Bạn Láng Giềng
Hôm qua ra bưu điện gửi một thùng rượu champagne Cordon Bleu cho cô chủ vườn xong, vừa mở cửa vô nhà đã thấy Bề Trên chận lại hỏi:
- Anh đã gửi thùng rượu chưa?
Biết có chuyện chẳng lành, tôi bèn nở nụ cười cầu tài hầu tiêu bớt hậu hoạn rồi nói:
- Anh đã gửi xong rồi em à!
Giọng ngọt xớt như đường phèn như vậy cũng không giải toả nổi thắc mắc của Bề Trên:
- Tại sao còn một chai ở đây?
Tôi cũng không biết tại làm sao còn lại một chai, như vậy gửi cho cô chủ vườn chỉ có 9 chai, không biết 12g khuya nay có đủ rượu để đải khách Tha Hương không? Sự thật hiển nhiên không cải vào đâu được nên tôi dùng một chiêu cố hữu để đối phương mềm lòng tha cho:
- Em à, năm nay anh đã thất thập cửu, còn về tuổi VN anh đã bát thập rồi. Tới tuổi nầy mà còn khiêng được một thùng rượu đi gửi là quá sức tưởng tượng. Còn thùng rượu 10 chai, anh gửi có 9 chai, có nghĩa là anh sắp bị bệnh ALZHEIMER đột nhập rồi đó em! Ngày nào đó có thể anh giống như một anh bạn đem xe đi đổ xăng xong rồi mở máy chạy luôn quên bẳng bà vợ còn ở trong toilette. Dùng chiêu nầy hiệu quả cấp kỳ, Bề trên liền cười mĩm chi nhường chỗ cho tôi vô nhà. Có lẽ thấy quá dễ dãi, Bề trên đổi ý dằn mặt liền, đây cũng là một tuyệt chiêu để đối phương từ đây về sau khỏi còn lẻo lự nữa:
- Anh à, với tuổi bát thập, nếu anh về VN vô mấy quán bia ôm, các cháu choi choi không gọi anh bằng ông mà gọi là anh và xưng em ngọt xớt đó. Chừng đó, nếu các cháu kêu anh khiêng mấy thùng Heineken vô để nhậu, anh vui vẻ khiêng chẳng những một thùng mà 10 thùng cũng còn được và còn nói:
- Nhằm nhè gì ba cái lẻ tẻ nầy! Có phải như vậy không anh?
Bấy lâu nay tôi thuộc lòng câu nói để đời của MVN: "Ăn tiền ở chỗ làm thinh", thay vì bắt chước MVN tôi lại bắt chước ông trùm KGB của Nga là ông PUTIN, khiêu chiến với Bề trên:
- Anh đâu có biết, chừng nào về VN, em cho anh đi thử rồi anh sẽ cho em biết có đúng hay không?
- Xí, còn lâu à!
Ông Putin bị Mỹ và Châu Âu cấm vận, tiền tệ sụt thảm hại, còn tôi cũng không thua gì. Chiến tranh lạnh bắt đầu, chiến tranh nầy Nga và Mỹ phải mấy chục năm mới chấm dứt nhờ bàn tay phù thuỷ của ông Gorbachev, còn tôi phải nhờ một bản nhạc mà hồi thuở nhỏ chúng ta thường hay hát: "Ò e con ma đánh đu, thằng Tây nhảy dù, zôrro bắn súng! Chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".
Bị cấm vận có nghĩa là cấm không được vận động, không được đi đâu hết, ở nhà đó cho bà thấy mặt, bà mới yên lòng. Hết đứng đến ngồi, ra ăn một cái bánh ít, vô ăn một khúc bánh tét, khát có bình trà 105, cuộc đời như vậy còn đòi hỏi gì nữa phải không? Nhưng không phải vậy, cuộc đời phải có tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi anh ơi ới, tiếng gọi em dịu dàng thì cuộc đời mới không vô vị. Sự vô vị nầy đã kéo dài mấy tiếng rồi, bây giờ đồng hồ chỉ đúng 11g30, tôi bèn mở TV coi thế giới tiển biệt cuối năm và ăn mừng đầu năm như thế nào? Các nước Á Châu, Úc, Châu Âu đã bước qua đầu năm mới, thành phố Montreal còn những 30 phút nữa mới tiễn biệt năm 2014, đài truyền hình đang chiếu các thanh Nam nữ Tú từng cặp, từng cặp đang dìu nhau từng bước du dương theo điệu nhạc, lời ca của các nghệ sỹ trên sân khấu. Nhờ vậy mà thời Gian bị cấm vận qua mau, giờ trên màn ảnh TV chỉ 11g 59 nghĩa là chỉ còn 1 phút phù du nữa sẽ bước qua năm mới. Ban nhạc trên sân khấu bắt đầu trổi giọng bản nhạc AU REVOIR, như một phép lạ không thua gì bàn tay phù thuỷ của Gorbachev, Bề Trên bổng nhiên xuất hiện, mặt tươi cười, sáng rở, một tay xách chay champagne Cordon Bleu, một tay cầm 2 cái ly nói:
- Anh à, khui chay rượu mau lên anh.
