Ngô Quang Võ
Thầy Phạm công Nhiều Sinh năm 1905 tại Thới Bình Cà Mau mất 1977 tại Rạch Gía .
Một hôm, nhân đi Toronto, ghé thăm người bạn cùng quê Rạch Giá, tình cờ được xem một đoạn DVD kỷ niệm 55 sáng tác nhạc của Lam Phương, tôi chợt nhớ ra nhạc sĩ này cũng là người Rạch Giá. Bao nhiêu kỷ niệm cũ lần lượt trở lại, khi thư thã, khoan thai, lúc dồn dập không theo kịp dòng ký ức. Âm thanh trầm bỗng, tên tuổi Lam Phương cùng với địa danh Rạch Giá liên hoàn kết hợp quyện lên trong tôi khuôn mặt của một người, đó là thầy Phạm Công Nhiều. Từ đó tôi lại mang máng nhớ ra thầy cũng là người dạy nhạc đầu tiên của Lam Phương.
Tôi nghĩ dòng nhạc của Lam Phương, không ít thì nhiều, phảng phất tâm tình của thầy Phạm Công Nhiều vì tâm lý chung, người khai tâm đầu tiên bao giờ cũng chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm khảm người học trò. Ví như hình ảnh vị thầy lớp đồng ấu, sau này gọi là lớp vỡ lòng hay là lớp năm, không bao giờ phai mờ trong lòng của học trò. Rõ ràng hơn nữa, người tình đầu, nhất là trong những cuộc tình không thành tựu, bao giờ cũng sẳn sàng bùng dậy trong lòng ta, khi có dịp.
Nơi tôi, thầy Phạm Công Nhiều, tuy dạy môn phụ trong bậc trung học nhưng lại gieo trong lòng tôi một số ấn tượng không dễ quên. Những “công dân” Rạch Giá ở lứa tuổi tròm trèm sáu bó chắc hẳn còn nhớ, ở các tỉnh lẽ thường chỉ có một trường công lập, cho nên không cung ứng đủ nhu cầu giáo dục cho thanh thiếu niên. Học sinh muốn vào trường công lập phải qua một kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất. Thi tuyển khó gấp bội thi lấy bằng vì muốn chiếm được một chỗ ngồi trong lớp đệ thất Nguyễn Trung Trực, thí sinh phạt đạt những thứ hạng cao nằm trong số rất giới hạn của nhà trường ấn định. Không vào được Nguyễn Trung Trực, cha mẹ đành phải cho con em mình mài đủng quần nơi trường bán công Lâm Quang Ky, hoặc tư thục Phó Điều hay Thanh Bình. Dài dòng như thế để thấy rằng biết được thầy Phạm Công Nhiều cũng là một “duyên kỳ ngộ”.
Nguyên thủy, thầy Nhiều không thuộc cấp số trường Nguyễn Trung Trực (NTT). Thầy Cương mới thật sự đảm trách môn này trong NTT, được thuyên chuyển về nhiệm sở khác. Ban giám đốc NTT phải thương lượng với Tòa Tỉnh và Ty Thanh Niên tỉnh để mời Trung Úy Phạm Công Nhiều về đảm trách môn nhạc cho trường. Có lẽ do vì tỉnh lẽ, nhân sự không nhiều cho nên Ban Giám Đốc NTT mới biết nguồn cội mà tìm nhân tài. Đang là Phó Trưởng Ty Thanh Niên mà chấp nhận về phụ trách dạy nhạc cho NTT, kể ra cũng là một chọn lựa có ít nhiều đắn đo trong đó.
Một trong những hình ảnh khó quên của thầy trong tôi là có lần, một người học trò của thầy, anh X, vì nghịch mà làm đứt sợi dây Mí, dây số 1 của cây Tây Ban Cầm, mà thầy không hề lộ chút buồn phiền, lại còn vui vẽ chỉ anh X thay dây mới và nhân đó thầy chỉ cách lên dây đàn guitar. Nên nhớ dây đàn Tây Ban Cầm không phải là vật thông dụng dễ tìm ở tỉnh lẽ.
Thật tình tôi không biết trình độ nhạc của thầy tới bậc nào nhưng cách dạy của thầy rất là dễ hấp thụ. Có lẽ thầy có cách truyền đạt miễn sao cho học trò tiếp nhận đầy đủ và không mau quên. Mỗi tuần chỉ có một giờ thì có thấm vào đâu so với kho tàng nhạc tây phương được kết tập từ nhiều thế kỷ.
