1. Tại Sao ? Và Tại Sao ?
Có nhiều người nói : " Thơ thẩn, văn chương không thực tế và chỉ dành cho những kẻ viễn vông mơ mộng... Thơ hoặc văn chương không nuôi sống nổi con người và chỉ có cơm gạo, ổ bánh mì, quần áo, nhà cửa, điện nước là thực tế mà thôi !"
Ok. Đồng ý và không đồng ý cùng một lúc.
Xin mời Chúng Mình đọc và phân tích sự ích lợi của Thơ Văn qua một bài viết của FLAVIA SALVI dưới tựa đề: " Mettez de la Poésie dans votre vie - ( Hãy Để Thơ Vào Đời Bạn ) được tạm chuyển sang Việt ngữ như sau :
" Thi phú được xem là một phương thức và là một công cụ để giúp chúng ta biến đổi, tìm hiểu bề sâu trong tâm hồn mình. " Đó là một đoạn viết của một ông giáo triết người Pháp mang tên Jacques de Coulon.
Ông giáo khẳng định : Thơ, từ cung điệu đến sự chuyển động hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh, âm thanh được dùng để diễn
đạt " tình trạng " riêng của căn nhà mang tên Tâm Hồn .
Con người được xây dựng và tái tạo qua thơ bằng những câu chữ, từ vần điệu chọn lọc trong tiềm thức. Thơ còn có khả năng chữa trị được những đớn đau của tâm hồn ( Hồn Thơ - Tâm Trạng ).
Cũng theo nhà giáo Tây này : Chữ Poésie ( thơ ) của Pháp ngữ đến từ chữ Poiêsis của người Hy Lạp - Grec = Poiêsis = Création ( sáng tạo ). Như vậy Người làm thơ đồng nghĩa với sáng tạo.
Khi Thi Sĩ trở thành Người Sáng Tạo, thơ sẽ được nối liền với mạch sống của tâm hồn và biến đổi từng cái nhìn ( nhận thức ) của chúng ta với đời sống thực tế !
Nếu thơ - Poésie - không được xem là một tấm màn nhung để = che giấu đi cái xấu xa của nhân loại, ít ra thơ có thể cứu rỗi và làm chúng ta nhận thức được sự nhạy cảm riêng của tâm hồn mình và lương tâm...
Bài viết của Salvi trong Nguyệt san Tâm Lý đã phân tích và diễn đạt Sự ích lợi của thơ theo 4 điểm như sau :
1. Tập trung vào Điểm Chính
2. Để thoát ra khỏi Cái Tôi và những con đường lồi lõm của mình
3. Để vượt ra khỏi nỗi khó khăn của Đời Sống Thường Nhât
4. Thơ làm nên sự giàu có của Tâm Hồn Mình và Đời Sống.
2 .CON NGƯỜI THƠ VÀ CHỮ NGHĨA :
Với vấn đề rộng lớn này,chúng mình hãy thử đọc lại vài bài thơ dưới đây của Các Bậc Tiền Bối trong Văn Học Lịch Sử :
• Phỗng Sành
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
* Tú Xương (Trần Tế Xương )
.....
*
Chinh Phụ Ngâm
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên,
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy?
…Thiếp xin muôn kiếp duyên này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
Đành muôn kiếp chữ tình thì vậy,
Theo kiếp nầy hơn thấy kiếp sau,
Thiếp xin chàng chớ bạcđầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻtrung.
Xin làm bóng theo cùng chàng vậy,
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên…. *** Bản Tiếng Nôm: Đoàn Thị Điểm ( Chinh phụ ngâm )
*
Bài Thơ Hạ Châu
Ven bờ lầu phố chập chùng
Hoa xinh nở dưới bóng tùng rợp cao
Mở tung cổng sắt xe vào
Hầu nguời da trắng toàn nào da đen * Cao Bá Quát
(Kỷ Tỵ 1809-Giáp Dần 1854)
................
( Xin được để một Khoảng Trống để người Yêu Thơ và Hiểu Thơ lưu niệm ! )
................
Trong Bài Phỏng Vấn về Thi Ca và Văn Chương của nhà văn, thi sĩ Phan nhiên Hạo,nhà thơ Tô Thùy Yên đã nói :
- Thi sĩ là kẻ nhuốm bệnh thời khí trước tiên và khỏi bệnh sau cùng !
Để Định nghĩa về Thi sĩ theo TÔ Thùy Yên, thì Ông trả lời một cách kỳ lạ :
- Thi sĩ,ngươi là ai ? Bất thần bị hỏi căn cước,thi sĩ chắc phải lúng túng thôi.Hắn không có căn cước nhất định,căn cước đích thực của Thi Sĩ là Bài thơ hắn đã làm ra.Vì vậy ,hắn có nhiều căn cước khác nhau.MỖI BÀI THƠ LÀ MỖI CĂN CƯớC CỦA HẮN,CHO DÙ ĐÃ QUÁ HẠN ! ).
