Chuyển đến từ chị Lý Mỹ Hạnh
Vô cùng thương tiếc Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê Thiên tài Âm Nhạc Học Việt – Nam về cõi vĩnh hằng. ( 24 / 7 / 1921 - 24 / 6 / 2015 ) hưởng thọ 93 tuổi.
Soạn giả: Nguyễn Phương
Mới tháng trước đây, ngày 27 tháng 5, bạn Ngọc Anh cảiluongvietnam.vn báo tin Giáo sư - tiến sĩ Trần Văn
Khê được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết Giáo sư - tiến sĩ Trần Văn
Khê bị hở van tim, tiểu đường, viêm phổi và đang nằm để lọc thận. Ông bị suy hô hấp khiến cho không thể
thở và tim bị rối loạn nhịp chậm nên được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở và tiến hành đặt máy tạo nhịp
tim. Ông không nói chuyện được nhưng vẫn nhận biết con, cháu, người thân.
Các con của ông là Giáo sư -
Tiến sĩ Trần Quang Hải, con gái Trần Thị Thủy Ngọc (đang sống ở Pháp ) và con trai Trần Quang Minh có
mặt cạnh ông.
GS TS Trần văn Khê qua đời vào lúc 02 giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015.
Tiểu sử : Trần văn Khê sanh ngày 24 tháng 7 năm 1921, tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho,
trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ. Ông Nội ông là Trần Quang Diệm ( Năm Diệm ), cha ông là Trần
Quang Chiêu ( Bảy Triều ) là hai nhạc sư cổ nhạc, cô Ba Trần Ngọc Viện là người sáng lập gánh cải lương
Đồng Nữ Ban. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương, ông ngơại ông là Nguyễn Tri Túc, người
say mê cổ nhạc, có 3 người con đều theo nghiệp cầm ca, trong số đó Nguyễn Tri Khương là thầy dạy nhạc
và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng.
Ông Trần Văn Khê mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, ông và hai em là Trần văn
Trạch và Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi cho đi học chữ và học đàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu Tiểu học, năm 1934, ông vào học trường Pétrus Ký, được cấp học bổng.
Ông đậu Tú tài phần nhất năm 1940, đậu thủ khoa tú tài phần nhì năm 1941. Năm 1942, ông học Y khoa Hà
Nội. Ông cưới bà Nguyễn Thị Sương năm 1943, năm 1944 bà sanh đứa con trai đầu lòng Trần Quang Hải,
sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam. Năm 1945, ông tham gia kháng chiến một
thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.
Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vô trường Chính Trị Khoa giao dịch quốc tế.
Đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của các Giáo sư
Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn Khoa (
môn Nhạc Học ) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên : « La Musique vietnamienne traditionnelle
(Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam ).
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung Tâm Nghiên Cứu nhạc Đông Phương dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học
Paris ( Institut de Musicologie de Paris ). Ông là thành viên của viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện
Hàn Lâm Châu Âu về Khoa Học, Văn Chương và Nghệ Thuật cũng như nhiều Hội nghiên cứu âm nhạc quốc
tế. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối
chiếu của Đức ( International Institute for Comparative Music Studies ).
Ông đã đi 67 nước trên khắp thề giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp và nhiều nước trên thế giới, năm 2006 , ông trở về Việt Nam
sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam.
Ông Trần Văn Khê có bốn người con : Trần Quang Hải hiện là Giáo sư - Tiến sĩ, nhà nghiên cứu nhạc dân
tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP HCM, Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris và
Trần Thị Thúy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho Ban nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm quốc
gia nghiên cứu khoa học ở Paris.
GS – TS Trần Văn Khê nhận được nhiều giải thưởng và huy chương :
- Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
- Huy chương Bội tinh hạng nhứt của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa.
- Văn Hóa bội tinh hạng nhứt của Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.
- 1975 : Tiến sĩ âm nhạc danh dự của Đại học Ottawa – Canada( Docteur en Musique, honoris causa )
- 1981 : Giải thưởng âm nhạc của Unesco ở Hội đồng quốc tế âm nhạc( Prix Unesco – CIM de la
Musique)
- 1991 : Huy chương về Nghệ Thuật và Văn Chương của Bộ Văn Hóa Pháp( Officier de l’ Ordre des
Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’ Information du Gouvernement francais )
- 1993 : được cử vào Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật ; viện sĩ thông
tấn.
- 1998 : Huy chương vì Văn Hóa Dân Tộc của Bộ Văn Hóa Việt Nam.
- 1999 : Huân chương lao động hạnh nhất do chủ tịch Trần đức Lương cấp.
- 2005 : Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tặng.
- 2011 : Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu.
GS TS Trần Văn Khê là thành viên của nhiều Hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc,
Đức, Ý và nhiều nước Châu Âu.
Riêng tại thành phố Montréal – Canada, Năm 1992, nhân các bạn ái mộ GS TS Trần Văn Khê tổ chức cuộc
hợp mặt mừng Giáo Sư được Bộ Văn Hóa Pháp tặng Huy Chương Officier de l’ Ordre des Lettres et des
Arts, Giáo Sư TVK có buổi thuyết trình về Âm Nhạc Dân Tộc Việt Nam tại Manoir d’ Aubonne. ( Dã thự
Cam Tuyền).
Năm 1993 GS TS Trần Văn Khê gặp các bạn học trường Trung Học Mỹtho và các bạn nghệ sĩ, nhạc sĩ ở
Montréal, ông nói chuyện về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam, cái hay của âm giai điệu thức, về các cách
cười trên sân khấu hát tuồng. Ông nói về các điệu hò Đồng Tháp, Hò cấy lúa, Ngâm xổng, Bồng Mạc, Sa
Mạc và đàn hòa điệu với các nhạc sĩ Năm Hùng, Cò Lôi, Anh Dũng, cô Thiên Nga. Dịp này tôi quay vidéo
toàn bộ chương trình tặng anh và các bạn nghệ sĩ Montréal giữ làm kỷ niệm. Tháng 5 năm 1998, trong buổi
chuyện trò cùng anh tại nhà cô Trần Ngọc Sương, anh Trần Văn Khê có viết vài dòng tặng Nguyễn Phương
trong quyễn Tình Nhạc Duyên Thơ ( Xin xem bút tích GS TS Trần Văn Khê. )
Tháng 5 năm 1994, nhân dịp cô Trần Ngọc Sương tổ chức chương trình âm nhạc « Sầm Giang tái ngộ » để
tưởng niệm anh Trần Văn Trạch vừa từ trần tháng 4 năm 1994, gs ts Trần Văn Khê tham dự và nói chuyện
về Ban Nhạc Sầm Giang và các bài ca hài, sáng tác của cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch.
Tháng 6 năm 1997, bà Lorraine Chalifoux chủ biên chương trình « Lắng tai nghe hoàn cầu » ( Une oreille
sur le monde ) mời Giáo sư Trần Văn Khê đến Radio – Canada để bà Élizabeth Gagnon phỏng vấn ông về «
Nhạc ngày xưa và nhạc ngày nay » . Cũng trong năm 1997, GS Trần Văn Khê có cuộc hợp mặt với các
thân hữu và nhiều người ái mộ anh tại nhà riêng của ông bà Võ Văn Nhung ( Cựu Hôi trưởng Hội Cựu Học
Sinh Trung Học Mỹ Tho ), Giáo Sư thuyết trình về Âm Nhạc dân tộc trong Phật Giáo.
Nhắc đến hoạt động phổ biến Âm nhạc dân tộc của giáo sư Trần Văn Khê thì rất là nhiều, tôi chỉ nhớ có bao
nhiêu đó, nếu còn thiếu sót, xin các bạn nào biết, bổ túc dùm, rất cám ơn.
