Từ Trịnh Sơn Lượng
“Buồn ơi đến bao giờ
Còn thương đến bao giờ,
Thương nụ cười đơn côi. . . tháng đợi năm chờ . . .”
Bất chợt khi nào đó nghe đâu đây câu hát quen quen này củaLê Uyên Phương, tôi nghe trĩu nặng … lòng tôi lả tả chìm sâu hơn chín tầng địa ngục. Ở đó tôi tha hồ ngụplặntrong hạnhphúc của cơn đau tiền kiếp !
Cuối năm đệ nhị thời ấy, tôi không rớt tú tài I, nhưng tôi rớt cuộc tình tôi.Đầu năm đệ nhất . . . tôi tìm thấy những âm u trong “Buồn đến bao giờ”,bài nhạc buồn của LUP in trong hai tập nhạc mà tôi có (Yêu nhau khi còn thơ,màu cam, và Khi loài thú xa nhau, màu đỏ) . . . những lần hát lại, như có cáigì mằn mặn trên môi . . .
Nhạc LUP phong phú vô cùng, có bài điệu Calypso nhún nhẩy, cũng có bàiBoston buồn da diết . . . nhưng trong cái tận cùng của mọi bài hát của LUPđều là những tiếng nỉ non đưa ta rồi thì . . . cũng về với hư vô (?)
Bởi, mình đã dại khờ ngô nghê cùng bước vào “Vũng lầy của chúng ta”. . .
LL
Links:
Quốc Bảo 2007
Tôi dị ứng với những tình ca tập thể, tình ca mà mang hơi hám những cuộc hôn phối man rợ
thời Pol Pot,hát những lời lẽ, những cung bậc đúng với mọi trường hợp, như chiếc áo may sẵn hàng chợ khoác lên aicũng được. Đã là tình ca, thì phải của riêng một người - hay đúng hơn, của một người viết cho một người.
Vì thế, tôi yêu Lê Uyên Phương.
Cho nhau chắt hết thơ ngây
Trên cánh môi say Trên những đôi tay
Trên ngón chân bước về tình buồn tình buồn
Chị Uyên, khi hát bao giờ cũng như những hơi rên cố nén. Hơi rên của một cuộc làm tình.Anh Lộc, tức Phương, khi viết bao giờ cũng như viết sau một cuộc làm tình. Khi "đang còn nhức mỏi đôi vai".
Vì thế, tôi yêu đôi uyên ương sống động nhất trong lịch sử nhạc Việt này.
Những ca khúc Lê Uyên Phương lần đầu tôi được nghe, là trong một cơn say túy lúy ở nhà một người bạn. Người hát, là một gã du tử có tên Vũ Ngọc Giao. Giao hát gần trọn vẹn các bài trong tập Khi Loài Thú Xa Nhau, bằng một giọng bai bải "không hơi rung nghèo nàn", đệm guitar bập bùng quanh quẩn vài chords căn bản. Ở cơn say ấy, tôi biết đến Lê Uyên Phương.
Sau đó, khi cầm trên tay nhạc tập Khi Loài Thú Xa Nhau, một lần nữa tôi run rẩy vì lời tựa của Cung Tiến, miêu tả giọng hát người ca nữ Lê Uyên "như một dải khăn xô lướt thướt bay về phương Đông".
Năm 1992, tôi có dịp đệm đàn cho Lê Uyên hát ở hai đêm nhạc Nhà Văn hóa Thanh niên, hát miễn phí cho giới trẻ, do các anh Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu vận động tổ chức. Đó cũng là cơ hội duy nhất tôi chính thức nghe chị Uyên hát, hát những tình-ca-loài-thú đầy điên mê của chồng chị. Đó là hai đêm hát tôi không bao giờ quên.
Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này
Hãy ngồi xuống đây như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
Dưới nắng ban mai phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ
Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai
Cho da thịt này đốt cháy thương đau
Đó là tình yêu thời tao loạn.
Vì lẽ ấy, tôi yêu Lê Uyên Phương.
Lần nào lên Đà Lạt, vào cà phê Tùng, tôi cũng yêu cầu nghe Lê Uyên Phương. Lê Uyên Phương làtinh túy Đà Lạt, là kết tinh tình yêu hoang dã và hoan lạc của Đà Lạt, là ước mơ bất thành của những tình nhân Đà Lạt. Đà-Lạt-thật. Ngoài Khánh Ly, ngoài Lê Uyên Phương, hình như tôi thấy các giọng hátĐà Lạt khác đều giả...
Quốc Bảo
http://www.quocbaomusic.com
Tôi dị ứng với những tình ca tập thể, tình ca mà mang hơi hám những cuộc hôn phối man rợ
thời Pol Pot,hát những lời lẽ, những cung bậc đúng với mọi trường hợp, như chiếc áo may sẵn hàng chợ khoác lên aicũng được. Đã là tình ca, thì phải của riêng một người - hay đúng hơn, của một người viết cho một người.
Vì thế, tôi yêu Lê Uyên Phương.
Cho nhau chắt hết thơ ngây
Trên cánh môi say Trên những đôi tay
Trên ngón chân bước về tình buồn tình buồn
Chị Uyên, khi hát bao giờ cũng như những hơi rên cố nén. Hơi rên của một cuộc làm tình.Anh Lộc, tức Phương, khi viết bao giờ cũng như viết sau một cuộc làm tình. Khi "đang còn nhức mỏi đôi vai".
