Saturday, March 31, 2012

Tân Cổ Giao Duyên- Sầu Vương ý nhạc - Viễn Châu -

_____________

Sưu Tầm từ Internet

Nghe NN quảng cáo quá là chừng chừng" Nhạc sĩ mù bên Cầu Bến Lức "  hay lắm , còn mùi hơn " Tình anh bán chiếu " nữa , nên TL rán tìm bản cải lương nầy về làm quà cho Thầy Cô và các bạn cuối tuần đây ( Em  bảo đảm xem hết  Thầy V "hết buồn" luôn  hay là buồn chết luôn hỏng biết nữa).  Cái tựa là " Sầu Vương ý nhạc " NN ơi , hỏng phải là " Nhạc sĩ mù bên Cầu Bến Lức " đâu mà NN biết làm sao TL tìm ra bài nầy hông . Nói nhỏ cho nghe nhe đừng có cười tui à " Vì  TL ưa hát vọng cổ lắm đó bạn hiền ui  hi hi  "  . Kính mời quý vị cùng Tha Hương thưởng thức    " Sầu Vương ý nhạc " của  Viễn Châu

HTTL







 SẦU VƯƠNG Ý NHẠC –  Viễn Châu -

Lối: Em ở nơi nào em ở đâu,
lời ca tức tưởi giữa cung sầu,
quê nghèo áo nhuộm màu sương gió,
một kiếp phong trần mấy biển dâu.

Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức,
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta,
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa,
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt.

Câu 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở ven đường. Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão tật nguyền. Em cất lên tiếng ca buồn rười rượi: Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu. Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.

Câu 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài. Gío lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài. Ông lão sửa dây đàn, em bé cũng trở sang điệu khác: Ai đang đi trên đường đê, ai có nghe vang câu hò đê mê , vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về. Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ai.

Lối: Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió,
Gío trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa,
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca,
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước.

Câu 4: Những đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn. Chiếc đàn long phím tang thương như một kiếp cơ hàn. Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chứa đựng một nỗi niềm dĩ vãng xa xăm, xe đến rồi đi kẻ xuống Hậu Giang người về đô thị, ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.

Câu 5: Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên vài bàn tay bỏ vào đấy vài tờ giấy bạc, ông lão run run để lộ nét vui mừng. Em bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng: Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn, vui ca sang rồi đi tiễn binh ngoài ngàn, người đi ngoài vạn lý quan san, người mong chờ trong bóng cô đơn. Ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở, buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.

Câu 6: Bảng trắng đã lên rồi đoàn xe từ từ chuyển bánh, tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh của cha con người ca hát dạo lòng bỗng dâng tràn ngập một niềm thương. Người ly hương ta cũng ly hương, họ nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây mai đó thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi. Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu.

17 comments:

Ngô Quang Võ said...

Hi Cô
Bài Sầu Vương Ý Nhạc là của Soạn Gỉa Thu An , chớ không phải của Viễn Châu đâu cô .

Ngô Quang Võ said...

Kính Qúy Thầy Cô , cùng anh chị em .
Xin góp vài ý vài hàng . Bài viết Sầu Vương Ý Nhạc là của Soạn Gỉa Thu An , chớ không phải Viễn Châu . Bấy lâu nay tôi thầy lẻ tẻ trên mạng luới toàn cầu đều ghi nầy là của soạn gỉa Viễn Châu . Kính mong thay vật hoàn cố chủ . Mặc dầu Soạn Gỉa viết rất nhiều , và những bài ca của ông viết rất hay và xúc tích biết bao là triết lý sâu xa . Nhưng bài nầy xin nhường lại cho SG Thu An .
" Họ Nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ , đời của ai rày đây mai đó , còn đời của ta cũng sương gío lâu rồi .
VN

rachgia said...

Hi Ngô Quang Võ,

Thiệt tình là nghe bài nầy đã lâu song tôi cũng không biết ai là tác giả . Hôm qua nghe Chị NN nói về bài Tân Cổ Giao Duyên nầy nên tôi search trên Net thấy đều là đề của Viễn Châu .( Chuyện tôi nói đùa là tôi hay hát vọng cổ đừng có tin nha . Hay hát vọng cổ mà lại post tên tác giả trật lất ) Nhưng tôi thiết nghĩ NQV rành về Cải lương thì chắc là đúng rồi . Vậy tôi sẽ sửa lại theo như NQV cung cấp
Thank you đã vào xem và cho ý kiên để chỉnh lại những phần sai sót Chúc cuối tuần vui nha

HTTL

Anonymous said...

