Trên
đời có một người Tri Kỷ ! Hiếm lắm thay ! Có lẽ khó thấy khó gặp nên người ta
tưởng tượng thì nhiều . Mà người ta tưởng tượng chuyện rất xưa , rất xưa ! Phải
chăng ngày nay càng ít người tri kỷ ? Phải chăng ngày nay người ta ích kỷ nông
cạn , chỉ nghĩ về mình ? Mà lạ thay Trung Quốc rất nhiều chuyện nói về tình tri
kỷ ! Phải chăng người ta không có nên càng mơ nhiều ???
Người
ta mơ nhiều nên xây dựng lên những nhân vật quá lố , những hành xử vô lý ?
Truyện
Kinh Kha dự tiệc ở nhà Thái Tử nước Yên , khen người thiếp của Thái Tử bưng
đồ ăn ra có bàn tay đẹp , Kinh Kha về nhà , Thái Tử sai chặt bàn tay người đẹp
đem tới tặng Kinh Kha ! Chuyện chỉ có ở nước Tầu (!) Không phải hành động vì
người tri kỷ (?) .
Truyện
Yêu Ly hy sinh vợ con , tự chặt cánh tay mình , bỏ mồ mả ông cha cho người ta
đào ! để báo thù cho “ người tri kỷ “ , thật ghê quá . Tôi không thể công nhận
Yêu Ly là một Hiệp Khách có hành động anh hùng ! Vì người tri kỷ ???
Ở
Việt Nam thì tôi cũng xổ toẹt hành động của Dương Lễ và cũng không gọi Lưu Bình
Dương Lễ là một cặp tri kỷ !
Truyện
các thực khách , môn khách được chủ ưu ái , trọng vọng … rồi hết lòng xả thân
vì chủ đôi khi chỉ là chuyện có qua có lại … chịu ơn người thì phải trả ơn người
! Chuyện Chuyên Chư , Dự Nhượng nằm trong cái rọ đó !
Riêng
truyện Bá Nha – Tử Kỳ khiến người ta suy nghĩ nhiều , quả là hai người đã hiểu
nhau , đồng cảm sâu sắc ! Tử Kỳ chết Bá Nha đập đàn là phải !
Nực
cười nhất là hai kẻ thù coi nhau là tri kỷ : Khổng Minh và Chu Du ! Cũng phải
thôi ! Không ai hiểu Khổng Minh bằng Chu Du ! Không ai hiểu Chu Du bằng Khổng
Minh !
Một
truyện tôi đọc từ bé , cảm động lắm , cho làtruyện hay ! Không biết nên gọi là
tri kỷ loại gì ? Suốt một đời lặn lội , nghèo hèn cực khổ … chỉ vì bạn ! Dương
Giốc Ai đi làm ăn rồi chết ở Vân Nam ! Có tâm nguyện nắm xương tàn được đem về
chôn cất ở quê nhà ! Tà Bá Đào đã cực khổ ba , bốn chục năm làm công , làm đầy
tớ , ăn xin … chắt bóp từng đồng để lấy tiền bốc mộ bạn . Khi hoàn
thành , Tả thắp hương khấn bạn mà rơi lệ …. Mãn nguyện !
Ở
Nhật Bản có một tay kiếm khách Samurai , không phải cầm gươm thí mạng
cùi để báo thù cho chủ Shogun , mà tên Kiếm Khách này đã rất hiểu tâm hồn tình
cảm , sở thích của Tướng Quân ! Tên Kiếm Khách này biết Tướng Quân rất thích hội
họa ! Đặc biệt là một bức tranh ông treo ở nơi trang trọng nhất và ngắm nhìn
hoài với vẻ suy tư … Một hôm Tướng Quân đi vắng , nhà bị cháy , cửa
đã kẹt , kiếm khách không lối ra ! Chàng bèn cuốn bức tranh , bọc giấy dầu ,
sáp , chàng thản nhiên mổ bụng mình nhét cuốn giấy đó vào ! Chàng đã không đổ
máu trên chiến trường cho chủ nhân ! Chàng đã nghĩ đến sở thích và …
tâm tình của chủ nhân !!!
Trở
lại Việt Nam thời cận đại . Người đầu tiên mà tôi nghĩ đến là Tản Đà . Nhưng
phiền một nỗi là chàng này rất … rất nhiều tri kỷ . Chả là vì chàng là một thi
tài viết thơ bằng chữ Quốc Ngữ ! Trước đó người ta viết thơ bằng chữ Hán , chữ
Nôm . Sau đó Xuân Diệu , Huy Cân …. Làm “ thơ mới “ với ảnh hưởng Pháp . Tản Đà
đã một mình một chợ phất ngọn cờ thơ bằng chữ Quốc Ngữ ! Chàng nổi tiếng rất
mau , người ái mộ rất nhiều . Những ông thầy dạy Hán văn của tôi chê thơ Tản Đà
lắm !
