Tôi cứ vướng víu cảm giác mùa
đông khi còn bé… buốt lạnh Mỗi sáng không muốn rửa mặt vì lạnh cóng không dám
thò tay vào nước. Tôi mong ngóng một mùa
đông của năm nào xa thật xa, tôi có cảm giác như chờ đợi người xưa bỏ đi không
trở lại. Tôi cũng muốn tìm cảm giác lạnh để gởi vào cho bài thơ của mình. Những
bài thơ không tạo được cho độc giả cảm giác nào , mà có khi còn phản cảm mới
chết chứ.
Tôi từ nhà đi băng ngang quốc
lộ khu đối diện đã thấy nhễ nhại mồ hôi… nghe ngán ngại một chút, nhưng tôi đã
bắt gặp bóng thầy.
Thầy thì cao cao, ốm ốm . Nhìn
thầy mỏng mỏng làm sao. Hình như lần nầy thầy về thấy như ốm hơn lần trước vậy.
Thầy đã 80 rồi. Tóc thầy chỉ hơi bạc bạc mà chưa thấy già. Có lần đi gần, tôi
nắm cánh tay thầy nhỏ xíu chỉ bằng phân nửa của tôi. Ở Mỹ một mình thầy đã
không vui vì đơn độc lại không còn Cô nên thầy không có ai chăm sóc vì thế
trông thầy ốm nhom, ốm nhách.
Cuộc gặp gỡ hôm nay ngoài Thầy
và những nhân vật quen thuộc gặp thường xuyên còn có sự góp mặt của nhà thơ TRẦN PHÙ THẾ_ một Việt Kiều ở Mỹ đã về VN trong dịp nầy. Gặp lại anh, một người quen
thuở trước…một dịp để nhớ lại một thời cơm áo gạo tiền, chạy đông chạy tây
kiếm gạo nấu để có buổi cơm ấm áp cho gia đình.
Anh Trần Phù Thế đã từng có mặt trên trang
trường của chúng ta trong đầu năm vậy mà tôi chỉ được đọc bài thơ Nhỏ Mười
Lăm rồi thôi, chờ anh muốn dài cổ, mòn hơi, rồi cứ mặc nhiên
nín thinh. Không biết ai làm anh mất hứng, tịt ngòi. Tôi có cảm giác anh giống
như cái tên của anh. Không biết anh được trao sứ mệnh dành cái gì cho đời hay muốn nhắc nhở cuộc đời ngắn ngủi phù du ???
Lênh đênh chín cửa trăm năm cõi người
Một lần lỡ bước rong chơi
Ta thân phù thế một đời như không ( BẠT_ TPT)
Anh đã như thế nên thoáng hiện rồi thoáng biến
làm cho cho mọi người tò mò chờ đợi anh trở lại. Tất cả mọi thứ đều do nhân duyên
mà ra. Có duyên thì đến không duyên thì đi…Anh chỉ nặng tình những nơi...phồn
hoa nơi làm tên tuổi anh phát sáng ánh hào quang…Tôi thấy anh như hờ hững ngoảnh mặt không một
chút tình dành cho trường ta…
Tôi đi lơn tơn đến điểm hẹn sau
thầy và các bạn một chút.
Tôi rất thích gặp nhau đông đủ trong một nơi
tĩnh lặng, dể trò chuyện tâm sự thật ấm áp không phải như những nơi khác nghe
chung quanh ồn ào nhốn nháo .
Đây là quán nhà của Kiến trúc sư Vỏ Minh Lạc nên thật trang nhả, rất thích hơp với thầy
trò chúng tôi. Tôi giới thiệu với thầy và các bạn về anh TPT một cách ngắn gọn
không chi tiết, không nhì nhằn về tiểu sử, lý lịch như khi đi xin việc làm
cần khai báo minh bạch đến tận gốc dây mơ rể má. Và một thoáng anh Thế đã hòa
nhập vào nhóm, vì trong số cũng có bạn anh đi cùng mà. Như anh chàng Văn Thanh
, Thanh Phương hai tay đờn ca xướng hát, phong cách trẻ trung như thời thanh
niên.