Vì thế, tôi yêu đôi uyên ương sống động nhất trong lịch sử nhạc Việt này.
Những ca khúc Lê Uyên Phương lần đầu tôi được nghe, là trong một cơn say túy lúy ở nhà một người bạn. Người hát, là một gã du tử có tên Vũ Ngọc Giao. Giao hát gần trọn vẹn các bài trong tập Khi Loài Thú Xa Nhau, bằng một giọng bai bải "không hơi rung nghèo nàn", đệm guitar bập bùng quanh quẩn vài chords căn bản. Ở cơn say ấy, tôi biết đến Lê Uyên Phương.
Sau đó, khi cầm trên tay nhạc tập Khi Loài Thú Xa Nhau, một lần nữa tôi run rẩy vì lời tựa của Cung Tiến, miêu tả giọng hát người ca nữ Lê Uyên "như một dải khăn xô lướt thướt bay về phương Đông".
Năm 1992, tôi có dịp đệm đàn cho Lê Uyên hát ở hai đêm nhạc Nhà Văn hóa Thanh niên, hát miễn phí cho giới trẻ, do các anh Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu vận động tổ chức. Đó cũng là cơ hội duy nhất tôi chính thức nghe chị Uyên hát, hát những tình-ca-loài-thú đầy điên mê của chồng chị. Đó là hai đêm hát tôi không bao giờ quên.
Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này
Hãy ngồi xuống đây như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
Dưới nắng ban mai phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ
Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai
Cho da thịt này đốt cháy thương đau
Đó là tình yêu thời tao loạn.
Vì lẽ ấy, tôi yêu Lê Uyên Phương.
Lần nào lên Đà Lạt, vào cà phê Tùng, tôi cũng yêu cầu nghe Lê Uyên Phương. Lê Uyên Phương làtinh túy Đà Lạt, là kết tinh tình yêu hoang dã và hoan lạc của Đà Lạt, là ước mơ bất thành của những tình nhân Đà Lạt. Đà-Lạt-thật. Ngoài Khánh Ly, ngoài Lê Uyên Phương, hình như tôi thấy các giọng hátĐà Lạt khác đều giả...
Quốc Bảo
http://www.quocbaomusic.com
==============================
Khi loài thú xa nhau
Phan Anh Dũng
Trước Tết Tân Mão tôi có dịp đến thăm thành phố San Jose, nằm trong một "thung lũng hoa vàng" ở California. Một buổi sáng sương mù và tiết trời lành lạnh, tôi lang thang ở thương xá Lion Plaza, mong tìm chút hương vị Tết. Các hàng quán treo cờ, căng bảng Cung Chúc Tân Xuân khắp nơi. Bên ngoài nhiều cửa hàng bầy bán mứt, bánh, kẹo ... trong những hộp gói giấy đỏ đẹp mắt. Ở một góc Plaza, đông người chen chúc lựa chọn những chậu hoa lan, hoa cúc và dĩ nhiên cũng không thiếu những nhánh hoa anh đào e ấp dễ thương...
Tôi thích ghé gian hàng bán CD/DVD nhạc để xem "có gì lạ" và sau đó vào thăm tiệm sách Tự Do, nghe nói đây là tiệm sách duy nhất còn "sống sót" ở thành phố đông người Việt thứ nhì ở Hoa Kỳ này (sau vùng Quận Cam ở Nam Cali). Sau khi lựa được vài quyển nhạc khá ưng ý thì tình cờ thấy quyển "Không có mây trên thành phố Los Angeles" của Lê Uyên Phương (LUP) nằm trên kệ "on sale". Tôi cầm tập truyện ngắn & bút ký này và đọc thoáng qua vài bài. Ngạc nhiên vì không ngờ LUP viết "được quá" (sau này mới biết là anh đã từng dạy Triết trước 75).
LUP là một nhạc sĩ với dòng nhạc trẻ trung và lạ, xuất hiện vào thập niên 60. Tôi không sao quên được "đôi uyên ương" Lê Uyên & Phương hát một cách đam mê, say sưa những bản nhạc với lời chứa chan tình yêu, rất thật, có thể nói là "nóng bỏng", lồng trong khung cảnh núi đồi, hồ nước, cỏ cây ... ở Đà Lạt, do chính LUP sáng tác.
Lê Uyên (tên thật: Lâm Phúc Anh) với gương mặt bầu bĩnh, tóc thả dài, mắt kẻ thật đậm gây ấn tượng ... và Phương (tên thật: Lê Minh Lập / khai sanh: Lê Văn Lộc) với tóc dài hippy, hàm râu mép và ngón đệm guitar rất "ngọt". Một ngón tay bên trái của anh có nổi cục bướu to tướng! Hình ảnh Lê Uyên và Phương thật giống Sonny & Cher của Hoa Kỳ lúc đó!
Tôi còn giữ đến bây giờ 2 tập nhạc "Yêu Nhau Khi Còn Thơ" và "Khi Loài Thú Xa Nhau" với những bản nhạc bất hủ như "Tình Khúc Cho Em", "Vũng Lầy Của Chúng Ta", "Hãy Ngồi Xuống Đây", "Đêm Chợ Phiên Mùa Đông", "Lời Gọi Chân Mây" v v
Trong số đó, bài "Dạ Khúc Cho Tình Nhân" là bài tôi yêu thích nhất. Truyện ngắn "Con chuồn chuồn trong trí nhớ" trong tập sách "Không có mây trên thành phố Los Angeles" có đề cập đến "Dạ Khúc Cho Tình Nhân" và đính kèm bản nhạc do LUP chép tay. Thật kỳ lạ: tôi vẫn nhớ khá rõ từng lời của bài hát này dù đã không đàn hát bản này trong mấy chục năm qua.
