Monday, April 6, 2015

Còn đây chút buồn vui đời lính ...





____________

Bạn Láng Giềng

Bước chân qua cổng Trại Nhập Ngủ số 3, tôi đã vứt bỏ bộ quần áo mô phạm để khoát vào bộ quần áo nhà binh rộng phùng phình, đôi giày ống cứng ngắt. Ngày hai buổi chờ tiếng kẻng gióng lên để đi ăn cơm. Tiếng kẻng của nhà trường báo giờ tan học, các em học sinh túa ra như chim sổ lồng sao mà nó vui thế, còn ở đây sau tiếng kẻng các cửa phòng củng túa ra với những người dáng đi chậm chạp, gương mặt buồn man mác vì trong thoáng chốc tất cả đều thay đổi, thay đổi cả nếp sống, thay đổi cả khung cảnh quen thuộc hằng ngày. Ban đêm nhìn trời khuya, nếu biết ca vọng cổ mùi như LMH tôi sẽ xuống liền: nhìn trời khuya hiu quạnh, nên anh chạnh nổi niềm thương...
                 Suốt một tuần, trong tâm trạng lửng lờ, lờ lửng, dở dở, ương ương tôi được đưa về Trường Sĩ Quan Thủ Đức để thụ huấn khoá 14. Bao nhiêu món ngon vật lạ của Rạch Giá tôi tận hưởng tới ngày chót của thời hạn phải trình diện trại nhập ngủ, nên tôi cũng là người sau cùng được đưa về trường. Khoá 14 Thủ Đức có 6 Đại Đội, tôi ở Đại Đội 6, Trung đội 2. Đại đội nầy cũng rất đặc biệt gồm toàn anh em gốc Thừa Thiên, Huế, mới được đưa vào cách đây mấy ngày. Sĩ quan Trung đội trưởng Trung đội 2 cũng là dân Huế, chỉ độc nhất mình tôi là dân miền Nam. Âu cũng là một cái duyên vì trước kia khi còn ở trong làng, má tôi trong tình trạng sinh sản không thể nào chăm sóc miếng cơm, manh áo cho gia đình nên ba tôi bắt buộc phải mướn người giúp việc. Ngay ngày đầu, tôi không thể nào nghe và hiểu bà giúp việc nói cái gì? Tôi mới hỏi ba tôi bộ bà nầy người Cao Miên hay sao mà bả nói con không nghe được, không hiểu được? Ba tôi trả lời đâu phải, bả là dân miền Trung gốc Huế cho nên người ta gọi bả là Bà Bảy Huế. Vì tò mò, tôi thường hay đeo theo bà để nghe bà nói chuyện. Có lẻ vì thế mà bà rất thương tôi, mỗi lần nấu canh chua cá lóc là bà len kén lấy một má cá cho tôi ăn. Dần dần tôi đã nghe và hiểu bà nói gì! Nhờ vậy mà bây giờ tôi không còn ngơ ngác với những tiếng bên ni, bên nớ, làm răng, làm rứa, không còn nghe những tiếng mày, tao thân thuộc mà thay thế vào tiếng mi, những tiếng lúc nào cũng pha lẫn một chút dấu huyền, một chúc dấu ngã. Suốt sáu tháng chung đụng, tôi cố bắt chước để khỏi phải lạc lỏng nhưng tôi không tài nào phát âm cho đúng giọng được. Ở phía trên giường ngủ của tôi là một anh thuộc dòng Nguyễn Tộc, bên phải, bên trái, phía trước, phía sau cũng là những anh thuộc dòng dỏi trâm anh của Thừa Thiên. 

