Tuesday, February 28, 2023

Chuyện Tình Cô Gái Phú Yên


                       


Chuyện Tình Cô Gái Phú Yên

 

Anh lính Sư Đoàn 22
Hành quân Phú Tài,
Gặp cô gái Phú Yên.
Vừa đẹp, vừa hiền,
Ái tình chớm nở, mối tơ duyên đậm đà.
 
Thương ai ăn nói mặn mà,
Anh vượt Đèo Cả, anh ra thăm nàng.
- Em đợi anh ở bến Đà Rằng.
Đan tay tình tự,
Ta đi giữa hai hàng dừa xanh.
 
Tuyệt vời bãi biển Phú Yên,
Sóng hiền ôm bờ cát,
Cùng nhau tắm mát hồn nhiên!
Nhìn lên Núi Chúa, em nặng lời nguyền:
“Trao người chiến sĩ mối duyên trọn đời!”
Anh sung sướng nghẹn lời,
Hôn em giữa trùng khơi sóng gió!
 
           
- Tắm xong.  Vào quán nhỏ,
Lính nghèo nhưng chịu chơi,
Đãi em xoài tượng Xuân Đài,
Sơn Hoà đặc sản, mía lùi thịt nai.
Món ngon có một, không hai,
Nổi danh sò huyết, bắt ngoài đầm Ô Loan.
Rồi … nàng đưa anh chàng về Tuy An,
Thưa trình cha mẹ, để những lo toan mối tình.
- Ba ngày phép qua thật nhanh,
Nắm tay bịn rịn, tiễn anh trở về,
Miệng cười … bỗng lệ đầm đìa!
Nghẹn ngào nhắc lại lời thề,
Cầu mong anh chiến thắng,
Có ngày về Phú Yên.
Để em giữ trọn lời nguyền,
“Trao người chiến sĩ mối duyên trọn đời!"
 Sao bây giờ mỗi đứa một nơi?
Chưa có chồng, mà goá bụa!
Để em cô đơn… một góc trời Phú Yên !
   Trần Quốc Bảo
          Richmond, Virginia
   Địa chỉ điện thư của tác giả:

Gửi Người Kỷ Nữ


 

Trăm Năm Một Cuộc Bể Dâu.. Vô Thường




 

Cơ Hội Bảo Lãnh Đồng Bào Tị Nạn Việt Nam

 Nam Lộc



Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo,
Kính thưa quý Chủ Tịch Cộng Đồng, Cơ Quan, Đoàn Thể,
Kính thưa quý vị Doanh Gia, Chủ Nhân các Hãng, Xưởng hay Cơ Sở Thương Mại,
Kính thưa quý vị Đồng Hương,

Hơn 47 năm trước, khi 130 ngàn người tị nạn Việt Nam, và sau đó với gần một triệu thuyền nhân, quý vị HO, Con Lai, ODP hay ROVR v..v.., đặt chân đến Hoa Kỳ, thì tất cả đều đã được những người Mỹ có tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ.



Gần 48 năm sau, chính phủ Hoa Kỳ lại đưa ra lời kêu gọi và mong mỏi có 10 ngàn người Mỹ với tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ 5000 người tị nạn khốn khổ ở trên thế giới, trong đó có đồng bào ruột thịt của chúng ta.

Sau nhiều năm tranh đấu, vận động và thúc đẩy, đồng thời tiếp tay các hội đoàn và quý vị ân nhân bảo trợ hàng trăm đồng bào tị nạn đến định cư tại Canada qua diện “Bảo Lãnh Tư Nhân” tức Private Sponsorship, chúng tôi rất hân hoan thông báo đến cùng toàn thể quý vị rằng, kể từ ngày 19 tháng 1, 2023, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức quyết định mở rộng một chương trình tương tự, cũng lấy tên là “Private Sponsorship”, cho phép các nhà bảo trợ được nộp đơn bảo lãnh bất cứ người tị nạn nào đang lưu vong tại các quốc gia tạm dung, và đã nhận được quy chế tị nạn của Cao Ủy Tị Nạn LHQ, tức UNHCR. Theo tinh thần của quyết định nói trên thì xem như hầu hết đồng bào tị nạn VN của chúng ta đang sống tại Thái Lan sẽ có cơ hội được định cư tại Hoa Kỳ NẾU HỌ ĐƯỢC BẢO TRỢ QUA CHƯƠNG TRÌNH “BẢO LÃNH TƯ NHÂN” này.