Được biết Lê Uyên Phương ra đi một cách "hồn nhiên" năm 1999, hưởng dương 58 tuổi. Anh để lại cho đời những đóa hoa đẹp, chẳng những về âm nhạc mà còn về văn và hội họa nữa. (Những tranh trong trang này là tác phẩm của LUP).
Phan Anh Dũng (Mồng 2 Tết Tân Mão - Feb 4, 2011)
|
======================================
Học Trò 5.2011
... Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ý cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống ...
... Tiếng nói mới đó, những "chansons de sanglot" đó, không biểu tỏ gì khác hơn là hạnh phúc ái tình giống như một hòn đảo mịt mù sương trong cơn giông thời đại. Bởi vậy mà ta nghe thấy nhiều đau đớn, nhiều nức nở đến thế. Chẳng phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: mắt mở thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Đó là tại sao những melodies đau đớn của PHƯƠNG - nơi ta có lẽ đã bắt lại được một machochisme huy hoàng - luôn luôn ở mode majeur. Cái "buồn majeur" là cái buồn sâu thẳm nhất trong âm nhạc có chủ âm.Và đó chính là "thú đau thương" đơn và thuần vậy ....
Cung Tiến
Sàigòn 20-2-1970
Đó là những lời thật trân trọng của nhạc sĩ Cung Tiến chia sẻ cảm nghĩ của ông về dòng nhạc Lê Uyên Phương (LUP), được đăng lại ở bìa sau tập nhạc Lê Uyên Phương - Khi Loài Thú Xa Nhau. (Toàn bộ tập nhạc này cũng như tập nhạc Yêu Nhau Khi Còn Thơ đã được gia đình nhạc sĩ cho ấn hành trên mạng lưới toàn cầu ở đây: http://www.leuyenphuong.com/tapnhac/khiloaithuxanhau.htm )
Thật vậy, mười bẩy trên hăm hai ca khúc của hai tập nhạc đó đều nằm ở cung trưởng, mà lại là cung trưởng tươi sáng như Do Trưởng, Sol và Re trưởng, chứ rất ít bài ở thể buồn buồn Fa trưởng, còn tuyệt nhiên là ông không dùng hai dấu giáng Si bemol trưởng. Đây là một nghịch lý cần phải được làm sáng tỏ về mặt nhạc thuật. Trưởng thì thường thường là vui, tại sao trong nhạc Lê Uyên Phương nó lại trở nên buồn sâu thẳm, thậm chí đau đớn, nức nở, mà cũng lại vừa rất huy hoàng - như nhạc sĩ Cung Tiến đã phê bình?
Thật ra một vài ghi chú nho nhỏ sau đây cũng chẳng thể nói lên được nhiều về dòng nhạc, nhưng nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy cách thức khai triển cũng như cấu trúc bài nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương phức tạp hơn nhiều so với các nhạc sĩ cùng thời, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) chẳng hạn. Một đoạn phiên khúc của một bài nhạc thường không chỉ đơn giản là một loạt những tịnh tiến của một cung nhạc (Tình Nhớ - TCS), hay một khai triển đơn thuần của một ý nhạc nào đó (Nắng Thủy Tinh - TCS). Các câu nhạc cũng có độ dài không bằng nhau, như 8 8 8 8 trong phiên khúc của Diễm Xưa (TCS) chẳng hạn. Nhạc Lê Uyên Phương gập ghềnh, các câu nhạc có độ dài khác nhau, cách phát triển câu nhạc cũng thay đổi theo từng bài chứ không theo một khuôn mẫu nhất định. Trong phiên khúc, nhiều khi nhạc sĩ đổi từ Trưởng sang Thứ thật lạ kỳ như trong bài Đá Xanh, hay chuyển đoạn nhỏ Re thứ xen kẽ giữa điệp khúc Re Trưởng và phiên khúc cũng Re Trưởng của Đêm Chợ Phiên Mùa Đông . Hay nhất là các cấu trúc (song system) của bài nhạc. Sau đây là một vài thí dụ về sự đa dạng:
- Buồn Đến Bao Giờ : ABA'CA,
- Kỷ Niệm Trong Chiều : AA'BA''C,
- Nỗi Buồn Dâng Hiến : ABA',
- Một Ngày Vui Mùa Đông / Còn Nắng Trên Đồi / Hết Rồi Những Ngày Vui: AABA,
- Đêm Chợ Phiên Mùa Đông hay Vũng Lầy của Chúng Ta:: AABCA
- Không Nhìn Nhau Lần Cuối : ABCAB
- Dạ Khúc Cho Tình Nhân : AABC
- Đá Xanh ABABAB
v.v.
