quen anh Quang (rất tình cờ) nhờ một người bạn cũ.
VD: Cô bé nhà bên (Có ai ngờ!)
DĐN ở cuối câu có thể trống hay có thể có DC, DCP hay DP:
            (DĐN)                                                           (QL6a)
            (DĐN)(DC hay DP hay DCP)                        (QL6b)
VD: Cô bé nhà bên (Có ai ngờ!)
VD: Hoài Chân giới thiệu Thanh Tịnh trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
VD: «Làm dân, ta trả nợ non sông!».
·       Dấu gạch dài (DGD) 
Thường thường dấu ngang dài (DGD) theo qui luậi (QL7) sau đây:
                  (KC)(DGD)(KC)                                      (QL7)
VD: Đặng Dung – một đời dũng sĩ với quốc gia – viết bài thơ rất tượng hình mài gươm dưới nguyệt.
VD: Nhạc Việt Nam những năm 1930 – 1945 có nhiều bài rất hay.
·       Dấu gạch ngắn (DGN) -
Khi ở đầu câu, DGN có dạng (QL8)
                        (DGN)(KC)                                       (QL8)
VD: Anh đi đâu thế?
       Tôi đi chợ thôi mà.
       - Diệt giặc ngoại xâm
·       Dấu gạch ngắn (DGN) -, Dấu nối dưới (DND)  
Trái với dấu gạch dài, dấu gạch ngắn (DGN) ở giữa câu và dấu nối dưới (DND) ­_ còn có thể không cần khoảng cách như QL7.
(Từ cuối thấy được)(DND hay DGN)(Từ đầu thấy được)             
                                                                                (QL9)
VD: Báo Tha-Hương_Rạch-g
VD: Pi-cát-sô
·       Dấu ghép với ngoặc đơn (DGNĐ): ( )
Nhiều dấu kép tạo bởi dấu than hay dấu hỏi hay cả đôi nằm giữa dấu ngoặc đơn như (!), (?), (!?). Dấu kép với ngoặc đơn (DKNĐ) được xem như tạo bởi qui luật (QL10) sau đây:
(DGNĐ) = (DMN đơn)(DT hay DH hay DTDH)(DĐN đơn)
(QL10)
VD:  (?) (!) (!?)
Thường thường DGNĐ là những dấu cuối câu cho nên QL11a, b được đề nghị như sau:
         (KC)(DGNĐ)                                            (QL11a) 
         (KC)(DGNĐ)(DC hay DP hay DCP)         (QL11b)
VD:     cháy mất nhà (?)
VD:     Nó làm mất hết tiền (!)
VD:     hắn là kẻ lừa đảo (!?).

(Xin xem tiếp Phần 1 Đoạn 2)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Cẩm_nang_biên_soạn
[3] thanglee.wordpress.com/.../cach-sử-dụng-cac-dấu-cau... ThangLee, Cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt! Tháng Ba 1, 2010, Tập tin cũng được lưu ở: Dạy và học.





26 comments:

Anonymous said...


Trước nhứt là cám ơn 3 nhà sưu tầm bài Khái niêm về : khoảng cách, dấu và chữ rất công phu.Nếu thực hiện đúng những khái niệm nầy thì bài viết đăng lên sẽ rõ ràng,mát mắt và người đọc cũng rất hứng thú để đọc từ đầu đến cuối bài.
Nhưng khổ nổi,muốn viết theo đúng những khái niệm nầy ,người viết phải có thì giờ không bận bịu công việc gì cả.Viết xong từ từ đọc lại rồi sửa những sai sót.
Còn những người đa đoan công chuyện,mỗi khi mở máy để viết là gỏ ngay những ý nghĩ của mình càng nhanh càng tốt đâu có thì giờ giữ đúng những khái niệm.Một thí dụ điển hình là khi viết comment bài Nhớ Em của TP ,vừa coi đá banh trên TV ,vừa đọc bài thơ Nhớ Em trên máy điện toán,còn tay gỏ trên máy Ipad
Làm cách nào mà nhớ giữ khoảng cách.
Thôi thì tôi đề nghị nếu thực hiện được những khái niệm nầy trong khi viết là một điều quá tốt,còn nếu không thực hiện được thì là do tính trời cho nhớ đâu làm đó còn không nhớ thì để y như cũ vì mấy tế bào trong Bộ nhớ không còn chứa nổi nữa.
BLG











CatVan said...

