Sunday, August 10, 2014

tạ tình


10 comments:

Anonymous said...

Lần đầu tiên đến Canada vào tháng 9, những lá maple (érable là tiếng Pháp, tiếng Việt là gì nhỉ? vdict dịch là “thích”, CV gọi là “gió”) đủ màu còn sót lại trên cành hay bay trên đường theo gió làm con cháu Tản Đà lân lân. Một ý nghĩ ngây thơ lúc mấy mươi năm vê trước là câu tự hỏi: Tại sao lá cờ Canada được tiêu biểu chọn bằng một chiếc lá mà thôi, mà không là nhiều (2, 3, 4) màu, nhiều sao, hay càn khôn bát quái gì đó. Bất kỳ câu trả lời có hay không, khung hình CV làm và cách trình bày bài thơ theo tôi là đặc sắc và đẹp. Và dĩ nhiên, cùng thông lệ vẫn là bài thơ tình buồn theo lá thu. Nếu được gặp những nhân tài làm khung như CV, TL, v.v. trên TH 20, 25 năm vê trước thì tôi đề nghị đi làm nghề chuyên môn xử lý hình, special effect hay gaming cho vui và phù hợp với nghệ sĩ tính. Thiệt thà, BLG2.

rachgia said...

Dịch giả Phạm Minh, trong Bonsai Toàn Thư [6] -- quyển này được dịch từ The Complete Book Of Bonsai [7], của tác giả người Anh, ông Harry Tomlinson -- cũng đã dùng chữ cây thích để dịch tên các loại cây maple của Nhật. Sách này có hình của nhiều loại cây maple. (Sách của ông Harry Tomlinson tôi mua được hai tuần trước ngày tôi phải nộp luận án, trong một hiệu sách thơ mộng, chuyên bán các sách sử dụng rồi [second-hand].)

Các dịch giả Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, trong Kỹ Thuật Trồng Bonsai [8] cũng sử dụng chữ cây thích.

Cả ba dịch giả này không ai chú thích tại sao họ lại sử dụng chữ cây thích. Nếu họ dẫn tự điển dùng để dịch tên mỗi loại cây trong sách của họ, thì tiện lợi cho người đọc lắm.

Ông Nguyễn Văn Khôn, trong English-Vietnamese Vietnamese-English Dictionary [9], xuất bản ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã dịch maple là cây phong. Chữ "cây phong" phổ biến ở Miền Nam trước đây, "quốc hiệu của Canada là lá phong" là câu nói thường nghe giữa những người Việt khi nói về quốc kỳ và quốc hiệu Canada.

Tôi không biết ở Miền Bắc trước 1975 có cuốn tự điển Anh Việt nào đáng tin cậy hay không, nhưng vào những năm 1980, trong 6 năm học trung học ở Việt Nam, tôi chỉ có quyển tự điển của ông Nguyễn Văn Khôn [9]. Các nhà văn tên tuổi ở Miền Nam trước 1975, bây giờ định cư ở Canada, cũng dùng chữ cây phong khi nhắc đến cây maple Canada. Vậy trong ngôn ngữ Việt Nam, dựa vào những tài liệu tôi có, chữ cây phong phổ biến và lâu đời hơn chữ cây thích.



Do tất cả các yếu tố đã bàn ở trên, tôi thấy dùng chữ cây phong để dịch maple an toàn và hợp lý hơn chữ cây thích.

Vậy trident maple phải nên dịch như thế nào? Cây phong đinh ba, cây phong ba cạnh, cây phong ba góc, cây phong ba mũi? Dịch giả Phạm Minh [6], sử dụng cây thích ba lá (trang 94). Các dịch giả , trong Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm [8] cũng sử dụng chữ cây thích ba lá (trang 120). Ba lá là thế nào? Chữ trident không thể dịch là ba lá được.

Tôi chọn cây phong đinh ba. Quý vị có ai có ý kiến dịch khác xin cho biết. Ý kiến cá nhân tôi, chỉ có chữ cây phong nghe hợp lý còn tất cả các bổ từ khác (đinh ba, ba cạnh, ba góc, ba mũi) nghe rất trái tai. Nhưng có lẽ với thời gian các từ trái tai nghe hoài cũng thành hợp tai?

Như đã nói ở trên, có khoảng 255 loại cây phong, nếu chúng ta phải tạo từ mới cho các loại này, thì chắc chắn chúng ta sẽ có khoảng 255 từ mới nghe rất trái tai.

Tôi nghĩ cũng cần nói thêm, nếu các bạn tìm chữ "maple" hoặc "cây phong" trong qua Google, có thể các bạn sẽ tìm ra các trang sau đây của tự điển bách khoa trực tuyến Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Maple (tiếng Anh)
http://en.wikipedia.org/wiki/Maple_syrup (tiếng Anh)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Phong (tiếng Việt)
Các bạn nên cẩn thận với các thông tin trong Wikipedia. Wikipedia không phải lúc nào cũng đúng. Vì quần chúng ai cũng có thể viết cho tự điển này. Họ không có một đội ngũ biên soạn có kiến thức vững vàng như Bách Khoa Toàn Thư [2].
Hai Đặc Điểm Cơ Bản của Phong Đinh Ba


Tôi nghĩ các bạn cũng đã đoán được các loại cây phong thích hợp với các vùng khí hậu có những tháng lạnh. Cây phong đinh ba này cũng vậy. Phong, nói chung, là loại cây rụng lá vào mùa thu và mùa đông. Lá non ra lại vào đầu xuân.