Ngoài ra, cái tựa đề của bài nhạc cũng góp phần không nhỏ vào việc "loãng hóa" nhạc LUP nữa. Các tựa bài của ông hầu như cũng chỉ là định nghĩa sơ sài về nội dung bài hát, chứ không theo kiểu mẫu của nhạc pop. Trong nhạc pop, tựa bài phải nằm ở hai chỗ chiến lược là đầu bài hoặc cuối bài, và phải được lặp đi lặp lại ở điệp khúc, nhằm để người nghe nhớ bài nhạc dai hơn. Tựa bài trong nhạc Lê Uyên Phương phớt lờ một cách cố ý khái niệm tựa bài đó. Thậm chí trong bài nhạc Chiều Phi Trường, cả bài nhạc không có một chi tiết nào tả cảnh phi trường hay phi cơ, nếu nhạc sĩ để tựa là Chiều Quán Trọ nghe cũng rất thích hợp :)
Những chi tiết nho nhỏ vừa kể trên, nếu gom góp lại vào một bài sẽ tạo nên một không khí lãng đãng, rời rạc, có lẽ vì thế mà góp phần vào cái sự buồn đau đớn chăng?
Lời nhạc của Lê Uyên Phương cũng góp một phần rất đáng kể tạo nên nét nhạc riêng biệt của dòng nhạc này. Trong nhạc của ông, người nam và người nữ là một hiện hữu, gắn bó vào đời nhau: "tôi với em, dương trần vai tiễn đưa", "ta từng thương mến nhau ... em đành quên lãng sao?", "em ơi, xin em nói yêu thương đậm đà". Khi nói lời chia ly cũng phải là hành động rất rõ ràng "Em ơi Em ơi quay đi để cho chia lìa lần này dài phút xót xa". Ông cũng sử dụng rất nhiều các hình ảnh trăng, sao, mây trời, v.v để nói lên tâm trạng, như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Riêng vấn đề "mây trời" trong nhạc của ông cũng khá dài để thừa sức làm một tiểu luận phân tích. Khác với quan niệm thường gặp về nhạc LUP là nhạc của ông có vẻ wild, man dại, thậm chí có nhiều "dục tính", tôi thấy nhạc của ông có nhiều bài thật thanh khiết, cao sang, thật đẹp như "Mình ngồi ngắm mây trời, tuổi hồng đã xa vời", "khi em bước đến bên tôi, lời chim tưng bừng", "nầy anh ơi suối reo sườn đồi, nầy chim ơi reo mừng cuộc đời ghi tên", "vì đâu mê say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh", v.v. và v.v.
Dòng nhạc Lê Uyên Phương thật say đắm, có thật nhiều điều cần phải được phân tích để tìm kiếm, để đồng cảm, để thấy sự thông minh trong cách tạo dựng một bài nhạc để tạo một ấn tượng, vu vơ hay say đắm, hồn nhiên hay ưu tư, buồn thoáng qua hay buồn muôn thuở. Hy vọng sẽ có một hay nhiều dịp khác nữa để tôi phân tích từng bài nhạc một cách cụ thể hơn và cùng bạn hiểu thêm về nhạc thuật của người nhạc sĩ đa tài Lê Uyên Phương.Học Trò
5-2011
Tái bút: Mời bạn nghe một số bài nhạc LUP qua giọng ca Thiên Phượng và hòa âm của nhạc sĩ Duy Cường:
http://giaocam.saigonline.com/CaSiMainT/CaSiMainTListingThienPhuong.php
... Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ý cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống ...
... Tiếng nói mới đó, những "chansons de sanglot" đó, không biểu tỏ gì khác hơn là hạnh phúc ái tình giống như một hòn đảo mịt mù sương trong cơn giông thời đại. Bởi vậy mà ta nghe thấy nhiều đau đớn, nhiều nức nở đến thế. Chẳng phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: mắt mở thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Đó là tại sao những melodies đau đớn của PHƯƠNG - nơi ta có lẽ đã bắt lại được một machochisme huy hoàng - luôn luôn ở mode majeur. Cái "buồn majeur" là cái buồn sâu thẳm nhất trong âm nhạc có chủ âm.Và đó chính là "thú đau thương" đơn và thuần vậy ....
Cung Tiến
Sàigòn 20-2-1970
Đó là những lời thật trân trọng của nhạc sĩ Cung Tiến chia sẻ cảm nghĩ của ông về dòng nhạc Lê Uyên Phương (LUP), được đăng lại ở bìa sau tập nhạc Lê Uyên Phương - Khi Loài Thú Xa Nhau. (Toàn bộ tập nhạc này cũng như tập nhạc Yêu Nhau Khi Còn Thơ đã được gia đình nhạc sĩ cho ấn hành trên mạng lưới toàn cầu ở đây: http://www.leuyenphuong.com/tapnhac/khiloaithuxanhau.htm )
Thật vậy, mười bẩy trên hăm hai ca khúc của hai tập nhạc đó đều nằm ở cung trưởng, mà lại là cung trưởng tươi sáng như Do Trưởng, Sol và Re trưởng, chứ rất ít bài ở thể buồn buồn Fa trưởng, còn tuyệt nhiên là ông không dùng hai dấu giáng Si bemol trưởng. Đây là một nghịch lý cần phải được làm sáng tỏ về mặt nhạc thuật. Trưởng thì thường thường là vui, tại sao trong nhạc Lê Uyên Phương nó lại trở nên buồn sâu thẳm, thậm chí đau đớn, nức nở, mà cũng lại vừa rất huy hoàng - như nhạc sĩ Cung Tiến đã phê bình?
Thật ra một vài ghi chú nho nhỏ sau đây cũng chẳng thể nói lên được nhiều về dòng nhạc, nhưng nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy cách thức khai triển cũng như cấu trúc bài nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương phức tạp hơn nhiều so với các nhạc sĩ cùng thời, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) chẳng hạn. Một đoạn phiên khúc của một bài nhạc thường không chỉ đơn giản là một loạt những tịnh tiến của một cung nhạc (Tình Nhớ - TCS), hay một khai triển đơn thuần của một ý nhạc nào đó (Nắng Thủy Tinh - TCS). Các câu nhạc cũng có độ dài không bằng nhau, như 8 8 8 8 trong phiên khúc của Diễm Xưa (TCS) chẳng hạn. Nhạc Lê Uyên Phương gập ghềnh, các câu nhạc có độ dài khác nhau, cách phát triển câu nhạc cũng thay đổi theo từng bài chứ không theo một khuôn mẫu nhất định. Trong phiên khúc, nhiều khi nhạc sĩ đổi từ Trưởng sang Thứ thật lạ kỳ như trong bài Đá Xanh, hay chuyển đoạn nhỏ Re thứ xen kẽ giữa điệp khúc Re Trưởng và phiên khúc cũng Re Trưởng của Đêm Chợ Phiên Mùa Đông . Hay nhất là các cấu trúc (song system) của bài nhạc. Sau đây là một vài thí dụ về sự đa dạng:
- Buồn Đến Bao Giờ : ABA'CA,
- Kỷ Niệm Trong Chiều : AA'BA''C,
- Nỗi Buồn Dâng Hiến : ABA',
- Một Ngày Vui Mùa Đông / Còn Nắng Trên Đồi / Hết Rồi Những Ngày Vui: AABA,
- Đêm Chợ Phiên Mùa Đông hay Vũng Lầy của Chúng Ta:: AABCA
- Không Nhìn Nhau Lần Cuối : ABCAB
- Dạ Khúc Cho Tình Nhân : AABC
- Đá Xanh ABABAB
v.v.
Ngoài ra, cái tựa đề của bài nhạc cũng góp phần không nhỏ vào việc "loãng hóa" nhạc LUP nữa. Các tựa bài của ông hầu như cũng chỉ là định nghĩa sơ sài về nội dung bài hát, chứ không theo kiểu mẫu của nhạc pop. Trong nhạc pop, tựa bài phải nằm ở hai chỗ chiến lược là đầu bài hoặc cuối bài, và phải được lặp đi lặp lại ở điệp khúc, nhằm để người nghe nhớ bài nhạc dai hơn. Tựa bài trong nhạc Lê Uyên Phương phớt lờ một cách cố ý khái niệm tựa bài đó. Thậm chí trong bài nhạc Chiều Phi Trường, cả bài nhạc không có một chi tiết nào tả cảnh phi trường hay phi cơ, nếu nhạc sĩ để tựa là Chiều Quán Trọ nghe cũng rất thích hợp :)
Những chi tiết nho nhỏ vừa kể trên, nếu gom góp lại vào một bài sẽ tạo nên một không khí lãng đãng, rời rạc, có lẽ vì thế mà góp phần vào cái sự buồn đau đớn chăng?
Lời nhạc của Lê Uyên Phương cũng góp một phần rất đáng kể tạo nên nét nhạc riêng biệt của dòng nhạc này. Trong nhạc của ông, người nam và người nữ là một hiện hữu, gắn bó vào đời nhau: "tôi với em, dương trần vai tiễn đưa", "ta từng thương mến nhau ... em đành quên lãng sao?", "em ơi, xin em nói yêu thương đậm đà". Khi nói lời chia ly cũng phải là hành động rất rõ ràng "Em ơi Em ơi quay đi để cho chia lìa lần này dài phút xót xa". Ông cũng sử dụng rất nhiều các hình ảnh trăng, sao, mây trời, v.v để nói lên tâm trạng, như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Riêng vấn đề "mây trời" trong nhạc của ông cũng khá dài để thừa sức làm một tiểu luận phân tích. Khác với quan niệm thường gặp về nhạc LUP là nhạc của ông có vẻ wild, man dại, thậm chí có nhiều "dục tính", tôi thấy nhạc của ông có nhiều bài thật thanh khiết, cao sang, thật đẹp như "Mình ngồi ngắm mây trời, tuổi hồng đã xa vời", "khi em bước đến bên tôi, lời chim tưng bừng", "nầy anh ơi suối reo sườn đồi, nầy chim ơi reo mừng cuộc đời ghi tên", "vì đâu mê say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh", v.v. và v.v.
Dòng nhạc Lê Uyên Phương thật say đắm, có thật nhiều điều cần phải được phân tích để tìm kiếm, để đồng cảm, để thấy sự thông minh trong cách tạo dựng một bài nhạc để tạo một ấn tượng, vu vơ hay say đắm, hồn nhiên hay ưu tư, buồn thoáng qua hay buồn muôn thuở. Hy vọng sẽ có một hay nhiều dịp khác nữa để tôi phân tích từng bài nhạc một cách cụ thể hơn và cùng bạn hiểu thêm về nhạc thuật của người nhạc sĩ đa tài Lê Uyên Phương.Học Trò
5-2011
Tái bút: Mời bạn nghe một số bài nhạc LUP qua giọng ca Thiên Phượng và hòa âm của nhạc sĩ Duy Cường:
http://giaocam.saigonline.com/CaSiMainT/CaSiMainTListingThienPhuong.php
Tái bút #2: Mời bạn xem tiếp bài kế, trong đó tôi phân tích nhạc phẩm đầu tay Buồn Đến Bao Giờ của nhạc sĩ Lê Uyên Phương : http://hoctroviet.blogspot.com/2011/05/vai-cam-nghi-ve-buon-en-bao-gio-ban.htmlNguồn: http://hoctro-2011backup.blogspot.com/2011/05/vai-cam-nghi-ve-nhac-thuat-cua-nhac-si.html
=============================
Trường kỳ
Trong lần về Sài Gòn vào tháng 4 năm 2008 vừa qua, người viết đã có dịp gặp nữ ca sĩ Lê Uyên, cũng từ Hoa Kỳ về hát tại Việt Nam. Người viết đã được nghe chị hát tại một phòng trà ở Sài Gòn trong một chương trình đặc biệt dành cho người đã chung sống với chị trong suốt 15 năm trước khi đi đến đổ vỡ. Đó cũng là một người cùng với chị phối hợp thành một cặp song ca rất nổi tiếng kể từ những năm cuối thập niên 60. Người nghệ sĩ đó không ai khác hơn là Lê Uyên Phương, mà bài viết đặc biệt hôm nay được coi như một sự tưởng nhớ về người nhạc sĩ có những khúc tình ca bất hủ vẫn còn gây được nhiều ảnh hưởng rộng lớn cho đến ngày hôm nay, gần 10 năm sau khi anh giã từ cuộc sống. Trong dịp này, Lê Uyên đã trình bày một số nhạc phẩm tiêu biểu của người viết nhạc tài hoa có một đời sống nội tâm rất sâu xa, bao gồm một triết lý sống được nhận thấy dễ dàng trong những ca khúc cũng như trong những tập sách hoặc những tác phẩm hội họa của anh.
Cũng trong dịp này, Lê Uyên đã nhắc nhở đến một số kỷ niệm về người chồng quá vãng được tất cả mọi người chăm chú theo dõi khi nhớ về một người viết nhạc mà những tác phẩm của anh gây được nhiều ảnh hưởng nơi những người trẻ tuổi vào thời đó.
Trong một dịp tình cờ, người viết đã trở lại ngôi nhà xinh xắn của Lê Uyên Phương trên đường số 55 tại thành phố Long Beach, Nam California, đúng vào dịp giỗ lần thứ 9 của anh vào mùa hè năm 2008 vừa qua, hiện do người em gái của Lê Uyên là Lâm Phi Yến cư ngụ. Chị Lâm Phi Yến, em ruột của Lê Uyên chính là người vợ sau của Lê Uyên Phương, đã cùng anh chung sống cho đến những giây phút cuối đời.
Đúng 10 năm về trước, cũng trong căn nhà này, Lê Uyên Phương và người viết đã có một buổi nói chuyện rất thân mật và cới mở, kéo dài gần như suốt một ngày giữa một thế giới riêng tư của anh, trong hương vị của những tách cà phê thơm lừøng và những làn khói thuốc mịt mờ do anh hút thuốc liên hồi.
Góc kia được dành cho cái studio thu thanh nhỏ bé của Lê Uyên Phương, dọc theo bức tường có cầu thang dẫn lên lầu là những họa phẩm do anh sáng tác. Góc kia là những posters và hình chụp nghệ thuật được lồng kính treo trên vách, v.v... Tất cả vị trí của những đồ vật đó gần như không hề thay đổi. Chỉ thiếu bóng dáng quen thuộc của Lê Uyên Phương trong chiếc áo thun ngắn tay và chiếc quần jeans sờn gấu, bạc màu thật bình dị như con người của anh. Và cũng thật phóng khoáng như những lời tâm sự của anh trong một buổi nói chuyện sau đó anh cho là chưa từng thổ lộ với ai nhiều chi tiết đến thế.
Nhân dịp tưởng nhớ đến Lê Uyên Phương trong năm giỗ thứ 9, một số chi tiết về anh sẽ được gửi tới bạn đọc qua bài viết này cùng với một số kỷ niệm về anh qua những lời tâm sự của Lê Uyên cũng như những nhận xét của chị về dòng nhạc Lê Uyên Phương về tình yêu cũng như triết lý sống, nhất là từ khi anh biết sẽ không còn sống được lâu...
Từ ngay trong thời kỳ thắm thiết nhất trong đời sống tình cảm của Lê Uyên và Phương, người ta đã nhìn thấy sự bi quan, khiến đầu óc anh thường liên tưởng đến những sự phân ly, xa cách : "Đời sống của Phương là cây cỏ, là núi đồi, là chim chóc, là cà phê, là bình trà nóng mỗi buổi sáng. Và cây đàn guiatr... Chúng tôi đã đi nhiều nơi trong thành phố Đà Lạt. Đi tới đâu, bất cứ gì anh nhìn thấy được, anh đều liên tưởng ngay tới đời sống của điều anh nhìn thấy. Trong những lần đi chơi đó, anh đã nhìn thấy những viên sỏi, đá. Và dọc theo những con đường chúng tôi đi ở ven đồi. Anh đã nhìn thấy ngay những viên sỏi rất là vô tư, rất ngây thơ, rất mộng mơ. Anh nghĩ ngay sẽ có một ngày đá sẽ là một điều gì nói lên sự thủy chung. Và sau cùng, những viên đá đó sẽ trở thành tấm mộ bia. Trên đó ghi ngày sinh, ngày tử của mình. Nơi đó, tấm bia mộ đó sẽ ôm ấp hình hài của chúng ta. Và dĩ nhiên với cái bia đá của Phương, dòng máu anh vẫn nồng nàn chảy. Dù không được trao đến Uyên, nhưng Uyên vẫn cảm thấy cái điều đó.