CHS PTG Văn Thanh là Việt Kiều Mỹ
là người rất đa cảm năm nào cũng về ôm ấp quê hương 6 tháng, đặc biệt có giọng
hát hay vì thời huy hoàng Văn Thanh
gốc Chiến Tranh Chinh Trị trông mặt mày “điển lão”dù trên 70 mà lưng còn
thẳng, không giống mấy ông già còm. Còn phóng xe Cup phôn phôn trên đường phố
chưa thấy oải. Nhà thì ở trong quê Bà
Vèn gần nhà sư đệ Trần Bang Thạch. Hai người chưa có dịp gặp nhau vì
kẻ đi, người về. Ngôi nhà đẹp trong không gian cũng đẹp, có nhà nghỉ
mát rất hợp mở tiệc nhậu. Có hồ nuôi cá để đải khách bất cứ giờ
giấc nào. Khung cảnh thoáng mát và
nên thơ, lãng mạn, hợp với tính cách của gia chủ. Tính tình rất
dễ thương, hào phóng, hiếu khách, còn thêm hào hoa phong nhã nữa đấy !!! Già mà còn quá đẹp lão nên khiến nhiều bà
còn mơ mộng.
Hôm nay tất cả mọi người đều được sư tỉ Lệ
Quỳnh chiêu đải một thứ độc nhất món xíếu mại bánh mì, nổi tiếng ngon ở CR
và nước uống tự chọn. Sư tỉ biết thầy thích món xiếu mại. Với
bánh mì nóng giòn mà thầy nói bên MỸ không có. Riêng tôi chỉ được uống
cà phê sửa…. Còn muốn ăn thích hợp thì về nhà hoặc vô chùa….Chuyện ăn uống chỉ là cái cớ để thầy trò và bè bạn
gặp nhau cho vui những năm tháng còn lại lúc xế chiều
mà thôi. Nhờ thế chúng tôi không cảm thấy mình già, cứ như hồi còn
trẻ vậy.
Mọi người vui vẻ trò chuyện đủ mọi thứ, nhắc
chuyện năm trên năm dưới trước 75. Những thứ ôm ấp trong lòng có dịp bật ra như
lời trần tình hay là để bọc bạch tâm sự khép kín lâu nay được mở ra. Lúc đầu
nói nho nhỏ , một lúc các bà già nhóm chợ ồn ào lên. Trong khi thầy nhỏ nhẹ bên
các anh. Đúng là chỉ cần một con vịt và cộng thêm một bà là thành cái chợ chồm
hổm…Gặp gỡ hôm nay hào hứng các bạn còn vẽ kế hoạch gặp nhau những lần kế tiếp
vào dịp Noel và Năm Mới sắp đến. Chờ xem ai mời kế tiếp…Chúng tôi cùng thầy
hàn huyên tâm sự đến hơn 10 g sáng chưa muốn rời xa vì còn ham vui nhưng… rồi cũng phải chia tay trong
nuối tiếc, khi nắng rực hồng.
Giả từ và tiển thầy cùng các bạn gần xa, tôi
hẹn sẽ gặp anh Trần Phù Thế trước khi anh trở
về MỸ. Nhưng anh từ chối lời mời nhân đầu năm mới vì lúc đó anh bận bịu trở về
Mỹ. Tôi cũng hẹn sẽ gặp anh TPT trên mạng trường với bài viết nhắc đến
anh với cơn gió lốc….
Tôi cũng có tật nhiều chuyện, thích
phanh phui đời tư nghệ sĩ…Có dịp là tôi moi móc, lôi ra…Đúng thế, thật
ra đời tư của anh TPT không đơn giản mà có một quá khứ đầy gai gốc vào cái thời
đầy bão tố..
