Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ bốn mươi năm về trước.
Người Việt Nam Tự Do ở miền Nam đã mất quê hương đúng bốn mươi năm rồi.
Mặc dù đã chọn nước Úc là quê hương mới, nhưng mỗi năm, cứ đến Tháng Tư là tôi cũng như bạn đều cảm thấy bồn chồn, nhớ lại quê hương xưa, nhớ thành phố cũ, nhớ từ ngôi trường Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nhớ Quân Trường Thủ Đức, nhớ Quân Trường Dục Mỹ, nhớ núi đồi Pleiku, nhớ người bạn đã cùng một thời chiến đấu, có người còn đó, có người đã mất đi:
Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái Ta thắp hương lòng để nhớ thương. Xa nửa địa cầu thương nhớ mãi Ôi những tàn xương ở cố hương..!
Quốc Hội Canada đã thông qua dự luật (Bill S-219) quy định ngày 30 Tháng Tư mỗi năm là ngày “Tìm Tự Do” (Journey to Freedom), và đạo luật đã được ban hành một tuần trước ngày kỷ niệm 40 năm dân miền Nam bị Cộng Sản cướp mất tự do.
Năm ngoái, Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật này với tên là “Ngày Tháng Tư Ðen” (Black April Day). Khi thảo luận tại Thượng Viện, nhiều nghị sĩ đề nghị đổi tên để mang một ý nghĩa tích cực hơn và dễ được người Canada thuộc các sắc dân khác ủng hộ; do đó đề nghị đổi tên thành luật Hành Trình Tìm Tự Do. Nhiều người Việt không thỏa mãn với tên gọi không phản ảnh nỗi đau buồn và uất hận vì mất tự do. Nhưng đổi tên là một thỏa hiệp khôn ngoan để đạt mục đích muốn cả nước Canada ghi nhận phong trào vượt biển tị nạn của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư 1975 là một biểu tượng cho khát vọng tự do của con người. Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy.
Tổng trưởng Jason Kenny, Tổng trưởng Chris Alexander, Cựu Tổng trưởng Ronald Atkey và các ân nhân đã góp phần vào công việc định cư người Việt thập niên 70
Toronto: Để ghi dấu chặng đường 40 năm bỏ nước ra đi tìm Tự do, đồng thời cũng để tri ơn chính phủ và người dân Canada đã mở rộng vòng tay nhân đạo đón nhận người Việt tỵ nạn Cộng sản định cư tại quê hương thứ hai này, hơn 500 đồng hương đã đến tham dự “Thank You Canada” gala, được tổ chức vào tối 18/04, lúc 7 giờ, tại Casa Deluz Banquet Hall, 1571 Sandhurst Circle, Scarborough.
Du Tử Lê có làm bài thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”. Đọc, tôi nghĩ tác giả sang tới Mỹ “êm re” chứ không nương thân lưu đày dưới hai chữ Boat People. Bởi, đã lỡ mang phận thuyền nhân, tâm lý bình thường của đứa ấy vẫn xem biển là một ám ảnh khôn nguôi. Bên dưới mạn thuyền mong manh là cả một địa ngục lung linh trôi dài theo từng hải lý. Nhìn xuống vẫn thoáng gặp Diêm vương hoan hỉ bày dạ tiệc đón đợi bèo dạt hoa trôi. Từng chứng nghiệm cái độ mỏng tang ngăn chia sinh tử nọ, nó bước chân lên được đất liền, một liều ba bảy cũng liều, dẫu chết nó cũng không dại gì về ngắm lại cảnh cũ người xưa. Ớn tận cổ.
Mấy hôm trước tôi có vào Tha Hương viết comments trong đó có bài thơ ngắn với câu kết “Quê hương còn đó, có như không”. Tưởng là viết chơi cho vui không ngờ có một thằng bạn cũng lang thang vô xem rồi gọi phone hỏi:
- Ê! Câu kết của bài thơ mầy viết sao kỳ vậy? Bộ hết ý rồi viết đại cho đúng vần mà không cần đúng nghĩa sao? Hay là để tao đổi lại cho mầy thành câu “Quê hương còn đó ở trong lòng”. Tôi thì không muốn làm bạn bè mất hứng nên trả lời cho xong chuyện:
- Ừ! Thì đổi đi. Ai mà trong lòng không yêu quê hương mình?
Mới
đây tại Quốc Hội (Thượng Viện) Canada - Một Dự luật, đã được biểu quyết thông
qua, công nhận 30 tháng 4 là một ngày quốc lễ chính thức trong luật pháp Canada
để kỷ niệm cuộc di tản tìm tự do của hàng triệu người Việt Nam trước hiểm họa
cộng sản. (Nguồn The Canadian Press, 9/12/2014)
Dự luật Senate Bill S-219 còn có tên là “Journey to
Freedom Day” (Hành trình đi tìm tự do) do Thượng nghị sĩ gốc Việt thuộc Đảng
Bảo thủ Canada, ông Ngô Thanh Hải bảo trợ, đã được thông qua thành công vào đêm
thứ Hai (8/12) tại nghị trường Thượng Viện Canada với tỉ số 45 phiếu thuận, 4
phiếu chống và 14 phiếu trắng trước khi dự luật này được chuyển xuống Hạ viện.
Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này! Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường
Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.
Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.