Nhiều người thường gọi anh bằng tên Lộc, nhưng thật ra không phải. Tên thật của anh là Lê Minh Lập, sinh ngày 02 tháng 02 tại Đà Lạt. Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh nên giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần khai là một lần tên anh bị viết sai bởi viên chức hộ tịch! Khai sinh lại lần đầu tiên tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó anh không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ.
Khi mới sinh ra anh đã có một cục bướu ở ngón tay, mỗi ngày một lớn dần. Lúc bấy giờ anh được cho biết là ung thư xương: "Khi Phương mới sinh ra, anh đã có một cục bướu trên tay. Và mỗi ngày cục bướu đó lớn dần. Cây đàn đầu tiên anh chơi là cây vĩ cầm. Và tới lúc cục bướu trên ngón tay lớn dần, anh không thể bấm những "accords" được thì anh chuyển sang tây ban cầm. Và cũng từ đó, cây guitar là người yêu của Phương, là đời sống của Phương. Và anh cũng dùng cây guitar đó để viết thành những ca khúc trong đời sống âm nhạc của anh. Và lúc bấy giờ bác sĩ cho biết anh bị ung thư xương và anh sẽ sống không có lâu. Cho nên anh đã nói với gia đình là anh không lập gia đình dù anh là con trai cả trong một gia đình 7 chị em. Nhưng anh đã nhất quyết không lấy vợ bởi vì anh không muốn có những hệ lụy không cần thiết và sẽ rất là đau khổ sau này".
Về tên Lê Uyên Phương của mình, anh cho biết Phương chính là tên của thân mẫu anh, là Công Tằng Tôn Nữ Phương Nhi. Còn Lê là họ của thân phụ anh. Còn riêng tên Uyên là tên người con gái đầu tiên anh gặp. Vả anh đã nhấn mạnh là "khi phát hiện ra có một giống nữ bên cạnh đời sống của anh thì người đó tên là Uyên, anh gặp ở Pleiku". Người phụ nữ tên Uyên đã có gia đình, hiện cư ngụ tại Pháp, từng liên lạc với anh nhân một chuyến anh sang đây, nhưng anh không có dịp để gặp lại. Đó cũng chính là người Lê Uyên nhắc đến nhưng không tiết lộ tên... Với mối tình đó, Lê Uyên Phương đã viết ca khúc đầu tay Buồn Đến Bao Giờ tại Pleiku khi mới 19 tuổi: "Ai cũng có những mối tình dang dở. Và ai cũng có ít nhất là một lần bị thất tình. Thì Lê Uyên Phương cũng không ở trong trường hợp ngoại lệ. Cái mối tình đầu tiên của anh tất nhẹ nhàng và anh đã viết bài hát Buồn Đến Bao Giờ ở Pleiku, nơi anh đã dạy học 4 năm trước đó".
Sau này khi anh gặp Lê Uyên và cùng đi hát, anh dùng tên này để đặt cho chị, vì Lê Uyên không muốn dùng tên thật của mình ngay trong lần đầu tiên trình diễn chung tại quán Thằng Bờm, nơi sinh hoạt của Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1970 trong lần cả hai về thăm gia đình.
Còn riêng khi viết nhạc anh lấy tên là Lê Uyên Phương, nhưng khi hai người trình diễn chung thành một cặp song ca, anh đặt là Lê Uyên và Phương. Về trường hợp gặp gỡ Lê Uyên để sau đó trở thành cặp song ca nổi tiêng, anh cho biết hồi đó nhà hai người ở gần nhau trên đường Võ Tánh Đà Lạt khi Lê Uyên từ Sài Gòn lên đây như lời kể của Lê Uyên: "Từ mùa Đông năm 1966, khi Lê Uyên từ Sài Gòn lên Đà Lạt để học, nhà của tôi cách nhà của Phương có một căn thôi. Nhà tôi số 18, nhà Phương số 22. Và chúng tôi đã yêu nhau ngay lập tức, ngay cái ánh mắt đầu tiên khi mới gặp nhau".
Và từ đó, Đà Lạt đã là bối cảnh cho tình yêu thắm thiết giữa hai người: "Đời sống của Phương là những con phố Đà Lạt. Chúng tôi xuống phố hằng ngày, nhưng anh vẫn yêu những con phố đó. Những con phố nối liền với nhau bằng những con dốc rất cao. Một bài hát mà Lê Uyên nghĩ nó đầy tính chất Lê Uyên Phương, rất đam mê, rất nồng nàn, không biết trước mắt là gì, không cần ngày mai sẽ ra sao. Chúng tôi vẫn hát. Hát với tất cả tấm lòng của chúng tôi. Hát với sự chân thật đam mê của chính mình. Đó là Vũng Lầy Của Chúng Ta".
Lê Uyên Phương lập gia đình với Lâm Phúc Anh (tức Lê Uyên) vào năm 68 và họ sống với nhau trong niềm hạnh phúc tuyệt vời trong một tình yêu tưởng như không có gì có thể chia cách: "Đời sống của chúng tôi lúc đó như thế nào thì Lê Uyên nói ngay, nếu lúc đó, ngày đó nếu không cần ăn, nếu không cần ngủ mà được sống thì chúng tôi sẽ không ăn, không ngủ để yêu nhau. Vì cái thời gian có nhau rất ít. Bởi vì có thể ngày mai chúng ta sẽ không còn nhìn thấy nhau. Thì đó là một sự hạnh phúc rất lớn lao của riêng cá nhân Lê Uyên và Phương".
