Tuesday, September 6, 2016

Móc ngoặc 42 & 43



Ở xứ Mỹ đi cưới vợ đơn giản hơn ở Việt Nam nhiều lắm. Phong tục của người Mỹ thì tui không rành mấy nhưng con trai Việt trên xứ Mỹ thì khoẻ ru bà Rù. Khỏi phải đi làm rể, không phải chạy tiền chạy bạc vắt dò lên cần cổ, không phải học lạy nhất bộ nhất bái sói cả đầu run cả chân...
Chú rể chỉ cần lo chiếc nhẫn cưới là đủ rồi không nghe ai nhắc nhở gì đến đôi hoa tai cả. 
Mọi chi phí cho đám cưới thì cô dâu và chú rể chia đôi cho nên 2 người đó tính kỹ lắm. Không có chuyện đi tiền chợ cho đàn gái lại càng không nghe cái chuyện thách cưới. Nghe tụi nhỏ thông báo chúng cưới nhau là cha mẹ 2 bên mừng muốn chết rồi. Đôi khi bên nhà gái nghe xong còn rơi lệ mừng nữa kìa...
Ở Việt Nam thời xưa có không biết bao nhiêu là thứ lễ nghi phiền phức nó nhiều đến độ tui không thể nào nhớ nổi. Sau nầy người ta chế bỏ bớt còn lại lễ hỏi và lễ cưới mà thôi...
Ở Mỹ đám cưới thường thì nhà trai nhà gái đải tiệc chung một chổ cho vui. 
Đám cưới ở quê nhà không như vậy hai họ làm tiệc đải khách riêng biệt nhau và cũng khác ngày kẻ trước người sau. 
Phía nhà gái gọi đám cưới là lễ Vu Quy, họ đải tiệc trước khi cô dâu lạy xuất giá theo chồng. Khi mà nhà trai đến rước dâu đi rồi thì bên nhà gái cũng chấm dứt tiệc cưới.
Phía nhà trai thì gọi lễ đó là lễ Tân Hôn, có nơi gọi là Thành Hôn. Nhà trai bắt đầu đải khách khi rước dâu về tới nơi.
Nếu để ý mà so sánh giữa 2 đám cưới thì lễ Thành Hôn vui hơn lễ Vu Quy nhiều.
Lễ Vu Quy tiển đưa con gái theo chồng nên gia đình phía nhà gái thiếu đi một người, nếu phải gã con gái mình đi xa lại càng buồn hơn:

Má ơi! Đừng gã con xa 
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu (CD).
Nếu cô dâu có nhiều người yêu thầm hay có một mối tình dang dở thì còn có những chàng trai quê mùa phải núp ở bụi chuối sau hè mà khóc thầm cho số phận hẩm hiu của mình:

Sáng nay em bước theo chồng.
Xe hoa lăn bánh mà lòng anh đau 
Ai làm hai đứa xa nhau 
Xe đi khuất bóng lệ trào đôi mi 
Đau lòng thay phút biệt ly 
Tình xưa đã mất còn gì đâu em...

Lễ Tân Hôn thì được rước thêm người nên cũng vui hơn nhiều. Thường thì phía chú rể rất ít khi có chuyện yêu đương dang dở nhưng đôi khi cũng để lại cho những nàng thôn nữ yêu đơn phương,  thất tình thầm lặng...
Các cô gái yêu thầm dù có bị tím ruột bầm gan cũng ít khi thốt ra thành lời. Nếu nổi đau quá lớn thì nàng sẻ xuống tóc đi tu.

Anh đi mơ lấy tình duyên mới.
Cũng bởi vì em vụn đường tu 
Trời buồn kéo áng mây mù
Em buồn xuống tóc vô tu trong chùa

Sau khi ăn cưới theo kiểu khách mời bên nhà cô Phương xong rồi thì Long và cô Hoa đều không ở lại để hôm sau đi đưa dâu mà họ kéo nhau qua bên nhà Trần đón dâu vì cả 2 phía đàn trai, đàng gái đều là bạn, đều là GV cùng trường nên không thể chỉ đi dự bên nầy mà không đi dự bên kia được.

Rước dâu đải khách xong rồi họ cũng chưa chịu về nhà, mà lại tiếp tục xuống Vĩnh Long qua Long Xuyên để đi chơi cho biết. Đi đến lúc ngăn chứa tiền bí mật trong ba-lô không còn một đồng nào nữa thì họ đành phải quay về nhà...

Lâu nay móc ngoặc để dành 
Đi chơi mấy bửa tanh bành hết trơn 
Thà là sạch nhách còn hơn 
Đêm đêm ôm nổi cơ đơn một mình
Thu về phong cảnh hữu tình 
Từ nay hai đứa bóng hình có nhau 

Chiếc xe honda từ Long Xuyên về tới chợ Rach Sỏi đã hơn 12 giờ trưa Long hỏi cô Hoa:
- Em muốn xuống bến đò về Thứ Ba tại đây hay là muốn anh đưa em tới Tắc Cậu, rồi đi đò từ Tắc Cậu về nhà cho mau?
Hoa vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời nhau:
- Anh định chừng nào thì mình mới xuống trường dzị? Hay là em tới nhà chị Hương ngủ lại đó tối nay nghen. Sáng mai anh đem vỏ máy tới rước em rồi mình cùng nhau về trường luôn...
Long e dè trả lời:
- Hôm trước mình cho tụi nó ở nhà tới 10 ngày. Tính tới hôm nay mới có 6 ngày thôi, xuống trường sớm chỉ có 2 đứa mình thì làm được cái gì mà em đòi đi? Hơn nữa em không về nhà hổng sợ má Năm la rầy sao?
Cô Hoa cười duyên liếc xéo cặp mắt có đuôi làm Long tiêu tan hồn phách:
- Em tính trước hết rồi. Mình rủ vợ chồng chị Hương về Thứ Ba thăm má Năm, bỏ hai ông bà ở đó tụi mình về luôn Thứ 11 rồi vô thẳng Kinh 15 đặt người ta đi cắm câu, 3 hôm sau mình lấy cá đem về, rồi sau đó chở 2 ông bà trở lại Rạch Sỏi luôn như vậy thì nhất cử lưỡng tiện. Anh thấy em giỏi ghê chưa.
- Ờ! Em tính giỏi lắm nhưng mà nhà tập thể chỉ có mình em thôi, em dám ngủ hông?
Cô Hoa che miệng cười khúc khít:
- Bộ em ngu sao mà phải ngủ một mình? Có anh để làm gì hả???

Mùa khai giảng niên học 77-78 chuyện xây dựng trường rất thuận lợi không còn là vấn đề khó khăn nữa, nhưng năm học 77-78 lại xảy ra vô số biến cố trọng đại không ai lường trước được.
Đội ngũ GV bắt đầu đi vượt biên khá nhiều, hết chổ nầy đến chổ khác hết tỉnh nầy đến thành phố nọ. Hôm nay nghe tin đứa nầy trốn thoát hôm kia nghe tin đứa khác bị bắt vô kinh làng Thứ 7 lột vỏ tràm. 
Còn trường Đông Hưng Cô Kim đi vượt biên chưa bao lâu thì cô Tiền nối gót trong thầm lặng không ai hay. 
Đô nhảy qua bên chánh quyền huyện Uỷ. Cô Định về thị trấn Thứ Ba, cô Thúy về ty GD. Trường có thêm 13 lớp bốn mới và 1 lớp 5. Số GV cần bổ sung lên đến 18 người. Nhưng hình như lúc đó số người xin học sư phạm cấp tốc không còn nhiều nữa cho nên phòng GD không cung đủ nhu cầu mà chỉ giải quyết nửa số cần mà thôi. Họ yêu cầu GV thay phiên nhau dạy tăng buổi...
Cũng may trước đó Trường Đông Hưng có số lượng học sinh "ma, lớp ma" khá nhiều nên chưa tới nổi thiếu hụt GV trầm trọng.
Đông Hưng bây giờ GV quá đông nên phòng quyết định tách ra làm 2 trường Đông Hưng A&B. 
Nếu đúng như dự tính lúc bãi trường thì Hoàng sẻ làm hiệu trưởng trường mới tách ra, nhưng lúc đó lại có 1 tay hiệu trưởng ở Đông Thạnh vượt biên nên Út Nhứt đem Hoàng vào đó thế chổ. Vì thế mà Long phải chọn 3 người khác 1 trưởng và 2 phó để làm việc chung cho 2 trường của Đông Hưng.
Lúc đầu anh chọn Đực, Sơn, Bằng nhưng phòng giáo dục bác đề nghị đó. Họ không cho bằng làm hiệu phó vì Bằng là dân gốc Bắc Kỳ 54. 
Mà Bằng và Đực lại là bạn khá thân nên anh ta nói:
- Không cho thằng Bằng làm hiệu phó thì em cũng không muốn lảnh đâu. Sang năm em và Nga sẻ làm đám cưới. Sau đó thì tụi em xin về thị xã cho gần nhà để tiếp tục đi dạy. Nếu ty GD không chấp thuận thì tụi em sẻ bỏ nghề rồi tìm 1 nghề khác mà làm để sống tạm. Chứ chỉ trông chờ vào tiền lương 2 vợ chồng có $100 tháng chắc là cả nhà phải cạp đất ăn thôi.
Long bỏ công phân tích thiệt hơn cho Út Nhứt nghe nhưng ông ta vẫn cương quyết từ chối:
- Chuyện đó thì nhất định không được. Mầy tìm đứa nào thì tìm nhưng tụi Bắc Kỳ Công Giáo thì nhất định là không. Còn nó muốn xin về thị xã cũng không phải dể đâu. Chên đó không thiếu người như dưới mình, làm gì còn có chổ chống cho tụi nó. Mà bây giờ nếu nó bỏ nghề thì làm cái giống gì để sống? Sắp tới đây người ta sẻ đưa tất cả vô hợp tác xã gồi, long bong ở ngoài đói gả guột chứ hổng phải chơi đâu nghen.
Đực cũng không phải tay vừa nó nhìn Long mà cười hì hì:
- Trời sanh voi sanh cỏ. Ở đâu cũng có kẻ hở mà anh, thế nào mình cũng tìm được một kẻ hở để chui chứ. Em không giỏi luồng lách như anh nhưng học cũng được 8 thành công lực rồi. Nếu em bỏ nghề thì em sẻ tìm anh mà hợp tác...
Tìm không được tay chân thân tín ở gần Long đành giao trường mới cho Sơn và Trần rồi chọn đại Quốc Việt từ Vân Khánh mới chuyển qua làm hiệu phó.
Trước lạ sau quen bộ máy của trường cũng ì ạch chạy từ từ...
Khai giảng niên học mới chừng hơn tháng thì Ty giáo dục hâm nóng lại kế hoạch xóa nạn mù chữ.
Năm rồi dư người mà còn không làm nên cơm cháo gì ráo trọi, năm nay người đã thiếu mà còn gánh thêm cục nợ "xóa mù" cho những người "đui chữ" thì thiệt tình hết chuyện để nói mà...
(mời các bạn xem tiếp kỳ 43)