Sở dĩ tôi nhớ khá nhiều về thầy vì tôi có nhiều dịp gần gủi thầy. Tuy là học trò NTT nhưng tôi không thuộc dân thị xã mà ở xóm Rạch Giồng rồi ra tận Hòn Tre xứ đảo, nên tự cho mình không là dân của phố thị. Thế nên hôm nào có chút đặc sản thôn quê hay hãi sản tươi và không bận việc nhà, tôi tìm đến thăm thầy với chút quà ướp đậm tình thầy trò. Thông thường, khi đi thăm thầy như vậy, tôi hay rũ thêm vài đứa bạn để giữ sự trong sáng trong tình thầy trò. Đó là những dịp để tôi học thêm nhạc với thầy.
Với tôi, tân nhạc rất mới lạ và có sức thu hút. Trong khi cổ nhạc chỉ có ngũ âm thì tân nhạc lạc có tới bảy âm. Trước thắc mắc này, thầy Nhiều giải thích tân nhạc cũng gồm ngũ âm nhưng thêm hai danh xưng là Si và Fa. Hai âm này cách âm liền trên chỉ có nửa cung đàn, có nghĩa là từ Si lên Do hoặc từ Fa lên Sol chỉ tăng có nửa âm độ, nói nôm na cho dễ hiểu là cách nhau một phiếm đàn guitar.
Những nhớ biết về âm nhạc của tôi hôm nay là nhờ thầy dạy thêm trong nhưng dịp đến thăm thầy. Ở Việt Nam. tân nhạc đi vào đại chúng qua chiếc Tây Ban Cầm, có lẽ nhờ hợp với túi tiền của dân nghèo mà mê nhạc. Nhìn chung, đàn dương cầm, violon, kèn là những nhạc cụ của lớp giàu sang dư dã. Trong bối cảnh đó, thầy Nhiều chỉ dạy chúng tôi những gì áp dụng cho Tây Ban Cầm, nặng về thực hành hơn là lý thuyết. Ví dụ như thầy chỉ nói phớt qua về khóa Do và khóa Fa vì Tây Ban Cầm chỉ sống với khóa Sol. Hai khóa kia dùng với nhạc khí kèn và dương cầm.
Trước khi đi xa hơn, tôi muốn người đọc nhận ra đây chỉ là một bài viết về vài kỷ niệm sâu đậm giữa tình thầy trò, chứ không phải một bài nặng về âm nhạc. Văn hoa hơn một chút thì đây là chút nén hương lòng hướng về một người thầy đã khuất. Thầy Nhiều dạy nhạc thì những dấu ấn sâu đậm trong tôi không ngoài những âm thanh trầm bỗng của nhạc.
Một trong những đặc tính khiến văn hóa ở các nước chậm tiến như Việt Nam, Trung Hoa. . ., càng thêm nghèo nàn là tánh dấu nghề. Từ thầy dạy võ cho đến con buôn, không ai truyền dạy hết bí quyết cho người khác. Thầy võ dạy nghề cho học trò bao giờ cũng giữ lại thế bí hiểm để phòng khi học trò muốn lấn lướt tay nghề. Con buôn thì có món gia truyền, có nghĩa là chỉ được truyền lại trong gia tộc; với người Trung Hoa thì chỉ truyền cho con trai. Nêu lên chi tiết này để thấy rằng thầy Phạm Công Nhiều không thuộc hàng phàm phu tục tử đó. Thầy truyền nghề tận tình, chẳng những không dấu nghề mà còn sẳn sàng tra cứu thêm để chỉ dạy tới nơi tới chốn. Từ nhịp, điệu, cách tìm âm giai chánh của bản nhạc và những hòa âm đi kèm, cũng như sự phối hợp những hòa âm trưởng và thứ trong một bản nhạc đều được thầy trình bày tĩ mĩ. Nhờ thầy Nhiều biết cách dạy và dạy hết lòng mà bản thân tôi, sau nhiều thập niên trôi nỗi bềnh bồng, từ chiếc áo trận trong chiến tranh chống Cộng ở Việt Nam cho đến thân sơ thất sở nơi xứ người, vẫn không quên những điểm căn bản của nhạc lý áp dụng cho Tây Ban Cầm.
Ví dụ sau đây cho thấy đức tính cao quí nơi thầy. Có một lần tôi hỏi thẩy các dấu biến ở đầu bản nhạc, dấu thăng và giảm, được sắp xếp theo qui luật nào và làm sao để nhớ cho hết. Thầy trả lời ngay không chút mặc cảm:
- "Thầy không biết rõ qui luật áp dụng cho việc này như là tại sao 1 dấu thăng thì phải là Fa mà không là Si, Re... Khi có dịp tìm hiểu thêm thầy sẽ cho em biết sau. Riêng về cách nhớ các dấu biến ở đầu các bản nhạc thì thầy áp dụng chút mẹo vặt do thầy nghĩ ra, dựa theo qui luật sắp xếp dấu biến.