Tuy sống trong những tình cảm nồng nàn và say đắm như vậy, nhưng trong những sáng tác của Lê Uyên Phương, người ta luôn thấy ẩn tàng một sự xa cách, chia lìa đến từ tâm trạng của một người luôn băn khoăn, trăn trở với cuộc sống trong thời chiến tranh: "Suốt trong thời kỳ chúng tôi yêu nhau, chúng tôi đã sống trong một cái không khí đầy chiến tranh. Chiến tranh ở khắp mọi nơi. Và mọi người nếu có nhau họ đã sống rất vội vã và sống trọn vẹn bên nhau. Bởi vì có thể ngày mai hay là sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa có thể chúng ta không còn nhau. Ngày đó Phương dạy học ở Đà Lạt, Lê Uyên ở Sài Gòn. Vì anh đi dạy học, anh không thể về thăm hay gặp Lê Uyên mỗi lần anh muốn được. Dĩ nhiên, là chúng tôi muốn gặp nhau mỗi ngày, nhưng mà không thể được. Vì thế anh đã cố gắng thu xếp để về một tháng, hai ngày để chúng tôi gặp mặt được nhau. Ai cũng thắc mắc tại sao đang yêu thương nhau như vậy, đang thắm thiết với nhau như vậy mà tại sao Phương chỉ viết về những nỗi chia lìa, sự xa cách. Đó là một cái dấu hỏi rất lớn".
Nhưng không ai ngờ, sau 15 năm chung sống, Lê Uyên và Phương đi đến đổ vỡ sau khi đã có với nhau hai con gái, là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My, tất cả đều đã lập gia đình. Riêng Lê Uyên Uyên có một bé gái tên Lê Vĩ Cầm, năm nay hơn 15 tuổi. Sự đổ vỡ đó đối với Lê Uyên Phương là một cái "choc" lớn trong đời và cũng là một bài học lớn nhất đối với anh.
Trong lần tâm sự với người viết cách đây đúng 10 năm, Lê Uyên Phương cho biết ngoài vai người chồng và người tình, anh còn coi Lê Uyên như một người em vì không có điều gì Lê Uyên làm mà không hỏi anh. Cũng như không có quyết định gì của Lê Uyên mà anh không được hỏi ý kiến. Đối với anh trong suốt thời gian chung sống, Lê Uyên đã tỏ ra là một người phụ nữ hoàn toàn cho tới khi xảy ra đổ vỡ mà theo anh "những điều mình thấy là những nguyên nhân không giải thích được những cái hiện tượng", như anh tâm sự với một giọng nói thật buồn. Và anh đi đến kết luận là những lý do đưa đến sự chia tay với Lê Uyên không có nghĩa lý gì hết. Do đó sau khi chia tay, tương quan giữa hai người vẫn là những mối tương quan tốt đẹp và "không có gì ghê gớm" như anh nói.
Sau khi cuộc hôn nhân giữa Lê Uyên và Phương đổ vỡ, người con gái nhỏ về ở với mẹ cho đến khi 11 tuổi, trong khi người con gái lớn sống với bố cho đến khi lập gia đình.
Khi đề cập về cái chết, Lê Uyên Phương cho rằng hồi còn trẻ anh cho là quan trọng. Nhưng trong thời điểm đó, anh không biết là mình có đủ chân thành để nói là không quan trọng hay không, tuy rằng thú nhận là sợ cái chết vì sợ mất những gì mình đang có. Nhưng cuối cùng anh chấp nhận là trên cuộc đời không có gì miễn viễn. Lê Uyên Phương cũng khẳng định là anh không hối tiếc một điều gì một khi nhắm mắt xuôi tay. Và rồi cái chết đã đến với Lê Uyên Phương đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà người con gái lớn, là Lê Uyên Uyên vào ngày 29 tháng 06 năm 1999, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện UCI của đại học California ở thành phố Irvine, nam California: "Phương đã nằm xuống vĩnh viễn. Anh bỏ lại sau lưng tất cả. Ngay cả điều anh yêu thích nhất là âm nhạc. Anh cũng phải chia tay với nó. Anh đã không chết vì ung thư xương như đã được biết cách đó bao nhiêu năm. Anh đã chết vì ung thư phổi. Anh hút thuốc nhiều lắm. Và khi anh nằm xuống, anh đã nắm tay Uyên để nói rằng "Em phải sống nếu anh có mệnh hệ nào, em phải sống để đưa tất cả những đứa con tinh thần của chúng ta về lại quê hương và tiếp tục hát. Em phải sống để làm trọn vẹn những điều anh đang làm dở dang và phải hoàn thành nó với tất cả tấm lòng của em. Đừng buồn bởi vì ai cũng có số mệnh, ai cũng có một định mệnh.Định mệnh của Lê Uyên khắc nghiệt vô cùng. Lúc anh mất, anh mới chỉ 59 tuổi thôi. Cái tuổi mà đầu óc sáng tạo hãy còn đầy sự tha thiết, trong tình yêu vẫn còn đầy tràn, nhưng anh phải đi vì anh đã làm hết tất cả những gì anh có thể làm được cho Tình Yêu, cho Lê Uyên. Uyên không có giữ gì được của anh ngoài cái này. Đây là một cục đá mà Phương đã đeo suốt bao nhiêu năm trời..."
Trường Kỳ
Nguồn: http://tranquanghai.info
No comments:
Post a Comment