Gần cuối năm 1977 sau hơn 2 năm cướp chánh quyền người CS đã tổ chức khá kiện toàn bộ máy công an. Từ xã ấp cho tới trung ương "bò vàng" nhiều vô số kể. 
Nhưng kinh tế thì đang đi trên con đường lụng bại dần dần "Xuống hố cả nước". Với chánh sách lấy quốc doanh làm đầu tàu, cái gì cũng do nhà nước quản lý cho nên từ nông nghiệp đến công nghiệp, sản xuất rất yếu kém lại thêm phân phối chậm chạp không kế hoạch. Hàng hóa chổ dư chổ thiếu làm người dân khốn khổ vô cùng. 
Do đó nẩy sinh ra đội ngủ buôn bán chợ trời vô cùng đông đảo.
Vì tất cả đều là của quốc doanh nên mua cái gì cũng phải xin giấy phép. Những câu thành ngữ, ca dao mới nhiều vô số kể, những bài hát nổi tiếng một thời được sửa lời cũng không ít.
Không biết có người nào rổi rảnh mà ghi lại tất cả để con cháu chúng ta có một tài liệu quý giá tham khảo sau nầy không nữa. 
Trí nhớ nghèo nàn của tôi chắc không nhớ được bao nhiêu đâu, lâu lâu ghi lại một vài khẩu hiệu như:
Đả đảo Thiệu Kỳ
Mua gì cũng có 
Ủng hộ hồ chí minh 
Mua đinh phải xin giấy.
Nhắc tới giấy mới nhớ nghen. Chắc các bạn nam không thể nào quên cái thảm trạng ghiền thuốc hút.
Những kẻ ghiền thuốc như Long, lúc nhỏ ra đồng đã tập hút thốc vấn để đuổi "con bù mắt". Khi lớn lên hút thuốc điếu Basto xanh, Capstan, Ruby, MéLia...
Năm đầu sau ngày "phải dóng" còn có thuốc Sài Gòn giải phóng, Vàm Cỏ, Điện Biên đến năm thứ nhì tất cả đều khan hiếm. Nhu yếu phẩm càng lúc càng teo,
Đường sữa lúc đầu mỗi tháng 1 kg sau đó tuột dốc dần dần xuống còn 1/2 kg, bột ngọt từ 200g xuống còn 50g. Nhưng những thứ đó có thì tốt không thì hạn chế bớt lại, ăn ít một chút cũng chưa sao. Khổ nhất vẫn là gạo từ 15 kg xuống còn 10 kg rồi 7 kg. 
Thử nhẩm tính 2 vợ chồng 1 đứa con trong 30 ngày tức 60 bửa ăn mà chỉ có 7kg gạo thì chia thế nào để mà nấu cơm đây? Chính vì vậy mà dân thành phố phải độn bo bo, độn khoai, độn sắn, độn rau...
(Chổ nầy tui xin mở ngoặc để nhấn mạnh rằng: Chỉ có người dân mới ăn độn mà thôi. Cán bộ CS không hề ăn độn bao giờ và nhất là những cán bộ A chi viện từ Bắc vào Nam hay từ Nam tập kết ra Bắc mới trở về, hoặc từ ở các "cục" trong bưng ra. Tất cả bọn họ rất là giàu "giàu nức đố đổ vách" con đường làm giàu của họ còn hiện hữu đến ngày nay.)
Trong khi đó ở miền quê, nơi sản xuất ra lúa gạo thì không thể đem ra chợ bán được mà phải đem cân ở các trạm thu mua của xã. Cân xong thì chờ đó khi nào họ xay gạo phân phối được rồi thì mới giao tiền lại, có khi cũng mất vài tuần lễ mà giá cả lại rẻ sình, rẻ thúi nếu so với giá chợ đen bên ngoài.
Thuốc hút nếu các nhà máy sản xuất thuốc lá chưa hoạt động được cũng không sao. Dân quê tự trồng cây thuốc lấy lá đem ủ rồi làm thành thuốc bánh mà hút. 
Ngoài Bắc họ dùng ống kéo, kéo thuốc lào. Trong Nam cũng có dùng ống kéo nhưng sang hơn người ta chỉ kéo thuốc thơm mà thôi không kéo thuốc bánh. 
Còn thuốc rê dành làm thuốc vấn hay chỉ để cho các bà già trầu xỉa răng cho sạch sau khi nhai trầu.
Muốn vấn thuốc hút phải có giấy huyến màu trắng, xốp, mỏng tăng và khá mềm. Trước năm 1975 tờ giấy huyến rất rẻ nó lớn cùng khổ với tờ giấy báo mà dân quê gọi là giấy "nhật trình".
Giải phóng 2 năm giấy huyến cũng trốn biệt tích, dân ghiền thuốc phải trưng dụng giấy nhật trình cũ còn sót lại mà vấn thuốc hút đở. Giấy báo dầy và cứng muốn vấn thuốc phải vò cho nó mềm ra thì mới xài tạm tạm được...
Rỏ ghiền thuốc chi cho khổ thân vậy hổng biết nữa...

