Friday, July 26, 2013

Cháo Nấm Tràm

________


6 comments:

Anonymous said...

Nói đến Nấm Tràm,dường như trong đóc họng tôi tự nhiên cảm thấy đăng đắng,ngọt ngọt.Lúc còn sinh tiền,hai Cô Tư và Năm của tôi mỗi khi về nước thăm Bà Con thân quyến.
Món qùa trước tiên để biếu cho thân
tộc đó là mấy kg Nấm Tràm không bao
giờ quyên.Hai Cô của tôi có gia đình ngụ tại thành phố Campongtrach
cách biên giới Việt Miên khoảng mười mấy km.Đứng trên Thạch Động nhìn thấy mờ mờ xóm nhà Lục Sơn cách Hà Tiên độ chừng hơn cây số,
nơi đó là trạm biên giới kiểm soát
người qua lại giữa 2 nước.Tôi chỉ từng ăn qua Canh Nắm Tràm mà thôi,
chớ chưa có dịp thưởng thức Cháo Nắm Tràm.Canh Nắm Tràm thì nấu với đồ biển như tôm,cua thêm cả thịt heo bầm,rất thích hợp với khẩu vị của gia đình tôi.

tp.

Anonymous said...

*Nấm Tràm: Một loại Nấm có màu đen,
thuờng để nấu canh ăn rất ngon.Nấm
tươi thì càn ngon hơn Nấm khô,Ăn có
vị đáng,nhưng hậu lại ngọt.Có nhiều
ở Cao Miên.Miền Bắc Đảo của Phú Quốc cũng có.Một loại Nấm không phải mọc ra từ Cay Tràm,mới đầu tôi cũng lầm tưởng.Nơi xứ của tôi cũng có nhiều Rừng Tràm,nhưng chưa
bao giờ tìm ra được Nấm Tràm cả.Có Vị nào rõ xin được chỉ giáo rất cám
ơn.

tp.

Anonymous said...

Anh TP
Gửi anh tài liệu trên Net. Nếu anh muốn coi hình ảnh vào Gú Gồ bấm nấm tràm(Images)anh sẽ có rất nhiều hình để xem.

Nấm tràm
Bách khoa toàn thư

Nấm tràm
Gemeine Gallenröhrling Tylopilus felleus.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Fungi
Ngành (divisio) Basidiomycota
Lớp (class) Agaricomycetes
Bộ (ordo) Boletales
Họ (familia) Boletaceae
Chi (genus) Tylopilus
Loài (species) T. felleus
Danh pháp hai phần
Tylopilus felleus
(Bull.) P.Karst. (1881)
Danh pháp đồng nghĩa
Boletus felleus Bull.
Boletus alutarius Fr.

Nấm tràm (danh pháp khoa học: Tylopilus felleus[1]) là một loài nấm lớn phân bố ở vùng Đông Bắc Châu Âu vùng Bắc Mỹ và một số địa phương ở Việt Nam đặc biệt ở miền Trung thì nhiều nhất là Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình và Phú Quốc.[2]
Đặc điểm


Nấm tràm hình dạng khá đa dạng, tai màu tím nhạt, tròn và béo múp có cây tím thâm, mới nhú lại búp tròn[3] nấm nhỏ còn gọi là nấm búp trong giống như cây, nấm lớn có hình như cái ô có màu tím như màu quả mân cục, vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn chỉ trong vòng khoảng 1 tháng[2]. nói chung, nấm tràm bên ngoài có màu nâu tím, bên trong trắng mịn, hình dáng rất đẹp nhưng vị thì đắng[4]

Loại nấm tràm này thường mọc trên sườn các gò đồi hay ven các con suối, trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn. Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm, nấm tràm mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn[4] Vào mùa thu, khi những cơn mưa trút xuống những khu rừng tràm, cũng là lúc những bụi nấm tràm đua nhau mọc lên.[4] Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa do đó Hằng năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Mỗi đợt nấm tràm ra chỉ có trong vòng một tuần lễ[5]

Cơ chế mọc bắt đầu bằng việc lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ thoát ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước. Những bào tử nấm như đợi sẵn nhanh chóng xuyên qua những lớp lá mục để thành hình những cây nấm. Ngày đầu li ti nhưng đến ngày tiếp theo đã to tròn, sau đó vài ngày cây nấm sẽ héo rủ[3]. Ở những khu đồng dưới thảm lá mục tạo nên độ ẩm ướt và cũng là điều kiện thích hợp cho loại nấm này tranh nhau đội lớp thảm mục của lá tràm để vương lên
Công dụng
Star of life2.svg
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe.
Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia.

Theo quan điểm đông y rất tốt vì chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó[4] vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu. Nấm tràm còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, dùng để nấu với rau tập tàng hoặc rau lang cùng với tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng. Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông[5] Người dân trên Đảo đã kết hợp giữa nấm tràm với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình[2]. Ngoài ra cháo nấm tràm nấu với tôm hay các loại cá tươi, món nấm tràm xào thịt, xào tôm, canh nấm tràm nấu với rau xanh và cá.[3]
Hình như không nên hâm nóng lại sau khi dùng không hết để qua ngày sau?*
N.Hân

rachgia said...

Nhận đươc. email hỏi bài thơ của Nghiêu Minh nên post lên luôn cho bạn đọc

Thơ Nghiêu Minh


Tô Cháo Nấm Tràm


Má gởi qua con ký nấm tràm
Gói theo ngàn sông biển từ thân
Mùi nấm gây gây mùi đất thở
Như mỗi hừng đông má quét sân

Hơn mười năm mới thấy tai nấm
Màu mốc cời như da khét nắng
Chiếc nấm ốm tong như tuổi thơ
Mỗi chiều má bắt con đi tắm

Con nhớ hoài cháo cá nấm tràm
Má thường nấu vừa ngọt vừa thanh
Má lựa từng nấm màu mướt rượt
Như có dầu dừa trên tóc xanh

Gạo thơm, cá ngọt, nấm đăng đắng
Mùi tiêu cay đầu lưỡi căng ra
Má luôn nhắc:"Ăn nhiều nên thuốc
Ăn đi con mát thịt hiền da"

Vào ngày chay mười lăm mùng một
Má kho nấm tràm với tương hột
Quây quần trên bộ ván nhà sau
Nhìn ơ nấm mùi bay cào ruột

Hôm nay đông đủ người quê cũ
Con mời nếm lại nấm tràm xưa
Tuy cháo không ngọt bằng má nấu
Nhưng lịm cả tình má nắng mưa

Nghiêu Minh

Anonymous said...

NQ chưa từng biết cũng như nghe thấy tên nấm Tràm , thật là thiếu sót khi quê mẹ của mình cũng là miền sông nước Nam Bộ .
Tuy vậy đọc bài thơ của anh CH , NQ như có cảm giác được thưởng thức món ăn đồng quê mà mỗi lần về thăm mẹ được bà nấu cho ăn , rất dân dã mà thật ngon miệng , tương tự như được đọc những bài thơ thăm tình quê của anh .

Cám ơn anh CH
NQ

chuongha said...

Cảm ơn TP, vNHân, NM, NQ...
đã đọc và chia sẻ, đồng cảm. Tài liệu rành rẽ Bài thơ của NM rất hay
Đa tạ,
CH