                    Cách phát âm không trở ngại đối với tôi, nhưng những sinh hoạt ăn uống lại làm cho tôi khổ sở vô cùng. Lần đầu tiên đi ăn cơm ở quân trường, không có cảnh con kính cẩn mời cha mẹ dùng cơm, mà cả đại đội sắp hàng tề chỉnh, Trung đội nào theo Trung đội đó dưới quyền hướng dẫn của Trung Đội Trưởng bước theo nhịp quân hành 1, 2, 3, 4...mạnh Trung đội trưởng đếm, mạnh tụi tui cứ bước, trật trúng không cần biết. Tới phòng ăn, tất cả phải đứng nghiêm trước bàn ăn, chờ Trung đội trưởng hô NGỒI mới được ngồi xuống để ăn cơm. Vừa ngồi xong, đang nhìn thức ăn coi như thế nào thì tôi rất ngạc nhiên thấy mấy anh bạn Huế của tôi thọt tay vào túi quần lấy một cái hủ nhỏ, mở nút ra rồi nhanh tay rắc rắc lên dĩa cá lù đù chiên, dĩa bắp cải xào. Tôi mới hỏi: 
                  - Các anh rắc cái gì vậy?
               Hai, ba người nhao nhao trả lời:
                  - Ớt bột. Có chi không mi?
              Tôi định nói tôi không ăn cay được, nhưng mà nghe tiếng mi tôi thấy nó không thuận lổ tai cho lắm, nghe mà phát ức, ngồi mà tức cành hông. Thôi thì đành chan canh, thêm một gấp cải xào ở phía rìa dĩa không có ớt bỏ vào chén, lua mau cho đở đói. Ăn xong cũng phải ngồi tại chỗ chờ khi nào Trung đội   trưởng hô đứng mới được đứng lên để ra ngoài xếp hàng đi theo nhịp quân hành về trại, kỷ luật quân đội mà! Rút kinh nghiệm, buổi cơm chiều sau đó ngay khi Trung đội trưởng hô ngồi, tôi lẹ làng lấy đủa gấp những cục thịt kho ngon nhứt bỏ vào chén, rồi nói:
                  -  Các mi muốn rắc bao nhiêu ớt bột cứ tự do!
              Nhìn các khuôn mặt ngẩn tò te, ngậm đắng nuốt cay, nói không nên lời mà tôi thấy khoái trong lòng. Khi về trại, anh bạn ở giường ngủ phía trên thấy tôi hành xử luật giang hồ đẹp quá, bá đạo quá liền đề nghị từ rày về sau anh ta cùng hai người bạn thân và tôi tạo thành một ca rê 4 người khi vào bàn ăn. Bắt đầu từ đó chúng tôi chơi thân với nhau. Cả 3 người đều là con dòng cháu giống ở Huế. Khi chưa được đi phép cuối tuần, cả 3 anh không có ai thăm và tiếp tế nên tôi chia phần quà của tôi cho các ảnh. Khi được đi phép, cả 3 cũng đeo theo tôi đi khắp thủ đô Sài Gòn- Chợ Lớn. Mối giao tình của tôi với 3 anh bạn Huế như vậy trong suốt 7 tháng học tập. Mãn khoá 3 anh chọn Sư Đoàn 1 để có thể gần nhà, còn tôi chọn Trung Tâm Huấn Luyện ở Bà Rịa. 
