Saturday, July 12, 2025
Nắng Bên Kia Sông - Trần Thị Trúc Hạ

Buổi chiều nắng ngăn dòng sông làm hai phần khác biệt, một nửa bên này nắng đã tắt lịm và một nửa bên kia nắng vẫn lóng lánh một sắc vàng nhợt nhạt trong tiếc nuối. Ngày trước bên kia sông là cuộc sống khốn khó, lam lũ của những người làm nghề chài lưới. Bên này sông là cuộc sống nhộn nhịp rực rỡ hào quang của phố xá đô thị. Người bên này ăn trắng mặc trơn, người kia làn da đen sạm vì nắng gió nên người ta thường thậm xưng: “Con gái quận ba bằng bà già quận nhất.” Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, khi những cây cầu bắc qua sông thay thế cho chiếc sà lan ì ạch lúc nào cũng đầy người chen lấn, vùng đất bên kia sông như vươn mình thức dậy sau một giấc ngủ dài. Những resort, biệt thự, khách sạn thi nhau mọc lên biến một bãi biển với rừng dương liễu đẹp như thơ trở thành thành phố du lịch hiện đại.
Thursday, July 10, 2025
TƯỞNG NIỆM NGÀY GIỖ ĐẦU THẦY PHẠM KHẮC TRÍ NGAO DU TRÊN ÁNG MÂY TẦN
DẤU CHẤM TÌNH YÊU
DẤU CHẤM TÌNH YÊU
Thơ em viết ...ngưng chi bằng dấu chấm
Nghe thoáng buồn in đậm nét vu vơ
Rồi trách sao tình ấy mãi hững hờ
Lòng tự hỏi sao hoài như gió thoảng
Dấu chấm kia phải chăng lời đã cạn
Để tình mình đôi ngã cách chia xa
Giọt lệ rơi trên vai áo nhạt nhòa
Pha giọt nhớ thêm vào lòng cay đắng
Viết cho anh ... tình thơ bằng dấu chấm
Vấn vương buồn giọt lệ đắng bờ môi
Bởi tim yêu đậm sâu hình bóng người
Nên dấu chấm xót xa lời tình cuối
Anh nào hiểu tình chia tay quá vội
Để đêm về thao thức suốt canh thâu
Nắng Hè sang thêm héo úa giọt sầu
Đừng vội xóa thương yêu bằng dấu chấm
Trời tháng Hạ mưa ngâu về quá ngắn
Phố xá buồn hiu quạnh bước chân ai
Giòng thời gian mòn mõi mãi kéo dài
Người yêu hỡi! Ta mơ lần khờ dại
Nguyễn Vạn Thắng
Thơ em viết ...ngưng chi bằng dấu chấm
Nghe thoáng buồn in đậm nét vu vơ
Rồi trách sao tình ấy mãi hững hờ
Lòng tự hỏi sao hoài như gió thoảng
Dấu chấm kia phải chăng lời đã cạn
Để tình mình đôi ngã cách chia xa
Giọt lệ rơi trên vai áo nhạt nhòa
Pha giọt nhớ thêm vào lòng cay đắng
Viết cho anh ... tình thơ bằng dấu chấm
Vấn vương buồn giọt lệ đắng bờ môi
Bởi tim yêu đậm sâu hình bóng người
Nên dấu chấm xót xa lời tình cuối
Anh nào hiểu tình chia tay quá vội
Để đêm về thao thức suốt canh thâu
Nắng Hè sang thêm héo úa giọt sầu
Đừng vội xóa thương yêu bằng dấu chấm
Trời tháng Hạ mưa ngâu về quá ngắn
Phố xá buồn hiu quạnh bước chân ai
Giòng thời gian mòn mõi mãi kéo dài
Người yêu hỡi! Ta mơ lần khờ dại
Nguyễn Vạn Thắng
Một Đất Nước Hai Tâm Hồn - Đỗ Duy Ngọc
Đỗ Duy Ngọc




Một người miền Bắc lần đầu vào Sài Gòn có thể thấy người ta nói năng bỗ bã, ăn mặc thoải mái, sống nhẹ như mưa bụi. Một người Nam ra Hà Nội, bối rối với những “dạ – vâng – anh – chị – em – cháu – cô – chú – bác – thưa – gửi” lắt léo như mê cung. Họ đều ở Việt Nam. Nhưng có lúc, họ không nghĩ vậy.