Chị ngồi trên chiếc ghế của chiếc bàn tròn cuối cùng kê nơi góc phải hội trường. Chỉ một mình chị. Các bàn ghế vẫn còn trống phía hội trường này. Bên góc trái đã có vài chục người ngồi chuyện trò vui vẻ. Chương trình Tưởng Nhớ Ngày 30 Tháng 4 còn hơn nửa tiếng nữa mới bắt đầu. Hình như tôi chưa hề gặp chị ở đây. Chắc hẳn chị không phải là người thường xuyên đến trung tâm sinh hoạt này. Không phải chị là một trong vài chục người đến hội trường sớm mà tôi để ý đến chị. Chính bộ bà ba đen chị đang mặc và dáng ngồi thẳng, mắt hướng về phía trước và gương mặt trông rất buồn, không một chút phấn son của người đàn bà trên sáu mươi làm tôi không thể nào không để ý đến chị.
Sưu Tầm Trong một nhân duyên hết sức bất ngờ là HTTL gặp lại cô Thu Hà - người bạn nhỏ dạy cùng trường Nguyễn đình Chiểu - tên gọi của TH Bán Công Lâm Quang Ky sau 1975- khoảng năm 75- 76 và Nguyễn Trung Trực 76- 77. Thời gian đó chúng tôi biết nhau song chúng tôi không có cơ hội gần nhau, thế mà gần 40 năm sau từ bên trời Germany, Cô tình cờ lạc vào Tha Hương và cái tên TL có g phía sau của tôi đã cho cô nhận ra ngay người dạy cùng trường với mình năm xưa, Thì ra cái tên TL có g nầy kể ra cũng có lý lắm phải không bạn?
Cô hiện ở Đức và sinh hoạt cùng các em học sinh Kiên Tân khoảng thời gian 1977 đến ngày cô rời trường trong website: www.maitruongxuath.org
Thân ái giới thiệu đến đọc giả Tha Hương nhất là các học sinh Trung Học Kiên Tân website nói trên và xin mời cùng đọc " Ngày phù thủy 30 tháng 4". HTTL
Kết thúc chuyến đi của HoàngThịTốLang là một party tổ chức tại nhà hàng Starfish mà Ngọc Tuyền gọi là “mừng sinh nhật tháng ba của cô” trước khi tôi lên đường trở về lại Canada. Lẽ ra sau những ngày Tết, HTTL đã rời Cali song NT đã yêu cầu cô giáo ở lại và buổi tiệc hôm nay như một kỷ niệm để đời em dành cho người thầy sau hơn 40 năm gặp lạị.
Còn tình cảm nào đẹp hơn thế nữa hở em? Còn hạnh phúc nào hơn nữa hở em? Chưa lúc nào tôi thấy cái tình Thầy Trò đẹp như thế nầy sau thời gian thật dài mỗi người mỗi ngã, vậy mà chừng thời gian dài hơn 40 năm ấy qua bao nhiều bể dâu, vật đổi sao dời mà cuộc đời không làm phôi pha cái nghĩa tình “cô trò” trong em. Và đây cũng là lý do tôi có mặt tại Cali ăn Tết với mục đích để gặp lại em, em có biết điều đó không?
Ứng xử hay ứng đối là một nghệ thuật tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, kiến thức, giáo dục, tâm tính, hoàn cảnh... mà mỗi người có. Chúng ta thường nghe người đời nói “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” hay “Không phải cứng mà gẫy, mềm mà đổ. Sở dĩ có sự gẫy đổ vì người ta không biết cứng mềm”, hoặc “Cong một khúc mà thẳng được một tầm thì có thể làm được việc”.
Có người trước một vấn đề, một sự kiện... tỏ ra nhạy bén, phản ứng nhanh chóng, tuy nhiên cũng không ít người trầm tư, đắn đo. Ở đây người viết xin trình làng một số trường hợp đã đi vào tâm não.
Bước chân qua cổng Trại Nhập Ngủ số 3, tôi đã vứt bỏ bộ quần áo mô phạm để khoát vào bộ quần áo nhà binh rộng phùng phình, đôi giày ống cứng ngắt. Ngày hai buổi chờ tiếng kẻng gióng lên để đi ăn cơm. Tiếng kẻng của nhà trường báo giờ tan học, các em học sinh túa ra như chim sổ lồng sao mà nó vui thế, còn ở đây sau tiếng kẻng các cửa phòng củng túa ra với những người dáng đi chậm chạp, gương mặt buồn man mác vì trong thoáng chốc tất cả đều thay đổi, thay đổi cả nếp sống, thay đổi cả khung cảnh quen thuộc hằng ngày. Ban đêm nhìn trời khuya, nếu biết ca vọng cổ mùi như LMH tôi sẽ xuống liền: nhìn trời khuya hiu quạnh, nên anh chạnh nổi niềm thương...
Đó là điều tôi muốn nói với bạn. Sau ngày tàn cuộc chỉến, hình như gia đình tôi cũng như hầu hết bao gia đình Việt Nam trong giai đoạn ấy đều có những mất mát lớn lao. Bốn mươi năm kể từ tháng Tư năm 1975, bây giờ tôi mới viết được bài thơ cho người anh trong gia đình, đã mất tích trên đoạn đường từ Quảng Ngãi về Qui Nhơn.
Những ngày Xuân rồi cũng qua, sau khi đi xem hội Tết của Sinh Viên VN tại Nam Cali tôi lại sửa soạn thu xếp lên đường đi San Diego thăm vợ chồng người bạn đã cùng với tôi trong chuyến vượt biên 36 năm về trước.
Trước khi lên xe đò Hoàng đi San Diego, Ngọc Tuyền đã đưa tôi đến nhà anh Đỗ Thức Quang để thắp nén nhang cho chị Song An. Bước vào nhà nhìn di ảnh chị trên bàn thờ lòng thật ngậm ngùi, đốt nén hương cho chị mà nhớ thật nhiều người bạn đã một thời gian cùng nhau gắn bó sinh hoạt trên Tha Hương. Tôi cứ nhớ lời chị viết trong một email hôm nào: