_____________
Lư thị Song Nguyệt
Người đàn bà không còn trẻ nữa...
kể cho tôi nghe về chuyện của riêng Bà... nhưng không biết vì sao tui
luôn là người chịu lắng nghe và để ý tường tận những chuyện như thế này...
Xảy ra lâu lắm rồi từ những năm 1950s
Ông sanh ra trong một gia đình trưởng giả giàu có, là con trai một.
Cha ông là HƯƠNG CẢ, nơi mà mọi nguoi theo Đạo HÒA HẢO tóc búi, aó chàm
nâu.
Ông được nuôi dạy theo học trường PHÁP văn hóa đủ đầy...
Lập gia đình ở cái tuổi 25, Vợ ông là 1 Cô gái thuộc gia đình văn minh
(thời Pháp thuộc mà mặc quần short đánh tennis thi các bạn phải biết!)
Là dân sống nơi thị tứ đẹp và
sang...
Họ có với nhau đứa con trai được 5 tuổi thì Vợ Ông mất sau một cơn bịnh nặng...
sự mất mát đau đớn này làm Ông buồn bã đau khổ hơn bao giờ hết và Ông phải một mình gà trống đem con về ở chung với Ba me ruột tại ngôi nhà thờ Từ đường ở tỉnh
Angiang.
Ông rất đẹp ở cái tuổi 30s, giàu có nho nhả...
người trong làng gắm ghé cố tạo điều kiện để ông cưới vợ khác,
Ba Me ông cũng khuyên Ông nên tìm Mẹ mới cho con trai mình, nhưng Ông từ
chối.
Ông là lọai người điềm tỉnh, chân tình và tự trọng, trong lòng Ông chỉ
thương Vợ mình, người mà Ba Me đã chọn cho ông, không ai khác;
cũng hiếm quá phải không?
...
Còn Bà, người con gái đời đã dạy cho Bà phong trần từ lúc 8 tuổi,
Khi mà Pa của Bà mất đi, người Mẹ tần tảo nuôi con sống sót giữa phố phường
đất khách...
Vào năm 1952 khi biến cố ngày càng dâng cao ở VN lấn sang đất bạn, Mẹ của
bà quyết định bán tài sản mua chiếc thuyền con, cùng nhau xuôi về miền Nam theo
dòng sông Vĩnh Tế, 2 Mẹ Con chèo chiếc thuyền nhỏ bấp bênh trở lại quê
nhà tìm kế sinh nhai.
Lúc đó Bà mới 19 tuổi và người Đàn ông trong câu chuyện đã 31...
...
Ngày đó...
Tình cờ Ông tắm sông, đang bơi vẩy vùng trong dòng nước xanh trong vắt tận
hưởng cái mát mẻ của đất trời...
Bà chèo thuyền đi tới... Bà kêu Ông:
"Anh Hai ơi ! Làm ơn cho tui hỏi thăm!"
Ông mở mắt ra, vuốt sạch nước trên mặt rồi ngước nhìn lên....
Trước mắt Ông là người con gái trẻ, không đẹp lắm với làn da ngăm đen nhẻm
vì nắng, bóng nắng buổi chiều đã chiếu thẳng vào gương mặt hồn nhiên 1 cái đẹp
mạnh mẽ mê hoặc lòng người...
Người con gái có đôi mắt biết nói!
Ông sững sờ! định tĩnh lại ông nhỏ nhẻ:
"Cô cần hỏi gì?"
Lúc này thì người đàn bà già mới chui ra khỏi mái thuyền che và nói chuyện
với Ông :
"Chú ơi, cho tui hỏi thăm, liệu Mẹ con tui co thể neo thuyền lại
đây ngủ nhờ qua đêm không ? Tụi tui bơi từ Cambod qua đây mệt mỏi quá rồi!"
Ông cười : "Được thôi Bà ơi ! Bà ghé lại đi, đất này của tui không
ai làm khó dễ gì đâu!"...
Rồi Họ ngừng thuyền lại cách gian nhà 3 căn chính của Ông không xa...
Ngày kế tiếp Ông lân la làm quen với người Đàn bà lớn tuổi, hỏi chuyện.
Dân nhà quê lam lũ thật thà bà già kể Ông nghe vi sao 2 mẹ con bà lưu lạc
tới đây và đang trên đường sẽ chèo xuồng về lại Rachgia nơi quê nhà của bà từ
lúc còn con gái...