Tôi muốn nhắc nhở để thương
cảm hoàn cảnh ngang trái và anh là người đầy nghị lực đã khắc phục hoàn cảnh
với khát vọng muốn sống. Anh trải qua
thời gian dài học tập cải tạo mất gần 10 năm. Đó là thời điểm đưa gia đình anh
vào chỗ bế tắc. Khi anh về, gia đình đã tan nát. Người bạn
đời của
anh đã quăng gánh giữa đường để tìm con đường xán lạn hơn. Chờ đợi vô
vọng biết đến bao giờ uổng phí cuộc đời. Người ấy_ tất nhiên một thời
với những kỷ niệm đẹp, để lại cho anh 3 đứa con phải cưu mang nuôi dưởng. Đối với xã hội thời đó
anh trở thành một người thân bại danh liệt… không còn là chỗ dựa ấm áp cho người
vợ nhiều năm đợi chờ…
Anh trở về với 2 bàn tay trắng làm lại cuộc
đời từ con số 0. Anh không còn nhà cửa..anh sống nương nhờ nhà người chị sống
độc thân ở trung tâm TPCT … Một thân gà trống nuôi con. Anh gồng mình cố
vượt qua tất cả mọi trở ngại trong buổi giao thời đầy gian khó. Tuy vậy mỗi lần
gặp anh tôi vẫn thấy phảng phất nỗi ưu tư với nụ cười không thể hiện sự thỏa
mản niềm vui mà là nụ cười che dấu sự chất chứa cố dồn nén nỗi đau ở bên trong.
Anh trở về bỡ ngỡ xa lạ như những bước đầu đời. Thật chua cay. Anh bán
một tủ thuốc hút trên vĩa hè đường Tự Đức TP Cần Thơ cạnh trường Đại Học. Mỗi ngày anh có mặt ở đó, không quản gì mưa
hay nắng. Anh trải qua mọi nghịch cảnh, cố chịu đựng cho trọn vẹn tình thiêng
liêng của người cha, thật xứng đáng
trong buổi giao thời…Anh đã vừa làm cha vừa làm mẹ..nuôi con với cái ăn là
chính.. và cho con đi hoc nghề cố tạo điều kiện cho con chuẩn bị bước chân
vào đời . Hồi đó hoàn cảnh không cho phép và cũng không có ai dám nuôi tham vọng,
không ai dám có tầm nhìn xa hơn cho con mình. Chỉ chừng ấy cũng đủ mệt lắm rồi. Tôi nhớ anh là người rất chính chắn đến bao
năm dài một mình gánh vác nuôi con thật khổ sở. Cho đến một ngày anh gặp
được người thật lòng chia xẻ nỗi khổ cùng anh. Anh đã tái hôn với người vợ trẻ sau nầy để
cùng nhau chung lo gia đình.
Cái hay đáng phục của anh, là
sự chấp nhận số phận, thấm thía nỗi mất
mác và tình đời. Nó không đánh anh gục ngã mà là nhân tố giúp anh TPT trở
thành nhà thơ có chỗ đứng sáng giá trong hội thi văn TPCT. Những bài thơ anh được ái mộ thời đó.
Trong hoàn cảnh như thế trái tim anh còn thổn thức, còn rung động được đã trải
lòng hòa cùng nhịp sống một thời đã qua. Cuộc đời dâu bể thế nào anh vẫn mạnh dạn bước đi không thể
dừng lại được, dũng cảm như con gà trống
sẳn sàng che chở và bảo vệ con mình.