Lá Đổi Màu

Chớm thu, lá phong đinh ba bắt đầu ngã sang màu vàng, khoảng giữa và cuối thu, lá từ vàng chuyển sang đỏ và rụng từ từ. Giữa đông và cuối đông, cây trơ cành trông buồn hiu hắt. Nhưng giữa và cuối thu trông mới ảm đạm, dưới đất đầy lá rụng, cây còn lại ít lá, mất hẳn sinh khí. Vườn sau nhà tôi là một dọc khoảng 10 cây trồng xuống đất, các cây này cao khoảng 2-3 thước, nên thu càng lạnh trông càng ảm đạm **.

Có thể nói, sự thay đổi màu của lá trong mùa thu và mùa đông, và hình dạng của lá, là những lý do tại sao người ta trồng cây phong trong vườn. Từ những thế kỷ thứ mười bảy, mười tám, người Nhật đã tha thiết yêu cây phong, họ đã tổ chức những buổi tiệc ngắm phong (hay xem phong?) Và cả những bài thơ về cây phong nữa J. D. Vertrees [1].

Anonymous said...


Đọc Tạ Tình của CV như nghe một bản nhạc tình buồn nhẹ nhàng với những chữ, những câu văn hoa trau chuốt, bóng bẩy.
Lần đầu tiên tôi mới nghe chữ Thích. Dù là thích hay phong không chữ nào diễn tả đúng nghĩa của cây nầy. Mỗi năm vào mùa thu khi những ơn gió hiu hiu lạnh thì lá cây phong bắt đầu đổi màu, từ xanh qua vàng rồi đỏ và sau đó là rụng tả tơi, cây phong trơ trụi lá cành.
Phong có nghĩa là gió, cũng là tên một bịnh bất trị: phong cùi ghe lở.
Giai đoạn trơ trụi cành là cây bị bịnh phong.
Do đó lá cờ của Canada lấy lá phong màu đỏ thắm làm biểu hiệu cho đất nước chứng tỏ chúng tôi lúc nào cũng sống mạnh mẻ không bao giờ trụi lá..
BLG

CatVan said...

Cám ơn thầy, anh BLG2, chị L..

làm một tấm tranh thơ, trước hết phải cám ơn người( tài) đã chụp tấm hình đẹp hay người đã vẽ một bức tranh đẹp rồi post lên net cho mình lấy mình chơi, còn nữa là những nhân tài thật sự đã làm những font chữ thư pháp tuyệt đẹp. Theo em, chụp một bức ảnh đẹp, hay vẽ đẹp mới là đáng giá còn chơi thơ lên hình chỉ là một thú tiêu khiển cho vui. Nếu như mấy mươi năm về trước các software và kỹ thuật computer chưa tiến bộ như bây giờ thì không có mấy cái hình này đâu anh T. Anh thử giờ anh bỏ ly rượu ra, mở máy lên tìm hình rồi ráp, anh sẽ thấy nó dễ ợt, hỏi anh CD đi.

Em có một anh bạn cứ chì chiết em về cái vụ chôm hình của người ta làm poster hoài mà tại em hông ưa cát tật bự của hắn ưa càm ràm nên em lờ luôn..
hihihi

blg2 said...

BLG2 biết 1 vài kỹ thuật (algorithm) làm hình, như giảm mosquito, contour noise sau Jpeg hay Mpeg Compression (xem khung “Chiều nghe biển hát” Tám 8,2014 noise chung quanh đầu và áo cô gái) vân vân, nhưng BLG2 không có nghệ sĩ tính như CV, TL đễ làm khung hà hà. Đó và một khía cạnh khác. BLG2

Anonymous said...

"TA TINH => TINH TA'

Tình ta như chiếc Lá Phong
Rụng rơi trước gió theo dòng nước trôi
Chảy về biển cả xa xôi
Ân tình gửi lại núi đồi Rừng Phong

TP

Anonymous said...

"Theo em, chụp một bức ảnh đẹp, hay vẽ đẹp mới là đáng giá còn chơi thơ lên hình chỉ là một thú tiêu khiển cho vui."

Theo tôi chưa hẳn chỉ chụp một bức ảnh đẹp hay vè đẹp mới đáng giá , cái nào cũng có cái đáng giá riêng của nó,

CatVan said...

Anh BLG2,
Bữa nay mới biết là anh DCL làm hình cho thầy là ai. hihihi. Anh DCL dấu kỹ ghê nheng.

CatVan said...

"Theo em, chụp một bức ảnh đẹp, hay vẽ đẹp mới là đáng giá còn chơi thơ lên hình chỉ là một thú tiêu khiển cho vui."

Theo tôi chưa hẳn chỉ chụp một bức ảnh đẹp hay vè đẹp mới đáng giá , cái nào cũng có cái đáng giá riêng của nó,


-------------------------------------

Chào bạn Cđ,
Dạ mỗi người có quyền suy nghĩ khác nhau.
Chúc bạn luôn vui.

Anonymous said...

CV ơi. Tôi không phải là Anh hay Chi DCL đâu. CV hiểu lầm rồi. BLG2 muốn nói trong cái hình khung thơ TV ngày 8 tháng 8, 2014, chung quanh cái đầu cô gái còn mosquito noise do JPEQ nó tạo artefact mà chưa được loại đi. Nếu CV không thấy, thì Zoom lên bằng Ctrl + để thấy mấy đốm đen chung quanh đầu và áo của cô gái.. A/C DCL có đọc mấy giòng nầy xin tha lỗi cho tôi và đừng buồn. Không phải một mình A/C đâu, rất nhiều hình trên thế giới đều bị noise nầy. Nhất là trên Karaoke. BLG2