              Chạy trời cũng không khỏi nắng, Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện cũng là người Huế, dòng dỏi Hoàng tộc. Mãn khoá được nghỉ phép nữa tháng, tôi cũng chờ tới ngày chót mới lên đường đi Bà Rịa trình diện Trung Tâm Huấn Luyện. Những tưởng tôi cũng là người chót đến trình diện, nhưng ngược lại tôi là ngưởi đầu tiên, mãi đến một tuần lễ sau 70 Chuẩn Uý chọn TTHL mới đến đầy đủ. Văn phòng CHT cần một chuẩn uý làm phụ tá cho ông chánh văn phòng, không biết có phải tôi được cho là người có kỷ luật hay không mà tôi được chọn vào chức vụ nầy. Hằng ngày theo CHT đi khắp các bải tập, ghi lại các chỉ thị của CHT rồi đưa cho Ông chánh văn phòng theo đó mà thi hành.
              Sau ngày cách mạng 1- 11- 63, ông CHT Trung Tâm được đổi về Bộ Tổng Tham Mưu giử chức vụ  CHT Thiết Giáp Binh, rồi Tư Lệnh Sư Đoàn 9 ở Sa Đéc, tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn- Chợ Lớn, tư lệnh Quân Đoàn 2 ở Pleiku. Tôi đều có mặt ở các chặn đường nầy, nhân một cuộc họp của 2 vị tư lệnh quân đoàn 1 và 2 ở Đà Nẳng kéo dài từ sáng đến chiều mà không xong nên 2 vị quyết định lấy máy bay đi Huế để ngày mai họp tiếp. Biết xếp tôi về quê, nhiều bà con phone xin đến thăm, trong đó có ông Bửu...là đại diện Hoàng tộc chăm sóc hoàng cung. Đi cùng ông đại diện Hoàng tộc là người bạn Huế nằm giường trên của tôi, té ra anh là con của ông ta. Gặp nhau mừng quá, anh mời tôi đi chơi tối nay, nhưng tôi không thể đi được. Buổi họp kết thúc trưa hôm sau, đoàn xe đưa phái đoàn ra Phi trường có ông bạn Huế của tôi nữa. Vừa tới phi trường đã thấy ông trưởng đoàn Phi hành, mặt mày bí xị tới báo cáo với xếp máy bay bị trục trặc không cất cánh được, phải chờ ngày mai toán thợ sửa chửa từ Sài Gòn tới. Trong phái đoàn có ông cố vấn trưởng, ông ta liền liên lạc và cho biết chừng nữa giờ nữa sẽ có máy bay về Pleiku. Quả đúng nữa giờ sau có một chiếc C130 đáp xuống, ông cố vấn trưởng cho biết chỉ có 6 chỗ mà phái đoàn tới 8 người, cố vấn Mỹ 2, quân đoàn 6, xếp và tôi, 2 sĩ quan phòng 2, 2 sĩ quan phòng 3 nên xếp ra lệnh tôi và một sĩ quan phòng 2 ở lại chờ máy bay sửa xong rồi về Pleiku.

Phái đoàn tiểu khu vẫn còn chờ cho đến khi chiếc C 130 cất cánh, anh bạn tôi liền mời tôi đi ăn chiều nay. Thấy còn nhiều thì giờ không biết làm gì tôi mới nhờ anh bạn chở tôi đi xem Hoàng cung. Anh ta nói có lẽ ba anh hướng dẫn tôi đi thì tiện hơn. Một tiếng đồng hồ sau ông đại diện Hoàng tộc và tôi đã có mặt ở Hoàng cung. Ông giải thích tỉ mỉ các gian nhà trong Hoàng cung, các đồ cổ cành vàng lá ngọc còn để rải rác ở các lối đi. Điều tôi mong muốn nhứt để được thấy tận mắt đó là chiếc ngai vàng của vua. Khi được đứng trước chiếc ngai vàng, tính rắn mắt của tôi nổi dậy: tôi muốn ngồi lên trên chiếc ngai vàng nầy, nhưng ông đại diện đi kèm sát bên tôi có lẽ đã biết ý định của tôi vì những người đi trước chắc đã làm như vậy rồi nên ông ta mới đề cao cảnh giác. Ông vừa giải thích, vừa dọa, ông nói những người không phải là chân mạng đế vương mà ngồi trên chiếc ngai vàng nầy sẽ bị hộc máu.Tôi muốn nói : thà một phút Huy Hoàng rồi hộc máu cũng cam lòng. Đi lòng vòng hơn nữa tiếng, tôi không thấy bóng dáng ai cả, quang cảnh mờ mờ ảo ảo, nếu ông đại diện không say mê giải thích từng chỗ đi qua là tôi xin đi về ngay. Bổng nhiên tôi nghe có tiếng thì thào đâu đây, tôi ngó dáo dác tìm, ông đại diện biết ý liền nói: phía trước là cung của ĐỨC TỪ CUNG. Đúng là ngàn năm một thuở, chỉ thấy cung tần, vương phi, Hoàng hậu trên sân khấu cải lương nên tôi hỏi ông đại diện tôi có thể diện kiến Đức Từ Cung hay không, ông chỉ mĩm cười gật đầu. Ông dẫn tôi đến trước cửa một phòng nhỏ mà ông gọi là cung, ông ra hiệu tôi đứng ở ngoài, còn ông gỏ cửa rồi đi vào trong. Một lúc ông đi ra dẫn tôi vào, tôi định hỏi tôi phải chào Đức Từ Cung như thế nào, có khấu đầu tung hô Đức Từ Cung vạn an hay không thì ông đại diện dừng lại, trước mặt tôi là một người dáng dấp nhỏ thó ngồi trong góc và 4 người khác đang lui cui dọn dẹp. Ông đại diện kề tai tôi nói nhỏ: người ngồi trong góc là Đức Từ Cung và 4 người kia là cung nữ. Có lẽ Đức Từ Cung và 4 cung nữ đang chơi trò gì đó để giải trí cho qua ngày đoạn tháng hẩm hiu  trong Hoàng cung hoang vắng nầy. Tôi đứng chết trân không biết phải làm sao để khỏi phạm thượng, may quá Đức Từ Cung lên tiếng, nhưng nhỏ quá không nghe được nên ông đại diện nắm tay tôi bước tới gần để nghe cho rõ:
           - Giết nó, giết nó, giết nó....
       Có lẽ ông đại diện đã tường trình lý lịch của tôi rồi nên Đức Từ Cung mới uất hận thốt lên những lời nầy. Thấy không ổn, ông đại diện nắm tay tôi đi thụt lùi ra ngoài mà tai tôi vẫn còn văng vẳng 2 chữ " giết nó". Có một hình ảnh đập vào mắt tôi khi đi thụt lùi làm tôi không bao giờ quên được là dáng đi của 4 cung nữ. Không biết lúc mới nhập cung, các cung nữ nầy dung nhan hoa nhường, nguyệt thẹn, duyên dáng mặn mà như thế nào, chớ còn bây giờ thật là thảm thương, lưng cụp xuống gần 90 độ, dáng đi mệt mõi, chậm chạp. Bỏ cả tuổi xuân xanh, dốc một lòng phục vụ chủ nhân, không oán than, những cung nữ nầy đáng được ghi danh hậu thế, nhưng có mấy ai nghỉ đến!!!
            Ra về, lòng ngậm ngùi cho một thời huy hoàng đã qua, nhưng thôi chiều nay anh bạn dẫn tôi thưởng thức những món ăn của cố đô. Món đầu tiên anh ta đải tôi là cơm âm phủ. Tôi mường tượng tiệm cơm nầy nằm sâu trong lòng đất, hay trong một hang động, trang trí đèn mờ mờ, ảo ảo, bồi bàn hoá trang đầu trâu, mặt ngựa, nhưng không nó cũng như bao nhiêu quán khác không có gì đặc biệt. Riêng dĩa cơm hơi màu mè một chút, ở giữa để một vung cơm, nấu rất khéo, xung quanh để thịt nướng, trứng gà chiên cắt sợi nhỏ, chả lụa, dưa leo...nhìn dĩa cơm rất bắt mắt. Tò mò tôi hỏi anh bạn tại sao gọi là cơm âm phủ, anh ta cũng ú ớ không trả lời được . Món thứ hai là bánh khoái, nó cũng giống như bánh xèo nhưng nhỏ hơn, nước chấm không phải nước mắm mà là một hỗn hợp pha chế đặc biệt, không ăn với rau mà ăn với trái dả ( vả hay giả), hơi chát như trái chuối xanh. Tôi đùa với anh bạn, ở miền Nam có bánh xèo vì khi đổ bánh người ta nghe một tiếng xèo phát ra từ trong chảo; còn ở đây tại sao người ta gọi nó là bánh khoái? Anh ta cũng không trả lời được!