Chúng ta thử nghe tiếng lòng anh rên rỉ vì thời cuộc đổi thay
ĐỜI TA
chiều xuống sương mù bay lãng đãng
bảy năm không án
tù Gia Trung
bảy năm vắt kiệt
đời trai trẻ
mây trắng Trường sơn mỏi núi rừng
thà chết như là con kiến nhỏ
còn hơn hèn mọn kiếp lao tù
chiều nay mây
oán trên đầu núi
hãy chở lòng ta
đến hư vô
hư vô bay tận phương nam
đó
hãy nhắn giùm ta
một cơn mê
mẹ cũng đừng
trông con trở lại
vợ cũng đừng
mong ta trở về
vợ ta hãy nhớ
lời ta dặn
mai mốt bặt tin
đừng đi tìm
cải tạo, đi tù
coi như chết
coi như vĩnh biệt phút đầu tiên
một mai em thấy
lòng son trẻ
vẫn còn nớng hổi
chuyện thanh xuân
thì em cứ bước thêm bước nữa
ta chúc cho em
phúc vạn lần
khuyên em là
giả, em đi thật
hai đứa con khờ
đói bơ vơ
hai đứa con khờ
ba bốn tuổi
cha tù, mẹ bỏ
sống vất vơ
em đi một tiếng
không giao lại
hai đứa con thơ
cho mẹ chồng
bà đi tìm cháu
bao ngày tháng
gặp cháu ăn mày
giữa chợ đông
con chị ôm em
mừng khóc ngất
nội ôm hai cháu
lệ lưng tròng
ra tù một bửa
trời say nắng
cứ ngỡ lòng mình
phơi phới
vui
cứ ngỡ sổ lồng
chim xoãi cánh
nào ngờ nắng
quái vẫn tối thiu
ra tù sâu bọ đè
thân phận
rừng núi kontum
chào giả từ
chia khổ cùng ta
cơn lịch sử
từ ngày gãy súng
cuối tháng tư
ta về phố cũ người xao xác
đường đã thay
tên tự thuở nào
út tịch, thị
riêng, trừ văn thố
anh hùng dân
tộc, thế mới đau !
ta về đứa chị
theo bà nội
bán chuối ven
sông với chiếc xuồng
bảy năm vắng mẹ
cha tù tội
con trãi thân
đời với gió sương
còn con gái nhỏ
cùng ông nội
chăn vịt trên
đồng mới gặt xong
tuổi thơ đội nắng hai màu tóc
nắng cháy đời
con cháy cả lòng
ta về hai trẻ
nhìn ngơ
ngác
xa lạ bừng trong
mắt trẻ thơ
nước mắt còn đâu. còn nước mắt ?
ôm con mà khóc
tự bao giờ
thưa ba, thưa mẹ con tạ tội
ba khổ mẹ rầu
những bảy năm
lịch sử chơi con đòn đau điếng
bảy năm tù tội
nặng nghìn cân
giờ đây còn sống
con về được
còn thấy mẹ ba
lúc tuổi già
còn thấy đời con
còn may mắn
chưa nằm bỏ xác chốn rừng
xa
trong lúc bạn
con nằm ở lại
trên đồi hiu
quạnh đất Gia Trung
gió mưa nát mặt không nhang
khói
hồn lạnh bơ vơ giữa núi rừng.
1982
Anh TPT là nhà thơ bắt đầu sự nghiệp thi ca vào năm 1962. Còn quá trẻ, sống hiền hòa như miền
sông nước Đại Ngãi ( thuộc tỉnh Sóc Trăng) và từng bước đi lên theo tuổi
đời .
Rồi cơ hội hé sáng, đầu thập niên 90
mơ ước đã đến.
Anh TPT ra đi theo diện HO và
đã định cư tại Mỹ…
Bao giông tố đã qua… cánh cửa như mở rộng.
