Tuesday, June 18, 2013

_____________

Bạn láng Giềng



Gió đưa bụi chuối sau hè

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.

Bụi chuối sau hè làm tôi nhớ lại cuốn tiểu thuyết Sau Rặng Trâm Bầu của nhà văn Lê Xuyên.Cây trâm bầu chỉ trồng dọc theo mấy con đê hay mấy bờ ruộng để ngăn cách 2 thửa ruộng.Con đê hay bở ruộng chỉ dành cho các tá điền mỗi ngày đi thăm ruộng hay thỉnh thoảng các chủ điền đến quan sát coi ruộng của họ có được chăm sóc đàng hoàng không? Cây trâm bầu không cao lắm tối đa chừng 2 m hơn.Thân cây lớn nhứt cũng chỉ bằng bắp chân trông rất gồ ghề vì các gai bằng ngón tay út mọc cách khoản suốt thân cây.Bông cây trâm bầu khi già có chứa một hột nhỏ,vị đắng,dùng làm vị thuốc trị lải cho các trẻ em ốm o gầy mòn,còn bụng thì trướng lên.Sau mùa gặt lúa,các tá điền chặt bớt nhánh cây trâm bầu,gom hết lại đem về cho các chủ điền làm củi chụm suốt năm.
Bụi chuối sau hè,bụi chuối nầy chắc chắn không phải trồng ở thành thị vì ở thành thị chỉ có sau vườn chớ không có sau hè.Còn ở vườn,vườn nhà nầy thường giáp ranh với vườn nhà kia không cần làm hàng rào,cho nên cũng chỉ có bụi chuối sau vườn .Vậy bụi chuối sau hè nầy ở đâu? chỗ nào?
Những nhà khá giả ở xung quanh chợ làng hay ở quận thường có hàng rào ở phía sau nhà bằng cây bông bụt còn gọi là cây bông lồng đèn,sau hàng rào bông bụt mới được gọi là sau hè.Đất ở xung quanh chợ hầu hết là sở hữu của làng,do đó bụi chuối sau hè là của chủ nhà có hàng rào. Bụi chuối gồm có cây chuối mẹ và nhiều cây chuối con,thân chuối láng bóng,tàng có nhiều lá dài,lớn tạo đủ bóng mát cho nhiều người trú nắng.Khi lá chuối khô người ta tuốt xuống để dưới gốc chuối nên khoảnh đất nhỏ trong gốc chuối là một chỗ ngồi êm ái,không e dè cho những cuộc hẹn hò trốn tránh.
Sau rặng trâm bầu gồ ghề ,gai gốc là một khoảnh đất nhỏ,hẹp,lồi lỏm dấu chân trâu,chân người ,vậy mà cũng xãy ra một cuộc tình đầy éo le,gay cấn tạo cảm hứng cho Lê Xuyên viết nên một trường thiên tiểu thuyết.Còn bụi chuối sau hè thì gia chủ của bụi chuối nầy cũng viết nên một tình sử đầy đau thương,cha đành nở tâm lìa vợ hiền,con thơ để theo tiếng gọi của tình yêu.Có lẻ dân gian sau nầy thấy bất nhẫn trước một gia đình đang đầm ấm,hạnh phúc bổng chốc đổ vở,ly tán nên câu ca dao nầy được sửa lạior như sau :

Gió đưa bụi chuối sau hè,
Thương Anh đứt ruột,ai dè uổng công.

Sau hè để chỉ mảnh đất ở phía sau nhà,trái ngược lại với Vĩa Hè để chỉ mặt tiền của các phố đông người qua lại và có đủ chỗ cho các gánh hàng rong buôn bán.Lúc học ở Sài Gòn chắc chúng ta không thể nào quên được Vĩa Hè đường Nguyễn Tri Phương chuyên bán nghêu,sò, ốc,hến,cua nướng mỗi buổi chiều.Mỗi đầu tháng,vừa lảnh học bổng xong,chúng tôi tà tà đi ra vĩa hè Nguyễn Tri Phương.Ngồi trên những chiếc ghế đẩu thấp xếp chung quanh một cái bàn dài nhỏ,kế bên là một lò than hồng,trên để một miếng vỉ sắt.Cô hàng quán duyên dáng từ từ để những con nghêu vỏ trắng,những con sò huyết lên vỉ nướng.Trong khi đó chúng tôi chia nhau một chai bia 33 ,đời học sinh mà!Nhâm nhi ly rượu bia thỉnh thoảng nhìn cô hàng quán một tay quạt lửa,một tay trở những con nghêu, sò, với đôi má đỏ hồng vì lò than nóng.Dĩa nghêu, sò cô hàng vừa đem ra chỉ một loáng là hết,ly rượu cũng cạn và sẽ đầy trong kỳ lảnh học bổng tháng sau.
Một hôm chúng tôi như thường lệ đang nhâm nhi ly rượu bia và thưởng thức nghêu sò bổng nghe tiếng la thất thanh: bắt lấy nó,bắt lấy nó.Chúng tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra,chừng hỏi ra mới biết có 4 thanh niên ăn uống không trả tiền rồi HÈ NHAU CHẠY.
Một năm có 4 mùa : Xuân,hạ,thu,đông,học sinh chúng ta thích nhứt là 2 mùa Xuân và Hạ.Mùa xuân học sinh được nghỉ 2 tuần để ăn Tết còn mùa Hạ được nghỉ 3 tháng để rong chơi,không bận bịu sách vở,không còn sợ những cây roi mây mà ông thầy đánh một cái thành ba,bốn lằng.Ba tháng nầy không gọi là ba tháng Hạ mà gọi là ba tháng HÈ. 
Thi sĩ,văn sĩ,nhạc sĩ thường dùng chữ HÈ trong tác phẩm của mình,họa hoằng lắm mới thấy một thi sĩ dùng chữ Tháng Hạ như Dương Quân trong bài thơ : 