                 Ăn xong, anh bạn chở tôi đi một vòng thành phố Huế, anh giải thích rõ ràng những chỗ đi qua nhưng trời đã tối, đèn đường mờ quá nên không lôi cuốn tôi lắm. Tôi có ý định nói với anh cho tôi về nghỉ ngơi vì hơi thấm mệt. Xe chạy qua cầu Trường Tiền 12 nhịp, nghe nói vậy chớ tôi đâu có đếm, anh chỉ về phía xa xa một ngôi nhà tựa như ngôi nhà bát giác dành cho khách nhàn rổi ngồi nghỉ chân, anh nói đó là PHÚ VĂN LÂU. Ngạc nhiên, tôi hỏi Phú Văn Lâu không phải là một nhà lầu để thơ phú của triều đình sao? Anh trả lời Phú Văn Lâu là phòng thông tin của triều đình, mỗi khi triều đình cần thông báo cho dân chúng biết chuyện gì thì ra đây phát loa. 

Cũng chính nơi đây chính phủ Trần Trọng Kim đã treo lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ thay thế cho lá cờ phướng ngủ sắc của triều đình. Từ trên xe nhìn nước sông chảy lờ đờ, tôi trực nhớ anh bạn tôi hồi còn ở quân trường có kể chuyện NGỦ ĐÒ nghe quá hấp dẫn, sẳn tối nay rảnh rang không bận bịu công việc, tôi liền đề nghị  với anh bạn tối nay mình đi ngủ đò. Vừa nghe tiếng ngủ đò, tôi thấy anh khựng lại nhưng liền sau đó anh cười mĩm rồi gật đầu. Chừng 15 phút sau, anh ngừng xe trước một dãy thuyền nhỏ có mui, anh bảo tôi ngồi trên xe rồi đi te te xuống bờ sông nói chuyện gì đó với cô chủ thuyền. Sau đó anh đi lên dẫn tôi giới thiệu với cô chủ thuyền, xong anh chúc tôi đi chơi vui vẻ rồi nói 11g sẽ trở lại đón tôi. Tôi há hốc mồm nói bộ anh không đi với tôi sao? Anh như bị ma đuổi leo lên xe vọt mất.
        Rồi sau sẽ ra sao? Muốn biết hãy hỏi LN gởi cho bài NGỦ ĐÒ đầy đủ chi tiết, còn tôi bắt chước MVN : ăn tiền ở chỗ làm thinh. Không nói, không biết, không viết là yên ấm tấm thân.
        Đúng 11g ông bạn tôi trở lại đón tôi, câu nói đầu tiên của tôi là:
                      Anh biết có chỗ nào tẩm quất, giác hơi không? 
                               BLG
                       

20 comments:

Anonymous said...

Sư bá có nhiều kỹ niệm đẹp quá trời. Chắc là kể hoài không hết.
Hôm đó chắc Sư Bá hổng có ngủ đò vì mới 11 giờ tối là đã tìm ông đấm bóp giác hơi rồi. Bởi tại "thức đò " mà trên thuyền đò sạp toàn bằng ván nên mới bị ê ẩm mình mẩy ...
Chuện ngủ đò mà sư phụ đệ tử gởi là ngủ chay, đệ tử đọc mấy lần rồi mà vẫn thấy rất hay, rất độc đáo, không những nó là một chuyện vui mà nó còn là một tài liệu để tìm hiểu về lịch sử của Huế. Quý đọc giả nào muốn xem xin nhời sư thúc TL post lên TH để cùng thưởng thức
LN

cóc con said...

Vừa nghe Thầy nhắc Ngỏ Đù
Hồn liền theo gió ngao du chuyện tình
Ai nhèn Thầy nói: “làm thinh”
Phách liền trở lại quân bình thân tâm
Quán nơi ý nghĩ… cười thầm
Hở ra nó chạy xuống hầm giải khuây
Nhớ nơi Đại Thánh điểm này
Ngộ Không xuống biển lên mây dễ dàng…

Anonymous said...