Buổi họp đầu tiên của năm học mới các hiệu trưởng vừa báo cáo xong thì Út Nhứt cho biết Ty GD và tỉnh ủy Kiên Giang đang kết hợp với nhau để phát động lại chiến dịch xóa nạn mù chữ cho dân chúng. Họ quyết định chọn An Biên làm thí điểm đầu tiên, tháng tới bộ giáo dục sẻ xuống kiểm tra và xem xét, lượng định, đánh giá thành quả thi đua xóa dốt của từng huyện.
Tường và Út Nhứt thay nhau trình bày kế hoạch thực hiện nhưng mà có ma nào chú ý nghe đâu. Mọi người đang rầu rỉ vì chuyện nhu yếu phẩm bị cắt thêm gần phân nửa mà vật giá bên ngoài thì càng lúc càng tăng.
Hai người nói rả cuống họng nhưng không có ai góp ý kiến ý cò gì hết. Cuối cùng Út Nhứt hỏi:
- Có chường nào xung phong nhận làm thí điểm cho An Biên hông dzậy?
Phòng họp yên lặng như tờ thằng Tường đến bên Long năn nỉ:
- Hổng ai chịu làm trước đâu. Mầy xung phong làm thí điểm dùm tao đi.
- Giởn chơi hả? Thiếu 9 người tao còn chưa biết giải quyết thế nào cho ổn đây. Ai rảnh đâu mà đi dạy bổ túc? Mà mầy biết dân quê người ta "lấy thúng đông lúa chứ không ai lấy thúng đông chữ bao giờ".  ̣Đời nào họ chịu đi học mà mong?

Không có người xung phong Út Nhứt chỉ định lấy xã Đông Hưng làm thí điểm, vì Đông Hưng có 2 trường A&B mà nơi đó cán bộ cũng như dân không biết chữ rất đông dể vận động cho họ đi học hơn. Sơn lên tiếng phản đối:
- Đông Hưng B thì còn được chứ tui mới vừa nhận nhiệm vụ thì biết cái gì mà chọn trường tui làm trường điểm? Xin đ/c trưởng phòng chọn trường khác dùm cho.
- Xã Đông Hưng là cái nôi cách mạng của tỉnh mình, dân chúng cần được quan tâm đúng mức cho nên tỉnh ủy đã quết định chọn xã Đông Hưng làm đầu tàu đ/c Sơn không cần lo lắng, phòng sẻ phái đ/c Tường xuống trực tiếp điều hành lo việc động viên dạy xóa mù chữ cho cán bộ và dân chúng ở đó. Út Nhứt trả lời...