Không có nổi vui nào bằng nổi vui nầy, nhanh như cắc tôi chụp lấy chay champagne, xé bao giấy bạc bao quanh nút chay, chay rượu để nghiêng 45 độ, ngón tay cái từ từ đưa lần nút chay lên, trong khi trên Đài TV thiên hạ đang đếm 9-8-7-6-5-4-3-2-1 tiếng đếm 0 cùng lúc với tiếng nổ của chay champagne vang lên, bể trên đưa 2 ly champagne đến, rượu rót tràn ly. Dư âm bản Au REVOIR theo điêu luân vũ còn văng vẳng, một tay cầm ly rượu, một tay nhẹ nhàng dìu Bề Trên quay tròn theo điệu nhạc chẳng khác nào Robert Taylor với Vivien Leight trong phim La Valse dans l'ombre thường chiếu trong rạp Lê Lợi thuở nào.
Au REVOIR tạm biệt năm cũ để bước qua năm mới, Au REVOIR cũng tạm biệt cấm vận, tạm biệt chiến tranh lạnh để bước qua tình nồng của hai mái đầu bạc.
Au REVOIR nguyên thuỷ đâu phải là để tạm biệt, xuất xứ từ Tô Cách Lan qua bài ca dao AULD LANG SYNE kể chuyện 2 người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau đi nhậu whisky (không phải rượu đế Đường Xuồng nghen LN), với điều kiện tiền ai nấy trả. Mỗi lần nhắc một kỹ niệm phải Dzô một ly, cứ như thế cho đến khi nào say mới được về. Nhưng khi bài hát nầy lan truyền rộng ra thì cách áp dụng lại khác nhau:
Au REVOIR nguyên thuỷ đâu phải là để tạm biệt, xuất xứ từ Tô Cách Lan qua bài ca dao AULD LANG SYNE kể chuyện 2 người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau đi nhậu whisky (không phải rượu đế Đường Xuồng nghen LN), với điều kiện tiền ai nấy trả. Mỗi lần nhắc một kỹ niệm phải Dzô một ly, cứ như thế cho đến khi nào say mới được về. Nhưng khi bài hát nầy lan truyền rộng ra thì cách áp dụng lại khác nhau:
- Ở Đài Loan bài nầy hát trong dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang.
- Ở Nhựt các siêu thị hát bài nầy để báo cho khách hàng đã tới giờ đóng cửa.
- Ở Hàn Quốc dùng bài nầy làm Quốc ca trước khi có Quốc ca chính thức.
Như vậy bạn bè trong TH khi gặp nhau hãy làm một chầu Au REVOIR, đúng không LN, MVN, YT.....?
Áp dụng đúng cách au REVOIR của 2 anh bạn Tô Cách Lan, tôi mới kể sự tích Au REVOIR cho Bề Trên nghe, sau khi uống cạn lỵ, Bề Trên mới nhỏ nhẹ, thủ thỉ:
- Không phải nhờ bản bản nhạc Au REVOIR đâu anh, anh phải hết sức cám ơn bà LAURA DOYLE, tác giả cuốn THE SURENDERED WIFE, nghĩa là NGƯỜI VỢ QUY HÀNG mà em mới đọc hồi sáng nầy nên em mới NGỘ ra đó anh!!!!
Đâu, em tóm tắt cho anh nghe coi bà Laura DOYLE có phải là Quán Thế Âm Bồ Tát không?
Đâu, em tóm tắt cho anh nghe coi bà Laura DOYLE có phải là Quán Thế Âm Bồ Tát không?