Quán cơm Âm Phủ trước đây là một quán nhỏ được mở ở vùng Đất Mới, nơi nổi danh một thời với sân vận động Tự Do hay còn có tên là sân Bảo Long. Dưới thời vua Bảo Đại đây là một sân vận động độc đáo với vòng chảo đua xe đạp. Ban đầu, quán chỉ bán một món cơm bình dân duy nhất được trộn lẫn các loại chả, nem, thịt nướng, tôm cháy, dưa gang, dưa chuột...dùng kèm với nước mắm pha loãng. Khách hàng chủ yếu là những người lao động nghèo, các phu kéo xe hay những người đi xem hát về khuya. Cũng chính vì quán hoạt động trong đêm khuya dưới những ngọn đèn mờ ảo nên dần dần tên gọi Âm Phủ ra đời. Và cho đến năm 1939 khi sân vận động Tự Do tổ chức những giải thi đấu thì quán cơm này đã khá nổi tiếng, trở thành địa chỉ tụ họp những người đến bàn luận hay cá cược về các cuộc thi đấu
Trải qua bao thăng trầm và đổi thay của thời gian, ngày nay đến Huế bạn chỉ có thể tìm về quán cơm Âm Phủ ở tầng lầu của ngôi nhà số 35 đường Nguyễn Thái Học

Vì sao gọi bánh khoái? Tồn tại 2 cách trả lời. Cách thứ nhất là lúc chế biến bánh trên bếp, khói xông nghi ngút, tỏa làn hương bay xa hấp dẫn muôn người. Khói, dân Huế phát âm khoái. Tên bánh hình thành từ đó. Cách thứ nhì là cảm giác của thực khách thu nhận khi thưởng thức món bánh này: khoái nhãn, khoái nhĩ, khoái khẩu, khoái chá, khoái lạc, khoan khoái, sảng khoái. Cổ nhân bèn gọi bánh khoái, vừa tiện, vừa gọn, vừa chính xác, vừa dễ nhớ

Người Lượm Lặt (thay Bạn trả lời dùm ông Thầy)

Anonymous said...

Ông Nhạc Sĩ Nhật Bằng nhờ đi Ngủ Đò mà sáng tác được bản nhạc Thuyền Trăng nổi tiếng. Còn Sư Huynh xuống đó với cô lái đò hổng biết sáng tác bản gì mà bí mật dữ vậy ta !
MVN

Anonymous said...

Theo tui biết chắc Ông Thầy mần bài thơ tựa là " Bẽn Lẽn "...Vậy đi nhen !!!

Một Người Quen...

Anonymous said...

Thơ của thầy BLG sáng tác chắc hay lắm ? Xin cho mọi người được xem với !

Bạn đọc thích BLG

Anonymous said...


"Bẽn Lẽn"

"Bẽn lẽn" nhìn Em dáng thẹn thùng
Dưới màn sương trắng tối mung lung
Thuyền đang rẽ sóng đưa vào mộng
Đôi qủa tim yêu thấy ngại ngùng

T...

Anonymous said...


"Thẹn Thùng"

Em thấy Thầy Em dáng thẹn thùng
Hay là nhảy sóng qúa nên run
Chân tay bủn rủn đi quờ quạng
Tim đập sai cung, nhịp tứ tung

Học Trò Mới

Anonymous said...

Ngủ đò
Bốn mươi năm qua đi trong lặng lẻ
Đời Ly Hương buồn tẻ biết là bao
Chợt nhớ về kỹ niệm của ngày nào
Cùng bạn hữu vào đò xin ngủ ké
Thuở xưa ấy, lúc ta còn đơn lẻ
Đời chinh nhân không kẻ đón người đưa
Bổng xuống đò có kẻ dạ người thưa
Giọng ngọt sớt như nước dừa mới chặt
Đò còn đó hay ra khơi cũng mặt
Chỉ biết đò lúc lắc để ta say
Ta ước gì được ngủ cả đêm ngày
Nhưng khổ nổi chân tay đà bải oải
Chưa tàn đêm mà lòng đà kinh hải
Đò trở về ta vội chạy lên bờ
Chân run run hồn phách bổng dật dờ
Tìm ông thợ giác, để nhờ đấm bóp
Một lần thôi là ta đành sì-tóp...LN

Anonymous said...

Bài thơ hay quá, có " A Sồ" tiếp hông dị sư đệ? YT

Anonymous said...



