Tuesday, July 12, 2016

Rạch Gía xưa

Sưu Tầm( lượm trên google)


 Chùa Tam Bảo

 Đường đi xuống dinh Tỉnh trưởng,Pháp đình Kiên Giang,Đình ông Nguyễn,Ty Khí tượng,trại Lính kèn và sân Vận động.Bungalow trước 1975 là Ngân hàng Việt nam Thương tín.Hình này chụp vào thời Pháp thuộc vì vẩn còn chiếc Xe tay,xe xích lô có từ thập niên 1940 trở về sau.



 Tuấn Liễu ....,cầu bị giật sập vào tháng 7/1967 làm chết hơn 30 người,đa số là đàn bà,trẻ em và các bác Xích lô.Hình này chụp từ phía Kho dầu,đường Nguyễn Thái Học.Sau này Công binh VNCH xây lại cầu mới và có đặt tấm bia phía bên này cầu,ghi rằng "Ngày...tháng bảy năm 1967.Ngày Uất hận của toàn dân Kiên giang vì trên 30 đàn bà,cụ già và trẻ em đã thác oan nơi đây.Xin cầu nguyện cho họ".Tấm bia đã bị nhổ bõ vào ngày 1/5/1975 sau khi Tiểu khu Kiên giang đầu hàng.


 Sông Kiên, và dãy toà hành chánh
 Như Việt Lưu Đây dãy phố bến Bạch Đằng, bên phải sông mới là tòa Hành Chánh.

 Cổng Tam Quan
Qua cổng Tam Quan là đường Nguyễn An Ninh, chạy lên tí nửa phía bên phải là trường tiểu học Vĩnh Lạc nơi tui "mài dùi kinh sử" từ năm 1959-1964. Từ nhà khi tui nghe tiếng trống quánh thùng thùng mới xách cặp đi học. Mãi đến năm 1964 trường mới được xây lại bằng gạch và có chuông điện thay trống......
Đại lộ chính từ cổng Tam Quan chạy thẳng đến cầu đúc có tên là Nguyễn Trung Trực.
Lúc bọn khủng bố việt cộng đánh mìn cầu đúc tui đang đi cách cầu 300 mét, sự hổn loạn lúc đó cho đến bây giờ tui vẫn còn nhớ.

 Tuấn Liễu Anne Tran Cầu bị đặt chất nổ vào tháng 7/1967.

 Cầu Đúc
Năm 1969 cầu này bị Việt cộng đặt mìn giật xập làm chết gần 100 (???) người qua lại trên cầu.

 Cầu Đúc
Tuấn Liễu : .... ,cầu bị giật vào tháng 7/1967 làm chết hơn 30 người,đa số là đàn bà,trẻ em và các bác Xích lô.Hình này chụp từ phía Kho dầu.


 Đường Phó Cơ Điều và rạp hát Châu Văn
 Tuấn Liễu Bên trái là bến xe Lam,sạp sách báo,xe cơm gà Hải nam Văn xương,xe bánh mì Paté của Vợ chồng ông Tàu già,xe nước mía Viễn đông và nhà thuốc tây Phó Điều.Bên phải là Kios Huỳnh Thu Ký cơm,mì,hủ tíu,cây xăng...Cùng dãy với Châu văn có nhà Bảo sanh cô Mụ Giàu,tiệm Văn Minh bán Radio,Truyền hình...Ngôi nhà mái bằng màu xanh nhạt là Khách sạn Thanh Hải.

 Đường Trần Hưng Đạo, khúc phòng mạch Bác sỉ Trần Lũy, cây xăng Shell Đại Nam.
 Tuấn Liễu Góc đường Trần Hưng Đạo,Gia Long.Đường Gia Long có nhà Bác sĩ Trần Quang Thuận,Bác sĩ Thuận cũng đã mất cách đây vài năm ở San Francisco,California.Đi thẳng xuống bên phải là đồn Quân cảnh và cầu Phó Điều,kế bên là quán mì Đào ký.Bên trái là tiệm vải Mạng Vận.

 Nhà thờ Rạch Giá năm 1926 lúc chưa xây xong
 Tuấn Liễu Nhà thờ Chánh tòa Rạch Giá khi chưa có tháp chuông.

 Tuấn Liễu Đình thần Vĩnh Hoà,gần bên có trường tiểu học Vĩnh Huề đường đi xuống xóm Hoà Lạc.Ngang đình là nhà Đèn.