Với dấu thăng thì sẽ theo "lộ trình" như sau:
Toàn thể "lộ trình" dấu thăng sẽ là: FA-DO-SOL-RE-LA-MI-SI.
"Lộ trình" của dấu giảm ngược chiều với dấu thăng: SI-MI-LA-RE-SOL-DO-FA.
Đó là qui luật, nhưng nhớ cho đúng thứ tự thì không phải dễ. Sau đây là mẹo vặt của thầy tự nghĩ ra.
Đúng theo qui luật:
Tương đối dễ cho ta nhớ 3 dấu thăng hoặc 3 dấu giảm. Nhìn 6 hình trên thấy ta thấy thiếu một nốt và nó chính là Re. Re nằm giữa sáu nốt kia. Như vậy RE là nốt nhạc đặc biệt có hai vai trò trong hệ thống 7 dấu thăng cũng như 7 dấu giảm. Ở hệ thống 7 thăng thì Re sẽ là Re thăng và trong hệ thống kia thì Re cũng là nốt thứ 4 có dấu giảm. Với mẹo vặt này, ta sẽ không vận dụng nhiều trí óc.
Với cách tìm âm giai của một bản nhạc cũng như những họp âm đi kèm, thầy dạy chỉ cần nhớ một bộ thôi, nương theo bộ chuẩn này dùng "pháp hoán vị đồng bộ" thì sẽ có các bộ kia.
Các mẹo vặt kể trên đóng khằn những truyền đạt của thầy trong ký ức tôi mãi cho đến ngày nay. Thế nên, tuy chánh thức học với thầy chỉ có một giờ mỗi tuần nhưng công ơn của thầy đối với tôi quả thật là nhiều. Nếu tính chung, với số học trò của trường Nguyễn Trung Trực thì công ơn của thầy không sao kể xiết. Vì vậy, đúng ra tên của thầy phải là Phạm CÔNG Thật NHIỀU mới thích hợp.
Đôi dòng lang mang để nghĩ về một người thầy của ngày xưa.
NQV - Xuân 2011
AnhTrịnh Sơn Lượng viết về thầy :
-“Tôi có học Thầy 2-3 năm từ đệ thất, môn nhạc - mỗi tuần chỉ có một giờ . Kỷ niệm vớiThầy cũng chỉ nhớ lõm bõm mà thôi .. . Chỉ nhớ rõ một điều là Thầy rất hiền, đạo mạo, và từ tốn . Dạy nhạc với một sự đam mê của người nghệ sĩ già hơn là một ông Thầy giáo .Cứ mỗi lần thi lục cá nguyệt thì các học trò phải làm một bản nhạc giống y chang nhưbản nhạc tờ đôi, khổ lớn, gấp lại như người ta bán trong tiệm sách . Cùng như mọi người,tui cong lưng đi mua giấy bìa cứng, rồi tô vẽ bên ngoài bằng màu nước cho thật giống cáibản nhạc original . Còn bên trong thì kẻ nốt nhạc và viết lời nhạc cũng phải y chang như bản gốc . Nghĩ cũng vui vui khi làm những project nho nhỏ như vậy .”
anh Lý Minh Hào :
Đa số những bài nhạc của Lam Phương vừa sang tác xong , thì hình như đều được thầy Phạm Công Nhiều đem ra để các học sinh , giữa thập niên 50 - 60 tập hát . Thầy thường nhắc với các học trò của thầy ; Lam Phương là người có năng khiếu về âm nhạc , hứa hẹn nhiều một tương lai sau nầy . Sự thành công sáng tác nhạc của nhạc sĩ Lam Phương đã chứng minh sự tiên đoán của thầy Lam Phương có tài năng Âm Nhạc , công bằng và chính xác . Đúng là một bậc thầy dạy nhạc .
Đối với lứa tuổi học trò chúng tôi , thấy thầy dạy nhạc hiền từ , nhiều học trò nam qủy quái gọi thầy là “ Nhạc Gia “ . ( Vì thấy thầy có nhiều ái nữ xinh xắn nhỏ tuổi hơn ) , nhưng nhạc gia chỉ cười hì hì ,không sửa lưng hay rầy la gì hết .