Wednesday, July 9, 2025
ĐỌC BÀI THƠ HƯƠNG DƯƠNG CẦM CỦA NGUYỄN THANH LÂM
*
HƯƠNG DƯƠNG CẦM
.
Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt
Như giọt cafe trắng trong
Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng
Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm
.
Hà Nội đêm
Tiếng dương cầm lan xa hương
Thơm thơm mùi nhớ
Vương vương dặm tình
Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp
Tiếng dương cầm loang loáng ướt
Ngập ngừng rơi
.
Bên kia sông Hồng mưa có rơi
Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất
Phia bên này năm cưa ô thao thức
Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm
.
Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm
Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ
Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ
Trong thế giới bao la riêng một hương mình.
*.
NGUYỄN THANH LÂM
Tuesday, July 8, 2025
Chiều Trên Sông Nile
Tùy bút
Chiều Trên Sông Nile
Để nhớ Tuấn
Nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được hơi nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ. Tôi lơ đễnh nhìn theo vòi nước khi người tưới cỏ vừa tưới vừa bước dọc theo con đường thoai thoải cạnh hồ bơi. Khi đến bên một gốc cây, người ấy dừng lại, tay nâng ống nhựa để vòi nước chảy quanh gốc cây. Từ gốc cây, ánh mắt tôi hướng dần theo thân cây và tôi nhận ra đó là cây phượng – có nơi gọi là cây điệp. Mấy mươi năm kể từ ngày xa quê hương, đây là lần đầu tiên tôi thấy lại loại cây mà trước đây tôi cứ ngỡ chỉ có quê tôi mới có.
Nhìn cây phượng sum sê, lá xanh biếc và cuối mỗi cành là một chùm hoa đỏ rực, tôi không liên tưởng đến những ngày tháng đáng yêu của tuổi học trò mà tôi lại bùi ngùi nhớ đến em tôi – Nguyễn Anh Tuấn.
Đọc NỬA HỒN XUÂN LỘC của Nguyễn Phúc Sông Hương. Lý Thụy Ý
Lý Thụy Ý
Hôm nay
đọc “NỬA HỒN XUÂN LỘC”
Nước mắt từ lâu tưởng cạn rồi
Ta khóc
Như chưa từng được khóc
Như nhìn chiến trận mới đây thôi
Mây Xuân Lộc đỏ như màu lửa
Đã dịu trong màn nước mắt rơi
Người đi không nở câu chia biệt
“Em giữ dùm ta nửa cuộc đời!”
“Cổ lai chinh chiến!..Ừ! Ta biết…
Lính trận…thì ai cũng vậy thôi!”
Cắn răng bỏ lại hồn Xuân Lộc
Ghìm súng
Trông theo bốn hướng trời
“Lỡ mai…ta có không về được
Em hãy quên…từng mơ lứa đôi!”
*
Hôm nay gặp lại trời Xuân Lộc
Một nửa trăm năm
vẫn có người
Nhớ màu áo chiến
mùi sương gió
Ký ức vẹn nguyên của một thời
SÀI GÒN chết điếng
nhìn Xuân Lộc
Nghẹn ngào…
đành phải phụ em thôi!
*
Bao năm gặp lại hồn Xuân Lộc
Nghe nhịp tim xưa lạc mấy lần
Nghe gió SÀI GÒN như tức tưởi
Thương đời kiêu bạc
nhớ chinh nhân.
Một nửa trăm năm
đầu bạc trắng
Nhắc thời binh lửa vẫn còn đau!
Nhiều đêm
mơ thấy về Xuân Lộc.
Pháo sáng chia đường…
lạc mất nhau…
*
Người ơi!
có nhớ về Xuân Lộc
Nhớ màu mây lửa đốt quê hương
Đốt tim người Lính đi ngày ấy
Gởi hẹn thề
trong khúc đoạn trường…
Người ơi!
có nhớ về Xuân Lộc
Trận đánh đầu tiên
đến cuối cùng.
Rút quân!
chỉ muốn quay đầu súng
Máu nóng tuôn trào…
muốn vỡ tung…!
*
Hôm nay đọc
“NỬA HỒN XUÂN LỘC.
Người Lính năm xưa biết có còn?
Đã nghe Người hận
vì buông súng
“Lẽ ra phải chết giữa Sài Gòn!”
Người mang theo
nửa hồn Xuân Lộc
Trên bước ly hương cuối dốc đời
Còn ta
giữ nửa hồn Xuân Lộc
Trong trái tim
từng mơ lứa đôi…
LÝ THỤY Ý
Monday, July 7, 2025
Đoản Khúc Cho em
______________
Thương tặng Hương giang và các cháu
TL
Trời buổi sáng gây gây lạnh. Mới có 6 giờ thôi. Dạo nầy Mây hay thức sớm như thế. Một mình thức giấc, trong khi cả nhà còn say sưa trong giấc điệp. Định bật máy coffee và làm cho mình một tách cà phê Starbuck, thì chợt thấy bên cạnh máy ly cà phê của ai pha còn âm ấp. Nàng đọc mẫu giấy nhỏ được dằn trên tách:
"Mẹ hâm Microwave uống cà phê nha. Con để Mẹ ngủ không đánh thức Mẹ dậy. Con ra Airpport ngay bây giờ đây. Con sẽ gọi Mẹ khi con đến nơi.
Bye Mẹ.
I love you”.
Cháu Bà Nội Tội Bà Ngoại - Sỏi Ngọc
Hình: Sỏi Ngọc
Nghe con dâu báo tin đi làm lại khi thằng cháu nội mới 10 tháng tuổi, bà ngoại cháu và tôi đều lo lắng hỏi nhau “ai sẽ trông cháu?” con trai tôi nói:
Sunday, July 6, 2025
Saturday, July 5, 2025
Kiên Giang - Anh Hùng Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Ngọc Hoàng
Đồi ba để trụ ức ngư dân
Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạch Kiên Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa
Lưỡng toàn vô uý báo quân thân
Anh hùng cường hĩnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân."
(Điếu Nguyễn Trung Trực - Huỳnh Mẫn Đạt)
Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 3/1883) là một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Ông người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh (Diên Hương trong Thành ngữ điển tích (NXB Đồng Tháp, 1992), cho rằng ông là người Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) khi 24 tuổi, ra làm quan dưới triều Tự Đức, lần lượt giữ các chức Án sát Định Tường, Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc... (*)
"Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạch Kiên Giang khấp quỷ thần"
Nguyễn Trung Trực có tên là Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Quản Lịch, Quản Chơn. Ông sinh năm 1838, gia đình sống bằng nghề chài lưới ở Xóm Nghề, ven sông Bến Lức (Long An). Nguyên quán của Nguyễn Trung Trực ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát (Bình Định). Nội tổ của Nguyễn Trung Trực là ông Nguyễn Văn Đạo - một ngư dân ở huyện Phù Cát, phủ Quy Nhơn, di cư vào Xóm Nghề trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ông là một trong những người đầu tiên có công khai phá, lập nên Xóm Nghề.
Đến đời thân sinh Nguyễn Trung Trực, gia đình ông đã khá giả, có đất hiến cho làng làm công điền. Từ nhỏ Nguyễn Trung Trực được học cả văn lẫn võ. Về võ, ông được đào tạo tại một lò võ ở rạch Bảo Định. Dựa vào tính tình cương trực, chân chất, hay cưu mang giúp kẻ thế cô, thầy đặt tên cho ông là Trực (tức tính ngay thẳng)…
Tháng 2-1859, Pháp đánh Gia Định. Năm 1861, Trương Định lúc đó giữ chức Phó Quản cơ Gia Định chiêu mộ nghĩa quân, tổ chức đánh Pháp nhiều trận. Khi Đại Đồn (ở phía Tây Sài Gòn) bị thất thủ, quân của triều đình theo lệnh rút về Biên Hòa. Trương Định đưa quân về đóng giữ xứ Gò Thượng, huyện Tân Hòa (Tiền Giang) để củng cố đội ngũ.
Tại đây, Nguyễn Trung Trực gia nhập nghĩa quân. Ông sớm bộc lộ tài năng nên được Trương Định trọng dụng, cho làm quyền sung quản binh đạo.
Thời gian này, Nguyễn Trung Trực được giao chỉ huy một bộ phận nghĩa quân hoạt động ở vùng Tân An, lập nhiều công trạng, tiêu biểu nhất là trận đánh chiếm và đốt cháy tàu Pháp tại vàm Nhựt Tảo (Long An) ngày 10-12-1861. Tiếp đó, Nguyễn Trung Trực lại chỉ huy nghĩa quân tấn công một tiểu hạm khác của Pháp trên rạch Tra (Gò Công)…
Năm 1867, Nguyễn Trung Trực được phong chức Lãnh binh tỉnh Gia Định rồi Thành thủ úy Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp về Hà Tiên thì Hà Tiên đã lọt vào tay quân Pháp (ngày 24-6-1867). Nguyễn Trung Trực rút quân về Hòn Chông, mở rộng hoạt động về vùng U Minh (huyện An Biên ngày nay).
Sau một thời gian, Nguyễn Trung Trực kết nối với một số nghĩa sĩ ở vùng Tà Niên như Lâm Quang Ky, Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn, Nguyễn Văn Miên… nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động ra hướng Rạch Giá.
Đêm 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân lợi dụng lúc trời còn tối đã tổ chức đánh úp, diệt và thiêu rụi đồn Kiên Giang, làm chủ tình hình nơi này một tuần lễ.
Quân Pháp phải điều quân từ Vĩnh Long qua Kiên Giang để chiếm lại tỉnh lỵ Rạch Giá. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực quân ít, thế yếu phải rút khỏi Rạch Giá để bảo toàn lực lượng và lui về Hòn Chông. Quân Pháp tiếp tục đưa quân truy theo, quyết tiêu diệt nghĩa quân. Nguyễn Trung Trực quyết định rút ra Phú Quốc. Quân Pháp tiếp tục tăng thêm viện biên ra Phú Quốc.
Sau một thời gian cầm cự, do lực lượng quá chênh lệch, điều kiện hoạt động khó khăn, nghĩa quân ngày càng suy kiệt dần trong khi quân Pháp được sự bày mưu, hiến kế, tiếp tay đắc lực của số Việt gian, chúng dùng cả thủ đoạn bắt mẹ của Nguyễn Trung Trực và một số người dân làm con tin. Chúng công khai khủng bố người dân để trấn áp tinh thần của ông và nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân ngày càng yếu thế, Nguyễn Trung Trực quyết định hy sinh bản thân, ra đương đầu với quân Pháp mà không hề nao núng.
Ngày 19-9-1868, Nguyễn Trung Trực đã sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa ông về Sài Gòn, dùng nhiều cách tra khảo và chiêu dụ ông đầu hàng, quy thuận nhưng đều thất bại. Biết không thể mua chuộc được ông, Pháp đưa ông về Rạch Giá xử chém, ngày 27-10-1868. (*)
Hình ảnh của người anh hùnh dân tộc Nguyễn Trung Trực gắn liền với hai chữ "Kiên Giang", với Rạch Giá. Như vậy, Kiên Giang không phải chỉ là tên một tỉnh, một địa danh mà mang cả một ý nghĩa lịch sử của dân tôc Việt Nam, của nhân dân miền Nam trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp dành độc lập cho tổ quốc. Việc xáp nhập hai tỉnh Kiên Giang và An Giang lại lấy tên mới là An Giang, xóa bỏ Kiên Giang là một điều đáng tiếc và "bất công" với lịch sử! Thử hỏi An Giang có ý nghĩa hay di sản lịch sử gì so với người anh hùng Nguyễn Trung Trực với " Kiếm bạch Kiên Giang khấp quỷ thần"!
Hay một cách nào đó khác hơn, tệ hại hơn là việc chọn tên mới An Giang cho việc xáp nhập là nhằm phai mờ dần, xóa dần những chứng tích lịch sử của nhân dân miền Nam, những anh hùng dân tộc miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp! Để chỉ còn lại trong lịch sử là cuộc kháng chiến 9 năm và chiến thắng thần thánh Điện Biên Phủ 1954 mà thôi. Mong rằng không phải là như vậy..!?
Nguyễn Ngọc Hoàng
(*) Hình ảnh, tài liệu thu thập trên Internet
Subscribe to:
Posts (Atom)