Đêm đó Long và Sơn được mời ở lại phòng GD ngủ tạm trong phòng của 7 Hài vì anh ấy đang về nhà nuôi vợ đẻ.
- Tối nay mình mở tiệc ra quân đi. Út Nhứt đề nghị với Long.
Cả tháng nay Long đang sẩu mình vì lo đủ thứ chuyện. Từ việc thiếu GV, chia trường cho đến việc những người quen thân bên mình đang bị thay thế dần bằng những người mới.
Hơn nữa đội quân chợ trời đã lấn đất tới chợ Thứ 11 rồi. Bây giờ bất cứ thứ gì người ta cũng mua đi bán lại kiếm lời. Khoảng đường sông vài chục cây số không còn là cái lý do gây khó khăn trở ngại nữa. Người dân không có việc gì làm ra tiền nên chỉ còn duy nhất 1 con đường buôn lậu mà thôi. 
Hè rồi nhiều người thân của GV từ chợ đã thâm nhập xuống vùng quê, dùng xuồng mua khóm rồi bơi tay hay chèo tay suốt cả đêm ngày đem về chợ bán lại để mong tìm một vài đồng tiền lời hoặc đổi được một vài lít gạo hầu sống đấp đổi qua ngày.
Mọi thứ hàng đều lên giá chóng mặt. 
Xăng dầu bị kiểm soát chặt chẻ đi công tác nơi nào, chạy hết bao nhiêu xăng đều phải liệt kê ra thì xã ủy mới cấp giấy giới thiệu qua trạm xăng dầu mà mua. Vì vậy bây giờ Long phải mua xăng chợ đen cũng từ ở cửa hàng xăng dầu của tụi nó, cho dù bọn họ còn thông cảm tình cũ nghĩa xưa có bớt đôi chút nhưng 
giá vốn vẫn lên quá cao, bán buôn không còn lời nhiều như trước nữa. 
Mỗi chuyến chở cá trừ tiêu hành tỏi ớt ra thì còn lời chưa được $10 đã vậy lần nào cô Hoa cũng muốn ra chợ ở chơi đến hôm sau mới chịu về, tiền lời bao nhiêu đều bị tiêu xài sạch nhách. 
Không làm ra tiền nên Long rất e dè trong việc chi xài, không thả cửa như lúc trước:
- Lúc nầy hơi kẹt rồi chú ơi. Dân người ta dùng xuồng, dùng ghe tam bản nhỏ 2 chèo để đi chở hàng. Họ lấy công làm lời còn tụi tui xài vỏ máy mua xăng lậu giá cắt cổ nên đâu còn cơm cháo gì nữa mà nhậu với nhẹt. Tiền dư còn không đủ mua gạo cho tụi nó ăn mỗi khi về họp nữa kìa, nhậu nhẹt chắc là phải lâm nợ quá...
- Vậy mỗi người hùn 50 xu còn lại bao nhiêu thì mầy bù vào. Hổng lẻ mỗi kỳ chở cá bán không còn lời được vài đồng sao?
Long khổ sở trả lời:
- Vậy thôi tui ra $5 còn thiếu bao nhiêu thì quý vị hùn lại...