Bây giờ là thời Nam Nữ thọ thọ bất tương thân, Cô gái trẻ đâu dám mở miệng
trò chuyện cùng đàn ông lạ, nhưng Cô gái là người sống tự lực làm việc quen rồi
lại tha hương nên dễ dàng bắt chuyện, cuối cùng Cô hỏi Ông:
... liệu Cô có thể tìm được việc gì làm kiếm
cơm sống qua ngày ở đất này.
Ông mở lời: " Cô có biết may không?
" Dạ biết, Tui may
rành lắm!"
"Vậy thì cứ dừng lại ở đây đi, tui là chủ
cho mướn dàn may, cô mướn máy may để may thuê ăn công, đắt lắm, tui cho thuê rẻ
thôi, đi đâu xa cho mệt, kiếm ăn thì dễ rồi !"
Và rồi :
Họ quen nhau... Ông , Anh chàng Công tử đẹp trai con nhà giàu có Hương Cả
trong làng; đem lòng thầm thương trộm nhớ Cô gái trôi giạt gió thổi lạc đường
đến khu đất nhà Ông.
Nhưng chỉ là tình ý, chứ chưa ai dám ngỏ lời, ở xã hội của những năm
1950 đàn ông đàn bà là cấm kị trong quan hệ chừng mực.
Ông là Chủ Cả; Cô
gái chỉ là kẻ làm thuê! Ranh giới xa vời vợi.
1 ngày... máy may bị hư, Cô đi tìm ông đến sửa ; trong lúc cặm cụi sửa
máy may Cô gái ngồi kế bên trò chuyện bâng quơ hỏi Ông về tình cảnh gia đinh vì
Cô có biết đôi điều tình hình góa bụa của Ông.
"Sao Cậu Hai vẫn còn ở vậy, sao Cậu không đi tìm 1 người vợ mới đi
!"
"Nếu Cậu thích ai trong số bạn gái ở đây mà ngại ngùng thì nói nhỏ
tui nghe, tui làm quen dùm cho Cậu Hai !"
Ông điềm tỉnh thâm trầm ít nói chỉ cười nhẹ nhàng ngay cả chẳng nhìn vào
mặt cô gái.
Sửa xong, Ông dọn đồ nghề chuẩn bị bước lên bờ, Cô gái nói với theo :
"Cậu Hai ah ! Tiền Công sửa bao nhiêu nói để đấy tui nợ Cậu, để
tui may thêm 1 mớ đồ rồi tui giao lấy tiền tui trả cho Cậu nghen !"
Ông đứng lại ngó xuống thuyền nhìn thẳng vào mắt cô gái...
Ông nói thật nhanh như sợ nếu nói chậm sẽ làm Ông nghẹt thở :
"Chị có muốn biết người con gái tui thương là ai không ? ...
Là Chị đó !" (Ông gọi cô gái là Chị !)
Chỉ vậy thôi rồi ông bước thẳng để lại Cô gái đứng đấy như trời trồng,
chóang váng với lời tỏ tình không tính trước, không mào đầu của 1 Anh chàng
công tử chết vợ !
...
Từ đó Họ yêu nhau !
Nhưng gia đinh Ông đã không chấp nhận tình yêu chẳng Hộ đối Môn đăng đó.
Họ đuổi Mẹ Con Cô đi không cho ở lại dòng sông đó nữa.
Người con gái lại đưa Mẹ chèo thuyền lần nữa rời xa nơi có người Cô yêu
để về ngôi làng trên Cầu số 3 nơi Mẹ cô đã được sanh ra và rồi theo chồng sang
đất khách phiêu bạt 1 đời...
Còn Ông, tình yêu của ông dành cho người con gái đó quá
mãnh liệt,
Không thuyết phục được Ba Mẹ...
Ông cũng lẳng lặng rời quê hương, rời bỏ sự thừa kế gia tài sự sản
để đi tìm bà...
Ho dừng lại ở đây cùng lập nghiệp rồi sanh con đẻ cái cho tới cái ngày
Ông mất đi vào năm 2002.
Tình yêu đã qua thời sóng gió, họ sống bình yên như bao con người
khác.