Thôi thôi đừng có nói nữa,
Tóc cứ rơi rơi,
Vế tiếp tục bầm
Cửa gài khoen khoá
Anh em Tha Hương
Mau tới giải cứu.
Làm thơ như vậy có hay không? Tôi trả lời trước:
- đau chết mồ đi chớ hay gì mà hay!!!
BLG

Anonymous said...

Người ta nói:
"Hòa thượng quá giang
Tự thân nan bảo"

Ông Thầy không có qua sông, chỉ ngủ đò mà sao khổ thế?
Có ai dám chạy gắp qua đưa cái lưng vô trước để giải cứu ông thầy không?
Sư Bá lâm nguy, Nguyễn Lanh đâu mất!!! YT

Anonymous said...

Ngủ đò tao nhã thú ngày xưa
Gió thổi hiu hiu, sóng đong đưa
Ngắm trăng thưởng ngoạn, cùng cô lái
Hạ bút làm thơ, lắm kẻ ưa.

Trăng sáng, ngày rằm thầy ăn chay
Sóng đánh đong đưa, mõi lưng ngài
Tẩm quất, giác hơi cho đỡ nhức
Chỉ có thế thôi, cũng nghĩ sai.

Kẻ làm thơ dùm cho ông Thầy. ( đố biết ai?)

Anonymous said...

Thầy ơi, Tết Mậu Thân thầy ở đâu vậy? Ở RG phải hông Thầy? HTrò ma NTT

Anonymous said...

Sư Huynh ơi !
Tiểu đệ tối nay còn chưa biết ngủ ở đâu nữa nè. Cũng tại bài thơ ngủ đò quái ác kia cho nên bề trên phán:
--Đi tìm sư bá đi, rồi tối nay hai người cùng xuống đò mà ngủ cho "phẻ".
Vậy thì ai cứu ai đây chời ? ? ?.
Hay là theo Cóc Con vô am phức cho gồi hic... hic ...

cóc con said...

Huynh ơi! hãy gọi đò Hoàng
Sáu hay tám tiếng tới làng cóc con
Cùng nhau cụn chén cạn lon
Ngày mai tính chiện bẩm tròn kính vuông...(được hong Huynh)

Anonymous said...

Ngủ đò chưa giải quyết xong
Vậy mà Cóc rủ cỏng ông Đường Xuồng
Chắc là Trời sẻ hết buồn
Mà cho xuống đó ở luôn hỏng chừng
Nhưng mà chớ có vội mừng
Đất cho xuống đó chớ đừng hòng lên
Một mình đời sẻ buồn tênh
Vậy nên Sư Bá trùm mền đi vô .
LN

Anonymous said...

Sư Huynh Y Tả kêu đệ giải nguy cho sư bá. TĐ chưa kịp ra tay thì có ai đó mần một bài thơ giải nguy rồi .Nếu sư bá mẫu có đọc thì hỏng sao nữa. Còn như bề trên hỏng chịu xem thì TĐ nới rồi cứ trùm mền rồi đưa cái lưng vô trước mọi chuyện sẻ êm ru bà rù...Chúc sư bá tai qua nạn khỏi...
Đệ Tử

Anonymous said...

Huế có những món ăn ngon được bán dưới nhiều kiểu khác nhau, thượng vàng, hạ cám, người nhiều tiền, kẻ ít tiền.
Như bán dạo có bán gánh, bán nách, bán bằng xe đẩy. Chúng ta có thể kể một số món ăn như chè, đậu hủ, bún, cháo, bánh, phở, ...
Lại có kiểu bán bằng cách dọn đến một địa điểm nào đó bán trong một buổi hay một vài giờ rồi thu dọn chiến trường như bán bún, bán bánh canh, bán cà phê, bán chè, ... Loại hình nầy hiện nay rất phổ biến nhất là bán cà phê, giải khát bằng ghế đẩu (ghế nhựa), bán kiểu này rất tiện lợi, khi bị công an ví chạy, người bán dễ dọn và nếu có bị tịch thu chiến lợi phẩm thì chỉ là mấy cái ghế nhựa, không đáng kể!
Mặc dù vậy, loại hình quán ăn, tiệm ăn, vẫn được thực khách ưa chuộng. Và nhắc các quán ăn, các cửa tiệm thì có một số tên đã trở thành thương hiệu mà người Huế lảo làng, xa xứ không thể nào quên được. Hiện nay một số tên đã bị xóa sổ, chỉ còn là kí ức, kỉ niệm. Có thể kể một vài cửa tiệm như sau:
1. Cháo lòng Đồng Ý ở đường Phan Bội Châu (nay là Phan Đăng Lưu), ngã giữa.
2, Phở Châu Anh ở đường Phan Bội Châu chặng gần cửa Đông Ba, bên hông công viên.
3. Bún bò Mụ Rớt ở đường Chi Lăng, Gia Hội gần ngã ba Nguyễn Du - Chi Lăng.
4. Bánh bèo ít, nậm, bột lọc Mụ Đỏ ở ngã ba Chi Lăng- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5. Bánh bèo Ngự Bình.
6. Bánh khoái Lạc Thành ở sát Thượng Tứ đối diện nhà BS Lê Khắc Quyến ngày ấy.
7. Bánh khoái cầu Đông Ba.
8. Chè Ông Thân cầu Đông Ba, ...
Tuy nhiên có một quán ăn với cái tên nghe rất lạ mà ai ở Huế đều biết, đó là quán cơm Âm Phủ.


Ăn ở quán Âm Phủ, ngủ ở Khách sạn Thiên Đường

Sự ra đời của quán và lý do quán có tên “Âm Phủ”
Theo học giả quá cố Nguyễn Hữu Thứ viết năm 2001 trên tập san Nghiên cứu Huế số 3 thì tuổi thọ của quán cơm Âm Phủ đã 83 (tính bây giờ là 94). Tác giả đến phỏng vấn Ông Tống Phước Thôi, người kế thừa quán từ năm 1954, ông này cho biết, đã 47 năm rồi, quán Âm Phủ vẫn ở chỗ cũ, ở vùng mà trước đây dân Huế vẫn gọi là “Đất mới”. Không rõ vì sao có từ này, vì vùng này chỉ cách cầu Trường Tiền độ 1km theo đường chim bay, cách mút Đập Đá, bên cạnh KS Hương Giang, một khoảng tương đương. Có người giải thích, dân Huế đi về phía Bắc bằng lối An Hòa, về phía Nam bằng lối An Cựu, về phía Tây bằng phía Cầu Lòn, Phường Đúc... không có gì cần để đi về phía Đông là chỗ có sân vận động Tự Do. Đất đó, gần mà xa, quen mà lạ.” Chúng ta lưu ý, chỗ xây sân vận động là vùng ruộng thấp, hay bị lụt lội. Bên cạnh đó, ở phía sau, có nhiều nhà chứa gái mãi dâm. Ông Tống Phước Thôi cho biết đôi chi tiết đặc biệt. Có bốn, năm chủ chứa quan trọng, gái nhiều. Lúc bấy giờ chưa có phong trào “bia ôm”, “cà phê ôm” như bây giờ, nên ít có những vụ lôn xộn, ít gây tai tiếng. Mấy cô làm nghề mãi dâm bề ngoài lại hiền từ, kín đáo nên mấy bà phu nhân ít ai biết đến, ...
Ông Tống Phước Kỷ mở tiệm ăn ban đêm năm 1918, không đặt tên gì hết! Có ai dại gì làm thương mãi mà lấy tên “Âm Phủ” nghe rùng rợn thế! Song vì không có tên mà quán lại nổi tiếng vì thức ăn ngon, lại rẻ và điều này mới quan trọng: Quán lại hoạt động về ban đêm, cảnh trí âm u, rùng rợn nên khách hàng đặt tên là quán Âm Phủ!

Quán Âm Phủ có những món ăn gì?
- Nem, chả, tré
- Thịt nướng
- Cơm, ...
(suite)

Hai Hùng SG said...

Bài viết thật hay , cảm ơn tác giả .