Trong niềm hy vọng đó, chúng tôi xin tha thiết kêu gọi toàn thể quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo, quý Cơ Quan, Đoàn Thể, quý vị Doanh Gia, Chủ Nhân các Hãng, Xưởng hay Cơ Sở Thương Mại, và quý vị Đồng Hương trong Cộng Đồng Người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hãy nhỏ lòng thương xót đến hoàn cảnh khổ cực của đồng bào tị nạn của chúng ta, đang lây lất sống lưu vong và bất hợp pháp tại Thái Lan từ nhiều năm qua, để mong có dịp được đặt chân đến bến bờ tự do. Xin quý vị, mỗi người một tay, mỗi Nhà Thờ, mỗi Họ Đạo hay mỗi ngôi Chùa, xin nhận bảo lãnh cho một gia đình. Mỗi cộng đồng địa phương, hội đoàn, hay cơ sở thương mại, mỗi chủ nhân hãng, xưởng, hay mỗi cá nhân có lòng cũng sẽ làm tương tự như vậy, thì chắc chắn số gần 2000 đồng bào tị nạn của chúng ta đang vất vưởng tại các nước Đông Nam Á sẽ sớm có cơ hội định cư. Chúng ta sẽ cùng nhau khép lại trang sử thuyền nhân trong công bằng và danh dự.



Là người đã đích thân vận động cho chương trình này, đồng thời cũng là một chuyên viên phục vụ trong lãnh vực di trú và định cư trên 40 năm, và dù đã về hưu, nhưng tôi xin tình nguyện làm Phối Trí Viên để phụ giúp quý vị thực hiện việc làm nhân ái, bảo lãnh đồng bào ruột thịt, thiếu may mắn của chúng ta để họ có cơ hội xây dựng lại cuộc đời trên đất nước tự do.

Chương trình sẽ được chia làm hai giai đoạn:
. Giai Đoạn 1 từ nay cho đến giữa năm 2023, người bảo trợ sẽ tiếp nhận các gia đình tị nạn do Bộ Ngoại Giao HK giới thiệu.
. Giai đoạn 2, vào thời điểm tháng 6, 2023 trở đi, thì người bảo trợ có quyền chọn lựa người mà mình muốn bảo lãnh kể cả đồng bào tị nạn VN đang tạm trú tại các nước Đông Nam Á.

Tiến trình bảo trợ rất dễ dàng và giản dị, chỉ cần quý vị ân nhân vượt qua những bước cụ thể dưới đây:

1. Rủ thêm 4 người nữa, sống trong cùng một thành phố, để thành lập một “Nhóm 5 Người” (Group of 5).

2. Hãy nhanh chóng vượt qua thủ tục kiểm tra lý lịch trên mạng: (https://app.sterlingvolunteers.com/en/Candidates/Account/Register)

3. Đề cử một người trong nhóm tham dự một buổi huấn luyện về định cư để bảo đảm sự thành công của tiến trình bảo lãnh.

4. Hoàn tất một chương trình tiếp đón (a welcome plan) khi người tị nạn đặt chân đến Hoa Kỳ: (https://welcomecorps.org/resources/welcome-plan/)

5. Bảo đảm rằng “Nhóm 5 Người” của quý vị có trong ngân hàng một số tiền là $2375.00 để sử dụng khi cần đến cho mỗi đầu người tị nạn mà chúng ta định giúp (số tiền này vừa được thay đổi thay vì $2275.00).
(https://welcomecorps.org/resources/faqs/)

6. Sau cùng là điền đơn xin trở thành “người bảo trợ” (https://apply.welcomecorps.org/s/)

XIN VUI LÒNG LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI QUA ĐỊA CHỈ EMAIL: namlocnguyen@yahoo.com và cho biết số điện thoại nếu quý vị muốn tôi gọi lại để trình bày và giải thích thêm chi tiết.
Ngoài ra quý vị cũng có thể tự tìm hiểu bằng cách vào thăm trang nhà của cơ quan phụ trách chương trình định cư qua diện “Bảo Lãnh Tư Nhân” của chính phủ Hoa Kỳ, đó là: WELCOMECORPS.ORG



REPORT THIS AD



Trân trọng kính chào toàn thể quý vị, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức khi có bất cứ diễn tiến nào.