Tiệc nhậu hôm đó chỉ có 6 người. Thường thì được nhậu chùa vui hơn nhậu hùn. 
Mọi người gần như yên lặng cứ xoay tua mà uống không ầm ỉ đấu láo như mọi khi. 
Uống được vài vòng trong cái không khí ảm đạm như đưa đám ma, tiển người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Bảy Bữu chịu hết nổi nên lên tiếng:
- Trời đất ơi! Tụi mầy hôm nay bị bà bắt hay sao mà câm như hến dzậy? Hồi nào tới giờ nó bao tụi mình nhậu bây giờ nó không kiếm ra tiền nữa thì mình hùn nhau bao lại nó, như vậy mới đúng tình nghĩa chứ. Còn không tiền nữa thì uống nước gạo ran thế trà tán dóc chơi cũng được chứ có chết chóc thằng tây nào đâu mà tụi bây làm như là đến ngày tận thế không bằng dzậy?
Thằng Mạnh cũng chêm vào:
- Không có gì phải lo. Nó lắm mưu nhiều kế thế nào cũng có cách kiếm ra tiền rượu để nhậu mà.  Ê Long! Hay là sẵn có chiến dịch xóa dốt nầy mầy qua ủy ban xin mua xăng đi công tác xóa dốt rồi dùng xăng đó chở cá bán chắc kiếm lời khá hơn à nghen.
Long la lên:
- Khá, khá cái đầu mầy chớ khá cái gì mà khá. Ủy ban bây giờ bắt buột ghi rỏ ràng từng chi tiết một chứ có phải như năm rồi nói cái gì họ cũng ừ, ừ hết đâu.
Út Nhứt trầm tư than:
- Tao thiệt mắc cở với tụi mầy quá. Làm thủ trưởng như tao hổng ra ôn hoàng gì hết. Mỗi lần nhậu nhẹt đều là tụi bây ra tiền bao. Còn thằng Năm Dồi hổng biết nó làm cái giống gì mà lúc nào cũng tiền bạc rủng rỉnh lại sắp được rút về tỉnh ủy nay mai.
Long thấy tội tội cho ông ta nên an ủi:
- Ủy ban huyện có nhiều thứ kiếm ra tiền dể dàng, không như bên giáo dục mình chỉ có bán ra không thôi đâu chú.
Ú Nhứt ngạc nhiên hỏi lại:
- Bên GD mình có cái gì bán được đâu? Chỉ có phấn viết là dư thôi. Mà phấn viết người ta mua về để làm cái gì mới được chứ?
Long cười giòn:
-GV mình ở đây thuộc vùng nông thôn, đời sống ít thấy khó khăn bởi vì vật giá tương đối rẻ, nhất là gạo và đồ ăn cho nên  chưa đến nổi nào. Ở thị xã hay thành phố các GV phải đem bán dần dần đồ đạc trong nhà để đổi lấy gạo. Một khi nhà tróng lóc thì phải đem bán chính những giọt máu của mình để nuôi gia đình. Bộ chú hổng biết chuyện đó thiệt sao?
Út Nhứt còn đang bàng hoàng chưa trả lời thì thằng Tường lên tiếng:
- Mầy quởn ghê ha, đi lo chuyện bao đồng thiên hạ không hà. Hổng chịu nghĩ xem có cách nào dụ được mấy cha cán bộ cũng như dân chúng đi học bổ túc để khi bộ GD xuống kiểm tra mình có nơi để dẫn họ đến xem chứ không lẻ chịu bó tay hổng có một lớp bình dân nào để báo cáo sao?
-Ừa. Thằng Tường nói phải đó. Mầy gáng giúp nó lần nầy đi gồi muốn ở dưới hay dzìa chên nầy luôn cũng được.
Long cười lớn:
- Về trên nầy để nhịn đói cả đám sao chú? "Trời sanh voi sanh cỏ" mà, rồi thế nào cũng có thứ khác cho mình kiếm cháo húp đở được mà. Nhưng nè. Chú cho tui hỏi thiệt một chuyện nghen. Mỗi buổi chiều chú khoái nhậu hay khoái vô lớp ngồi học chữ cho muỗi cắn dzị?
Út Nhứt cười lớn:
- Hỏi chớt quớt cũng bày đặt hỏi. Đương nhiên là tao khoái nhậu gồi. Đâu có điên gì mà vô lớp học ngồi cho bị muỗi cắn.
Thằng Sơn chen vô:
- Thì dzậy đó. Cán bộ cũng như dân chúng đâu có ai bị điên, chắc là chỉ có GV tụi tui điên hết rồi nên mới đi tìm kẻ đồng hành...
Út Nhứt bị hố nên cố gở gạt:
- Mầy có cách nào làm cho cán bộ tỉnh ủy và bộ GD thấy An Biên mình nhiệt tình tham gia xóa mù chữ hông dzậy???
( Mời các bạn xem tiếp kỳ 44)

15 comments:

Anonymous said...


Cái câu:" Bộ em ngu sao ngủ một mình! Còn anh để làm chi vậy?
Lòi chèn rồi thầy Long ơi, không đánh tự dưng mà khai. Điều đó có nghĩa là từ đầu Chí đuôi không bao giờ có cái gối ngăn sông cách núi mà chỉ có tay anh GỐI đầu cho em yên giấc mộng.
BA HỔ Dallas

Anonymous said...

Tui hồi đó thích nghe tụi con nít hát mấy bài nầy:

Hôm qua em mơ gặp bác hồ
Chân bác dài bác đạp xích lô
Em thấy bác em kêu xe khác
Bác hầm hầm, cải tạo nghe con

Hay là bài:
Như có bác hồ trong nhà thương Chợ Quán
Đời chúng con giờ thấy chán vô cùng
Giàu nghèo gì cũng phải chịu khổ chung
Biển êm sóng, chúng ta cùng nhau vọt..
Người khoái nghe hát

Anonymous said...

Cây cuốc cong em cầu mong cây cuốc gãy
Cây cuốc gãy thì em khỏi ra đồng

Lao động là vinh quang
Ở không là huy hoàng.

Người khoái lao động

Anonymous said...

Gối mộng sau khi lọt xuống sàn
Đèo ngang hết chắn, anh lăn sang
Giường con một chiếc đêm giông bảo
Rảo bước đi quanh khắp xóm làng...

Đúng hông thầy Long? Bạn Thầy.

Anonymous said...