Em thì nhờ cách viết này mà nhìn ra anh Chơn Tâm..hihihi.
Mà muốn thực hiện điều này trên TH, ai dám nhận trách nhiệm ngồi sửa bao nhiêu bài từ trước tới giờ.
Hay là những bài cũ cứ để nguyên vậy, những bài mới ai muốn theo thì theo.

rachgia said...

Anh BLG thân mến

Bài viết nầy được thành hình cũng do sự đề xướng của anh LDCT. Có lẽ nhìn những bài post trên Tha Hương cách gõ chấm phết ... loạn cào cào cả lên anh không chịu nỗi chăng? nên đề nghị anh em cùng nhau soạn lại một số qui tắc để gõ cho đúng phần nào
Với sự hợp tác của anh Nguyễn Hữu Tài- giảng sư tại Đại Học Huế- hiện tại( học trò của anh T trước kia) thì có thể nay mai chúng ta có một Software để giúp chúng ta sửa bài dễ dàng hơn đối với một số bài vẫn còn gõ sai do thói quen nào đó

Anh Tài sẽ cho Test cái software tại các trường nơi anh dạy và nếu OK thì Tha Hương chúng ta sẽ có software"Vietnamese Auto-Corrector "mà xài đỡ phải nhọc công mất thì giờ ngồi sửa
Software nầy do anh Tài thực hiên. Hy vọng nó chạy tốt để giới thiệu đến các thân hữu xa gần
Học trò anh Tâm giỏi ghê anh hi?
TL rất thông cảm các Thầy lớn tuổi, còn gõ được là may lắm rồi anh Nhựt ạ. Có lần TL cùng nói với anh Tâm điều nầY
Hè nầy anh có đi đâu không ?

Anonymous said...

Dấu bài toán nhân a với b là dấu nào : (a) không dấu ab, (b) dấu chấm a.b, (c) chử x như axb hay a x b?. Bạn đọc TH

LDCT said...

Cám ơn BLG, cám ơn CV,

Thật ra, những qui luật nầy không khó nhớ. Cái QL cần dùng nhiều là cái QL1, ở cuối câu. Nó nói như sau: «sau chử là dấu chấm câu (Chấm, phết, Chấm phết, dấu than, dấu hỏi, hai chấm) theo dính, rồi nhảy 1 cái». Mấy cái QL khác là «hợp lý» mà thôi. Nếu mấy xứ khác có QL tại sao mình không có? Mỗi lần chép bài TH để dành là word nó báo spelling error quá cở.

TL có nói, mục đích của bài là đi tìm những qui luật «hợp lý» để có người làm một software hổ trợ phụng sự người viết hay người sửa bài. Chớ không bắt người viết phải theo qui-luật. Đúng vậy, người sửa bài là «thơ-ký», người viết bài là «nghệ sĩ hay bác sĩ» hơn. Người làm software là người phụ tá vô danh cho «thơ ký» một good job. Sửa chính tả, sửa dấu chấm câu là những chuyện nhạt phèo nhưng thiết thực.

Một lý do chọn TH như diễn đàn là đễ danh dự cho đôc giã TH góp ý cho cấu trúc trong câu của tiếng mẹ đẽ Việt-Nam.

Hi hi, mại dô, đưa ý ra đây phải dùng dấu như thế nào cho hay coi.

LDCT

Anonymous said...

TCAC Bạn đọc TH, Câu hỏi ác nghiệt thật. Nếu được chọn, tôi chọn a x b. Tuy nhiên mọi dấu trừ không dấu đều dùng được hết. Xin xem bài kế Đoạn 2. LDCT

Anonymous said...

theo tui thì là
(c) chử x như axb hay a x b?
hoặc có thể
a.b
nhờ ông Thầy chỉ giáo thêm để học hỏi, bài viết nầy có lý quá phải không quí vị

Học trò Kiên Giang

CatVan said...

Em thấy đầu tiên chỉ cần nhớ một điều đơn giản là sau chữ cuối của một cụm từ hay một câu thì không có khoảng cách tới dấu phết hay dấu chấm; rồi từ dất chấm hay dấu phết tới chữ đầu tiên của câu kế thì phải có một khoảng cách. Giữ như vậy trước, mấy cái khác làm từ từ sẽ quen.
Đọc trong comment thì sao cũng được, nhưng lên một bài viết thì phải trình bày đàng hoàng hơn; những cái dấu sai có khi làm những người khó tánh nản lòng khi theo dõi bài. Riêng em thì em không bao giờ viết một bài dài nên không cần phải nhớ chi cho nhiều
hihihi
Có cà rem cô ba không mà anh mại dô dữ vậy? :))

Anonymous said...