 Đường Lê Lợi, bên trái là cây còng, bên phải là quán cà phê Văn
Dân Rạch Giá, thời Học sinh 1968-1975 ai cũng biết Quán Cà Phê Văn là của Vợ chồng Thầy Trực và Cô Tường Vi.

Thien Nguyen HÌnh như chụp từ góc đ Trần hưng đạo, cổng màu trắng chưa phải là BỆnh viện mà là nơi ở của BS Thuận lúc đó là Giám đốc BV, nhà sàn đúc 2 căn đối xứng 2 bên đường, kế cận nhà này là sân Tennis, qua khỏi ngã 4, có cái giếng nhỏ, mới tới khu vực BV
Tuấn Liễu Phải,thầy Trực mất cũng vài năm rồi.Hình này chắc chụp từ nhà thuốc tây Nam Long.Cổng màu trắng là Quân,Dân Y Phó Điều.Nay là Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang.
Nguyen Van Duoc CÂY CÒNG ...Một loại cây mà chỉ Miến Nam VN mới có ( nhất là miền Đông và Tây nam bộ ) , loại cây khá chắc nhưng hơi dòn ...
    
 Tuấn Liễu Chụp từ chợ Cá đồng.Phía xa là cầu sông Kiên.
 Cat Bui Trái ô môi.
Pham Khanh Vien Bắc kỳ 54 như mình chịu thua món ô môi này...với mình được ăn thử thời học sinh, hơi vị ngọt, chát nhiều và mùi khó diễn tả...nên chào thua luôn .
  
 Nghia Nguyen Đây là Chợ Rạch Gía: Chợ Nhà Lòng với 2 bên Cầu là Chợ Cá Đồng và Chợ Cá Biển

 Bến tàu Phú Quốc nằm cạnh cổng sân vận động.
 Tuấn Liễu Hải thuyền thuộc Duyên đoàn 41 Hải quân VNCH.Chú ý chiếc bìa trái có ụ súng Đại liên 12 ly 7.Đường đi xuống sân Vận động.
 Thien Nguyen qua khỏi cổng đi tới chút quẹo phải là bến Vạn Kiếp, có nhà Thủy tạ chiều chiều hóng gió biển,...

 Thien Nguyen bến xe lúc đó nghe nói tại đây, 2,3 chiếc, đi SG còn theo đường Minh LƯơng - cần thơ
 Như Việt Lưu Mặt Nam chợ Rạch Giá. Sân này sau xây chợ vải, đồ bách hóa.

 Như Việt Lưu Cầu quay Bưu Điện.

 Như Việt Lưu Nhà thờ RG nhìn từ đường Nguyễn Thoại Hầu (cầu tàu Mỹ).

 Tuấn Liễu Bệnh viện Rạch Giá thời Pháp.

 Tuấn Liễu Cầu Đúc còn gọi là Cầu Kinh nhánh.Hình này chụp từ đường Nguyễn Thái Học.

 Tuấn Liễu Dãy phố người Hoa ở chợ Cá đồng,một cảnh chợ chiều.
 Như Việt Lưu Đường Phan Thanh Giản !
 Hong Nguyen Thi Mình nhìn cảnh nay tự nhiên thấy trong long minh có 1 điều gì đó thật là khó tả được hình như là minh thấy cuộc sống của mọi nhường thật là hôn nhien vo tu

 
 Như Việt Lưu Đường Phan Thanh Giản !
 Tuấn Liễu Giửa Mạng Lý và Nguyên Lý là cầu tiêu công cộng.


 Tuấn Liễu Chợ Cá đồng,xa xa là cầu Sông Kiên.Bên trái là đường vào xóm Đạo,bên phải là chợ Gà đường xuống cầu Tàu Mỹ.


 Như Việt Lưu Cổng xuống Sân Vận Động!


 1968 - Alfred Eisenstaedt
Không ảnh Rạch Giá 1968


 Như Việt Lưu Dãy phố chợ đường PTG.

 Như Việt Lưu Chợ RG nhìn từ nhà thờ ! Góc dưới-phải ảnh là dãy phố nhà thờ. Lúc này kinh Vàm Trư chưa lấp !
 Sân vận động (đang đá banh)

 www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?223990-Ảnh-Rạch-Giá-ngày-xưa

8 comments:

rachgia said...

Cùng nhờ cái email của Lý T Phong gửi cho nhóm ban chiều kèm theo một số hình Rạch giá ngày xưa tôi mới nhớ ra những hình ảnh Rạch giá xưa tôi lượm trong google cũng hơn 10 ngày nay mà quên post(có chú thích sẵn luôn)

Cám ơn Phong, và mời quý vị đi lại một vòng Rạch giá xưa

HTTL

Anonymous said...