Ngọn
gió thu phong rụng lá vàng
Gió thu là
thu phong rồi ! Thơ Tản Đà chệch choạc , hời hợt , rỗng tuếch !Nhưng những người
làm thơ mới ( Xuân Diệu , Huy Cận …. ) vẫn suy tôn Tản Đà là bậc thầy , Hoài
Thanh coi Tản Đà như cây đại thụ , như lãnh tụ ! Người ái mộ sẵn
sàng gửi hàng trăm , hàng ngàn đồng ( một gịa gạo giá 25 xu ) cho chàng thi sĩ
“ thơ túi rượu vò “ vì chàng càng uống rượu nhiều càng làm thơ hay ! Chàng thi
sĩ càng ngày càng ngông nghênh . Một Đại Thi Hào có nhiều tri kỷ như thế là …
phải ! Một người ở ngay bên kia sông Hồng , nhưng không biết làm sao lại nghe
tin Tản Đà chết , ông ta làm thơ khóc :
Ôi
thôi hỡi bác Tản Đà
Suối
vàng nay đã lánh xa cõi đời …
Bức
dư đồ rách ai bồi
Báo
An Nam nghỉ biết đời nào ra …
Chàng thi sĩ
cười hề hề : Ta vẫn sống nhăn răng đây tri âm ạ : bởi vì Đà chưa cạn , Tản chưa
mòn :
Nực
cười cho bác Mai Lâm
Thương
nhau chi lắm mà lầm khóc nhau …
Đà
chưa cạn , Tản chưa mòn
Còn
ai thi sĩ hãy còn tri âm …
Một con người
cao ngạo , ngông nghênh , rất khó chiều … ấy thế mà rất nhiều người vẫn cố …
chiều í Tản Đà . Ông Diệp văn Kỳ ( con Diệp văn Cương , một cây cột lớn ở
Huế ) sẵn sàng đặt tiệc mời Tản Đà cả tháng , và …. Không thiếu thứ gì ! Người
ta đồn rằng một nghiệp chủ đang tiếp đón Tản Đà ở nhà , một hôm ông có việc đột
xuất phải đi vắng . Tản Đà ngồi buồn bèn nậy gạch bông lót nhà , lấy cuốc cuốc
đất lên . Chủ nhân về , Tản Đà cười hề hề : ấy mấy hôm nay ăn toàn thịt cá , lạt
miệng quá , cuốc đất lên trồng mất cây húng cho thêm hương vị
!!! Ôi Tản Đà có rất nhiều tri kỷ , tri âm . Nhưng không
biết những người này hiểu Tản Đà được bao nhiêu ! và Tản Đà hiểu họ được bao
nhiêu ?
Tôi
đang nói tới một cặp rất lạ , rất lạ ! Đó là nàng Kỳ Nữ Kim Cương và chàng thi
sĩ điên Bùi Giáng . Tôi có được coi tấm hình Bùi Giáng tới thăm Kim Cương . Hai
người ngồi đối diện , nàng chìa tay cho chàng và chàng kính cẩn hai tay nâng
tay nàng lên hôn ! Rất kính cẩn vì chàng đã coi nàng … là Mẹ ! Khi
Bùi Giáng chết , nàng không đến đái lên nấm mộ chàng một bãi ( như lời trăn trối
) nhưng trong hồi kí nàng có nói đến một “ mối tình “ . Nàng nói bóng gió ,
không nêu tên tuổi , nhưng ai cũng đoán biết đó là Bùi Giáng ! Ôi một mối tình
rất kỳ rất điên , nhưng nếu ta khách quan suy nghĩ thì đây đúng là một mối tình
tri kỷ thứ thiệt !
Ôi
! Một chàng Trương Chi cô đơn , cô đơn và cô đơn ! Chàng thất tình vỗ mạn thuyền
mà ca : “ trái đất còn riêng ta “ . Chàng sống nội tâm , không ồn ào , ầm ỹ !
Thuyền đã chìm rồi nhưng lời ca còn lại bên đời , và cuối đời chàng đã gặp người
ca những bài của chàng rất đạt ! Tôi muốn nói Ánh Tuyết ca những bài của Văn
Cao thì … trên cả tuyệt vời ! Khi Ánh Tuyết tổ chức một đêm nhạc rất hoành tráng
và ca những bài của Văn Cao rất đạt ! Cuối buổi : Văn Cao không tặng hoa , bắt
tay , ôm vai … lắc rất thân thiết … như người ta …. Không những lời cảm ơn nồng
hậu …. Văn Cao một mình rời khỏi rạp , ra đường …. Lững thững đi bộ ! Ở đây
không có lời cảm ơn nào đẹp đẽ bằng …. Sự im lặng !
No comments:
Post a Comment