CV vừa làm thơ, vừa làm toán, vừa biết QL chấm câu (thumb up), vừa đòi hột xoàn to (2 thumbs up), vừa cà lem kem cô Ba nửa. Wow. LDCT

Anonymous said...

Cô Cát Vân ơi, ở bên Canada nầy sau dấu chấm (.) thì 2 khoảng cách và chử đầu câu viết hoa, còn sau dấu phết (,) thì một khoảng cách và không viết hoa. Không biết ở VN mình có vậy không? Câu hỏi nầy đừng nghĩ là tôi vọng ngoại nha, chỉ tại hồi nhỏ tôi học dốt nên trả lại thầy cô hết rồi.

Thấy chị Tố Lang của em năm nay nhiều chuyện vui, blog Tha Hương thêm rộn ràng.... Em chúc mừng chị cùng tất cả các thành viên của blog. Còn em thì cũng như có người đã nói, thích tìm comments vui vui của thầy BLG, anh MVN, chị TL,.....nhiều lắm đọc trước, mà không dám viết comments tại vì quá là dốt. hihihi....bc

rachgia said...

BC em

Lâu quá chị TL mới thấy em vào Tha Hương. BC và gia đình khỏe chứ .Hè nầy có đi đâu chơi không ? Em nói:

" ở bên Canada nầy sau dấu chấm (.) thì 2 khoảng cách và chử đầu câu viết hoa, còn sau dấu phết (,) thì một khoảng cách và không viết hoa. Không biết ở VN mình có vậy không"

Chị nêu điểm nầy ra để chia xẻ cùng quí Thầy Cô và các bạn hưu~ xem sao? Chị chưa nghe cách gõ nầy Cúc ạ
2015 có định sang Reunion RG không em? Lúc nầy em có làm cái youtube nào mới không?

HTTL, LDCT, NHT said...


3 tác giả xin cảm tạ những bạn đọc đã viết email riêng chỉ điểm những cải tiến có thể cho bài viết nầy.

HTTL, LDCT, NHT

Anonymous said...

Chị BC, Chị có tài liệu nào về « sau dấu chấm, 2 khoảng cách không? » và « sau dấu phết, 1 khoảng cách không? » o Canada. Nếu có như vậy, phần mềm sẽ thêm vào câu hỏi xứ nào để sửa cho đúng. Cái đó không khó, tương tự như bản chử (keyboard) có nhiều loại tiếng : Anh, Pháp, v.v. Trong blog TH ngày 28 tháng 4 năm 2014, và trong bài Black April Day, một thông tin « chính thức » từ Ottawa, viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, sau dấu chấm chỉ có 1 khoảng cách. Cám ơn chị BC. LDCT

rachgia said...

anh Cát Dương thân mến

Ha ha cám ơn ông anh nha, cứ lo ba cái khoảng cách, dấu và chữ quên coi kỹ mấy lỗi chính tả sai một cách buồn cười.
TL

CatVan said...

" Em chào các anh chị kính mến,
Em đoán là chị BC muốn nói đến dấu chấm xuống hàng, sau dấu chấm xuống hàng thì mình đi qua một dòng khác và từ bìa trang mình thụt vào hai khoảng cách để bắt đàu một đoạn viết mới.
Còn riêng trong một khổ văn thì sau dấu phết và sau dấu chấm chỉ có một khoảng cách cho tới chữ đầu tiên."

Em quên nên chạy vào nói thêm là em vốn ưa đoán đại, không biết có phải chính xác là chị BC muốn nói như vậy không?

Anonymous said...




Lỗi tại ai đây ?
Giống như một anh chàng có vợ cứ mỗi năm mỗi sanh.Một anh bạn thấy vậy mới nói người ta ai cũng sanh cách khoảng 2 năm một đứa còn anh thì tù tì năm một, Rồi anh mới thủ thỉ chỉ cách sanh khoan chớ không phải nhặt.
BLG


CatVan said...

Nghĩa là gì hở thầy?

Bữa em mò kiếm trong blog cái dấu indent để thụt vô hàng mà không có rồi em lò mò một hồi đã tìm ra cách khoan ở đầu hàng mà nó không chạy trở lại chỗ cũ.

Anonymous said...

Hi anh BLCT;
Tài liệu thì không có vì tôi học đã hơn 30 năm rồi, nhưng anh có thể lên Google tìm "How many spaces after a period? or How many spaces after a comma?" thì anh sẽ thấy ngay hà. Chúc các anh chị vui nhiều. bc

rachgia said...