Chỉ có khác chăng là khác rằng : Ông đã từ chối sự giàu có, của cải
và quyền lực để đi theo tiếng nói trái tim mình.
Câu chuyện thật hiếm của những năm 1950s.
Nhưng có 1 bí mật mà sau này Ông kể lại cho vợ ông nghe vì sao Ông yêu
Cô va đồng ý bỏ tất cả để đi theo Cô ;
...
"Tôi thương vợ tôi nhất trên đời này, không ai có thể thay thế vợ
tui, mẹ của con trai mình được hết ! tui đã tính ở vậy không lấy vợ nữa đâu Em
ah!
Nhưng có 1 việc xảy ra mà tui phải kể Em nghe!
Là như vầy:
--- Khi Mẹ của con trai tui mất tui buồn lắm, cứ khóc thầm mỗi đêm vì nhớ vợ...
tui thề với lòng không lấy ai nữa ngoài Cô ấy;
1 đêm tui nằm mơ thấy vợ tui ngồi trên lưng 1 con ngựa đẹp lắm đi với 1
người đàn ông khác cũng trên lưng ngựa, có cả đám người hầu theo sau đi ngang
qua mặt tôi. Tôi thấy nàng bèn chạy theo níu kéo:
"Em quay lại đi, Em đi đâu vậy ? Em bỏ Con bỏ Chồng đi đâu 6 tháng
nay rồi! Về đi! Anh nhớ em, Con nhớ em con khóc!"
Tôi thấy Vợ tôi quay đầu lại nhìn tôi rồi nói lớn lên:
"Tôi bây giờ không còn là vợ của Anh nữa, hết nợ duyên rồi. Tui đi
đây! nhìn này! Đó mới là Vợ của Anh đó, đi tìm cô ấy đi!"
Tôi quay đầu theo hướng chiếc roi da vợ tôi chỉ...
Tôi thấy hình bóng của 1 người con gái trẻ...
"Là em đấy!"
Tôi chỉ cảm nhận được là vợ tôi vung chiếc roi da lên đánh vào lưng tôi
rồi bỏ đi.
Tôi đau điếng giựt mình tỉnh dậy... Tôi biết tôi đã mơ 1 giấc mơ kì lạ,
Vợ tôi đã chỉ đường cho tôi đi tìm người Vợ thứ 2 của mình,
Tui không thể nào quên được cái hình ảnh của em trong giấc mơ. Và khi Em
kêu tôi trên dòng sông, Tôi đã nhìn ra em!
Em hiện về từ trong giấc mơ sâu thăm thẳm!---
"Em chính là người Đàn bà mà mẹ của con trai tôi đã chọn
cho tôi!
Tôi tin vào số phận và chấp
nhận chẳng tính tóan chẳng ngập ngừng!"
...
Tinh yêu của họ đẹp như bài thơ!
Cho tới bây giờ khi nhắc về Ông, Bà luôn nhắc với 1 vẻ tự hào.
Bà vẫn còn giữ 1 cái hộp thiết chứa đựng những lá thư tình của thế hệ
1950's.
Bà viết cho ông, Bà gọi Ông là: LưTiên Sinh!
và Ông goi Bà là: Hồ Tiểu thư !
Tôi quí trọng họ, quí và yêu kính tình yêu ấy, đâu phải xấu xa gì, đó là
tình yêu chân chính mà Họ tự hào đã tồn tại ngần ấy năm.
Ông và Bà chưa hề 1 lần ngoài vợ ngoài chồng!
Thành kính tưởng nhớ về ông!
4 comments:
hay lắm chị..chuyện tình của thế hệ trước chị,,nhà họ Lư!,,,
Bài việt hay quá SN ơi .CRD
Vương quốc cô ở còn có chuyện tình to hơn nửa mà.
Tui lục óc xem có công chúa tiểu thơ nào bỏ hết đi theo anh nghèo không. Tui nghĩ hông ra, ngoài chuyện nàng chỉ bỏ 1 giọt nước mắt trong Truyện tình của Trương Chi. Hô hô
Những chuyện của SN viết đều là chuyện thật . SN ơi ! Bạn may mắn có người kể chuyện để mà nghe .Bài viết hay lắm lời văn bình dị không màu mè tui thích nhất là ỡ chỗ đó. HTX
Post a Comment