Chị Liên Phạm(aí nữ thầy)
Liên mới vừa nhận forward Email từ Anh, Liên rất cảm ơn anh và thật
cảm động về bài viết của anh Mạch Vạn Niên đả viết về Thầy. Anh
Võ,Liên cũng đọc qua thơ anh gởi cho anh MVN Liên cũng xin có vài hàng
để đính chánh cho Thầy. Thật sự nếu thoạt nhìn hoặc đọc email từ VN
gởi qua về Thầy Phạm Công Nhiều thì ai cũng có thể hiểu sai lạc về
bài hát Thầy sáng tác, nhưng nếu hiểu rõ thì không thể nghĩ lạc hướngvề Thầy.
Thứ nhất bài hát đó Thầy đả sáng tác vào thời điểm nào? và thứ hai là
tại sao có nó?. Đó là thời điểm kháng chiến chống Pháp. Thầy có kể cho
các con là" Lúc đó Ba đang là Trưởng Ban Âm Nhạc Khu 9, thì có cuộc
thi đua viết bài hát về HCM, nên đả có nhiều người đề nghị Ba sáng tác
bài nầy". Nhưng lúc ấy vẫn chưa ai biết HCM là Cộng Sản.
Trong thời kháng chiến có rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ theo kháng chiến
chống Pháp trong đó có Thầy Phạm Công Nhiều, Nhac sĩ Văn Cao, Nhac sĩ
Phạm Duy, Ca sĩ Quốc Hương, và Nhac sĩ Lưu Hưu Phước.v..v. Đến năm
1954 đã hiểu vì sao có sự chia đôi đất nước??? Nên có người về Nam,có
người đi ra Bắc Thầy là một trong những người bị mời và đề nghị đi tập
kết. Nhưng Thầy đả bỏ trốn vào thành, nhưng không dám ở Thới Bình hay
cảm động về bài viết của anh Mạch Vạn Niên đả viết về Thầy. Anh
Võ,Liên cũng đọc qua thơ anh gởi cho anh MVN Liên cũng xin có vài hàng
để đính chánh cho Thầy. Thật sự nếu thoạt nhìn hoặc đọc email từ VN
gởi qua về Thầy Phạm Công Nhiều thì ai cũng có thể hiểu sai lạc về
bài hát Thầy sáng tác, nhưng nếu hiểu rõ thì không thể nghĩ lạc hướngvề Thầy.
Thứ nhất bài hát đó Thầy đả sáng tác vào thời điểm nào? và thứ hai là
tại sao có nó?. Đó là thời điểm kháng chiến chống Pháp. Thầy có kể cho
các con là" Lúc đó Ba đang là Trưởng Ban Âm Nhạc Khu 9, thì có cuộc
thi đua viết bài hát về HCM, nên đả có nhiều người đề nghị Ba sáng tác
bài nầy". Nhưng lúc ấy vẫn chưa ai biết HCM là Cộng Sản.
Trong thời kháng chiến có rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ theo kháng chiến
chống Pháp trong đó có Thầy Phạm Công Nhiều, Nhac sĩ Văn Cao, Nhac sĩ
Phạm Duy, Ca sĩ Quốc Hương, và Nhac sĩ Lưu Hưu Phước.v..v. Đến năm
1954 đã hiểu vì sao có sự chia đôi đất nước??? Nên có người về Nam,có
người đi ra Bắc Thầy là một trong những người bị mời và đề nghị đi tập
kết. Nhưng Thầy đả bỏ trốn vào thành, nhưng không dám ở Thới Bình hay
Cà Mau là nơi gia đình Thầy đang ở. Thầy phải lên Rạch Giá do sư khuyến
khích và chở che của Đại Tá Lâm Quang Phòng, và Tỉnh Trưởng Nhan Minh
Trang. Các ông nầy đã đề Nghị Thầy làm trưởng ban Quân Nhạc Bảo An tại
Rạch Giá.
Lúc ở Rạch Giá Thầy cũng đã được nhiều người trong đó có Nhạc sĩ Lê
Thương đề nghi Thầy lên dạy trường Quốc Gia Âm Nhạc tai SàiGòn nhưng
Thầy không nở xa Rach Giá và Gia Đinh mà ở lại Rạch Giá dạy nhạc cho
các trường trung học trong đó có Trường Nguyển Trung Trực cho đến cuối đời
1977.
Nói Về sự thầy được hiểu biết về âm nhạc của Thầy , Vì thầy ở trong trường dòng , thầy là người phụ giúp cho các cha . Sự đam mê âm nhạc mỗi khi trường có lớp nhạc , thầy hay đứng ngoài cửa sổ học lóm , sau nhiều lần bị bắt gặp thầy học lóm nhạc , các cha rầy la , nhưng vì sự đam mê yêu thích âm nhạc của thầy đã làm siêu lòng các cha , cho nên thầy được các cha cho thầy vào học .Và từ đó thầy được các cha hướng dẫn tận tình , về phần lý thuyết âm nhạc cũng như các nhạc cụ . Thầy rất đam mê và thích thú các nhạc cụ tiêu biểu vào thời đó như :
khích và chở che của Đại Tá Lâm Quang Phòng, và Tỉnh Trưởng Nhan Minh
Trang. Các ông nầy đã đề Nghị Thầy làm trưởng ban Quân Nhạc Bảo An tại
Rạch Giá.