Rất nhiều thi sĩ tài danh như Xuân Diệu, Hà Thượng Nhân, Bữu Lộc, Nguyễn Hải Phượng, nhạc sĩ Vĩnh
Bảo, Nguyễn Hữu Ba, Hữu Tùng Nguyễn Bách, Thuận Hóa, Tôn Nữ Hỷ Khương, Ni cô Như Hương, Bùi
Xuân Lý, Trúc Hiền, Bảo Lương. Lê Phương Chi, Dương Tử, Vân Trang, các cháu Trần Quang Hải, Bạch
Yến, Trần Thị Thủy Ngọc…sáng tác nhiều bài thơ rất hay để ca ngợi thiên tài và tấm lòng vì âm nhạc dân
tộc của giáo sư Trần Văn Khê.
Đất nước Việt Nam trải qua mấy chục năm chinh chiến, dân tình chia cắt cả bên này và phía bên kia, hận thù
có khi ngút ngàn, có lúc triền miên âm ỷ trong lòng của những người ở cả hai phía, ấy vậy mà nhà Âm nhạc
học dân tộc Trần Văn Khê như một người đi giây xiếc, đem thơ và nhạc nhẹ nhàng đi giữa hai làn ranh « bên
này » vá « bên kia » để cả hai bên cùng gìn giữ cái vốn Âm nhạc quý giá của dân tộc. Đó là bản sắc dân tộc,
đó là niềm tự hào chung và cũng là một mối giây đoàn kết giữa hai bên mà không bên nào có thể chống đối.
Để dẫn chứng, tôi xin trích hai đoạn thơ của hai thi sĩ Hà Thượng Nhân và Dương Tử , nói lên tâm tình đích
thực của giáo sư Trần Văn Khê đối với quê hương đất nước và đồng bào chủng tộc qua hoạt động gìn giữ và
phổ biến Ạm Nhạc Dân Tộc :
Bài Sứ giả Tình yêu của thi sĩ Hà Thượng Nhân :
Chúng ta đau khi kẻ khác còn đau
Ta vui sướng trước từng tia nắng nhỏ
Người có thấy trong mỗi người nghệ sĩ
Những người bạn hiền lành và giản dị
Tình bao la bát ngát cả tinh cầu
Đi những đâu và về lại những đâu ?
Tiếng đoàn kết vang lên nghe rất khó
Chúng ta đây đoàn kết tự bao giờ
Đoàn ta thơ, ta kết nhạc vào thơ
Trong ngôn ngữ, không có câu thù hận.
Hà Thượng Nhân
Và đây,trích đoạn bài thơ Con Người ấy của thi sĩ Dương Tử :
Con người ấy,
Làm gì còn biên giới
Radio – Canada đã gọi là
« Sứ giả của Hòa Bình và Âm Nhạc »
Không có màn tre, cũng không màn sắt
Nhân loại cùng chung ngôn ngữ âm thanh
Con người ấy,
« không hề nói hòa bình »
Mà thể hiện hòa bình qua âm nhạc
Qua cung cách hiền hòa như Đức Phật
Và hồn nhiên trong câu nói tiếng cười
Khi diễn thuyết cũng như khi giao tiếp
Với mọi người không phân biệt lạ quen.
KHẮP NĂM CHÂU, ÂM NHẠC VIỆT CỔ TRUYỀN
Đưọc biết đến nhờ có Con người ấy
Trên bốn mươi năm, sưu tầm, giảng dạy
Biểu diễn, thuyết trình, phổ biến khắp nơi
Một con người cả thế giới đều mời
Không phân biệt phía này hay phía nọ.
………………………………
Dương Tử
Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê đã về cõi vĩnh hằng. Ông là một người suốt đời hiến mình cho công cuộc
nghiên cứu, sưu tầm, giảng dạy với lòng mong muốn làm sống trường tồn nền âm nhạc dân tộc Việt Nam,
qua lời thơ tiếng nhạc, ông thể hiện lòng yêu nước, tình thương đồng bào.
Tưởng niệm vế ông, tôi xin cúi đầu, muôn vàng cảm phục.
Xin thắp nén nhang nguyện cầu cho hương linh ông sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Xin chia nổi đau này với các bạn thân nhân của cố giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê./.
No comments:
Post a Comment