Nguyễn Nam Lộc
– Đại Sứ Quốc Tịch của Sở Di Trú Hoa Kỳ
– Thành viên Hội Đồng Quản Trị của Cơ Quan Thiện Nguyện USCRI
– Cựu Giám Đốc Cơ Quan Di Trú và Tỵ Nạn của Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ, Tổng Giáo Phận Los Angeles.

@Tài liệu tham khảo:
(tình cảnh của người tị nạn VN tại Thái Lan)
https://www.youtube.com/watch?v=wfV7HZK_0pc
https://www.youtube.com/watch?v=n5N-ZseMhdo

(chi tiết về chương trình “Bảo Lãnh Tư Nhân”)
https://www.voatiengviet.com/a/6955638.html

Monday, February 27, 2023

Tháng Ba Hoa Gạo Nhớ Người


 

GẠT BỎ SỰ ĐỐ KỴ

ĐẶNG XUÂN XUYẾN




(Trích từ: MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG 

của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Thanh Niên 2000)

.

Điều tiếp theo tôi muốn lưu ý bạn là đừng bao giờ bực tức, đố kỵ trước thành đạt của người khác. Thói xấu ấy sẽ làm cho bạn trở thành nhỏ mọn, tầm thường và sẽ nảy sinh những thói xấu khác biến bạn thành kẻ lố bịch trước con mắt của người đời.

Wednesday, February 22, 2023

Hoàng Lan


 

Đêm Chia Tay Ở Tà Niên

____________________________

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

 



1.

 

            Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường. Vừa đi tôi vừa cố nghe ngóng những động tĩnh chung quanh và mong rằng không gặp mặt học trò hoặc người quen. Lòng dạ xôn xao, cả ngày hôm nay tôi chẳng làm gì ra hồn và gần như không nuốt được buổi cơm chiều. Mặc dù đã hứa, tôi cứ mãi đắn đo không biết có nên giữ lời hứa đó hay không? Đây là buổi hẹn rất nguy hiểm cho người gặp gỡ và có khi sẽ là một lần vĩnh viễn chia tay. Những ngày tháng gần đây Rạch Giá trở thành nơi tập trung cho những chuyến ra đi, những chuyến ra đi biền biệt quê nhà. Ngôi trường cấp 3 Rạch Sỏi nhỏ bé của tôi cũng không ngoại lệ. Học trò bàn chuyện "vượt biển" nhiều hơn chuyện học. Thầy cô mỗi ngày nhìn xuống lớp, vài khuôn mặt mất đi giữa ghế bàn. Đôi lúc phải dồn lớp dạy mới đủ số học sinh. Đã có nhiều buổi chiều học sinh vào trường như thăm viếng thầy cô và để kín đáo nói lời chia tay. Ở tuổi các em "ăn chưa no, lo chưa tới" mà đã phải tự làm người lớn, vượt ngoài ý thức của bản thân. Một thế hệ "lớn trước tuổi", toan tính hoang mang nhiều hơn mơ mộng sách bài. Nhiều thầy cô giáo phải "nổi giận" vì tinh thần học tập sa sút của các em. Tôi thương các em nhiều hơn bao giờ hết. Nếu tôi là các em chắc cũng không thể làm khác, nhiều khi còn tệ hại hơn không chừng? Vì thương con, cha mẹ đã đẩy các em "ra khơi" mong sẽ tìm được một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ với hành trang là những tờ giấy trắng, các em phải làm gì cho những bước đường vô định, tương lai may rủi nơi bên kia xứ lạ quê người?

            - Thầy Hoàng... thầy Hoàng phải không?

Tuesday, February 21, 2023

U Hoài


 

Bốn Ngàn Năm Tuổi Đá

 



Bốn Ngàn Năm Tuổi Đá      

    

Này hỡi viên đá sỏi!

Tại sao ngươi ưu phiền?

Tại sao ngươi ngấn lệ?