Ông nói tiếp : - " Thi sĩ đã mãn phần sau khi làm xong Bài thơ của hắn ! Và nếu muốn,tự hắn sẽ thoát đi,hóa thân thành 1 thi sĩ khác ở bài thơ sau..... "
Khi được hỏi về vấn đề Làm Mới Thơ ca,ông trả lời và " giả vờ " lúng túng :
- Sự vô định của Thơ là Bản chất Phiêu Bạt của Hồn Thơ.Khi hồn Thơ không bị chặn đứng và hủy diệt,tự Thi sĩ phải biết những gì cần Làm,những gì cần Tránh trong những Bài Thơ sắp tới.
Mỗi thi sĩ trong mỗi bài thơ đang làm của mình,theo dẫn dắt của hồn thơ phiêu bạt,hắn sẽ tự chọn lấy một đặc thù và sự nhất thời.....Như vậy là thực sự Làm Mới - Hãy làm Thơ theo như mình cảm nghĩ......"
Bài viết về cảm nghĩ của Tô Thùy Yên khi định nghĩa về thơ và phong cách phiêu du của Thi Ca đã làm tôi nhức óc vì suy nghĩ....
Thấy suy nghĩ nhiều sẽ có hại cho " chất xám " ,tôi rời bài Phỏng Vấn để tìm đọc những bài thơ kiểu mới,rất ư " Tân Thời " theo kiểu của Đinh Linh,một nhà thơ trẻ đã làm thơ bằng Ann ngữ.
Khi có dịp viết bằng Việt ngữ ,anh chàng đã làm một bài thơ như sau dưới tựa đề :
NÓ .
Níu người xa lại gần
Đẩy người gần đi xa
Nó xóa không gian và thời gian
Thậm chí nó còn xóa cái phòng
Nơi bạn đang ngồi để cởi nó
Vào nó,tôi luôn bồn chồn ngứa ngáy
Chẳng yên thân,tôi nhấp nhỏm liên hồi
Thỉnh thoảng tôi còn phải tụt quần ,nhăn mặt
Nhíu mày, rồi lại phải kéo quần lên,chỉ vì Nó
Nó là 1 dạng vượt biên đùa
Nó là 1 dạng hồi hương đùa
( Tôi xuýt viết, " Nó còn là một dạng đụ đùa "
Nhưng thấy tục quá nên không viết.)
Nó biến tất cả thành nhà văn
Kể cả những kẻ gần như mù chữ
Và các hội viên Hội Nhà Văn......
Bài thơ " NÓ " của Đinh Linh ở Usa còn 7 đoạn dài nữa....Trong đó có những câu ẩn dụ giữa sự làm tình cửa hai người như :
" Nhưng nay,nhờ nó hai người này có thể đùa với nhau cả ngày....."
Chúa Mẹ tôi ơi !
Kẻ dốt đặt cán mai như tôi lại điên đầu,nhức óc về Thể Cách mới của bài thơ quái ác này.
" NÓ " ?! - Theo ý nghĩ riêng của Bạn, " Nó " là Ai ?
- Một cục thịt có gân,bầy nhầy,lủng lẳng hay là một ÁM NGỮ của sự dẫn dụ khi tác giả nhắc đi ,nhắc lại liên hồi về Nó qua những câu :
"...Tôi nhấp nhỏm liên hồi....
... Tôi còn phải tụt quần,nhăn mặt "
hoặc : - ( Tôi xuýt viết, " Nó còn là một dạng đụ
đùa " ) ?????????? !!!!!!!!!
Tôi ngu lắm,nhưng tôi không ngu ngơ đến nỗi không hiểu được sự phóng khoáng ( làm Cách Mạng ) của người làm thơ. Chẳng có biên thùy,ranh giới nào cấm được người làm chữ nghĩa phải ngừng lại.Vì tư tưởng là điểm phát xuất của sự Tư Duy và Hành Động.
Nếu gọi Văn Chương,Thơ Ca là Nghệ Thuật Chơi với Chữ Nghĩa,người chơi phải thoáng,phải thoát ra một vài khuôn mẫu hạn định chứ không phải lúc nào cũng rập khuôn phép điệu vần từ cấu trúc ,từ cách chọn lọc đặt câu theo kiểu bút pháp thời Hán Nôm của các Bậc Tiền Bối hoặc Đàn Anh,Đàn chị đã mở đường.
Cái đẹp ( theo một nghĩa nào đó ) của Tú Xương,Đoàn Thị Điểm,Cao Bá Quát..Bà Huyện Thanh Quan là cái sâu sắc của thời phong kiến sợ phạm húy khi thi cử...Lề lối của Kẻ Sĩ là : Lắng Nghe nhưng KHÔNG CHẤP NHẬN ( Kháng Cự ).
Thời ấy,để kháng cự lại những lề luật và sự bất công,kẻ Sĩ viết và dùng chữ đẩy Thơ thay lời Nói.
Thời nay ?
Thời của văn minh Internet,Facebook,Coworking,Dedipix,Sexting..... Người ta đã Nghĩ gì ? Viết gì khi sáng tạo ? Sáng tạo là suy nghĩ để chế biến và cải cách ?
Sáng tạo theo kiểu gì để Khác những điều người khác đã " sáng tạo " ?