Chào Cô Tố Lang!
Cuối tuần đựơc Cô cho nghe vọng cổ làm tui nhớ Má muốn khóc luôn.Cám ơn Cô nhiều lắm!
Ngừơi Sông Kiên.

LTP said...

Chào Cô

Trong bài Thơ Tình Anh Bán Chiếu của tác giả Chân Diện Mục trên đầu trang tác giả trích một đoạn bài Vọng Cổ Tình Anh Bán Chiếu cuả soạn giả Viển Châu , rất tiếc vì vô tình mất đi mấy chử , đúng nguyên bản phải là ;
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy , sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào .........
Trong bài Vọng Cổ Sầu Vương Ỳ Nhạc đúng là của Viễn Châu nhưng khi Post lên chắc Cô đang thả hồn theo giọng ca Minh Cảnh nên đề là Thu An .
Càm ơn Cô thật nhiều đã bỏ công sức chăm sóc cho Tha Hương , được Cô cho phép thỉnh thoảng Em vào thăm vườn nhặt vài chiếc lá khô là quý rồi ,chứ nào có tài cán gì mà Cô cho là giấu nghề .

Kính

Em ltp

rachgia said...

Hi Phong,

Phong nói đúng và tôi cũng biết nguyên văn của câu Tình anh bán Chiếu như Phong nói . Định viết lại song tôi nghì có lẽ Thầy chi? lấy ý mà thôi với lại làm tấm tranh thơ cho Thầy mà để cả câu thì dài quá . Để rảnh sẽ sửa lại nha .. Còn bài Vọng Cổ nữa cái nầy mới khổ à nhe . Hôm qua tôi search trên Nét thì đung' là của Viền Châu . Tôi post lên là của Viền Châu song anh học trò Ngô Quang Võ vào coi và complaint ( vào đọc phần comment của bài đó thì Phong thấy ) đòi Cô giáo phải sửa lại . Tôi có phải là dân Vọng Cổ đâu nên nghe anh ta quả quyết là của Thu An thì sửa theo . Bây giờ mới làm sao nè trời . Tôi post cái email nầy của Phong vào bài Vọng Cổ đó nghe cho rộng đường dư luận Đừng nghe tôi đùa mà tưởng tôi biết nhiều về Vọng Cổ là chết tôi đó Phong

TL

rachgia said...

Chào Thầy CDM

Em cám ơn Thầy làm bài thơ mà Thầy bảo là cải lương cho em vui . Mà Thầy ơi em bày cái bài cải lương nầy ra cốt ý cho Thầy nghe cho đỡ buồn mà bây giờ em kẹt cứng rùi nè Thầy. Thầy thấy tội cho em chưa . Trời ơi bài nầy của ai : Viễn Châu hay Thu An vậy Trời . NQV chắc như bắp là của Thu An còn LTP thì như đinh đóng cột là của Viễn CHâu tui mới làm sao đây nè

rachgia said...

Chào Người Sông Kiên

Thì ra cũng có người khóc như tui . Hôm nghe lại bài nầy tui cùng khóc như Người Sông Kiên nên mới post lên cho mọi người nhớ ... "cùng khóc cho vui" .

Anonymous said...

Chị TL ơi, bửa nay em lại vô thăm blog Tha Hương của chị, em thấy chị để bài "Sầu vươn ý nhạc" là của soạn giả Viển Châu, em nghĩ chị để đúng rồi, tại em thấy NQV để là của sọan giả Thu An nên em cũng tìm thử và em tìm ra cái tuồng cải lương nè. Em xin gởi đến blog Tha Hương để cho những ai thích cải lương thì vô coi nha.
http://www.youtube.com/watch?v=L1bCoDihCfk
TTBC

MVN said...

Tui cũng là dân mê cải lương nhất là bài ca Vọng Cổ. Soạn giả Viễn Châu chuyên trị Tân Cổ Giao Duyên. Thấy quý vị thét mét hoài ai là soạn giả bản nhạc rầu thúi ruột Sầu Vương Ý Nhạc, tui định hỏi hai ông xem ai là cha của đứa con tinh thần nầy, nhưng rất tiếc hai ông không còn trên cõi đời ô trọc nầy nữa. Tui bèn xoay qua hỏi Nghệ Sĩ Chí Tâm vì anh thương "vô dĩa' chung với Minh Cảnh (Quán Nửa Khuya, Sự Tích Trầu Cau v..v..) thì Chí Tâm đã quả quyết bản nhạc trên là của Viễn Châu và người đàn guitar trong đó là Văn Vĩ.
Theo nhận xét của tui thì quả giọng văn và những câu thơ trong bài nầy đúng là của Viễn Châu rồi !
Số phone của Chí Tâm : (714)596-8638

rachgia said...

Cám ơn anh Mạch Vạn Niên đã phone hỏi Chí Tâm - Một nghệ sĩ Cải Lương - đã giải tỏa nồi thắc mắc và tranh cãi để có cái tên tác giả đúng cho bài " Sầu Vương ý nhac"
. Bây giờ tôi xin mượn vài chữ của NQV đã viết" Hoàn cố chủ ". Của Viễn Châu thì xin trả lại Viễn Châu. Phải không thưa tất cả các bạn ? . Vậy Tôi xin sửa lại cái tựa cho đàng hoàng như lúc ban đầu mới post

Thank you

HTTL

rachgia said...

Hi Phong,

Quên cho Phong hay tôi đã sửa đúng nguyên văn câu dạo đầu trong Tình anh bán Chiếu của bài thơ Thầy CDM và mới sửa cái tựa Sầu Vương ý nhạc . Như vậy là LTP vừa lòng lắm rồi phải không ?
Xin cám ơn Phong nhã ý vào vườn Tha Hương nhặt dùm những chiếc lá khô ... Ôi lời nói thật đẹp và ân tình biết bao với những tấm lòng dành cho mảnh vườn kỷ niệm nầy
Chúc Phong và gia đình thật nhiều niềm vui & hạnh phúc

Thân mến

HTTL

Điền Lâm said...

Hello qúy thầy cô các anh chị em .

Nếu như , trong trí nhớ còi cọc của tôi , không lầm thì bài ca sầu vương ý nhạc , được thâu vào dĩa than khoảng năm 1963-64 . Gia đình tôi có mua đem về hát , cho nên tôi mới khẳn định là bài viết của Thu An . Nếu chúng ta xét vào giữa năm 60-70 . Thì Soạn Gỉa Viễn Châu lo soạn bài ca cho Hề văn Hường ca châm biếm bàng quang thiên hạ như các bài :
• Ba Ông Thầy Bói
• Chó mực đầu cáo
• Chuyện tôi đi lính
• Đời là gì?
• Đi hát cải lương
• Kể tuồng sân khấu
• Khúc nhạc đồng quê
• Làm vua buồn lắm
• Pháp sư giải nghệ[1]
• Rapport táo quân
• Tai nạn Honda
• Tại tôi tuổi Sửu
• Tào Tháo cháy râu (Trần Hà)
• Tiền bạc, bạc tiền
• Tề thiên đại thánh[2]
• Tôi đi hớt tóc
• Tôi thua số đuôi
• Tư Ếch đi chợ
• Tư ếch đi hội chợ
• Tư Ếch, Ba Râu đi xem đại nhạc hội
• Tứ đổ tưởng
• Văn Hường đi Suyuki
• Văn Hường đội sổ về trời
• Văn Hường mê số đề
• Văn Hường năm vợ
• Văn Hường thương vợ nhỏ
• Vợ tôi đẹp ác
• Vợ tôi đi coi bói
• Vợ tôi mê tân nhạc
• Vợ tôi nói tiếng Tây
• Vợ tôi tôi sợ
Hay viết cho Minh Cảnh ca thì có các bài :
• Gánh nước đêm trăng
• Hàn Mạc Tử
• Hoa Mộc Lan
• Mẹ Dạy Con
• Sau Bức Màn Nhung
• Tình anh bán chiếu
• Tình nghệ sĩ
• Tình Lan và Điệp
• Cô Hàng Cà-phê
• Lá Trầu Xanh
• Võ Đông Sơ
. Tần Quỳnh Khóc Bạn E.T.C
Sở trường viết vọng cổ của Viễn Châu , ngoài viết các bài châm biếm ra còn có các về Tam Cương Ngũ Thường triết lý để răn đời . Viễn Châu không có viết bài tự kể , hay than vãn cho mình . Qúy thầy cô anh chị em có thể xem & ( nghe ) lại các bài của hai soạn gỉa , có thể chúng ta sẽ mường tượng ra bài viết đó của ai . Viễn Châu không có thù oán gì với tôi , ngược lại Thu An cũng chẳng có thân bằng quyến thuộc gì với tôi . Viễn Châu đã ra người thiên cổ , Thu An cũng chẳng sống ở Cõi đời nầy . Có thể là trí nhớ của tôi đã còi thiệt , hay là ai đó khi posted bài ca không biết tác gỉa , cho nên phang ngay là của sg Viễn Châu , Viễn Châu cũng chẳng biết mà Thu An cũng chẳng hay . Một bài viết cho một lần kẹt xe tại cầu Bến Lức . Bài ca không hay chỉ đạt đểm trung bình vào thập niên 60-70 Bỗng dưng lại nổi bật lên sau ngày mất nước . Kể cả bài nhạc Mưa Rừng của Huỳnh Anh cũng có dây mơ rể má tới Hà Triều , Hoa Phượng , Kiên Giang Hà Huy Hà & Thu An .
Mưa Rừng


“Thầy cai lên ngựa về rồi
Sao Klay còn đứng bên đồi ngó theo
Mưa rừng gió lạnh đìu hiu
Em mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương”.
VN

rachgia said...

Chào bạn Điền Lâm hay VN

Trong comment của bạn có câu như sau" hay là ai đó khi posted bài ca không biết tác gỉa , cho nên phang ngay là của sg Viễn Châu" . Tôi chính là người post bài vọng Cổ nói trên và điều bạn nói có phần không đúng . Không phải tôi không biết ai là tác giả rồi phang đại đâu . Ai mà dám phang cái kiểu đó bạn nhỉ ? Bài đó tôi sưu tầm trên Nét mà thôi ( nói có sách mách có chứng mà nào dám nói bậy bạ )
Cũng tội cho ông bạn tôi phone hỏi ông Chí Tâm thì cũng bảo là của Viễn Châu . Mục đích post bài nầy là cho vui vậy mong các bạn hiểu cho và đừng tranh cãi ai là tác giả bài vọng cổ nói trên Và sau cùng như người điều hành Blog TH tôi xin mạn phép Close cái topic nầy nơi đây
Thân ái chúc tất cả một cuối tuần thật nhiều vui tươi và hạnh phúc

HTTL

Anonymous said...

Chào Cô Tố Lang !

Tui rất thích bài vọng cổ nầy thấy Cô định close làm cho tui đây buồn thê thảm (hic!).Mong Cô xét lại.
Người Sông Kiên.

Anonymous said...

Gửi bạn Điền Lâm!
Bạn bảo "Viễn Châu đã ra người thiên cổ". Hồi nào vậy ta? Soan giả Viễn Châu còn sống sao nói ra người thiên cổ. Chuyện rõ như vậy mà cũng không biết, vậy chuyện sầu vương ý nhạc của ai sao bạn biết được.

LTP said...

Chào Người Sông Kiên

Xin được chia xẻ thêm về xuất xứ bài tân cổ giao duyên Sầu Vương Ý Nhạc của SG Viễn Châu.
Gánh hát Sao Ngàn Nơi của Ông Hoàng Văn Quýnh,biệt danh Bầu Quýnh có một cô đào tên My Hương bị một người có chức quyền thời bấy giờ gạt đến mang bầu.Ông Bầu Quýnh sắp đặt cho đoàn hát vở tuồng "Đứa con vô thừa nhận"nhằm ám chỉ kẻ sở khanh . Đêm hôm đó,khi khán giả đang say mê coi vở tuồng được dàn dựng rất cảm động trên sân khấu thì một tiếng nổ kinh hồn xảy ra.Người chết kẻ bị thương và Ông Bầu Quýnh cũng không tránh khỏi.
Khi rời bệnh viện thì Bầu Quýnh đã mù hai mắt, vợ Bầu Quýnh lúc đó đang mang thai về quê nên thoát nạn. Khi sanh xong thì bà giao đứa con lại cho Bầu Quýnh và đi lấy chồng khác.Vừa mù lòa lại mang theo con nhỏ Ông đành đi ăn xin sống qua ngày .
Theo như tác giả cuốn sách "Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương" Trần Trung Quân (nhà sách và xuất bản Nam Á/1993)kể lại.
" Tám năm sau đó, thằng bé tay xách bị, tay dắt Ông Bầu đi xin ăn ở cầu Bến Lức .Tiếng đàn Lục Huyền Cầm nỉ non réo rắt bên dòng sông Vàm Cỏ làm ray rứt lòng người và Soạn Giả Viễn Châu đã viết bài Tân Cổ lưu niệm tặng người bạn đồng nghiệp sấu xố bản Sầu Vương Ý Nhạc nói lên bi kịch thân phận người nghệ sĩ trong thời buổi chiến tranh '.
LTP