Chân Diện mục
Sáng nay , tôi dậy sớm từ 3 giờ sáng . Không biết làm gì , sực nhớ tới bài viết của ông Văn Quang tôi đọc tối hôm qua . Ông Văn Quang viết : Tiến sĩ Nguyễn xuân Oánh ở lại Sài gòn sau 30 tháng tư . Ông bị bắt trình diện rồi nhốt ở khu biệt giam Sài gòn .Một hôm ông bị gọi lên hỏi : ông biết về tổ chức tiền tệ Liên Hiệp Quốc không ? Trả lời : biết . Người ta đưa giấy bút tới bảo viết . Ông Oánh từ chối : Thưa quý ông , tôi hiện là người tù , tôi không thể viết gì trong điều kiện thế này . Lại hỏi : Thế ông muốn như thế nào ? Đáp : Trước nhất phải cho tôi một căn phòng có đầy đủ tiện nghi , có cả máy lạnh . Đồng thời phải để cho vợ tôi , nghệ sĩ Thẩm Thuý Hằng tới thăm và cung cấp thức ăn thường xuyên cho tôi . Người cán bộ nói :" Gớm ! Anh đòi hỏi gì lắm thế " Ông Oánh tỉnh bơ : " thưa các ông , người trí thức chúng tôi làm việc bằng tim óc Có đủ điều kiện chúng tôi mới lám việc được " Bất đắc dĩ người cán bộ nói : " Thôi được , tôi sẽ về trình lại cấp trên "
Vài ngày sau , Nghệ sĩ Thẩm thuý Hằng tới thăm chồng đem theo thuốc lá ba số 5 , thực phẩm và ...sách vở ... toàn bằng anh ngữ . Người ta lật tới , lật lui , nhưng ... nếu hiểu ... chết liền !
Khi ông Oánh nộp bài cũng bị cự nự : Tại sao anh không viết bằng tiếng Việt cho chúng tôi dễ hiểu . Thưa ... tôi không thể diễn đạt bằng tiếng Việt vì có rất nhiều từ ngữ chuyên môn không có trong tiếng Việt . Thế là những người hạnh hoẹ đành ... Ngọng !
Đọc bài của ông Văn Quang , tôi lại nghĩ tới Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ , một nhân vật lừng lẫy , khôi nguyên giải La Mã ...
Sau 1975 ít lâu . Không biết ông Ngô viết Thụ có bị đi cải tạo không ? Nhưng một lần ông bị mời ( hay triệu ) ra Bắc để vẽ thiết kế xây dựng nhà nghỉ mát ở vịnh Hạ Long cho hoành tráng để phục vụ những vị khách đặc biệt ( như Ti Tốp chẳng hạn)
Một lần , vị sếp quản lý ông lúc đó , hình như cũng có máu văn nghệ và cũng ái mộ ông , nói : Tôi nghe nói ông còn là một hoạ sĩ tài hoa , ông có thể vẽ cho một bức tranh Hạ Long buổi sớm được không ? Ông Ngô viết Thụ còn đang phân vân làm sao có hứng để vẽ , thì vị quan kia đã phục vụ ăn sáng , cà phê , khung vẽ ... và tự tay mài mực cho Ngô viết Thụ .
Ngô viết Thụ cảm vì cái thịnh tình của vị quan lớn nọ , và ông thấy mình cũng được trọng như Lý Bạch , nên hứng thú từ đâu tràn về , và ông đã múa bút để lại cho đời bức tranh Hạ Long buổi sớm : tuyệt vời !
( Ngô viết Thụ rất cao hứng khi nghĩ tới Lý Bạch . Lý Bạch khi đã nổi tiếng văn chương , được mọi người suy tôn , kính ngưỡng .Nhưng Dương quốc Trung - chú của Dương Quý Phi - và Cao Lực Sĩ là hai người sủnh thần của Đường Minh Hoàng , ghen tài , đã nói những câu khinh bạc : Người này chỉ đáng cởi giày cho ta , Người này chỉ đáng mài mực cho ta ...
Nhưng ngay sau đó , người Hồ uy hiếp phương Bắc , gửi thư hạch sách và hạ nhục nhà Đường . Cả triều không ai biết ngôn ngữ Hồ , nên người ta phải đi tìm Lý Bạch . Lý Bạch tới ... , nói : Có hai người này ở đây làm cho hứng văn của thần bị ... bí ! Xin cho một người cởi giày , một người mài mực để thần có ... hứng thảo chiếu thư . Đường Minh Hoàng y lời . )
Cái chuyện ông Ngô viết Thụ so sánh mình với Lý Bạch đó được ông Thụ đăng báo hồi đó , hình như tời Sài Gòn Giải Phóng thì phải . Tôi chắc mọi người cũng chẳng hiểu gì đâu ! Kể cả vị Giám Đốc quyền uy và sính văn nghệ đó !
Tôi đang nghĩ miên man về ông Kiến Trúc Sư tài hoa đó thì chợt có lệnh mời từ một Phu Nhân , Tôi theo A hoàn tới trình diện nàng . Quả là một tuyệt thế giai nhân. Nàng ... mài mực ... rồi bảo tôi viết một bài thơ ca tụng nhan sắc nàng . Tôi nổi giận sung thiên , đập bàn hét : Hay cha chả ! Phu nhân không biết ta là Tây Đô Cuồng Sĩ hay sao mà dám sai ta làm thơ khi không có hứng .
Tôi đập tay mạnh quá , bàn tay đau , và chợt nhận ra hôm nay là ngày 1 tháng tư .
Chân diện mục
|
3 comments:
Cá Tháng Tư !
Nói dóc nhưng mà thật !
Tuyệt quá ông Thầy ơi !
Khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ cũng là Thầy của em.
MVN
Vui quá hé ! Ông Thụ không biết còn sống không ?
C.D.M.
Kính chào Thầy CDM !
Thầy nói đúng đó. Vì là bậc chân tài nên sau 1975 "nhà nưóc ta" không nhốt ông trong tù cải tạo mà lại trong dụng ông, cho đến năm 2000 thì ông qua đời tại Sài gòn vì bị tai biến mạch máu não.
Khôi nguyên Ngô Viết Thụ chẳng những là Kiến trúc Sư nổi tiếng được thế giới nể trọng mà cón là họa sĩ tái hoa, một điêu khắc gia, một nhạc sĩ xử dụng nhiều loại đàn và sáo và cũng là thi sĩ để lại cho đời nhiều bài thơ như Tây Đô Cuồng Sĩ..
MVN
Post a Comment