Bà DOYLE thú nhận từ khi lấy chồng lúc 22 tuổi, bà không ngớt ra lệnh, chỉ trích, gắt gỏng, nói xỏ xiên, bưởi móc chuyện nhỉ nhặt, hạ nhục ông xã về bất cứ mọi sự sơ xuất nào, xem ổng như một đứa con nít nếu ông ta không làm đúng như ý bà muốn.
Nhưng than ôi, ông xã càng ngày càng xa cách bà, tình yêu phai nhạt, viễn ảnh ly dị đang ngấp nghé ngoài cửa.
Để cứu vãn hạnh phúc quá mong manh, bà đi tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiêm của những cặp vợ chồng gắn bó yêu thương nhau.
Để cứu vãn hạnh phúc quá mong manh, bà đi tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiêm của những cặp vợ chồng gắn bó yêu thương nhau.
Bà đem áp dụng, sau một thời gian ông xã càng ngày càng vui vẻ trở lại, tình yêu đã được hàn gắn trở lại. Bà đã ngộ ra chân lý: phải tự mình thay đổi chính bản thân chớ không phải mong đợi ở sự thay đổi ở phía người khác.
Bà đã trở nên một NGƯỜI VỢ QUY HÀNG và đem những kinh nghiệm nầy viết nên tác phẩm THE SURRENDERED WIFE.
Bà đã trở nên một NGƯỜI VỢ QUY HÀNG và đem những kinh nghiệm nầy viết nên tác phẩm THE SURRENDERED WIFE.
Dưới đây là cách bảo vệ hạnh phúc của bà:
Không:
- Ăn hiếp, kiểm soát, xài xể, cằn nhằn chỉ trích ông xã nữa,
- Phải ngoan ngoản nghe lời chồng từ việc lớn tới việc nhỏ.
- Ăn hiếp, kiểm soát, xài xể, cằn nhằn chỉ trích ông xã nữa,
- Phải ngoan ngoản nghe lời chồng từ việc lớn tới việc nhỏ.
- Không bao giờ ngắt lời, hay gắt gỏng với ông xã.
- Không tìm cách kiểm soát ông xã.
- Để cho ông xã chọn lựa quần áo nào ông thích mặc.
- Đừng thèm quan tâm nếu ông chạy lộn đường.
- Không chê bai, phê phán cách lái xe trong lúc ông xã đang cầm lái.
Nghe tới đây thiệt tình là đã quá, nếu bà DOYLE ở trước mặt, tôi phải cung kính xá bả 3 xá như Đức Phật Quán Thế Âm.
Chai rượu bây giờ đã vơi hơn phân nữa, sự việc đã chuyển biến quá mau, và tôi nói thầm "chay rượu nầy đêm nay phải cạn".
CV còn nhớ không, trong bài thơ BÔNG MẮC CỞ,tôi có comment như vầy:
Mắc cở thì đỏ mặt, tay nắm vạt áo cúi mặt làm thinh. Đàng nầy, bông không đỏ mầ đượm một màu tím tươi rạng rở, hai lá xếp cánh vào nhau, đó là dấu hiệu của sự QUY HÀNG. Có lẽ bà DOYLE đã đọc comment nầy nên mới lấy ý tưởng nầy đặt tên chi cuốn sách của bà, phải không CV?
BLG
13 comments:
Hoan hô bà Doyle. Hoan hô quyển sách Surrendered wife. Hoan hô Sư bá mẫu ...
Hoan hô nhiều quá coi chừng bắp vế bị "tím bầm" thì hết ăn Tết
Đệ Tử
Ngạn ngữ Tây phương có câu: "Không bao giờ đánh người đàn bà dù bằng một cành hoa hồng", và nên nhường nhịn lỡ có bị rầy, nếu càm ràm sẽ không được hầu rượu. Chà năm sắp tới là năm dê mà không cho về Việt Nam để trẻ lại, cũng buồn năm phút á!!!
Cuối tuần đọc vài câu ca dao cho vui, hy vọng sẽ không bị ăn chổi chà.
Đệ Tử Gò Đen
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Phải, ráng tránh cành hoa hồng, gai dữ lắm. Nên lựa cành hoa nào không có gai, chắc chắn OK. ĐT Gò Đen thử đi, bảo đảm không có máu me gì hết.Hihi... YT
Trong bài nầy tui thấy có câu : Phải ngoan ngõan nghe lời chồng dù việc lớn tới việc nhỏ...( tui nghi Ông Thầy BLG đặt ra???). Theo tui nghĩ hổng đúng chút nào, thôi hổng dám đâu !!!!!