BC em
Theo sự hướng dẫn của em chị vào google và thấy như sau . Em xem thử coi

How Many Spaces After a Period? Ending the Debate
Posted on March 27, 2013 by Dave Bricker
spaces after periodFew sub­jects arouse more pas­sion among writ­ers and design­ers than the debate over how many spaces should fol­low a period. If you adhere to a style man­ual, you’ll be hard-pressed to find one that doesn’t spec­ify a single-space. Chicago and MLA spec­ify one—debate ended—but the pop­u­lar argu­ments in sup­port of the single-space after a period (argu­ments I must con­fess to hav­ing per­pet­u­ated in pre­vi­ous writ­ings) turn out to be mostly apoc­ryphal. The single-space after a period is a sim­ple style evolution—and it’s a fairly recent one. This leaves tra­di­tion­al­ist type­set­ters like myself in some­thing of a quandary; staunch advo­cates for the single-space must ques­tion whether their “clas­sic” design work is authentic.
.........

Anonymous said...

Hi chị Tố Lang;
Hồi em đi học, em được dạy là như vậy đó, mổi lần đánh business letter mà không đúng theo khuôn mẩu, em bị đánh lại hoài cho nên em nhớ, nhưng mà đó là năm 1983 còn bây giờ có lẽ qui luật đã thay đổi mà em không biết, nếu vậy thì các anh chị bỏ qua nha. Riêng em thì thói quen em đẩy 2 spaces, cũng như thầy BLG nói nhớ đâu làm đó, sửa lại khó. bc

Anonymous said...

Xin cám ơn ông Kim Chấn Ngọc (Sư huynh Cóc Con) đã đề cặp "Dấu dùng ở cuối tựa" khởi đẩu cho QL11c.
LDCT

rachgia said...

BC ơi

Thì ra cái double space của em là từ 1983.
Trời đất! Hơn 30 năm mà thấy BC nói như đinh đóng cột làm chị TL giựt mình tưởng mình không biết

Ai dè em còn mơ?

Anonymous said...

Hi chị Tố Lang:

Tài liệu trong sách mà em học, em đã scan và gởi cho chị rồi, như em đã nói là em học hơn 30 năm rồi. Cám ơn chị đả giựt em dậy sau giấc mơ dài....bc

rachgia said...

Hi BC

Hì hi em làm huynh LDCT muốn á khẩu luôn á. Hôm qua nghe em hùng dũng kêu mọi người vào GOOGLE search cái gì gì đó after period... anh Tâm hoảng hồn gọi chị và bảo: giao tàng quyền trả lời cho cô BC đó cô TL, cái chuyện sau after Period tui hỏng biết rồi à mà coi chừng tui dạy học trò lộn rùi ...

Anonymous said...

Hi chị Tố Lang & thầy LDCT:

Hôm qua em có hỏi con gái em về mấy quy tắc đánh máy, thì con gái em cũng nói như em vậy, là gõ 2 KC sau dấu chấm, em có hỏi là nguyên tắc nầy con lấy ra từ đâu? nó nói là "bắt đầu học từ tiểu học là con được dạy như vậy rồi giờ má hỏi con biết đâu mà nói". Anh chị coi đó. em học thì còn có tài lieu để gởi cho anh chị chứ con nít ở đây không cần sách vở gì đâu. Thôi thì chuyện nầy cũng không quan trọng gì em xin khép lại từ đây nha. bc

Anonymous said...

Chị BC
Rất cám ơn chị đề cặp về 2 KC sau dấu chấm, dạy ở Canada. Tôi sẽ ráng tìm hiểu về vấn đề nầy. Bài Khoảng cách nầy không có ý định chỉ cách xữ dụng dấu như một vài sách viết về vấn đề này. Để viết phần mềm, bài chỉ sưu tầm những qui luật có sẵn của tiếng Việt mà thôi. Sau đây là 1 tài liệu dấu câu viết bởi Wikipedia
Dấu câu vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Cẩm_nang_biên_soạn
Sau các dấu câu như dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;) v.v.. ở giữa hai câu cần có một khoảng trắng. Giữa từ cuối của câu và các dấu câu không có khoảng trống.
Ví dụ:
Viết đúng: Phía bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Viết sai: Phía bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa,phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Viết sai: Phía bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ,phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Viết sai: Phía bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa , phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
LDCT