Tui đi 1vòng Gạch Giá rùi...
Người xưa cảnh cũ bây giờ còn đâu !
Thiêt là... buồn quá... người ơi! HTX

Anonymous said...

Tui cũng y chang đó HTX , đi mấy vòng luôn , nhìn cái cổng xuống sân vận động gió mát rượi rượi mà mỗi chiều cơm nước xong rất nhiều người ( có chị em tôi ) thả bộ xuống biển để ngắm mặt trời lặn , con đường dọc bờ biển tui đã đi mòn guốc và đứt khg biết bao nhiêu đôi dép , 2 cái chợ " cá đồng cá biển " mà mỗi sáng theo má đi chợ và vô nhà lồng ăn hàng vặt , mỗi chiều nhớ ba hay nói : Má tụi nhỏ à , tàu đánh cá về kìa , cô ra mua ghẹ , sò tươi về luộc cho mấy đứa nhỏ ăn nha , dù cả nhà mới vừa ăn cơm xong , rạp Châu Văn và rạp Nghệ Đô đông đầy kỷ niệm , nhà Thương mỗi lần vô sợ " Ma " muốn chết luôn , ôi ! bến Đò Sông Kiên , nơi tôi sống suốt tuổi hoa niên , còn nữa ...còn nữa ...nay còn đâu , nhớ gì đâu ...

Rồi , thôi nha , có khách gọi , tui phải đi chèo đò rồi , chiều dìa mơ mộng tiếp hé ....ờ ờ ! Gồi tới liền ...chờ tui nghen
Cô 5 BĐSK

Lanh Nguyễn said...

Mỏi chân chưa?

Trên chiếc "lô ca chân"
Em đi lần ven biển
Anh theo sau gạ chuyện
Mà có được quen đâu

Em con gái nhà giàu
Anh dân tàu đánh cá
Lênh đênh trên biển cả
Đời hai ngả rẻ xa

Thời gian dần trôi qua
Biển không còn là nhà
Đưa anh xa đất mẹ
Sóng vổ không còn nghe

Chiếc xe em bị lấy
Đời nổi trôi đưa đổi
Em của tôi ngày ấy
Bổng thấy nơi xứ người

Vẫn một nụ cười tươi
Anh theo em ngày đó
Có còn theo nữa thôi?
Hay chân đã mỏi rồi???
Anh Hai Tàu Cá

Anonymous said...

Anh Hai Tàu Cá ơi ! Tui nghe nói giờ anh có vài chiếc tàu đánh cá lớn lắm ở tận Tết Xịt...
Anh giờ thành ông chủ
Có còn nhớ đến em
Người con gái năm xưa
Chiều chiều hay dạo biển
Anh lủi thủi theo sau

Người em dạo biển Gạch Giá

Lanh Nguyễn said...

Bài thơ đó tui viết dùm người bạn ở miền biển Tết Xịt .
Chân bạn tui lúc đó còn cứng nên nó theo dính cô em dạo biển luôn gồi.
Happy Ending mà

Anonymous said...

Hay quá,những hình ảnh nầy làm tôi nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu.Ngay bờ sông kế bên cầu quay,anh Trầm Cảnh Thường ngồi sát bờ sông xem các anh em bơi lội.Anh Dương Khả Ái,thình lình đạp anh Thường té xuống sông.Cũng nhờ anh em vớt anh Thường lên,sau đó anh Thường biết lội. CRD

Anonymous said...

Năm 1945 trước khi Nhật chiếm Đông Dương,tôi hoc lớp ba ( cour préparatoire).Thời đó muốn bơi chỉ có xuống sông,chớ làm gì có hồ bơi.
Cầu tàu Mỹ là nơi tụi trẻ tụ tập biểu diễn bơi lội.Có anh Nhàn,ở dãy phố nhà thờ,chuyên môn biểu diễn blongong.Một hôm anh phóng nhầm cây cừ ở dưới sông,máu me ra đỏ sông.Anh em vớt lên đem vào nhà thương (bịnh viện),không rõ sống chết ra sao ?.
Tứ đó,tôi không dám blongong nữa mà chỉ bơi lội bình thường.Tuy nhiên có lần sắp chết đuối vì tranh tài lặn đua.
Miền Nam Việt Nam,nơi nào cũng có những con sông đầy kỷ niệm của thời thơ ấu.Tắm sông là thú tiêu khiển của trẻ con Việt Nam. CRD