Đài Tiếng Nói Phụ Nũ...
Một ngày nào đó trong một ngôi nhà rộng thênh thang, không một lời cằn nhằn, không một lời nhắc nhở, không một tiếng" anh ơi! Đã làm chuyện này hoặc làm chuyện nọ xong chưa? vv.... và vv.... Mà bạn chỉ nghe được chính tiếng thở dài của bạn và tiếng đồng hồ tíc...tắc... đếm thời gian...nuối tiếc những năm tháng" bình yên"...
"VỢ NHÀ, LÀ NƠI CHỐN BÌNH YÊN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MAY MẮN"
Người Solo.
Mấy bà ui, người Solo nói đúng cho vài trường hợp. Đại đa số, mấy ông đi trước mất, mấy bà tính sao? Tui thấy dzị.
Làm sao biết được Người Solo là đấng mày râu hay dân kẹp tóc? Biết đâu chừng đâu đó là " thông điệp" của một ông Solo nào đó nhắn nhủ mấy ông. Hi. Hi...
Hội viên Hội Phụ Nữ.
Bà DOYLE đã bị hội Nữ Quyền chống đối cũng như Đài tiếng nói Phụ Nữ không chịu câu châm Ngôn để đời của bà ( chớ không phải của tui đặt ra) :
- phải ngoan ngoản nghe lời chồng..........
Bà DOYLE trả lời:
- khi mới cưới, ông chồng phải ngoan ngoản nghe lời tôi từ việc nhỏ đến việc lớn, bây giờ tôi làm ngược lại cũng là một dịp thể hiện sự Bình đẳng giữa Tài năng và trách nhiệm.
Tặng cho Người SoLo và Hội viên Phụ Nữ:
Tình Già
Ngồi im nào tui chải tóc lại cho
Tóc ngày xanh chẳng còn đâu nữa
Nhớ lúc xưa bạn bè cùng lứa
Cứ ghẹo Hoài ... Làm mai mối cho nhanh
Ngày xưa tóc vẫn còn xanh
Ông cười bảo " tặng anh em đùng cắt"
Tui bắt gặp nụ cười trong ánh mắt
Gã trai khờ cứ lẽo đẽo dỏi theo
Giờ già rồi vầng trán đã nhăn nheo
Tóc ngày nay đâu còn xanh nữa
Nhưng thương ông tui giữ tròn lời hứa
" Tóc em dài đừng cắt để cho anh "
Mới đó thôi mà thời gian qua nhanh
Giờ hai ta cũng già theo năm tháng
Như chim non chẳng bao giờ lẻ bạn
NGỒI IM NÀO ...TUI CHẢI TÓC LẠI CHO.
( không biết tác giả )
BLG
Cám ơn bà Doyle.
Bà Doyle thật là bình đẳng
Bà đúng là siêu đẳng công bằng
Từ nay bà chẩng cằn nhằn nữa
Dù ông nhà nằm ngữa nằm nghiêng
Lên xe bà chịu ngồi yên
Không chê đủ chuyện, không phiền lòng ông
Vui thay cho mấy ông chồng ...
LN
Tui thì thấy LN vui mừng nhứt. YT
Bà Doyle rất tâm lý vì biết mấy ông đi sớm, anh LN ơi.
Thân tặng quý Phu Nhân
Ông đi rồi tui ngồi tui khóc
Đâu còn ai nói dóc tui nghe
Giờ thì tui phải lái xe một mình
Hỏi gì ông cũng lặng thinh
Nhìn qua, ngó lại một mình tui thôi
Đêm về ôm gối lẻ loi
Ông đi tui hết còn đòi nọ kia
Bao giờ ông mới chịu dìa? ? ?
Hay là đành phải chia lìa từ nay
Cữu tuyền ông ở có hay
Tui nay hối hận những ngày đày ông.
LN
Anh Láng giềng ơi...Không biết anh còn nhớ đến tôi,đến phút êm đềm ngày xưa kiakhi còn ngây thơ...Chắc chắn bạn láng giềng tôi còn nhớ,nên đề nghị bề trên của BLG ca điệp khúc nầy khi BLG có ý định đi nhậu bia ôm hay muốn ngắm các nàng tiên cá ở bãi biển.Còn vấn đề đọc tiẻu thuyết của bà Doyle để nhẹ tay với "liền ông" thì tôi hoan nghênh hai tay.
Một đọc gỉa bất đầu có bí danh là CÀ RI DÊ
Post a Comment