Tháng Hạ Ngày Xưa:

Tháng Hạ gợi buồn nhớ tuổi thơ
Những mùa phượng vĩ nắng đong đưa
Bải trường,nghỉ học,lòng xao xuyến
Vắng bạn,xa thầy,dạ ngẩn ngơ
Ngóng lại làng quê,chừng mẹ đợi
Nôn về xóm nhỏ chắc em chờ
Vườn nhà cây trái thơm ngon ngọt
Tháng Hạ ngày xưa tựa giấc mơ.

Chắc chúng ta không ai không nhớ bản nhạc Hè Về của Hùng Lân:

" Trời hồng hồng sáng trong trong,ngàn phượng rụng nắng ngoài song".

Như vậy,mùa hè cũng là mùa của hoa phượng vĩ nở rộ,hoa phượng vĩ còn gọi bông điệp đỏ.

Không hẹn mà nên,Cô Giáng Xưa và anh Cát Dương của Tha Hương gần đây đều mở đầu bài thơ của mình bằng hoa Phượng vĩ:


TÌNH PHƯỢNG VĨ

Lâu lắm rồi không thấy màu phượng vĩ
Của thuở nào rực đỏ một trời thơ
Màu phượng yêu nồng thắm tự bao giờ
Như đôi ta của thuở nào chờ đợi.

Màu phượng vĩ rực đỏ của Cô Giáng Xưa là màu của tình yêu nồng thắm nhưng không thành .

LÂU LẮM.

Lâu lắm quên màu hoa phượng xưa
Bổng dưng ai nhắc khổ trong lòng
Bao năm một khoảng tình si dại
Áo trắng đêm về nổi nhớ mong

Màu hoa phượng của anh Cát Dương là màu của mối tình si,nhớ mong nhưng cũng không thành.
Màu đỏ rực rở của hoa phượng thi vị như vậy lại là màu của những mối tình không thành,trắc trở.
Ngày xưa nghỉ hè chỉ dành cho giới học sinh,nhưng bây giờ ở xứ người nghỉ hè dành cho tất cả mọi người từ ông tổng thống cho đến thứ dân.Bốn mùa trong năm công nhân ,công chức đều có thể nghỉ hè.Nghỉ hè có nhiều cách,đi về đồng quê,lên vùng đồi núi,thông thường nhứt là tắm biển.Tháng rồi một nhóm bạn già chúng tôi đi CUBA tắm biển.Trên đường đi từ phi trường về khách sạn có rất nhiều cây phượng vĩ hoa đỏ rực mọc hoang.
Ngắm nhìn những cây phượng vĩ làm tôi nhớ lại mái trường xưa với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm.Uóc mong trong kỳ đại hội tới chúng ta sẽ tìm lại được những hình ảnh ngày xưa bên thầy cô cùng bạn bè thân yêu...

BẠN LÁNG GIỀNG.

3 comments:

MVNiên said...

Ông Thầy nhắc chuyện nhậu nghêu ở Nguyễn Tri Phương làm thằng em nhớ và thèm quá chời !
Hồi còn học Pétrus Ký thằng em ở trọ nhà trong hẽm kế bên Khách Sạn Giang Hồ ở Ngả Sáu Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn. Tối nào đi uống cà phê cũng lang thang trên vỉa hè đầy quán nghêu đường Nguyễn Tri Phương. Đầu tháng mấy ông anh lãnh lương cho tiền mới có chút đỉnh mà "kéo ghế" đẩu. Nhưng đâu dám nhậu bia như ông Thầy, chỉ dám nhậu nghêu với rượu "Ông Già Chống Gậy". Ông Thầy nhắc chuyện xưa sao mà thấy thương thuở học trò vô cùng.
Hẹn gặp Ông thầy và Phu Nhân tháng Bảy nầy.

MVN

Học Trò Xưa said...

Em chào Thầy !Hồi nào tới giờ em cứ nghĩ sau hè là một chỗ mhỏ ở phía sau nhà để làm chuyện lặt vặt hoặc là một góc nhà phía sau để những thứ linh tinh như vài cái lu để chứa nước mưa (ở sau hè )Cả xóm em nhà nào cũng có "sau hè "cho nên ai cũng "hè" nhau mà gọi vậy !!!Bây giờ đọc bài nầy thì coi như "sau hè"không phải là như vậy...Nhưng cả xóm em cứ gọi vậy rồi không biết sao đây !Còn câu hát ầu ơ gió đưa bụi chuối sau hè...em nghe sao mà thấy thương gì đâu!Em HTX

Anonymous said...

Anh MVN và HTX,
- Kéo ghế đẩu ngồi ăn nghêu nhậu rượu Ông già chống gậy khỏi xuất tiền túi,chỉ có học sinh thuộc hạng Phủ Huyện mới được như vậy,còn than nổi gì!
- Cám ơn HTX đã nói đúng,ở vườn chỗ để mấy lu nước mưa và ổ hai bên hông nhà đều gọi là hè.Chăng hạn như câu:
Con ra sau hè múc cho má một gáo nước mưa .
Hẹn gặp Anh chị và HTX trong những ngày Đại Hội.
BLG