Sáng tạo theo kiểu làm Thơ dịch từ Anh Ngữ,Pháp Ngữ trong tư tưởng để làm ra những bài thơ Kiểu " NÓ " đã làm kẻ viết bài này dựng tóc ,kinh hãi .
Đọc một bài Văn xuôi,một Bài Thơ Cảm thấy Hay hoặc Dở là do sự cảm xúc và mức độ nhạy cảm và trình độ thưởng thức riêng của từng người.
Nhưng nếu muốn Lý Luận một cách chững chạc sau khi đã đi và sống với kinh nghiệm từ thực tế của đời sống và Văn Chương ,Thi Ca ( Nghệ Thuật của Cầm, Kỳ,Thi, Họa ) ta phải và nên lý luận như thế nào để Đánh Giá cái hay,cái dở - Không Nên Có -của một số nhà mang tên Văn Sĩ,Thi Sĩ ?.
Có phải chăng viết đại một bài Viết,bài Thơ là ta nghiễm nhiên thành Văn,Thi sĩ ? Văn ,Thi, Họa ..Giới Y Học theo ngôn ngữ Việt cũ ng hay có chữ Sĩ đi kèm !
Viết hoặc suy nghĩ " bá láp " cũng đươc chữ SĨ đi kèm = Lòi Sĩ,chẳng hạn
( sic ! )
< Xin tạm ngừng máy viết ở đây.Vì phải đến giờ rời văn phòng.Chuyện đời đang chờ.
Sẽ có dịp hầu bạn đọc ở phần tiếp nối.....
Hy vọng sẽ còn những Cái " SĨ " khác để chúng mình cùng bàn luận.
đăng sơn.fr
6 comments:
Hồi học lớp nhứt, tôi học với ông thầy rất trẻ, chưa lập gia đình. Ông rất vui vẻ, ít khi phạt chúng tôi. Một hôm tụi tui thấy ông rất buồn, ít nói. Dạy chừng một giờ, bổng nhiên ông nói: để thầy dạy các em làm thơ. Tui tui vui mừng không thể tả, làm được một bài thơ là cả một kỳ công. Ông nói trong các thể thơ, lục bát dễ làm nhứt, rồi ông chỉ cách gieo vần. Xong ông nói mỗi em làm một bài thơ chừng 4 câu tuỳ hứng. Ông lên ngồi trên bàn,mặt buồn buồn không màn đi xuống để coi chúng tôi MẦN thơ như thế nào?...
Gần giờ ra chơi, ông kêu tụi tui lần lượt đọc bài thơ của mình. Ông không chỉnh, không sửa ai hết. Đến phiên tui đọc bài thơ của tui lên thì cả lớp cười ầm lên,ông thấy cũng cười nữa miệng. Khi ra chơi, thằng bạn tui nói hồi nảy, đứa nào bên lớp mày làm thơ làm tụi tao cười quá trời, rồi nó đế thêm một câu: không biết làm thơ cũng bày đặt...Nản quá tui đâu có dám nói là tui làm.
Ít hôm sau, tui tui biết sở dĩ ông thầy buồn là vì cô giáo lớp nhứt kế bên di lấy chồng. Lúc đó tụi tui đâu có biết hai chữ thất tình là gì, vậy thì ông thầy buồn là vì ông thầy thất tình.
Tôi cũng đặt câu hỏi:
- tại sao ông thầy bắt chúng tui làm thơ?
Trả lời:
- tại vì ông thầy thất tình, thất tình mới làm thơ .
Cả lớp đều làm thơ được, chắc chắn các bạn tui sẽ theo gót chân ông thầy mang trong mình 2 chữ thất tình. Chỉ riêng mình tôi không biết làm thơ nên chưa biết mùi vị 2 chữ THẤT TÌNH nó mặn ngọt, nó cay đắng, nó thảm sầu như thế nào?
Ôi, đã quá!!!
BLG
Nói như Thầy BLG thì không đúng, đâu phải người thất tình mới biết làm thơ, làm thơ là cái thiên phú của trời cho con người mà thôi, có người thất tình kinh niên mà có viết được câu nào đâu,
Người yêu thơ
Thất tình thì đi mần thơ, buồn mần thơ, có khi tức quá cũng mần thơ ...
Ai hổng thất tình, hổng buồn cũng hổng tức, mà cũng hổng biết mần thơ lục bát luôn, vậy mà có thơ mới hay chớ.
Đó pà con biết thi sĩ nào và thơ gì? YT
Tui thì thích đọc thơ lắm ! nhưng hỏng biết mần thơ gì hết... thấy thơ ai hay thì mình ké vô hoặc mượn đỡ...cho nên gọi là thơ ké hoặc thơ mượn...
Người thích đọc thơ
Thơ thẩn, thẩn thơ đứng dật dờ
Thất tình, tình mất mới làm thơ
Gieo vần, lạc vận vì không biết
Tha thiết, thiết tha bởi dại khờ
Chống càm, bóp trán tìm vần mới
Bức tóc nhổ râu, chữ vẫn trơ
Mong ước làm thơ mà chẳng được
Xuôi ngược kiếm tìm mãi trong mơ
Ối Giời ơi !
Post a Comment