Ôm mối sầu triền miên!

 

Quê hương từ rừng hoang,

Mẹ cha là sông núi.

Cơn địa chấn kinh hoàng!

Trôi dạt về đồng nội.

 

Đỉnh Trường Sơn ngạo nghễ!

Với lịch sử hùng anh,

Trải qua bao thế hệ,

Sừng sững giữa trời xanh!

 

Tổ tiên ngươi hiển hách!

Nay thân sỏi lót đường!

Thuộc giống nòi cẩm thạch,

Mà đọa đầy tang thương... !

 

Sỏi nằm đây nhớ rừng,

Hồn gửi về sông núi!

Thời gian như nhựa đường,

Phủ lên đời đen tối!

 

Cho nên ngươi uất hận!

Cho nên ngươi ưu phiền!

Bốn ngàn năm tuổi đá,

Ôm mối sầu triền miên... !
       

     Trần Quốc Bảo
           Richmond, Virginia

     Địa chỉ điện thư của tác giả:

   quocbao_30@yahoo.com

Buồn - Thơ-Nhạc Chương Hà

_________________ 

Buồn - Thơ-Nhạc Chương Hà

Tiếng Hát Đông Nguyễn
Thu & Hoà Âm Đông Nguyễn Studio

Hiển nhiên với chúng ta không nỗi buồn nào còn xót xa hơn nỗi buồn cho quê hương, dân tộc. Đời người biết bao buồn vui.Vui thì ít mà buồn như triền miên.
Khi trước hát bản nhạc Buồn của nhạc sĩ Y Vân tôi cứ thấy thiêu thiếu. Đâu chỉ thiếu rượu, thiốu bạn nhậu.Thiếu một người tri âm, tri kỹ, thiếu người bạn đời, thiếu người tình, cũng dằn vật, huống gì nỗi buồn muôn lối, vu vơ như chỉ than mây, khóc gió bốn mùa.
Tôi mong thể hiện nầy nghêu ngao cho vơi những nỗi buồn nào đó ai cũng có trong đời
CH

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỢI MƯA

 

Xin Còn Gọi Tên Nhau / Tiếng Hát Kim Oanh

_____________________

 Sáng tác Trường Sa

Trình bày Kim Oanh Phụng

 Thực  hiện Truc Lan Ktp.
Hình ảnh Mson Trinh
>

Sunday, February 19, 2023

Saturday, February 18, 2023

Song Ca tân cổ Tàu Đêm Năm Cũ


Tân nhạc : Trúc Phương Cổ nhạc : Viễn Châu Hát theo Karaoke Nguyễn Thành Nhơn
Trình Bày: Kim Trúc - ns Ngọc Trắng

Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ: TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI.

______________________________

TỪ TIẾNG THÔNG REO WESITE




Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi:
- Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?


- Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em: VIỆT NAM CỘNG HOÀ.


**


Khi tôi sinh ra, VIỆT NAM CỘNG HÒA đã không còn nữa.



Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.


Tôi sẽ về lại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Dame ở bùng binh trước chợ.


Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cụt, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.


Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc vàng** (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.


Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy mới bắt đầu chập chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.


Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sư thuộc tổng uỷ công vụ.


Tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biệt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.


Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng trau dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.


Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.


Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị.


Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.


Huynh Wynn Tran, MD
_____________


** "Nhạc Vàng": Cụm từ theo ngôn ngữ của VC là khối lượng nhạc sáng tác và lưu hành dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, có hàm ý xấu là thứ nhạc ủy mị cần loại bỏ. Thực chất đó là những sáng tác ca tụng tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc gồm đủ thể loại thường có tên chung và dùng như nhạc thính phòng trong đó Bolero là một phần bộ. Ngày nay cụm từ "Nhạc Vàng" lại được ngay cả người Miền Nam sử dụng rất thân thương vi nó gắn liền với cuộc sống của họ từ lâu và chính người Miền Bắc cũng yêu chuộng "nhạc vàng" nghĩa là, theo ngôn ngữ cộng sản, họ đã bị "tiêm nhiễm" một cách không cưỡng lại được. Rõ ràng ngôn ngữ đi theo thực tế không phải lúc nào cũng dễ bẻ cong. (TTR)