Lúc ở Rạch Giá Thầy cũng đã được nhiều người trong đó có Nhạc sĩ Lê
Thương đề nghi Thầy lên dạy trường Quốc Gia Âm Nhạc tai SàiGòn nhưng
Thầy không nở xa Rach Giá và Gia Đinh mà ở lại Rạch Giá dạy nhạc cho
các trường trung học trong đó có Trường Nguyển Trung Trực cho đến cuối đời
1977.
Nói Về sự thầy được hiểu biết về âm nhạc của Thầy , Vì thầy ở trong trường dòng , thầy là người phụ giúp cho các cha . Sự đam mê âm nhạc mỗi khi trường có lớp nhạc , thầy hay đứng ngoài cửa sổ học lóm , sau nhiều lần bị bắt gặp thầy học lóm nhạc , các cha rầy la , nhưng vì sự đam mê yêu thích âm nhạc của thầy đã làm siêu lòng các cha , cho nên thầy được các cha cho thầy vào học .Và từ đó thầy được các cha hướng dẫn tận tình , về phần lý thuyết âm nhạc cũng như các nhạc cụ . Thầy rất đam mê và thích thú các nhạc cụ tiêu biểu vào thời đó như :
- Harmonium , Piano , Violin , Guitar , Mandoline và các loại kèn đồng đủ loại .
Vì thế , thầy được đề bạt làm nhạc trưởng cho Giàn Nhạc Giao Hưởng tại Cần Thơ trước khi có phong kháng chiến chống Tây . Sau khi hiệp định Genève thành công ngày 21/7/1954 , thầy được lệnh tập kết ra Bắc , nhưng vì sau thời gian chung chạ với Việt Minh cộng sản , thầy đã biết sự lọc lừa xảo trá của CS cho nên thầy rời xa , và trốn lại Miền Nam Việt Nam , cho đến ngày cộng sản chiếm toàn đất nước Việt Nam . Theo lẽ thầy đi cải tạo biệt xứ , nhưng vì sự hiền từ của thầy ,cộng với một số người về thành đã quen biết thầy trước , từ học trò cho đến c ác ng ư ời quen khi xưa lúc đi kháng chiến, cộng với tuổi gìa sức yếu , nên thầy được miễn đi học tập cải tạo . Một câu nói nhớ đời của ba khi lâm chung tr ước khi rời xa nhân thế có trối tră n :
“ Mình và các con không thể nào sống dưới chế độ nầy được , hãy tìm cách ra đi “ .
Anh Võ ơi! Đó là những chuyện thật mà Liên và các chi em đã được
nghe lại từ Thầy, nhất là trong những năm tháng cuối cùng của Thầy.
Liên xin kể lại cùng anh và các bạn một cách xác thực để tất cả chúng
ta cùng hiểu rõ hơn về con người âm nhạc và lập trường chính trị của
Thầy. Liên mong rằng những sự thật trên đây sẽ giúp đánh tan những sự
ngộ nhân "nếu có" đề giúp chúng ta giữ mãi lòng tôn kính, thương mến
đối với vị Thầy quá cố.
Cám ơn các anh và mến chúc các anh được bình yên một ngày như mọi ngày.
Hẹn gặp lại nhau hè này và hy vọng là mình vẫn còn gặp nhau để tay bắt
mặt mừng nữa nhé.
Liên Phạm
nghe lại từ Thầy, nhất là trong những năm tháng cuối cùng của Thầy.
Liên xin kể lại cùng anh và các bạn một cách xác thực để tất cả chúng
ta cùng hiểu rõ hơn về con người âm nhạc và lập trường chính trị của
Thầy. Liên mong rằng những sự thật trên đây sẽ giúp đánh tan những sự
ngộ nhân "nếu có" đề giúp chúng ta giữ mãi lòng tôn kính, thương mến
đối với vị Thầy quá cố.
Cám ơn các anh và mến chúc các anh được bình yên một ngày như mọi ngày.
Hẹn gặp lại nhau hè này và hy vọng là mình vẫn còn gặp nhau để tay bắt
mặt mừng nữa nhé.
Liên Phạm
No comments:
Post a Comment