Giữa bầu trời bao la đầy sức sống , anh như được hồi sinh bay cao bay xa, tiếng
thơ của anh được cất cao trong cuộc sống tự do. Có lẽ nhờ những yếu tố khách
quan và chủ quan mà cảm xúc của anh được thăng hoa, hồn thơ của anh thênh thang
bay bổng. Anh đem hết tâm huyết mình tạo nên tên tuổi gởi vào trong những tập
thơ được xuất bản tại Mỹ và có mặt trên nhiều diễn đàn đã đủ nói lên niềm đam mê của anh với văn học nghệ
thuật, tiếng nói của quê hương. Thơ anh
mang tố chất lãng mạn, rất chân tình như
bản chất của những người sinh ra và lớn lên nơi
miền quê chân chất
Mỗi lần anh về nước tôi có dịp
gặp lại anh…với tình cảm cũ trong hoàn cảnh xã hội xa xưa, một con người đầy
cương nghị vượt khó để tìm đến miền đất hứa, có cuộc sống bình yên trên đất lạ.
Một nơi có tấm lòng nhân đạo những vòng tay mở rộng chào đón đã sẵn sàng cưu mang những con người lao đao khao khát tự do mong
muốn có một cuộc sống bình an
Tôi rất khâm phục những người
rời bỏ nơi đây mà có đủ ý chí mạnh mẽ đã chiến đấu để sống còn
và lập nên sự nghiệp không thua người bản xứ.
Gia đình anh đã tích cực làm
việc tạo dựng được cơ ngơi rỡ ràng. Người VN kiên cường “Bạch thủ thành gia” đã phấn đấu đi lên từ 2 bàn tay trắng đã làm
nên nhà cửa sự nghiệp ở xứ người. Các
con anh đã thành nhân, một cuộc sống tốt đẹp mà trên đất tha hương có đầy tình
người đã dành cho anh.
Bây giờ với cái tuổi hoàng hôn sắp tắt.. không
biết anh nghĩ gì khi về thăm quê hương, nơi anh đã bỏ lại để ra đi. Anh có
còn thật sự lưu luyến mảnh đất nghèo nầy không? Tôi biết nhiều người
trở về và đã thốt nên lời dứt khoát
không về nữa, vì những bất mản không thể nguôi…
Hôm nay trở về đất mẹ với một con người có hoàn cảnh xã hội
khác, có còn nghe tiếc rẽ một thời đã
qua? Anh được gì và mất gì.?Anh có thỏa mản sự đền bù đó chưa?
Anh có khát khao với tình yêu quê hương đất
nước hôm nay, hay anh cảm thấy xót xa vì mất mác, trở về tìm lại cái bóng quê
hương với một thời vàng son. Tình yêu quê hương là một thứ tình thiêng liêng
chẳng có gì thay thế, nó đơn sơ và mộc mạc thuộc phạm trù tư tưởng, tình cảm không
dính mắc đến quyền lực…
Thấy như không mà có, lòng ta thắc thẻo, da diết thắm thía biết bao, thổn thức như thắt ruột
khi đi xa_ như cảm giác nhớ ông bà ông vải_nhớ
nơi ta dính liền khúc ruột ở đó.
Quê hương là cây cầu tre lắc lẻo, là bến nước là đồng ruộng nặng trĩu lúa
vàng, những đàn cò trắng lượn lờ trên
cánh đồng chiều..Tất cả cột chặt bằng những kỷ niệm khó quên.
Luật đào thải không ai
thoát khỏi anh sẽ già thêm…và xa dần. Mười năm sau, thế hệ chúng ta khuất bóng…đàn
cháu thuộc thế hệ kế tiếp xa lạ với quê
hương_ một dải sơn hà gấm vóc_ mà ông cha đã ngàn năm để lại. Tất cả nhìn về VN
như cái bóng lờ mờ. Quê hương chỉ còn là khái niệm mà thôi.
Tổ quốc bùi ngùi nhìn…những giọt
máu Lạc Hồng rơi rớt trên khắp cùng năm châu bốn bể … nghe đau xót vô cùng. Và
rồi các cháu sẽ dửng dưng khi nghe nhắc đến hai tiếng VIỆT NAM …
Cái Răng 12 /2012
kim Quang
No comments:
Post a Comment