- Cho tôi một cốc sữa Honda
Anh thợ sửa Honda trả lới:
- Dạ ở đây không có bán sữa
- Vậy cho tôi "cái nồi ngồi trên cái cốc"
- Cái đó là cái dzì dzậy bác ?"

Anonymous said...

Có 1 người đã nói dí tui ...tất cả những đường cong trên người phụ nữ sẽ tạo nén đường thẳng đứng trên người đàn ông , hì hì hỏng biết đúng khg ta ?
Người dấu tên

Anonymous said...

Ông bạn thầy Long "mần" 4 câu thơ độc đáo nghen.

Giường con một chiếc đêm giông bão
Lắc lư theo gío sập cái rầm.
Hú hồn

Anonymous said...

Ông bạn Ba Hổ Dallas đoán trúng quá phải dzậy hong Thầy Long !!!!!
Bạn của Ông

Anonymous said...

Hồi đó lúc mới vô miền nam tui nghe mấy ông bộ đội khoe là ở ngoài bắc cà rem ăn không hết phải đem phơi khô thiệt là Xạo Hết Chỗ Nói...

Vượt biên

Anonymous said...

Đi thăm chồng bồng con theo làm chi, để muỗi cắn nó khóc la um xùm.....
Chiến sĩ ta nằm đâu ngủ đó ngủ suốt ngày nên muỗi cắn sần da, muỗi cắn ta mà la Mỹ cắn......
Bả nổi ghen rồi, cầm xà beng đi ra đi vô, cầm xà beng đi ra đi vô, đi kiếm ông chồng vừa mập vừa lùn....
Đoàn giải phóng quân mặc quần kaki, mặc áo híp pi đi chợ Sài Gòn, mua chi mua chi cái quần xi líp, mua chi mua chi một cái sú chen, mầy mua cái đó về để làm gì? Mày mua cái đó về để làm gì, cho vợ vũ sếch xy

Có ai còn nhớ mấy bài hát sửa lời hùi xưa hong.
Thợ phá

Anonymous said...

Thiệt ra tui cũng đoán như anh Ba Hổ.
Cô Hoa mí thầy Long đi đôi như cặp bài trùng.
Thiệi là tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Cho nên cô mới làm bộ viện cớ nầy cớ nọ để thầy Long không còn đường thối lui...

Đèo gối nay đã không còn.
Giường con ai cấm, đường mòn ai ngăn ?
Hỏi giường, hỏi gối hỏi chăn?
Hỏi ai, ai biết, hỏi bằng thừa thôi...

Thôi tha cho thầy Long đi nghen hỏi hoài coi chừng thầy bị cấm cửa mà mình mẩy còn bị tím bầm nữa chứ hổng chơi đâu. Haha...
Tư Cáo

Anonymous said...

Đoàn quân viet nam đi
Ra đồng bắt oc
Hai rau dền nấu canh bị lọt Cầu tiêu
Trèo cây mít kiến căn sưng mòng đít
Lú đầu ra ong chít thụt đầu vô.
. . .


Để nhớ thời đầu Phong giai! : -)

Anonymous said...

Lao động là vinh quang
Lang thang thì chết đói
Hay nói thì ở tù
Lù khu đi kinh tế
Có kế thì vượt biên
Có tiền thì lo nhậu
Ở đậu thì chôm đồ
Có bồ thì đi trốn
Còn vốn thì đi buôn
Nếu buồn thì tự tử
Hết Chiện gồi.

vđk said...

Wow, thấy bó hồng lâp la lấp lánh mà ham. Kẹt nỗi hồng nào mà chẳng có gai, em về, em cứ ngồi sai anh hoài.

Anonymous said...

Em.
Cứ ngồi đó bắt anh làm đi nhé
Làm xong rồi. Thỏ thẻ tiếng yêu anh
Anh cam tâm làm hết chuyện trong ngoài
Cho bà xã được hài lòng tận hưởng

Phục vụ em là điều anh mơ tưởng
Kẹt nổi gì mà lo lắng thêm phiền
Được vợ hiền sướng cũng như tiên
Em cứ bảo anh làm liền tức khắc. Haha...
Người Thương Vợ (Tặng VĐK)